TIN CỘNG ĐỒNG
CÁCH ỨNG XỬ KHI TIẾP CẬN VỚI CẢNH SÁT
Tuyệt đối tuân theo lời của người cảnh sát và tuyệt đối không có cử chỉ, hành động nào khiến cho cảnh sát nghĩ rằng mình chống cự lại họ.
Mấy tháng gần đây, tại San Jose, Bắc California, đã xẩy ra ba (3) vụ cảnh sát xử dụng vũ lực một cách quá đáng, trong đó có hai người Việt Nam thiệt mạng và một sinh viên Việt bị đánh bằng tay và bằng súng điện. Cuối tháng 10, tại thành phố Garden Grove, lại một cụ ông trên 80 tuổi bị cảnh sát đánh bất tỉnh.
Vì những sự việc thương đau liên tiếp như thế, người viết đã mời Cảnh Sát Westminster đến phòng thâu hình đài Truyền Hình SBTN để phỏng vấn và Đại Úy Cảnh Sát Mitch Waller thuộc Ty Cảnh Sát thành phố Westminster, California đã nhận lời. Qua cuộc phỏng vấn, người viết đã tóm lược được những điểm chính yếu sau đây mà cộng đồng cần lưu tâm để tránh các sự việc bất hạnh xẩy ra trong tương lai:
1-Tại sao cảnh sát lại bắn người khi chính người trong gia đình gọi 911 nhờ giải quyết các vụ lộn xộn?
Trả lời: Khi bất cứ một người nào (trong gia đình hoặc hàng xóm) gọi đến số 911 để nhờ giải quyết một vụ lộn xộn, hoặc là bạo hành, hoặc mới chỉ đe dọa xuông, hoặc vì một bệnh nhân tâm thần gây nguy hiểm cho tính mạng của chính người bệnh ấy hay cho ai đó, người gọi điện thoại phải giữ máy điện thoại liên tục không nên chỉ nói vài lời “Help! Help! Có người cầm dao (cầm tuốc nơ vít…) đe dọa…” rồi cúp máy. Lý do: Người Cảnh sát đang thi hành nhiệm vụ ở nơi khác không thể biết rõ tình trạng của sự lộn xộn như thế nào, chỉ nghe loáng thoáng là có người hăm dọa, hay cầm một thứ vũ khí nào đó, lập tức trong đầu người cảnh sát đã có tư tưởng phải tự vệ ngay.
Tinh thần họ đã căng thẳng, chuẩn bị cho một cuộc đối đầu có vũ khí! Vì thế, khi tới hiện trường và nhìn thấy một ai cầm bất cứ thứ gì, “tuốc nơ vít” hay một con dao bếp, họ phải kêu gọi bỏ cái thứ đó xuống. Nếu người kia không bỏ xuống, vì không hiểu tiếng Anh, vì bệnh tâm thần, mà cứ giữ cái vật đó, những người cảnh sát thiếu kinh nghiệm, hoặc nhát gan, sẽ nổ súng ngay sau lời kêu gọi lần thứ ba, với mục đích để tự bảo vệ chính minh, và cũng để bảo vệ những người đứng gần đấy luôn! (Thực tế cho thấy, trong rất nhiều trường hợp khi cảnh sát đến nhà vì một vụ bạo hành trong gia đình, lại nhận ngay nhiều phát đạn bắn vào mình. Nhiều cảnh sát viên đã chết khi vừa bước vào cửa nhà để giải quyết vụ cãi nhau của vợ chồng.)
Nhưng nếu người gọi 911 mà bình tĩnh, biết cách nói chuyện, cứ giữ máy và cho càng nhiều thông tin càng giúp cho người Cảnh sát biết rõ sự việc, (người đe dọa là một người bệnh tâm thần, người này không biết tiếng Anh, hay người này đang say rượu…), họ sẽ biết cách giải quyết hợp lý hơn. Hai vụ cảnh sát bắn chết người đều do người gọi 911 không nói rõ chi tiết!
Kết luận (của người viết): Nên thật thận trọng khi gọi 911. Hãy suy nghĩ kỹ càng, đừng nóng vội, đừng bực tức, giận chồng, giận vợ, giận con, chán ông hàng xóm mà nhấc điện thoại gọi ngay 911 để giải quyết. Nên nhớ : Cảnh sát = vũ lực = vũ khí = sinh mạng.
