Hình Ảnh & Sự Kiện

Bông hoa lạ trên lá cờ Hong Kong

Hong Kong là một thành phố đầy những sự đối lập: giữa công nghệ và truyền thống, giữa các tòa nhà cao tầng và vùng nông thôn tuyệt đẹp, và là sự pha trộn giữa phương Đông và phương Tây.


Hong Kong là một thành phố đầy những sự đối lập: giữa công nghệ và truyền thống, giữa các tòa nhà cao tầng và vùng nông thôn tuyệt đẹp, và là sự pha trộn giữa phương Đông và phương Tây.

Lá cờ của vùng lãnh thổ này có hình một bông hoa với quá khứ và tương lai cũng phức tạp như vậy.

Trên lá cờ Hong Kong có hình bông hoa năm cánh rất đặc biệt màu trắng nổi bật trên nền đỏ. Bông hoa đã trở thành biểu tượng của Hong Kong khi nơi này được trao trả cho Trung Quốc hồi 1997.

Thế nhưng nguồn gốc thực sự của loài cây bí ẩn này mới chỉ được tiết lộ trong những năm gần đây. Nó hiện được chăm sóc bởi các dự án bảo tồn cộng đồng, nhằm tránh bị tuyệt chủng.


Bông hoa mà chúng ta đang nói tới là hoa của môt jloài cây đặc biệt, được gọi là cây phong lan Hong Kong, một loài cây bản địa của hòn đảo.
'Phong lan nhưng không phải phong lan'

Tuy có tên như vậy, nhưng đó không phải là phong lan mà lại thuộc họ đậu, cùng nhóm với đậu đũa hay đậu hạt. Tuy nhiên, những bông hoa đặc trưng của nó lại rất giống với hoa phong lan, khiến cho nó được đặt theo cái tên đó.

Cây phong lan Hong Kong đầu tiên được Jean-Marie Delavay, một nhà truyền giáo người Pháp, phát hiện ra vào khoảng năm 1880 khi đi bộ dọc vùng nông thôn. Ở gần một ngôi nhà đổ nát, ông nhìn thấy một cái cây đơn lẻ với những bông hoa sắc đỏ tươi tuyệt đẹp, và ông đã cắt lấy một cành.

"Ông ấy nghĩ là nó trông thật ấn tượng, thật đẹp, và rất khác với những gì ông ấy từng nhìn trước đó, cho nên ông ấy đã cắt một cành đem về trại an dưỡng của mình," khoa học gia Rob Davidson từ tạp chí Gigascience nói. Trại an dưỡng là thứ rất phổ biến thời thuộc địa, là nơi để các nhà truyền giáo bị nhiễm các căn bệnh nhiệt đới trong các chuyến đi nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.

Người ta tin rằng tất cả các cây phong lan Hong Kong ngày nay đều là hậu duệ của cành cây mà nhà truyền giáo người Pháp này đem về.

"Tất cả các cây này kể từ đó đã được trồng một cách thủ công bằng cách lấy một cành trên cây già, rồi ghép gốc cho nó phát triển," Davidson nói.

Đây là quá trình 'ghép cành', rất quen thuộc đối với thợ làm vườn và nhà nông từ hàng ngàn năm qua, đến nỗi người ta rất dễ dàng quên mất rằng đây là một phương pháp phát triển cây rất đáng nể.

Vài năm sau phát hiện của Delavay, một cành cây đã được chuyển cho nơi mà ngày nay là Hiệp hội Vườn thú và Bách thảo Hong Kong, và nó được đặt tên là Bauhinia blakeana. Cái tên này nhằm vinh danh các nhà thực vật học hồi Thế kỷ 17 là Gaspard và Jean Bauhin, và vị thống đốc Hong Kong người Anh, Sir Henry Blake.
Ghép cành

Nội dung mô tả khoa học đầu tiên về loài cây này được nhà thực vật học người Anh Stephen Troyte Dunn công bố vào năm 1908.


