Kinh Đời
CẢI CÁCH
Có 3 tín hiệu cho sự thay đổi của một nền chính trị và cả nền giáo dục:
1. Ông thủ tướng đến thăm giáo sư Hoàng Tuỵ, người nổi tiếng thế giới với Lát cắt Tuỵ và lĩnh vực toán học tối ưu toàn cục, một nhà bất đồng chính kiến đối với đảng cộng sản và đã ký thư ngỏ trong số 56 trí thức gửi tới Bộ chính trị cách đây không lâu; cùng trong cuộc viếng thăm này ông thủ tướng cũng gặp giáo sư toán học Phan Đình Diệu, cũng là một trong các trí thức ký vào đơn thỉnh cầu thay đổi cải cách thể chế chính trị nêu trên;
2. Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa dự một hội nghị bàn tròn với ông Phùng Xuân Nhạ, ông Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa bàn về cải cách giáo dục Việt Nam mới được phát trên tivi mới đây, trong khi đó chính ông giáo sư Châu đã có status gây chấn động dư luận về việc nên giải thoát hình ảnh “mãi mãi trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta”;
3. Trong một thông cáo của nhà trắng Whitehouse, Tổng thống Obama có nói về việc Việt Nam sẽ sửa đổi toàn bộ Luật lao động để phù hợp với việc gia nhập TPP cũng như cả Hiến pháp hiện hành để đảm bảo tương thích với các chế định của luật quốc tế về quyền con người, quyền chính trị và dân sự của công dân cũng như cách thức tổ chức quyền lực.
Một dấu hiệu thứ 4 rất quan trọng không kém là việc suy yếu và rạn nứt mang tính hệ thống của chủ nghĩa xã hội, một bước quá độ trung gian của chủ nghĩa cộng sản còn mơ hồ và đầy mâu thuẫn trong chủ thuyết, cộng với việc Việt Nam, Triều Tiên xung đột với Trung Quốc ngày càng lớn trong tranh chấp biển đông hay quan hệ giữa hai nước, (nên một một loạt các dự án đầu tư của Bắc Kinh đã bị huỷ bỏ – dự án ống dẫn nước sông đà, dự án cao tốc ở Quảng Ninh). Đồng thời với đó là việc Mỹ cùng các đồng minh liên tiếp gây sức ép trên bình diện quốc tế, thậm chí cô lập bất cứ ai đi ngược lại xu thế của cộng đồng quốc tế. Vịnh Cam Ranh chúng ta đã cho Nhật thuê, một bước đi tôi cho là cực kỳ tỉnh táo và khôn ngoan.
Tôi nghĩ, đây là lúc cải cách thể chế chính trị một cách triệt để, nhưng tôi hoàn toàn không đủ chắc chắn về điều này. Vì mọi người đều thấy, không ai có thể thay đổi cộng sản nếu họ không tự suy rã, về mặt kinh tế, cấu trúc xã hội và bởi chính một người tỉnh táo của cộng sản còn sót lại thực hiện.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
CẢI CÁCH
Có 3 tín hiệu cho sự thay đổi của một nền chính trị và cả nền giáo dục:
1. Ông thủ tướng đến thăm giáo sư Hoàng Tuỵ, người nổi tiếng thế giới với Lát cắt Tuỵ và lĩnh vực toán học tối ưu toàn cục, một nhà bất đồng chính kiến đối với đảng cộng sản và đã ký thư ngỏ trong số 56 trí thức gửi tới Bộ chính trị cách đây không lâu; cùng trong cuộc viếng thăm này ông thủ tướng cũng gặp giáo sư toán học Phan Đình Diệu, cũng là một trong các trí thức ký vào đơn thỉnh cầu thay đổi cải cách thể chế chính trị nêu trên;
2. Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa dự một hội nghị bàn tròn với ông Phùng Xuân Nhạ, ông Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa bàn về cải cách giáo dục Việt Nam mới được phát trên tivi mới đây, trong khi đó chính ông giáo sư Châu đã có status gây chấn động dư luận về việc nên giải thoát hình ảnh “mãi mãi trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta”;
3. Trong một thông cáo của nhà trắng Whitehouse, Tổng thống Obama có nói về việc Việt Nam sẽ sửa đổi toàn bộ Luật lao động để phù hợp với việc gia nhập TPP cũng như cả Hiến pháp hiện hành để đảm bảo tương thích với các chế định của luật quốc tế về quyền con người, quyền chính trị và dân sự của công dân cũng như cách thức tổ chức quyền lực.
Một dấu hiệu thứ 4 rất quan trọng không kém là việc suy yếu và rạn nứt mang tính hệ thống của chủ nghĩa xã hội, một bước quá độ trung gian của chủ nghĩa cộng sản còn mơ hồ và đầy mâu thuẫn trong chủ thuyết, cộng với việc Việt Nam, Triều Tiên xung đột với Trung Quốc ngày càng lớn trong tranh chấp biển đông hay quan hệ giữa hai nước, (nên một một loạt các dự án đầu tư của Bắc Kinh đã bị huỷ bỏ – dự án ống dẫn nước sông đà, dự án cao tốc ở Quảng Ninh). Đồng thời với đó là việc Mỹ cùng các đồng minh liên tiếp gây sức ép trên bình diện quốc tế, thậm chí cô lập bất cứ ai đi ngược lại xu thế của cộng đồng quốc tế. Vịnh Cam Ranh chúng ta đã cho Nhật thuê, một bước đi tôi cho là cực kỳ tỉnh táo và khôn ngoan.
Tôi nghĩ, đây là lúc cải cách thể chế chính trị một cách triệt để, nhưng tôi hoàn toàn không đủ chắc chắn về điều này. Vì mọi người đều thấy, không ai có thể thay đổi cộng sản nếu họ không tự suy rã, về mặt kinh tế, cấu trúc xã hội và bởi chính một người tỉnh táo của cộng sản còn sót lại thực hiện.