2-Tại sao lại bắn người ta, khi người ấy chỉ cầm có một cái tuốc-nơ-vít vô hại?”
-Trả lời: Thời gian để cho một người cầm dao, tuốc-nơ-vít, hay một mảnh gương vỡ có thế nhẩy đến tấn công một người cảnh sát là 4 (bốn) giây. Khoảng cách cho một người cảnh sát có thể rút súng bắn cũng trong 4 giây là 21 feet (21 bộ). Do đó, cho dù chỉ cầm một miếng sắt nhọn và đứng trong tầm bắn 21 bộ, thì cũng có thể bị cảnh sát bắn tử thương. Một số băng đảng có võ nghệ có thể tấn công bằng tay chân, nếu cảnh sát đứng trong tầm 21 bộ.
Kết luận (của người viết): Cho dù có cầm vũ khí trong tay hay không, khi cảnh sát đến nhà, phải lập tức đứng yên, buông xuôi tay xuống, không cử động, để tránh tạo ra sự căng thẳng của cảnh sát. Chính người nhà nên khuyên bảo thân nhân của mình bỏ tất cả mọi thứ cầm trong tay xuống ngay khi thấy cảnh sát xuất hiện.
3-Trong khi lái xe, nếu bị cảnh sát chặn lại, có thể cúi xuống lấy ví, hoặc tìm giấy tờ xe ở trong “cốp” xe trước mặt không?
-Trả lời: Tuyệt đối không! Khi bị cảnh sát chặn lại, phải để hai tay trên vô lăng, cho cảnh sát thấy mình không có vũ khí đã, rồi sau khi người cảnh sát đứng bên cạnh xe, có thể nhìn rõ cử động của hai tay mình, lúc đó, mới hỏi người cảnh sát là “cho tôi lấy ví nhé!” hoặc “cho tôi lấy giấy tờ ở trong “cốp” xe này.. Được người cảnh sát ưng thuận, mới cúi xuống nhặt ví, hoặc mở “cốp” xe, hoặc vòng tay ra sau lấy ví ở túi sau…
4-Có thể mở cửa xe bước xuống để phân trần không?
-Trả lời: Tuyệt đối không! Không bao giờ tự động mở cửa xe và bước ra ngoài khi không có lệnh của cảnh sát. Dĩ nhiên, tuyệt đối không giơ tay, chân ra làm cử chỉ vung mạnh, hít thở, hay vươn vai.. Cảnh sát sẽ nghĩ rằng mình muốn đấm đá người ấy, và sẽ phản ứng ngay. Trường hợp ông cụ 80 tuổi ở Garden Grove bị đánh bất tỉnh, Cảnh sát cho biết là ông cụ giơ chân “đá” họ (?) cho nên họ mới phải phản ứng.
5-Có thể phản đối hành động mà mình cho là “sai trái” hoặc “kỳ thị” của cảnh sát không?
-Trả lời: Tuyệt đối không! Cho dù cảnh sát có lỗi, hoặc cố tình kỳ thị, thậm chí đến mức còng tay mình một cách oan uổng, cũng không bao giờ có cử chỉ chống cự lại. Cũng không nên bực bội, hăm he rằng: “Tôi sẽ thưa ông ra tòa!” Câu này làm cảnh sát bực lên, có thể nghĩ ra cách khác hại mình nặng tội thêm và cũng để bảo vệ họ trước! Nếu cảnh sát có còng mình oan uổng, cứ lẳng lặng làm theo lời, như câu châm ngôn ngày xưa trong quân đội: “Thi Hành trước, Khiếu Nại sau!” Sau khi mình “bị còng, bị nhốt vào bót” rồi, bấy giờ mình mới yêu cầu cho gặp luật sư và khiếu nại sau.
Kết luận: Tuyệt đối tuân theo lời của người cảnh sát và tuyệt đối không có cử chỉ, hành động nào khiến cho cảnh sát nghĩ rằng mình chống cự lại họ.
Mong cộng đồng Việt Nam thận trọng trong sinh hoạt, tránh gặp cảnh sát và nếu lỡ phải gặp thì coi như chấp nhận “xui xẻo” chút chút mà cố giữ bình tĩnh, tránh cho câu chuyện trở thành sự việc thương đau
Chu tất Tiến - tka23 post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
CÁCH ỨNG XỬ KHI TIẾP CẬN VỚI CẢNH SÁT
Tuyệt đối tuân theo lời của người cảnh sát và tuyệt đối không có cử chỉ, hành động nào khiến cho cảnh sát nghĩ rằng mình chống cự lại họ.
Mấy tháng gần đây, tại San Jose, Bắc California, đã xẩy ra ba (3) vụ cảnh sát xử dụng vũ lực một cách quá đáng, trong đó có hai người Việt Nam thiệt mạng và một sinh viên Việt bị đánh bằng tay và bằng súng điện. Cuối tháng 10, tại thành phố Garden Grove, lại một cụ ông trên 80 tuổi bị cảnh sát đánh bất tỉnh.
Vì những sự việc thương đau liên tiếp như thế, người viết đã mời Cảnh Sát Westminster đến phòng thâu hình đài Truyền Hình SBTN để phỏng vấn và Đại Úy Cảnh Sát Mitch Waller thuộc Ty Cảnh Sát thành phố Westminster, California đã nhận lời. Qua cuộc phỏng vấn, người viết đã tóm lược được những điểm chính yếu sau đây mà cộng đồng cần lưu tâm để tránh các sự việc bất hạnh xẩy ra trong tương lai:
1-Tại sao cảnh sát lại bắn người khi chính người trong gia đình gọi 911 nhờ giải quyết các vụ lộn xộn?
Trả lời: Khi bất cứ một người nào (trong gia đình hoặc hàng xóm) gọi đến số 911 để nhờ giải quyết một vụ lộn xộn, hoặc là bạo hành, hoặc mới chỉ đe dọa xuông, hoặc vì một bệnh nhân tâm thần gây nguy hiểm cho tính mạng của chính người bệnh ấy hay cho ai đó, người gọi điện thoại phải giữ máy điện thoại liên tục không nên chỉ nói vài lời “Help! Help! Có người cầm dao (cầm tuốc nơ vít…) đe dọa…” rồi cúp máy. Lý do: Người Cảnh sát đang thi hành nhiệm vụ ở nơi khác không thể biết rõ tình trạng của sự lộn xộn như thế nào, chỉ nghe loáng thoáng là có người hăm dọa, hay cầm một thứ vũ khí nào đó, lập tức trong đầu người cảnh sát đã có tư tưởng phải tự vệ ngay.
Tinh thần họ đã căng thẳng, chuẩn bị cho một cuộc đối đầu có vũ khí! Vì thế, khi tới hiện trường và nhìn thấy một ai cầm bất cứ thứ gì, “tuốc nơ vít” hay một con dao bếp, họ phải kêu gọi bỏ cái thứ đó xuống. Nếu người kia không bỏ xuống, vì không hiểu tiếng Anh, vì bệnh tâm thần, mà cứ giữ cái vật đó, những người cảnh sát thiếu kinh nghiệm, hoặc nhát gan, sẽ nổ súng ngay sau lời kêu gọi lần thứ ba, với mục đích để tự bảo vệ chính minh, và cũng để bảo vệ những người đứng gần đấy luôn! (Thực tế cho thấy, trong rất nhiều trường hợp khi cảnh sát đến nhà vì một vụ bạo hành trong gia đình, lại nhận ngay nhiều phát đạn bắn vào mình. Nhiều cảnh sát viên đã chết khi vừa bước vào cửa nhà để giải quyết vụ cãi nhau của vợ chồng.)
Nhưng nếu người gọi 911 mà bình tĩnh, biết cách nói chuyện, cứ giữ máy và cho càng nhiều thông tin càng giúp cho người Cảnh sát biết rõ sự việc, (người đe dọa là một người bệnh tâm thần, người này không biết tiếng Anh, hay người này đang say rượu…), họ sẽ biết cách giải quyết hợp lý hơn. Hai vụ cảnh sát bắn chết người đều do người gọi 911 không nói rõ chi tiết!
Kết luận (của người viết): Nên thật thận trọng khi gọi 911. Hãy suy nghĩ kỹ càng, đừng nóng vội, đừng bực tức, giận chồng, giận vợ, giận con, chán ông hàng xóm mà nhấc điện thoại gọi ngay 911 để giải quyết. Nên nhớ : Cảnh sát = vũ lực = vũ khí = sinh mạng.