Dunn ghi nhận cả vẻ đẹp lạ thường lẫn khả năng sinh ra hạt của nó. "Cây này hiện rất hiếm và có lẽ sẽ còn hiếm trong một thời gian nữa, bởi nó chỉ có thể trồng được bằng phương pháp ghép cành," ông viết.

Thế nhưng Dunn đã hoàn toàn sai lầm. Ngày nay B. blakeana chẳng hiếm chút nào.

Kể từ khi được phát hiện ra tới nay, đã có trên 25.000 cành được cấy ghép, và loài cây này đã xuất hiện khắp nơi ở Hong Kong cũng như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia và các nơi khác. "Có 25.000 cây ở Hong Kong, và hàng chục ngàn cây khác trên thế giới," Davidson nói.

Chỉ nhờ bằng phương pháp phân tích gene hiện đại mà các khoa học gia mới bắt đầu giải mã được nguồn gốc bí hiểm của cây phong lan Hong Kong.

Một nghiên cứu công bố hồi 2005 cho thấy loài hoa lạ này thực ra là kết quả lai tạo của hai giống cây chúng ta đã biết rõ, là cây hoa bướm hồng (B. variegata) và cây B. purpurea có hoa màu tím.

Điều này giúp lý giải vì sao các cây chỉ có thể được nhân giống nhờ sự can thiệp của con người, với phương pháp ghép cành. Cũng giống như con la, kết quả lai giữa lừa và ngựa, B. blakeana là thứ con lai vô sinh.

Lai giống là hiện tượng một giống mới được sinh ra từ sự kết hợp một nửa DNA của giống này với một nửa DNA của giống khác. Đây là quá trình cho kết quả thất thường. Hầu hết thời gian là thất bại bởi hai nửa DNA đơn giản là không kết hợp được với nhau. Đa số các phôi lai không bao giờ phát triển được.

Ngay cả khi phát triển được thành một thực thể trưởng thành, thì chúng cũng thường vô sinh.

Lý do là bởi việc sinh sản có lẽ là điều phức tạp nhất mà các cơ thể sống có thể làm được. Hai nửa DNA có thể đủ độ tương thích để sản sinh ra một thực thể bình thường, tuy nhiên lại không đủ để thực thể đó có khả năng sinh sản.

Như chúng ta đã biết cho đến nay, thì mọi cây B. blakeana đều được tạo ra từ sinh sản vô tính - tức là việc cắt một cành từ cùng một cây gốc.

Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được là làm thế nào mà cái cây lai ban đầu đã có mặt tại Hong Kong, nhưng các khoa học gia nay đang dùng kỹ thuật phân tích gene hiện đại để tìm hiểu cây phong lan kỹ càng hơn.

Vào cuối 2016, dự án nghiên cứu về loài cây này đã công bố phần đầu các dữ liệu về các phần 'trội' trong gene.

Bởi B. blakeana là loài cây lai vô sinh, cho nên nó cũng đang trên đà bị đe dọa tuyệt chủng.

Tất cả các cây được trồng từ 25.000 cành chiết ra ở Hong Kong và nhiều ngàn cây khác trên thế giới đều có bộ gene như nhau. Chúng đều được cho 'cloning', tức sinh sảnh vô tính, từ nhau ra, không hề có sự đa dạng hóa gene nào hết. Và đây không phải là điều hay.

Cây cối cũng giống như động vật, đều có thể nhiễm bệnh như nấm, virus hay do vi khuẩn. Dịch bệnh trên cây du Hà Lan đã khiến trên 25 triệu cây của Anh chết, và bệnh thối ruột gỗ đã xóa sổ hoàn toàn cây tần bì ở châu Âu.

Thế nhưng tình thế có thể còn nguy ngập hơn cho các loài cây sinh sản vô tính như B. blakeana.

Bình thường thì "với những loại dịch bệnh đó, ta sẽ tìm được một số cây hay một số thành viên trong loài cây đó có khả năng kháng bệnh một cách tự nhiên do đặc tính đa dạng sinh học của chúng," Davidson nói. "Nhưng với loại cây này thì không, bởi tất cả chúng đều giống nhau."

