Tham Khảo
Bùi Tín - Bi kịch ‘đi tắt đón đầu’
Mạng Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 12/11/2014 loan tin một nông dân Việt Nam quê ở Tân Châu, Tây Ninh, vừa được Nhà Vua Campuchia Norodom Sihamoni phong danh hiệu “Đại tướng quân”
Mạng Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 12/11/2014 loan tin một nông dân Việt
Nam quê ở Tân Châu, Tây Ninh, vừa được Nhà Vua Campuchia Norodom
Sihamoni phong danh hiệu “Đại tướng quân”. Đó là ông “Hai Lúa” Trần Quốc
Hải.
Cũng theo Diễn Đàn Thế Kỷ, năm 2006 ông Hai Lúa chế tạo một chiếc
trực thăng. Công trình này gây tranh cãi một thời rồi bị “xếp xó”.
Nhưng ông Hai Lúa không bỏ cuộc. Ông say mê sáng chế, cải tiến các máy
nông nghiệp như máy nhổ củ mì, máy làm cỏ đồng ruộng, máy rải phân, cả
máy thu hoạch mủ cao su. Tuy nhiên, theo lời ông kể lại cho một
phóng viên của báo Một thế giới thì ông bị rắc rối với cả trung ương
Hà Nội và địa phương Tây Ninh. Nhà nước khuyên ông: Thôi nhé đừng làm
nữa.
Gia đình ông Trần Quốc Hải |
Diễn Đàn Thế Kỷ thuật lại rằng thế là ông khăn gói sang
Campuchia. Các máy nông nghiệp của ông có khách hàng. Ông còn sửa chữa
nhiều máy nông nghiệp cũ của nước bạn. Một hôm ông đi qua một doanh trại
bộ đội cơ giới có xe bọc thép đã cũ. Ông quan sát nhiều lần và nảy ra
sáng kiến có thể tham gia việc bảo quản, sửa chữa, cải tiến xe bọc thép
BRDM2. Phía Campuchia đồng ý. Thế là ông và cậu con trai Trần Quốc Thanh
lao vào việc. Chẳng bao lâu 5 chiếc xe bọc thép được cải tiến, tiêu thụ
xăng giảm từ 40 lít xuống 25 lít/100km, tháp pháo tự động, Campuchia
rất hài lòng, vì từng có chuyên gia quân sự VN sang sửa nhưng không đạt,
vẫn trục trặc, hư hỏng.
Campuchia đánh giá cao, quý trọng khả năng hiếm có, tinh thần tìm tòi
cải tiến, lối sống giản dị khiêm tốn của ông Trần Quốc Hải, rất trọng
thị dành cho ông tiêu chuẩn ăn, ở, đi lại như cán bộ cấp cao của quân
đội. Gần đây Nhà Vua còn phong cho ông danh hiệu “Đại tướng quân”. Hiện
nay cha con ông đang nhận đóng mới 25 chiếc xe bọc thép cải tiến, nâng 6
bánh lên 8 bánh, có thể di chuyển thuận lợi trên địa hình phức tạp hơn.
Trước đây, hồi tháng 6/2014 mạng Đất Việt thuật lại câu chuyện
một nhà phát minh khác không được trọng dụng trên đất nước mình. Đó là
kỹ sư Phan Bội Trân, học từ Pháp về. Ông ham mê nghiên cứu về tàu ngầm,
mò mẫm làm ra tàu ngầm nhỏ cho ngành thể thao du lịch biển . Chiếc tảu
làm thử đẩu tiên đặt tên là Yết Kiêu 1, dài 3 mét 2, nặng 1 tấn, vỏ bằng
composite, có ống kính viễn vọng, máy cung cấp khí, có bánh lái ở phía
trước, phía sau và chiều ngang, có thể lặn sâu 70 mét trong nửa giờ, tất
cả bộ phận đều làm từ trong nước, trừ động cơ phải nhập. Tàu ngầm tự
tạo cho thể thao, du lịch biển được thử nghiệm từ năm 2010 ở hồ bơi
Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân Sài Gòn. Kết quả được đánh giá là khả
quan, thiết thực. Giá thành chừng 10.000 US$. Sáng chế này cũng không
được trong nước hoan nghênh, bị ế.