2-Tại sao lại bắn người ta, khi người ấy chỉ cầm có một cái tuốc-nơ-vít vô hại?”
-Trả lời: Thời gian để cho một người cầm dao, tuốc-nơ-vít, hay một mảnh gương vỡ có thế nhẩy đến tấn công một người cảnh sát là 4 (bốn) giây. Khoảng cách cho một người cảnh sát có thể rút súng bắn cũng trong 4 giây là 21 feet (21 bộ). Do đó, cho dù chỉ cầm một miếng sắt nhọn và đứng trong tầm bắn 21 bộ, thì cũng có thể bị cảnh sát bắn tử thương. Một số băng đảng có võ nghệ có thể tấn công bằng tay chân, nếu cảnh sát đứng trong tầm 21 bộ.
Kết luận (của người viết): Cho dù có cầm vũ khí trong tay hay không, khi cảnh sát đến nhà, phải lập tức đứng yên, buông xuôi tay xuống, không cử động, để tránh tạo ra sự căng thẳng của cảnh sát. Chính người nhà nên khuyên bảo thân nhân của mình bỏ tất cả mọi thứ cầm trong tay xuống ngay khi thấy cảnh sát xuất hiện.
3-Trong khi lái xe, nếu bị cảnh sát chặn lại, có thể cúi xuống lấy ví, hoặc tìm giấy tờ xe ở trong “cốp” xe trước mặt không?
-Trả lời: Tuyệt đối không! Khi bị cảnh sát chặn lại, phải để hai tay trên vô lăng, cho cảnh sát thấy mình không có vũ khí đã, rồi sau khi người cảnh sát đứng bên cạnh xe, có thể nhìn rõ cử động của hai tay mình, lúc đó, mới hỏi người cảnh sát là “cho tôi lấy ví nhé!” hoặc “cho tôi lấy giấy tờ ở trong “cốp” xe này.. Được người cảnh sát ưng thuận, mới cúi xuống nhặt ví, hoặc mở “cốp” xe, hoặc vòng tay ra sau lấy ví ở túi sau…
4-Có thể mở cửa xe bước xuống để phân trần không?
-Trả lời: Tuyệt đối không! Không bao giờ tự động mở cửa xe và bước ra ngoài khi không có lệnh của cảnh sát. Dĩ nhiên, tuyệt đối không giơ tay, chân ra làm cử chỉ vung mạnh, hít thở, hay vươn vai.. Cảnh sát sẽ nghĩ rằng mình muốn đấm đá người ấy, và sẽ phản ứng ngay. Trường hợp ông cụ 80 tuổi ở Garden Grove bị đánh bất tỉnh, Cảnh sát cho biết là ông cụ giơ chân “đá” họ (?) cho nên họ mới phải phản ứng.
5-Có thể phản đối hành động mà mình cho là “sai trái” hoặc “kỳ thị” của cảnh sát không?
-Trả lời: Tuyệt đối không! Cho dù cảnh sát có lỗi, hoặc cố tình kỳ thị, thậm chí đến mức còng tay mình một cách oan uổng, cũng không bao giờ có cử chỉ chống cự lại. Cũng không nên bực bội, hăm he rằng: “Tôi sẽ thưa ông ra tòa!” Câu này làm cảnh sát bực lên, có thể nghĩ ra cách khác hại mình nặng tội thêm và cũng để bảo vệ họ trước! Nếu cảnh sát có còng mình oan uổng, cứ lẳng lặng làm theo lời, như câu châm ngôn ngày xưa trong quân đội: “Thi Hành trước, Khiếu Nại sau!” Sau khi mình “bị còng, bị nhốt vào bót” rồi, bấy giờ mình mới yêu cầu cho gặp luật sư và khiếu nại sau.
Kết luận: Tuyệt đối tuân theo lời của người cảnh sát và tuyệt đối không có cử chỉ, hành động nào khiến cho cảnh sát nghĩ rằng mình chống cự lại họ.
Mong cộng đồng Việt Nam thận trọng trong sinh hoạt, tránh gặp cảnh sát và nếu lỡ phải gặp thì coi như chấp nhận “xui xẻo” chút chút mà cố giữ bình tĩnh, tránh cho câu chuyện trở thành sự việc thương đau
Chu tất Tiến - tka23 post