Và điều đó có nghĩa là nếu như loài cây này mắc căn bệnh nào đó thì tất cả các cây phong lan Hong Kong sẽ đều cùng mắc căn bệnh đó, và tất cả sẽ đều bị xóa sổ,

Cây phong lan Hong Kong đã từng bị tấn công bởi một số loại dịch bệnh liên quan tới nấm trong những năm gần đây, và Davidson hy vọng là dự án nghiên cứu của mình sẽ giúp tìm ra biện pháp chống lại tình trạng bị lây nhiễm trong tương lai.

Một giải pháp khác cho sự kém đa dạng gene để 'sửa chữa' hệ thống sinh sản của B. blakeana, cho phép các cây có thể tự sinh sản được, Bước tiến hóa này sẽ giúp chúng có khả năng chống lại các bệnh lây nhiễm trong tương lai.

Khả năng sinh sản cũng giúp cây phong lan Hong Kong tránh được tình trạng lão hóa, vốn thường xảy ra đối với các trường hợp sinh sản vô tính.

Khi cơ quan sinh sản hoạt động thông qua các hoạt động thụ phấn, nó sẽ loại trừ những thành phần già cỗi. Cơ quan sinh sản mới, được tạo thành thông qua hoạt động thụ phấn, sẽ không mang các thành phần 'lỗi' liên quan tới tình trạng lão hóa của các cây cha mẹ.

Nếu không có bước đi này, cây phong lan Hong Kong có thể sẽ tiếp tục bị già đi, bởi mỗi cành cây được cắt ra từ cây mẹ sẽ vẫn mang gene 'già cỗi' của cây mẹ.

Cây cối nổi tiếng là có tuổi đời dài hơn nhiều so với các loài động vật, với những cây sống lâu nhất đã tồn tại 4.000 năm, do đó có thể vấn đề này đã từng xảy ra. Chúng ta không biết mấy về tình trạng lão hóa của các cây sinh sản vô tính như Bauhinia, nhưng các nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu lão hóa được thể hiện qua cây lá dương rung lâu năm (populus tremuloides), được tạo ra từ sinh sản vô tính.

Nếu như các tế bào của B. blakeana bị lão hóa đi từ thế hệ này qua thế hệ khác, nó sẽ chỉ là vấn đề thời gian cho tới khi các cây này chết đi vì già cỗi.

Lawrence Ransden từ Đại học Hong Kong là thành viên của nhóm đã phát hiên ra nguồn gốc lai trộn của B. blakeana hồi 2005. Ông nay dẫn đầu việc tìm kiếm các cây có đột biến gene, có khả năng sinh sản. Những cây đó có thể tồn tại: với chỉ một số ít các cây đột biến gene có mặt ở đúng chỗ, thì một cây B. blakeana có khả năng sinh sản về mặt lý thuyết sẽ bắt đầu sản sinh ra hạt.

Nếu như họ tìm được một cây B. blakeana như thế, thì cây đó có lẽ không đẹp như những cây vô sinh. Hoa của các cây B. blakeana vô sinh thì "nở tưng bừng lâu hơn, vì cây chẳng mất năng lượng cho việc sản sinh ra hạt," Davidson nói.

Tuy nhiên, một cái cây có khả năng sinh sản sẽ giúp cứu được cả một loài cây. Nhưng cho tới khi có một cây như vậy được tìm thấy, hay có cách nào khác để tạo ra được một cây như thế, thì cây phong lan Hong Kong sẽ vẫn phải tồn tại theo cách nó đã từng trong suốt thế kỷ qua.