Nhân các sự kiện trên, đã có nhiều tờ báo mạng và blogger trong nước
bình luận vì sao chính quyền trong nước không khuyến khích, còn ghẻ lạnh
với các nhà sáng chế phát minh từ nhỏ đến lớn của nước mình. Có blogger
đau xót nhắc rằng một nước có 24.000 tiến sỹ, 10.000 giáo sư mà chưa
sản xuất nổi một chiếc đinh vít hiện đại đúng tiêu chuẩn.
Ai nấy đều rõ Việt Nam là thuộc nhóm đèn đỏ của toàn thế giới về sáng
chế, phát minh, về số lượng các bài nghiên cứu có tính chất tìm tòi,
khai phá về khoa học và kỹ thuật.
Về nhà khoa học, ngoài nhà toán học Ngô Bảo Châu còn ai nữa? Đây là hậu
quả của lối học vẹt, học thuộc lòng, nhồi sọ các công thức chết, không
khuyến khích óc tưởng tượng, suy luận, tự tìm hiểu mọi hiện tượng và sự
vật, tò mò tìm ra cái mới.
Trao đổi chuyện này với một nhà báo Pháp chuyên về kinh tế các nước châu
Á, ông có cách nhìn sâu và độc đáo. Ông bảo cái nguyên nhân của nguyên
nhân là nền kinh tế VN không bình thường, không giống ai. Ông giải
thích:
- Bình thường mở đầu cho phát triển kinh tế trong một nước nông nghiệp
là phải tập trung vào sự nghiệp công nghiệp hóa, từ tích lũy ban đầu rồi
tiến dần lên với quá trình hiện đại hóa. Quá trình đó có khi dài hàng
thế kỷ, với sự hình thành của một đội ngũ ngày càng đông công nhân tay
nghề cao và cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, gắn liền với nền giáo dục cung
cấp công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề, mang tinh thần cải tiến,
sáng chế phát minh kết hợp với nền khoa học kỹ thuật không ngừng đi kịp
với thế giới.
- Sau vài chục năm nền sản xuất đạt mức công nghiệp hóa, hiện đại hóa
cao, vốn tư bản được tích lũy, tích tụ lớn lên dần mới xuất hiện những
nhóm tài phiệt hùng mạnh, những đế chế kinh tê - tài chính đại tỷ phú,
như ở phố Wall Street ở New York, Hoa Kỳ, từ đó sinh ra những ngân hàng
ngày càng lớn để chuyên kinh doanh tiền tệ, cổ phiếu, chứng khoán.
- Về mặt thuần sản xuất ra giá trị của cải thì nông dân, công nhân, lao
động tri thức - kỹ thuật , nhà kinh doanh… mới thật là cái gốc, là
những người làm giàu thêm cho xã hội. Còn giới tài phiệt - ngân hàng chỉ
là kẻ lợi dụng ăn bám vào giới lao động nói trên, lấy của người này
chuyển cho người khác. Cho nên một chế độ tốt là chế độ chăm lo cái gốc,
là ưu tiên cho việc sản xuất ra ngày càng nhiều của cải, đào tạo nhiều
công nhân tay nghề cao, nhiều cán bộ kỹ thuật tài giỏi, có nền khoa học
giáo dục khai phóng khuyến khích tìm tòi, phát minh, sáng chế phong
phú, tạo nên nền sản xuất năng suất không ngừng được nâng cao.
Có vẻ như Bộ Chính trị cầm quyền trong nước đã rất coi nhẹ cái phần gốc
nói trên, cho nên năng suất lao động xã hội rất thấp, công nhân chuyên
nghiệp thiếu trầm trọng, sáng chế phát minh hầu như vắng bóng, kỹ thuật
lạc hậu đến mức tận cùng của khu vực, nền giáo dục vẫn theo kiểu giáo
điều nhồi sọ. Trong khi đó ngân hàng nhan nhản: ngân hàng Nhà nước, ngân
hàng quân đội, ngân hàng xây dựng, gân hàng thương mại, ngạn hàng
ngoại thương, ngân hàng tỉnh, ngân hàng huyện, ngân hàng ngành.
Trong Quốc hội không thấy tiếng nói của nhà khoa học - kỹ thuật, không
ai biết bộ trưởng khoa học và công nghệ là ông nào. Quốc hội vẫn bàn
nhiều đến ngân sách, tiền lương, đến các khoản nợ, nợ quốc gia, nợ của
các cơ sở quốc doanh, nợ của ngành ngân hàng, vẫn chỉ lo các nguồn ODA
và FDI bị giảm bớt do nền kinh tế của trong nước vẫn chưa đủ sức tự phát
triển bình thường.
Phải chăng đây là “nét sáng tạo độc đáo” của Bộ Chính trị các khóa gần
đây, đã tạo nên cho giới lãnh đạo của đảng một cuộc đi tắt, đón đầu
hoành tráng, không cần chờ cho nền kinh tế trải qua thời kỳ tư bản tích
tụ ban đầu để tạo nên cả một hệ thống ngân hàng hùng hậu với những nhóm
tài phiệt - tỷ phú đô-la Mỹ, hầu hết là bà con anh chị em bạn hẩu của
các quan chức ở đỉnh cao quyền lực.
Với chiến lược đi tắt đón đầu như thế, thì phải 40 năm nữa thu nhập
trung bình của người dân VN mới có thể bằng dân Nam Triều Tiên hiện
nay, nhưng ngay bây giờ tài sản của các tỷ phú đô-la VN đâu có thua kém
các tỷ phú Nam Triều Tiên hay Thái Lan.
Một bạn Pháp ghé tai tôi: Dân Việt Nam các ông hiền quá. Sự phi lý quái
đản của nước Việt Nam không thể trông đợi gì ở cuộc cách mạng hoa hồng
hay hoa huệ hay hoa sen mà cần phải có một cú điện chấn (un
electro-choc). Phải chịu đau, choáng váng, xáo trộn một chút, mọi người
thức tỉnh, giật mình, mới có cuộc đổi đời cần thiết và xứng đáng với
dân tộc Việt Nam.
Bùi Tín
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog
được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm
hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bùi Tín - Bi kịch ‘đi tắt đón đầu’
Mạng Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 12/11/2014 loan tin một nông dân Việt Nam quê ở Tân Châu, Tây Ninh, vừa được Nhà Vua Campuchia Norodom Sihamoni phong danh hiệu “Đại tướng quân”
Mạng Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 12/11/2014 loan tin một nông dân Việt
Nam quê ở Tân Châu, Tây Ninh, vừa được Nhà Vua Campuchia Norodom
Sihamoni phong danh hiệu “Đại tướng quân”. Đó là ông “Hai Lúa” Trần Quốc
Hải.
Cũng theo Diễn Đàn Thế Kỷ, năm 2006 ông Hai Lúa chế tạo một chiếc
trực thăng. Công trình này gây tranh cãi một thời rồi bị “xếp xó”.
Nhưng ông Hai Lúa không bỏ cuộc. Ông say mê sáng chế, cải tiến các máy
nông nghiệp như máy nhổ củ mì, máy làm cỏ đồng ruộng, máy rải phân, cả
máy thu hoạch mủ cao su. Tuy nhiên, theo lời ông kể lại cho một
phóng viên của báo Một thế giới thì ông bị rắc rối với cả trung ương
Hà Nội và địa phương Tây Ninh. Nhà nước khuyên ông: Thôi nhé đừng làm
nữa.
Gia đình ông Trần Quốc Hải |
Diễn Đàn Thế Kỷ thuật lại rằng thế là ông khăn gói sang
Campuchia. Các máy nông nghiệp của ông có khách hàng. Ông còn sửa chữa
nhiều máy nông nghiệp cũ của nước bạn. Một hôm ông đi qua một doanh trại
bộ đội cơ giới có xe bọc thép đã cũ. Ông quan sát nhiều lần và nảy ra
sáng kiến có thể tham gia việc bảo quản, sửa chữa, cải tiến xe bọc thép
BRDM2. Phía Campuchia đồng ý. Thế là ông và cậu con trai Trần Quốc Thanh
lao vào việc. Chẳng bao lâu 5 chiếc xe bọc thép được cải tiến, tiêu thụ
xăng giảm từ 40 lít xuống 25 lít/100km, tháp pháo tự động, Campuchia
rất hài lòng, vì từng có chuyên gia quân sự VN sang sửa nhưng không đạt,
vẫn trục trặc, hư hỏng.
Campuchia đánh giá cao, quý trọng khả năng hiếm có, tinh thần tìm tòi
cải tiến, lối sống giản dị khiêm tốn của ông Trần Quốc Hải, rất trọng
thị dành cho ông tiêu chuẩn ăn, ở, đi lại như cán bộ cấp cao của quân
đội. Gần đây Nhà Vua còn phong cho ông danh hiệu “Đại tướng quân”. Hiện
nay cha con ông đang nhận đóng mới 25 chiếc xe bọc thép cải tiến, nâng 6
bánh lên 8 bánh, có thể di chuyển thuận lợi trên địa hình phức tạp hơn.
Trước đây, hồi tháng 6/2014 mạng Đất Việt thuật lại câu chuyện
một nhà phát minh khác không được trọng dụng trên đất nước mình. Đó là
kỹ sư Phan Bội Trân, học từ Pháp về. Ông ham mê nghiên cứu về tàu ngầm,
mò mẫm làm ra tàu ngầm nhỏ cho ngành thể thao du lịch biển . Chiếc tảu
làm thử đẩu tiên đặt tên là Yết Kiêu 1, dài 3 mét 2, nặng 1 tấn, vỏ bằng
composite, có ống kính viễn vọng, máy cung cấp khí, có bánh lái ở phía
trước, phía sau và chiều ngang, có thể lặn sâu 70 mét trong nửa giờ, tất
cả bộ phận đều làm từ trong nước, trừ động cơ phải nhập. Tàu ngầm tự
tạo cho thể thao, du lịch biển được thử nghiệm từ năm 2010 ở hồ bơi
Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân Sài Gòn. Kết quả được đánh giá là khả
quan, thiết thực. Giá thành chừng 10.000 US$. Sáng chế này cũng không
được trong nước hoan nghênh, bị ế.
Nhân các sự kiện trên, đã có nhiều tờ báo mạng và blogger trong nước
bình luận vì sao chính quyền trong nước không khuyến khích, còn ghẻ lạnh
với các nhà sáng chế phát minh từ nhỏ đến lớn của nước mình. Có blogger
đau xót nhắc rằng một nước có 24.000 tiến sỹ, 10.000 giáo sư mà chưa
sản xuất nổi một chiếc đinh vít hiện đại đúng tiêu chuẩn.
Ai nấy đều rõ Việt Nam là thuộc nhóm đèn đỏ của toàn thế giới về sáng
chế, phát minh, về số lượng các bài nghiên cứu có tính chất tìm tòi,
khai phá về khoa học và kỹ thuật.
Về nhà khoa học, ngoài nhà toán học Ngô Bảo Châu còn ai nữa? Đây là hậu
quả của lối học vẹt, học thuộc lòng, nhồi sọ các công thức chết, không
khuyến khích óc tưởng tượng, suy luận, tự tìm hiểu mọi hiện tượng và sự
vật, tò mò tìm ra cái mới.
Trao đổi chuyện này với một nhà báo Pháp chuyên về kinh tế các nước châu
Á, ông có cách nhìn sâu và độc đáo. Ông bảo cái nguyên nhân của nguyên
nhân là nền kinh tế VN không bình thường, không giống ai. Ông giải
thích:
- Bình thường mở đầu cho phát triển kinh tế trong một nước nông nghiệp
là phải tập trung vào sự nghiệp công nghiệp hóa, từ tích lũy ban đầu rồi
tiến dần lên với quá trình hiện đại hóa. Quá trình đó có khi dài hàng
thế kỷ, với sự hình thành của một đội ngũ ngày càng đông công nhân tay
nghề cao và cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, gắn liền với nền giáo dục cung
cấp công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề, mang tinh thần cải tiến,
sáng chế phát minh kết hợp với nền khoa học kỹ thuật không ngừng đi kịp
với thế giới.
- Sau vài chục năm nền sản xuất đạt mức công nghiệp hóa, hiện đại hóa
cao, vốn tư bản được tích lũy, tích tụ lớn lên dần mới xuất hiện những
nhóm tài phiệt hùng mạnh, những đế chế kinh tê - tài chính đại tỷ phú,
như ở phố Wall Street ở New York, Hoa Kỳ, từ đó sinh ra những ngân hàng
ngày càng lớn để chuyên kinh doanh tiền tệ, cổ phiếu, chứng khoán.
- Về mặt thuần sản xuất ra giá trị của cải thì nông dân, công nhân, lao
động tri thức - kỹ thuật , nhà kinh doanh… mới thật là cái gốc, là
những người làm giàu thêm cho xã hội. Còn giới tài phiệt - ngân hàng chỉ
là kẻ lợi dụng ăn bám vào giới lao động nói trên, lấy của người này
chuyển cho người khác. Cho nên một chế độ tốt là chế độ chăm lo cái gốc,
là ưu tiên cho việc sản xuất ra ngày càng nhiều của cải, đào tạo nhiều
công nhân tay nghề cao, nhiều cán bộ kỹ thuật tài giỏi, có nền khoa học
giáo dục khai phóng khuyến khích tìm tòi, phát minh, sáng chế phong
phú, tạo nên nền sản xuất năng suất không ngừng được nâng cao.
Có vẻ như Bộ Chính trị cầm quyền trong nước đã rất coi nhẹ cái phần gốc
nói trên, cho nên năng suất lao động xã hội rất thấp, công nhân chuyên
nghiệp thiếu trầm trọng, sáng chế phát minh hầu như vắng bóng, kỹ thuật
lạc hậu đến mức tận cùng của khu vực, nền giáo dục vẫn theo kiểu giáo
điều nhồi sọ. Trong khi đó ngân hàng nhan nhản: ngân hàng Nhà nước, ngân
hàng quân đội, ngân hàng xây dựng, gân hàng thương mại, ngạn hàng
ngoại thương, ngân hàng tỉnh, ngân hàng huyện, ngân hàng ngành.
Trong Quốc hội không thấy tiếng nói của nhà khoa học - kỹ thuật, không
ai biết bộ trưởng khoa học và công nghệ là ông nào. Quốc hội vẫn bàn
nhiều đến ngân sách, tiền lương, đến các khoản nợ, nợ quốc gia, nợ của
các cơ sở quốc doanh, nợ của ngành ngân hàng, vẫn chỉ lo các nguồn ODA
và FDI bị giảm bớt do nền kinh tế của trong nước vẫn chưa đủ sức tự phát
triển bình thường.
Phải chăng đây là “nét sáng tạo độc đáo” của Bộ Chính trị các khóa gần
đây, đã tạo nên cho giới lãnh đạo của đảng một cuộc đi tắt, đón đầu
hoành tráng, không cần chờ cho nền kinh tế trải qua thời kỳ tư bản tích
tụ ban đầu để tạo nên cả một hệ thống ngân hàng hùng hậu với những nhóm
tài phiệt - tỷ phú đô-la Mỹ, hầu hết là bà con anh chị em bạn hẩu của
các quan chức ở đỉnh cao quyền lực.
Với chiến lược đi tắt đón đầu như thế, thì phải 40 năm nữa thu nhập
trung bình của người dân VN mới có thể bằng dân Nam Triều Tiên hiện
nay, nhưng ngay bây giờ tài sản của các tỷ phú đô-la VN đâu có thua kém
các tỷ phú Nam Triều Tiên hay Thái Lan.
Một bạn Pháp ghé tai tôi: Dân Việt Nam các ông hiền quá. Sự phi lý quái
đản của nước Việt Nam không thể trông đợi gì ở cuộc cách mạng hoa hồng
hay hoa huệ hay hoa sen mà cần phải có một cú điện chấn (un
electro-choc). Phải chịu đau, choáng váng, xáo trộn một chút, mọi người
thức tỉnh, giật mình, mới có cuộc đổi đời cần thiết và xứng đáng với
dân tộc Việt Nam.
Bùi Tín
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog
được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm
hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)