Cây phong lan được chọn làm biểu tượng của Hong Kong bởi nó đại diện cho sự kết hợp giữa cái cũ và cái mới. "Thật là một bông hoa đẹp và đầy tính biểu tượng," Davidson nói.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.
( BBC )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bông hoa lạ trên lá cờ Hong Kong

Hong Kong là một thành phố đầy những sự đối lập: giữa công nghệ và truyền thống, giữa các tòa nhà cao tầng và vùng nông thôn tuyệt đẹp, và là sự pha trộn giữa phương Đông và phương Tây.


Hong Kong là một thành phố đầy những sự đối lập: giữa công nghệ và truyền thống, giữa các tòa nhà cao tầng và vùng nông thôn tuyệt đẹp, và là sự pha trộn giữa phương Đông và phương Tây.

Lá cờ của vùng lãnh thổ này có hình một bông hoa với quá khứ và tương lai cũng phức tạp như vậy.

Trên lá cờ Hong Kong có hình bông hoa năm cánh rất đặc biệt màu trắng nổi bật trên nền đỏ. Bông hoa đã trở thành biểu tượng của Hong Kong khi nơi này được trao trả cho Trung Quốc hồi 1997.

Thế nhưng nguồn gốc thực sự của loài cây bí ẩn này mới chỉ được tiết lộ trong những năm gần đây. Nó hiện được chăm sóc bởi các dự án bảo tồn cộng đồng, nhằm tránh bị tuyệt chủng.


Bông hoa mà chúng ta đang nói tới là hoa của môt jloài cây đặc biệt, được gọi là cây phong lan Hong Kong, một loài cây bản địa của hòn đảo.
'Phong lan nhưng không phải phong lan'

Tuy có tên như vậy, nhưng đó không phải là phong lan mà lại thuộc họ đậu, cùng nhóm với đậu đũa hay đậu hạt. Tuy nhiên, những bông hoa đặc trưng của nó lại rất giống với hoa phong lan, khiến cho nó được đặt theo cái tên đó.

Cây phong lan Hong Kong đầu tiên được Jean-Marie Delavay, một nhà truyền giáo người Pháp, phát hiện ra vào khoảng năm 1880 khi đi bộ dọc vùng nông thôn. Ở gần một ngôi nhà đổ nát, ông nhìn thấy một cái cây đơn lẻ với những bông hoa sắc đỏ tươi tuyệt đẹp, và ông đã cắt lấy một cành.

"Ông ấy nghĩ là nó trông thật ấn tượng, thật đẹp, và rất khác với những gì ông ấy từng nhìn trước đó, cho nên ông ấy đã cắt một cành đem về trại an dưỡng của mình," khoa học gia Rob Davidson từ tạp chí Gigascience nói. Trại an dưỡng là thứ rất phổ biến thời thuộc địa, là nơi để các nhà truyền giáo bị nhiễm các căn bệnh nhiệt đới trong các chuyến đi nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.

Người ta tin rằng tất cả các cây phong lan Hong Kong ngày nay đều là hậu duệ của cành cây mà nhà truyền giáo người Pháp này đem về.

"Tất cả các cây này kể từ đó đã được trồng một cách thủ công bằng cách lấy một cành trên cây già, rồi ghép gốc cho nó phát triển," Davidson nói.

Đây là quá trình 'ghép cành', rất quen thuộc đối với thợ làm vườn và nhà nông từ hàng ngàn năm qua, đến nỗi người ta rất dễ dàng quên mất rằng đây là một phương pháp phát triển cây rất đáng nể.

Vài năm sau phát hiện của Delavay, một cành cây đã được chuyển cho nơi mà ngày nay là Hiệp hội Vườn thú và Bách thảo Hong Kong, và nó được đặt tên là Bauhinia blakeana. Cái tên này nhằm vinh danh các nhà thực vật học hồi Thế kỷ 17 là Gaspard và Jean Bauhin, và vị thống đốc Hong Kong người Anh, Sir Henry Blake.
Ghép cành

Nội dung mô tả khoa học đầu tiên về loài cây này được nhà thực vật học người Anh Stephen Troyte Dunn công bố vào năm 1908.


Dunn ghi nhận cả vẻ đẹp lạ thường lẫn khả năng sinh ra hạt của nó. "Cây này hiện rất hiếm và có lẽ sẽ còn hiếm trong một thời gian nữa, bởi nó chỉ có thể trồng được bằng phương pháp ghép cành," ông viết.

Thế nhưng Dunn đã hoàn toàn sai lầm. Ngày nay B. blakeana chẳng hiếm chút nào.

Kể từ khi được phát hiện ra tới nay, đã có trên 25.000 cành được cấy ghép, và loài cây này đã xuất hiện khắp nơi ở Hong Kong cũng như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia và các nơi khác. "Có 25.000 cây ở Hong Kong, và hàng chục ngàn cây khác trên thế giới," Davidson nói.

Chỉ nhờ bằng phương pháp phân tích gene hiện đại mà các khoa học gia mới bắt đầu giải mã được nguồn gốc bí hiểm của cây phong lan Hong Kong.

Một nghiên cứu công bố hồi 2005 cho thấy loài hoa lạ này thực ra là kết quả lai tạo của hai giống cây chúng ta đã biết rõ, là cây hoa bướm hồng (B. variegata) và cây B. purpurea có hoa màu tím.

Điều này giúp lý giải vì sao các cây chỉ có thể được nhân giống nhờ sự can thiệp của con người, với phương pháp ghép cành. Cũng giống như con la, kết quả lai giữa lừa và ngựa, B. blakeana là thứ con lai vô sinh.

Lai giống là hiện tượng một giống mới được sinh ra từ sự kết hợp một nửa DNA của giống này với một nửa DNA của giống khác. Đây là quá trình cho kết quả thất thường. Hầu hết thời gian là thất bại bởi hai nửa DNA đơn giản là không kết hợp được với nhau. Đa số các phôi lai không bao giờ phát triển được.

Ngay cả khi phát triển được thành một thực thể trưởng thành, thì chúng cũng thường vô sinh.

Lý do là bởi việc sinh sản có lẽ là điều phức tạp nhất mà các cơ thể sống có thể làm được. Hai nửa DNA có thể đủ độ tương thích để sản sinh ra một thực thể bình thường, tuy nhiên lại không đủ để thực thể đó có khả năng sinh sản.

Như chúng ta đã biết cho đến nay, thì mọi cây B. blakeana đều được tạo ra từ sinh sản vô tính - tức là việc cắt một cành từ cùng một cây gốc.

Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được là làm thế nào mà cái cây lai ban đầu đã có mặt tại Hong Kong, nhưng các khoa học gia nay đang dùng kỹ thuật phân tích gene hiện đại để tìm hiểu cây phong lan kỹ càng hơn.

Vào cuối 2016, dự án nghiên cứu về loài cây này đã công bố phần đầu các dữ liệu về các phần 'trội' trong gene.

Bởi B. blakeana là loài cây lai vô sinh, cho nên nó cũng đang trên đà bị đe dọa tuyệt chủng.

Tất cả các cây được trồng từ 25.000 cành chiết ra ở Hong Kong và nhiều ngàn cây khác trên thế giới đều có bộ gene như nhau. Chúng đều được cho 'cloning', tức sinh sảnh vô tính, từ nhau ra, không hề có sự đa dạng hóa gene nào hết. Và đây không phải là điều hay.

Cây cối cũng giống như động vật, đều có thể nhiễm bệnh như nấm, virus hay do vi khuẩn. Dịch bệnh trên cây du Hà Lan đã khiến trên 25 triệu cây của Anh chết, và bệnh thối ruột gỗ đã xóa sổ hoàn toàn cây tần bì ở châu Âu.

Thế nhưng tình thế có thể còn nguy ngập hơn cho các loài cây sinh sản vô tính như B. blakeana.

Bình thường thì "với những loại dịch bệnh đó, ta sẽ tìm được một số cây hay một số thành viên trong loài cây đó có khả năng kháng bệnh một cách tự nhiên do đặc tính đa dạng sinh học của chúng," Davidson nói. "Nhưng với loại cây này thì không, bởi tất cả chúng đều giống nhau."

Và điều đó có nghĩa là nếu như loài cây này mắc căn bệnh nào đó thì tất cả các cây phong lan Hong Kong sẽ đều cùng mắc căn bệnh đó, và tất cả sẽ đều bị xóa sổ,

Cây phong lan Hong Kong đã từng bị tấn công bởi một số loại dịch bệnh liên quan tới nấm trong những năm gần đây, và Davidson hy vọng là dự án nghiên cứu của mình sẽ giúp tìm ra biện pháp chống lại tình trạng bị lây nhiễm trong tương lai.

Một giải pháp khác cho sự kém đa dạng gene để 'sửa chữa' hệ thống sinh sản của B. blakeana, cho phép các cây có thể tự sinh sản được, Bước tiến hóa này sẽ giúp chúng có khả năng chống lại các bệnh lây nhiễm trong tương lai.

Khả năng sinh sản cũng giúp cây phong lan Hong Kong tránh được tình trạng lão hóa, vốn thường xảy ra đối với các trường hợp sinh sản vô tính.

Khi cơ quan sinh sản hoạt động thông qua các hoạt động thụ phấn, nó sẽ loại trừ những thành phần già cỗi. Cơ quan sinh sản mới, được tạo thành thông qua hoạt động thụ phấn, sẽ không mang các thành phần 'lỗi' liên quan tới tình trạng lão hóa của các cây cha mẹ.

Nếu không có bước đi này, cây phong lan Hong Kong có thể sẽ tiếp tục bị già đi, bởi mỗi cành cây được cắt ra từ cây mẹ sẽ vẫn mang gene 'già cỗi' của cây mẹ.

Cây cối nổi tiếng là có tuổi đời dài hơn nhiều so với các loài động vật, với những cây sống lâu nhất đã tồn tại 4.000 năm, do đó có thể vấn đề này đã từng xảy ra. Chúng ta không biết mấy về tình trạng lão hóa của các cây sinh sản vô tính như Bauhinia, nhưng các nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu lão hóa được thể hiện qua cây lá dương rung lâu năm (populus tremuloides), được tạo ra từ sinh sản vô tính.

Nếu như các tế bào của B. blakeana bị lão hóa đi từ thế hệ này qua thế hệ khác, nó sẽ chỉ là vấn đề thời gian cho tới khi các cây này chết đi vì già cỗi.

Lawrence Ransden từ Đại học Hong Kong là thành viên của nhóm đã phát hiên ra nguồn gốc lai trộn của B. blakeana hồi 2005. Ông nay dẫn đầu việc tìm kiếm các cây có đột biến gene, có khả năng sinh sản. Những cây đó có thể tồn tại: với chỉ một số ít các cây đột biến gene có mặt ở đúng chỗ, thì một cây B. blakeana có khả năng sinh sản về mặt lý thuyết sẽ bắt đầu sản sinh ra hạt.

Nếu như họ tìm được một cây B. blakeana như thế, thì cây đó có lẽ không đẹp như những cây vô sinh. Hoa của các cây B. blakeana vô sinh thì "nở tưng bừng lâu hơn, vì cây chẳng mất năng lượng cho việc sản sinh ra hạt," Davidson nói.

Tuy nhiên, một cái cây có khả năng sinh sản sẽ giúp cứu được cả một loài cây. Nhưng cho tới khi có một cây như vậy được tìm thấy, hay có cách nào khác để tạo ra được một cây như thế, thì cây phong lan Hong Kong sẽ vẫn phải tồn tại theo cách nó đã từng trong suốt thế kỷ qua.

Cây phong lan được chọn làm biểu tượng của Hong Kong bởi nó đại diện cho sự kết hợp giữa cái cũ và cái mới. "Thật là một bông hoa đẹp và đầy tính biểu tượng," Davidson nói.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.
( BBC )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm