Truyện Ngắn & Phóng Sự
CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI TÙ GIÀ *
Người Tù Già nằm bất động. Lão nằm và nhìn lên bầu trời xám xịt qua song cửa. Nhìn đăm đăm và nghĩ miên man. Những ý nghĩ đứt quãng, trôi nổi, bồng bềnh, lẫn lộn. Trùm lên những ý nghĩ vẩn vơ ấy là một màu buồn
Vũ Thư Hiên
Kính tặng hương hồn bạn tù Nguyễn Thái Bút
Vũ Thư Hiên
Kính tặng hương hồn bạn tù Nguyễn Thái Bút
1
Người Tù Già nằm bất động. Lão nằm và nhìn lên bầu trời xám xịt qua song cửa. Nhìn đăm đăm và nghĩ miên man. Những ý nghĩ đứt quãng, trôi nổi, bồng bềnh, lẫn lộn. Trùm lên những ý nghĩ vẩn vơ ấy là một màu buồn u tối. Đầu đông ở thung lũng là thế. Thời tiết thay đổi từng giờ. Mặt trời không cất mình lên nổi nơi sương mù giăng mắc giữa ban ngày. Những vạt rừng ngàn năm nhấp nhô đậm nhạt trong thứ nửa mù nửa mưa bao quanh cuộc sống của lão như một vành khăn xô rách rưới. Không phải vô lý mà người ta thích đặt trại tù trong những thung lũng, lão nghĩ. Họ khôn lắm. Không phải chỉ để ngăn tù trốn đâu. Mà để ngăn cả ý nghĩ vượt ngục của tù nữa, nếu như nó dám nảy ra, khiếp thật.
Người Tù Già buồn. Lão biết lão chẳng còn sống bao lâu. Dấu hiệu đầu tiên của cái chết mà lão biết được là đôi chân không còn nghe theo lão. Lão mất hết cảm giác về chúng. Chúng rời bỏ lão một cách chậm chạp, không sao ngăn nổi. Bắt đầu là hai bàn chân, hôm qua, rồi tới đầu gối, sáng nay, và bây giờ – tới hông. Cả cái mùi khăn khẳn dính chặt vào khứu giác nữa, không biết nó xuất phát từ đâu, có phải đấy là mùi của chính lão?
Lão biết lần ngã bệnh này của lão sẽ không như những lần trước, trong suốt đời tù đằng đẵng. Mười một năm rồi chứ ít à? Trong mười một năm ấy lão đã vượt qua cái chết không phải một lần. Nhưng lần này thì không, lão biết. Không qua được. Không ăn thua. Thân thể lão đã cạn khả năng sống sót để chờ thêm một năm, hoặc hai năm, như lão từng chờ nhiều lần, để được xét tha sau một lệnh. Lệnh, là gọi tắt một kỳ hạn của sự tập trung cải tạo. Một lệnh là ba năm. Hết ba năm này là ba năm khác. Cứ thế mà diễn.
Mà chắc gì lão được tha cơ chứ?
Cái chết toàn năng, cái khốn nạn bất khả kháng, như hốc miệng đen ngòm của một con trăn khổng lồ đang nuốt dần cơ thể lão, từng phút một. Rất chậm, nhưng không dừng một giây. Lão sợ. Lão không muốn chết một tí nào. Lão muốn sống. Chao ôi, lão muốn sống lắm lắm. Chưa khi nào lão muốn sống bằng lúc này.
Đấy, ngay bây giờ đây này, lão đang muốn kêu, muốn gào lên, muốn thét lên, bằng hết giọng, để thiên hạ nghe thấy mà chạy đến, để thiên hạ xúm lại kéo lão ra khỏi cái hốc khủng khiếp đen ngòm kia. Nhưng lão không kêu được. Từ cuống họng lão chỉ phát ra những tiếng ú ớ mà, lạ thay, lão lại nghe rất rõ. Đôi tai nghễnh ngãng nhiều năm bỗng trở lên thính lạ thường. Tưởng chừng cái sống còn lại trong người lão chỉ tập trung nơi thính giác. Nó, và chỉ có nó, nối liền lão với thế giới bên ngoài.
Nói lão muốn gọi thiên hạ là nói thế thôi, chứ lão biết cả cái thế giới bên ngoài kia chẳng thèm nhòm nhõ gì đến lão đâu. Đối với cái thiên hạ ấy, lão chẳng là cái gì. Những bạn tù cũng không đến thăm lão. Tất nhiên, họ bận, họ mệt lử sau một ngày lao động, lết được về tới phòng là họ nằm vật ra, hỏi còn sức nào để nghĩ tới lão. Trừ một người tù già, còn già hơn lão nữa, ở ngay đây, trong trạm xá, thỉnh thoảng mới lệt xệt đến bên giường ngó lão một cái, và chỉ thế thôi, im lặng, không buồn thốt một lời. Lũ bệnh nhân cùng trạm xá với lão kia, ở ngay bên cạnh lão, thì chẳng nói làm gì – còn khuya cái lũ ấy mới nói với lão một lời. Chúng chẳng bệnh tật gì, chúng được nằm trạm xá vì chúng có tiền cho thằng Y Tá, cho ông Y Sĩ. Giờ đây chúng túm tụm trên cái giường gần giường lão, đang sát phạt nhau trong canh bạc mới mở. Lão nghe rõ mồn một thằng nào cười hô hố, thằng nào đang ngửa cổ reo tướng lên, thằng nào vừa vỗ đùi trong khoái trá, thằng nào vừa văng một câu chửi đổng trong cơn bực bội.
Y Tá cũng ngồi trong đám bạc. Hắn vật quân bài xuống chiếu cái đét và ngửa cổ lên văng một tràng chửi tục. Không cần nhìn, lão cũng biết nước bọt hắn văng tung toé. Hắn không thể nói mà không văng nước bọt.
Y Tá vốn là một bác sĩ khoa phụ sản bệnh viện tỉnh, trước nữa là Y Tá huyện, được trên cho bổ túc lên y sĩ, rồi bổ túc tiếp lên bác sĩ. Hắn là tù có án – năm năm vì tội cưỡng dâm bệnh nhân. Lão đã đón hắn từ lúc hắn vừa bước xuống ô tô ca của trại tỉnh chở tù lên trại trung ương. Người cùng một tỉnh, gặp nhau ở trong tù thì mừng, là lẽ thường. Chẳng gì cũng đồng hương đồng khói với nhau, trước kia lão đâu có quen biết hắn. Như mọi nông dân, có bao giờ lão đi bệnh viện, Người nông dân nghe đến bệnh viện là hãi rồi, như chết đến nơi rồi, không chết đến nơi thì chẳng ai tới bệnh viện làm gì. Nhưng cái chính là lão sợ tốn. Ốm đau đã có lá lẩu trong vườn, nặng hơn thì tìm đến ông lang ngoài chợ, ra khỏi nhà một bước là một bước tiền.
Hắn được phân vào toán đan lát của lão. Lão mừng húm. Lão rủ hắn ăn chung. Chia sẻ với hắn từng viên thuốc lào. Ở ngoài, nghe nói hắn béo lắm. Lên trại, hắn xuống cân vù vù. Gày tong teo. Đi xiêu vẹo. Hắn quên sạch mọi thứ trên đời, trừ những cái có thể bỏ vào mồm. Đi làm ngoài trại mắt hắn láo liên lục bới từng khóm cây bụi cỏ kiếm con cào cào, con châu chấu. Hôm nào vớ được con thằn lằn, hôm đó hắn như sống lại. Người ta quen thấy hắn vật vờ ngoài sân, hết rẽ vào nhà này lại nhà kia để kiếm miếng ăn. Một trong những cách kiếm ăn lương thiện nhất, ít bị khinh bỉ nhất, là tẩm quất thuê cho lũ “đầu gấu”, lũ “sĩ quan”[1].
Cuộc đời đầy những bất ngờ. Tay “Y Tá trại”[2], tù chung thân vì tội dùng thạch tín đầu độc vợ, trước kia là bác sĩ một bệnh viện trung ương, nhờ có nhiều quan hệ với các quan chức lớn mà luôn được giảm án, giữ chức Y Tá đã nhiều năm, đùng một cái được tha trước hạn. Cái chân Y Tá trại béo bở có một số ứng viên sáng giá – đó là mấy tù nhân bác sĩ, người đi tù vì tham ô, kẻ vì buôn lậu. Trời xui đất khiến thế nào, hắn được Ban giám thị chọn. Tính về thành phần xuất thân hắn ăn đứt bọn kia, hắn không phải chỉ là nông dân nói chung, hắn là cố nông tính về thành phần, quân chủ lực của cách mạng. Một bước, hắn lên quan.
Làm y tá trong tù bảnh lắm. Muốn nghỉ lao động một ngày, hoặc vài ngày, trong đời tù triền miên chỉ có lao động và lao động, những người tù khốn khổ, không trừ một ai, đều phải cầu cạnh người có chức vụ y tá. Tuỳ theo lượng cống vật họ dâng mà y tá gia ân cho họ nhiều hay ít – từ một hai ngày nghỉ lao động cho đến nằm trạm xá để theo dõi và điều trị. Nhà bếp, liên minh thần thánh của trạm xá, bao giờ cũng dành cho Y Tá phần béo bở, ngày thường cũng như ngày ăn “tươi”, trong mốì quan hệ hai bên cùng có lợi. Hắn mau chóng lên cân trở lại. Trơn lông đỏ da. Rồi béo hú. Hắn thích kể chuyện những người đàn bà đã qua tay hắn, như những chiến công, và thề sẽ trả thù con mụ bệnh nhân bị cưỡng hiếp đã làm đơn tố cáo hắn.
Người Tù Già không trông cậy ở Y Tá một sự chiếu cố nào. Lão biết có trông cậy cũng vô ích. Ở trong tù mà nói chuyện ân tình là lạc điệu lắm, là ngu độn lắm. Lão chỉ ân hận một chút – ấy là lão đã không đủ khôn ngoan để nghĩ tới chuyện đút lót Y tá ngay từ hôm đầu nằm trạm xá, như những người tù khác.
– Ở đời chẳng có gì tự nhiên có, chẳng có gì tự nhiên mất. – Y Tá triết lý – Không hiểu điều đó thì, ô hô, có mà ăn cám.
Người Tù Già không nghĩ tới đút lót là có cái lý của lão. Lão có cái gì để mà đút? Trên răng dưới cát-tút, lão là thế. Lão không thuộc loại người giận đời hoặc đám kẻ sĩ dở hơi đã vào tù rồi vẫn còn cương, không chịu cúi đầu trước bọn cán bộ, đừng nói gì tới Y Tá hay trật tự. Nếu có thì lão cũng đã đút rồi. Nhưng Y Tá lại nghĩ khác – ừ thì lão không có tiền thật, lão nghèo rớt mồng tơi, đúng, nhưng lão có thể xin, cũng có thể vay chứ. Vẫn còn những bạn tù tốt sẵn lòng giúp lão lúc hiểm nghèo cơ mà. Vay trước trả sau là chuyện thường tình trong tù. Cho nên Y Tá mới giận. Lão già cứ ì thần cụ ra, cứ như thể Y Tá là đồng hương của lão thì hắn phải có trách nhiệm săn sóc lão. Đừng hòng. Còn khuya nhé!
Y Tá đoán sai – lão hành xử như thế, không kể chuyện lão không có tiền, cái chính là vì lão coi thường bệnh. Lão xem nó như một sự bất tiện hơn là một bệnh. Lão tin ở đặc tính sống dai của người tù. Đó là một sinh vật kỳ lạ – sống không mảy may tiện nghi, thiếu thốn đủ đường, mắc đủ mọi bệnh, thế mà vẫn sống nhăn, như để phô bày một hiện tượng kỳ lạ của nhân loại. Lão không hề nghĩ đến cái chết khi lão khai ốm. Thậm chí lão còn cho là Y Tá nhầm khi cho lão đi nằm trạm xá. Kiết lỵ là cái quái gì cơ chứ? Lão đã thấy tù chết hàng loạt trong một trận dịch kiết lỵ. Kinh lắm. Chôn không kịp. Nhưng cái bệnh kiết lị bình thường, kiết lỵ hàng ngày, có làm thằng chó nào chết đâu? Lần này lão có đau bụng thật, đau quặn, khó chịu lắm, nhưng cũng chỉ như những lần khác, không hơn. Đến bữa lão vẫn bụp đến nơi đến chốn, ngoài suất cơm trại còn ngốn cả mấy chét to rau má mà vẫn thấy mới lưng lửng dạ.
Lão chỉ bắt đầu lo, bắt đầu ân hận đã không đút lót Y Tá khi thấy cái bệnh tưởng chừng vớ vẩn ấy ngày một nặng thêm. Lão thấy có, lần đầu tiên, những cơn đau quặn dữ dội ở bụng dưới. Mót liên tục. Không nhịn được. Mỗi lần đi cầu sức lực của lão như trôi ra theo đám phân lầy nhầy máu.
Y Tá cũng coi thường bệnh của lão. Khi thấy bệnh nặng thêm thì hắn cho lão ăn cháo với muối. Muối là lành nhất, không gì lành bằng. Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân nào rồi cũng khỏi. Trừ những bệnh nhân đã đến cõi. Khi thấy lão đi nhiều quá, mệt quá, thì y cho thêm mấy viên Berberin. Trong nhà tù Berberin (thuốc chế tạo bằng cỏ sữa) là thần dược dành cho đường tiêu hoá.
Nhưng Berberin không ăn thua. Uống vào như không uống.
Người Tù Già thầm trách Y Tá trại nhẫn tâm. Hắn cho lão nằm trạm xá để làm gì, nếu như hắn không muốn chữa cho lão khỏi? Lão không biết rằng Y Tá chẳng tốt mà cũng chẳng xấu với lão.
Y Tá chỉ làm việc phải làm mà thôi. Đó là lệnh của Ban Giám thị: “Phải giảm tỷ lệ tử vong xuống!”
– Người ta kiêng.
Tên Giết Người ném cho Tên Cắp Vặt một cái lườm bỏng rẫy rồi xoạc cẳng đứng trên đầu áo quan nhìn xuống. Hắn thấy sắc mặt Người Tù Già không xám ngoét như lúc nhập quan, mà bỗng có chút hồng. Cái đó có thể do ánh sáng của mặt trời đã lặn phản chiếu từ đám mây trên trời cao mà ra. Tên Giết Người nhớ đến chuyện một người tù đã đem chôn mà sống lại, vùng ra được khỏi huyệt lần về trại. Hắn cúi hẳn xuống, tát vào má Người Tù Già mấy cái xem lão có phản ứng gì không, nhưng lão nằm yên.
– Đừng, ông. – Tên Cắp Vặt nói, giọng van vỉ – Đừng.
Đáp lại, Tên Giết Người cười khẩy. Hắn nắm lấy hai vai xác chết, giật mạnh. Xác chết bật dậy, đứng dựa vào ngực Tên Giết Người. Hắn, một tay đỡ xác chết cho nó khỏi đổ, tay kia lục lọi quần áo người chết.
Nhà Báo nhìn thấy cằm của Người Tù Già tựa trên vai Tên Giết Người, trên gương mặt bất động đôi mắt hé mở, lờ đờ.
– Chẳng có chó gì hết. – Tên Giết Người càu nhàu – Mày nói thế nào ấy…
– Hay là ông ấy khâu trong áo bông? – Tên Cắp Vặt lí nhí.
– Đưa tao con dao.
Tên Cắp Vặt đưa cho Tên Giết Người con dao to bằng đốt ngón tay làm bằng sắt đai thùng. Roạt, roạt. Tên Giết Người rạch mấy đường làm cho bông gòn trong áo bay loạn lên trong gió.
– Đéo thấy con c. gì hết – hắn càu nhàu.
– Có khi ông ấy giấu trong quần lót, ông ạ – Tên Cắp Vặt lùi ra xa, mặt xám không kém gì mặt xác chết – Ông tìm kỹ xem.
– Lại đây, thằng vô tích sự – Tên Giết Người ra lệnh.
Nghe hắn gọi, Tên Cắp Vặt không những không đến gần mà còn lùi thêm vài bước nữa.
– Lại ngay đây! – Tên Giết Người gắt – Sao mày nhát thế?
Nhưng vô hiệu, Tên Cắp Vặt trợn tròn mắt, cái nhìn dán chặt vào bộ mặt bất động của xác chết.
Nhà Báo nhếch mép, nhưng không cười. Cảnh tượng ấy chẳng thích hợp với nụ cười nào.
– Thôi mày. – Nhà Báo phẩy tay – Chôn lão nhanh lên rồi còn về.
Ngoái cổ lại, hắn nhìn thấy Tên Giết Người và Người Tù Già vẫn đứng tựa vào nhau. Hệt như Tên Giết Người đang vuốt ve Người Tù Già và đang thủ thỉ chuyện gì đó với ông lão.
– Họ vẫn chưa xong hả? – không quay mặt lại, Tu Sĩ hỏi.
– Chưa.
Cảnh tượng Tên Giết Người lục soát xác chết làm cho Nhà Báo thấy trong lòng mình sôi lên một nỗi giận dữ khó hiểu.
Và chẳng biết làm gì với nó, hắn trút nó lên đầu Tu Sĩ.
– Này Cha, – hắn nói – Cha tin là có Chúa?
– Tôi hằng tin ở Người – Tu Sĩ đáp, mặt hết sức nghiêm trang.
– Vậy thì Chúa ở đâu?
– Chúa ở khắp mọi nơi. – Tu Sĩ khẳng định – Chúa thông biết mọi sự.
– Cả ở đây nữa chứ thưa Cha, – Nhà Báo nói, giọng mai mỉa – Trong cái chốn chúng ta đang ở này này? Đấy, cả ở chỗ kia kìa.
– Trong cả chốn này.
– Thật sao?
– Và cả trong ta.
– Và Chúa công bằng? – Nhà Báo gặng.
Tu Sĩ vẫn nghiêm trang:
– Không ai công bằng hơn Chúa.
Nhà Báo bỗng phá lên cười. Tiếng cười ngạo nghễ của hắn bay xa, đập vào vách núi rồi lại vẳng lại “ha..ha..ha..ha.. ha …a..a…”!
Khi tiếng cười yếu dần rơi xuống ở đâu đó trong những lùm cây đã biến thành những khối đen, Nhà Báo nghe tiếng một vật nặng đập vào gỗ. Hắn đoán Tên Giết Người xong việc vừa ném Người Tù Già trở lại vào áo quan.
– Cho mày! – Nhà Báo nghe thấy Tên Giết Người nói.
– Không. Cháu cảm ơn ông.
– Sao? Mày chê ít à?
– Không! Cháu không lấy đâu.
– Mày sợ hả?
Tên Cắp Vặt run cầp cập nói lắp:
– Cháu thấy… cháu thấy…
– Thấy cái gì?
-… Ông ấy lườm cháu. Tại cháu đầu têu…
Tên Giết Người ngửa mặt lên trời mà cười.
– Mày không lấy, tao lấy. Tao cóc sợ con khỉ khô nào hết.
Rồi chợt nghĩ ra điều gì, hắn cúi xuống nhặt cái bát sắt tráng men mà thịt ở trong đã đổ tung toé ra áo quan khi nó bị rơi xuống trên đường.
– Hoài của, cái bát còn tốt. – Tên Giết Người ngắm nghía cái bát rồi nói – Cho mày đấy.
– Không! – Tên Cắp Vặt rền rĩ – Không. Cháu không dám lấy đâu. Tiền cháu còn khônglấy nữa là cái bát. Cháu không lấy gì hết.
– Thế thì tao cho mày một cái bạt tai. – Tên Giết Người quát – Có lấy không? Này đây!
Vang lên một tiếng bốp, rồi tiếng Tên Cắp Vặt nấc lên, không rõ vì đau hay vì sợ.
Nhà Báo kéo Tu Sĩ đứng dậy. Tên Giết Người đóng nắp áo quan lại bằng một tay. Hắn cũng chẳng buồn đóng đinh. Tấm ván thiên xô sang một bên, để lộ nửa mặt người chết, khi bốn người lặng lẽ thòng dây chão vào dưới áo quan để thả nó xuống cái huyệt đen ngòm. Chẳng nói chẳng rằng, họ xúc đất đổ xuống huyệt cho đến khi nó được lấp đầy. Tu Sĩ là người cuối cùng còn làm việc sau khi ba người kia đã ngồi nghỉ.
Khi nấm mồ đã được Tu Sĩ đắp xong lùm lùm cho ra vẻ một nấm mồ, Tên Cắp Vặt sực nhớ ra điều gì, hắn đứng dậy rồi chạy hộc tốc về phía con suối ở đầu kia của nghĩa địa, từ đó hắn vác lên một tảng đá, lặc lè đi về phía ba người. Tảng đá nặng làm cho hắn thở dốc. Hắn liếc nhìn Nhà Báo và Tu Sĩ rồi đặt nhẹ nhàng tảng đá xuống đầu nấm mồ rồi lấy tay xoa cho đất chung quanh cho đẹp.
“Món hối lộ của một lương tâm khiếp đảm”, Nhà Báo nghĩ thầm và đưa tay lên mắt. Hắn có cảm giác bị choáng.
Bốn người tù ra về.
Ngày hết.
Khi họ xuống con suối gần đấy để rửa chân tay, Nhà Báo cà khịa với Tu Sĩ:
– Nếu có Chúa và Chúa là công bằng thì ít nhất Chúa cũng phải để cho ông lão tội nghiệp nọ ăn xong bữa tươi hôm nay đã… Chúa toàn năng trong trường hợp này còn nhẫn tâm hơn cả người thế tục.
– Lạy Chúa tôi lòng lành!
– Ít nhất thì Chúa cũng phải làm một điều gì đó cho con người bất hạnh ấy chứ, phải không? Nếu không, Chúa sao còn là Chúa?
Tu Sĩ rùng mình trước lời nói báng bổ của Nhà Báo, lẳng lặng ngước mắt lên trời, thành kính làm làm dấu thánh.
– Caeli enarrant gloriam Dei[8]!
Bầu trời đêm chết lặng trước mắt hắn. Những tầng trời sáng danh Chúa.
Tu Sĩ lẩm bẩm và thở dài não nuột.
Vũ Thư Hiên
___________________________________________
[1] Sĩ quan (tiếng lóng), chỉ những tù nhân loại anh chị trong đám lưu manh.
[2] Trong các trại giam người ta dùng các bác sĩ phạm pháp làm công việc y tế, nhưng không cho họ mang danh hiệu bác sĩ nữa, chỉ gọi bằng “Y Tá”.
[3] Già
[4] Mercurochrome, trị bách bệnh ngoài da trong trại giam.
[5] Dầm = nhiều (tiếng lóng).
[6] Quả tang (tiếng lóng).
[7] Chỉ điểm (tiếng lóng).
[8] Những tầng trời hát ca sáng danh Chúa.
Người Tù Già nằm bất động. Lão nằm và nhìn lên bầu trời xám xịt qua song cửa. Nhìn đăm đăm và nghĩ miên man. Những ý nghĩ đứt quãng, trôi nổi, bồng bềnh, lẫn lộn. Trùm lên những ý nghĩ vẩn vơ ấy là một màu buồn u tối. Đầu đông ở thung lũng là thế. Thời tiết thay đổi từng giờ. Mặt trời không cất mình lên nổi nơi sương mù giăng mắc giữa ban ngày. Những vạt rừng ngàn năm nhấp nhô đậm nhạt trong thứ nửa mù nửa mưa bao quanh cuộc sống của lão như một vành khăn xô rách rưới. Không phải vô lý mà người ta thích đặt trại tù trong những thung lũng, lão nghĩ. Họ khôn lắm. Không phải chỉ để ngăn tù trốn đâu. Mà để ngăn cả ý nghĩ vượt ngục của tù nữa, nếu như nó dám nảy ra, khiếp thật.
Người Tù Già buồn. Lão biết lão chẳng còn sống bao lâu. Dấu hiệu đầu tiên của cái chết mà lão biết được là đôi chân không còn nghe theo lão. Lão mất hết cảm giác về chúng. Chúng rời bỏ lão một cách chậm chạp, không sao ngăn nổi. Bắt đầu là hai bàn chân, hôm qua, rồi tới đầu gối, sáng nay, và bây giờ – tới hông. Cả cái mùi khăn khẳn dính chặt vào khứu giác nữa, không biết nó xuất phát từ đâu, có phải đấy là mùi của chính lão?
Lão biết lần ngã bệnh này của lão sẽ không như những lần trước, trong suốt đời tù đằng đẵng. Mười một năm rồi chứ ít à? Trong mười một năm ấy lão đã vượt qua cái chết không phải một lần. Nhưng lần này thì không, lão biết. Không qua được. Không ăn thua. Thân thể lão đã cạn khả năng sống sót để chờ thêm một năm, hoặc hai năm, như lão từng chờ nhiều lần, để được xét tha sau một lệnh. Lệnh, là gọi tắt một kỳ hạn của sự tập trung cải tạo. Một lệnh là ba năm. Hết ba năm này là ba năm khác. Cứ thế mà diễn.
Mà chắc gì lão được tha cơ chứ?
Cái chết toàn năng, cái khốn nạn bất khả kháng, như hốc miệng đen ngòm của một con trăn khổng lồ đang nuốt dần cơ thể lão, từng phút một. Rất chậm, nhưng không dừng một giây. Lão sợ. Lão không muốn chết một tí nào. Lão muốn sống. Chao ôi, lão muốn sống lắm lắm. Chưa khi nào lão muốn sống bằng lúc này.
Đấy, ngay bây giờ đây này, lão đang muốn kêu, muốn gào lên, muốn thét lên, bằng hết giọng, để thiên hạ nghe thấy mà chạy đến, để thiên hạ xúm lại kéo lão ra khỏi cái hốc khủng khiếp đen ngòm kia. Nhưng lão không kêu được. Từ cuống họng lão chỉ phát ra những tiếng ú ớ mà, lạ thay, lão lại nghe rất rõ. Đôi tai nghễnh ngãng nhiều năm bỗng trở lên thính lạ thường. Tưởng chừng cái sống còn lại trong người lão chỉ tập trung nơi thính giác. Nó, và chỉ có nó, nối liền lão với thế giới bên ngoài.
Nói lão muốn gọi thiên hạ là nói thế thôi, chứ lão biết cả cái thế giới bên ngoài kia chẳng thèm nhòm nhõ gì đến lão đâu. Đối với cái thiên hạ ấy, lão chẳng là cái gì. Những bạn tù cũng không đến thăm lão. Tất nhiên, họ bận, họ mệt lử sau một ngày lao động, lết được về tới phòng là họ nằm vật ra, hỏi còn sức nào để nghĩ tới lão. Trừ một người tù già, còn già hơn lão nữa, ở ngay đây, trong trạm xá, thỉnh thoảng mới lệt xệt đến bên giường ngó lão một cái, và chỉ thế thôi, im lặng, không buồn thốt một lời. Lũ bệnh nhân cùng trạm xá với lão kia, ở ngay bên cạnh lão, thì chẳng nói làm gì – còn khuya cái lũ ấy mới nói với lão một lời. Chúng chẳng bệnh tật gì, chúng được nằm trạm xá vì chúng có tiền cho thằng Y Tá, cho ông Y Sĩ. Giờ đây chúng túm tụm trên cái giường gần giường lão, đang sát phạt nhau trong canh bạc mới mở. Lão nghe rõ mồn một thằng nào cười hô hố, thằng nào đang ngửa cổ reo tướng lên, thằng nào vừa vỗ đùi trong khoái trá, thằng nào vừa văng một câu chửi đổng trong cơn bực bội.
Y Tá cũng ngồi trong đám bạc. Hắn vật quân bài xuống chiếu cái đét và ngửa cổ lên văng một tràng chửi tục. Không cần nhìn, lão cũng biết nước bọt hắn văng tung toé. Hắn không thể nói mà không văng nước bọt.
Y Tá vốn là một bác sĩ khoa phụ sản bệnh viện tỉnh, trước nữa là Y Tá huyện, được trên cho bổ túc lên y sĩ, rồi bổ túc tiếp lên bác sĩ. Hắn là tù có án – năm năm vì tội cưỡng dâm bệnh nhân. Lão đã đón hắn từ lúc hắn vừa bước xuống ô tô ca của trại tỉnh chở tù lên trại trung ương. Người cùng một tỉnh, gặp nhau ở trong tù thì mừng, là lẽ thường. Chẳng gì cũng đồng hương đồng khói với nhau, trước kia lão đâu có quen biết hắn. Như mọi nông dân, có bao giờ lão đi bệnh viện, Người nông dân nghe đến bệnh viện là hãi rồi, như chết đến nơi rồi, không chết đến nơi thì chẳng ai tới bệnh viện làm gì. Nhưng cái chính là lão sợ tốn. Ốm đau đã có lá lẩu trong vườn, nặng hơn thì tìm đến ông lang ngoài chợ, ra khỏi nhà một bước là một bước tiền.
Hắn được phân vào toán đan lát của lão. Lão mừng húm. Lão rủ hắn ăn chung. Chia sẻ với hắn từng viên thuốc lào. Ở ngoài, nghe nói hắn béo lắm. Lên trại, hắn xuống cân vù vù. Gày tong teo. Đi xiêu vẹo. Hắn quên sạch mọi thứ trên đời, trừ những cái có thể bỏ vào mồm. Đi làm ngoài trại mắt hắn láo liên lục bới từng khóm cây bụi cỏ kiếm con cào cào, con châu chấu. Hôm nào vớ được con thằn lằn, hôm đó hắn như sống lại. Người ta quen thấy hắn vật vờ ngoài sân, hết rẽ vào nhà này lại nhà kia để kiếm miếng ăn. Một trong những cách kiếm ăn lương thiện nhất, ít bị khinh bỉ nhất, là tẩm quất thuê cho lũ “đầu gấu”, lũ “sĩ quan”[1].
Cuộc đời đầy những bất ngờ. Tay “Y Tá trại”[2], tù chung thân vì tội dùng thạch tín đầu độc vợ, trước kia là bác sĩ một bệnh viện trung ương, nhờ có nhiều quan hệ với các quan chức lớn mà luôn được giảm án, giữ chức Y Tá đã nhiều năm, đùng một cái được tha trước hạn. Cái chân Y Tá trại béo bở có một số ứng viên sáng giá – đó là mấy tù nhân bác sĩ, người đi tù vì tham ô, kẻ vì buôn lậu. Trời xui đất khiến thế nào, hắn được Ban giám thị chọn. Tính về thành phần xuất thân hắn ăn đứt bọn kia, hắn không phải chỉ là nông dân nói chung, hắn là cố nông tính về thành phần, quân chủ lực của cách mạng. Một bước, hắn lên quan.
Làm y tá trong tù bảnh lắm. Muốn nghỉ lao động một ngày, hoặc vài ngày, trong đời tù triền miên chỉ có lao động và lao động, những người tù khốn khổ, không trừ một ai, đều phải cầu cạnh người có chức vụ y tá. Tuỳ theo lượng cống vật họ dâng mà y tá gia ân cho họ nhiều hay ít – từ một hai ngày nghỉ lao động cho đến nằm trạm xá để theo dõi và điều trị. Nhà bếp, liên minh thần thánh của trạm xá, bao giờ cũng dành cho Y Tá phần béo bở, ngày thường cũng như ngày ăn “tươi”, trong mốì quan hệ hai bên cùng có lợi. Hắn mau chóng lên cân trở lại. Trơn lông đỏ da. Rồi béo hú. Hắn thích kể chuyện những người đàn bà đã qua tay hắn, như những chiến công, và thề sẽ trả thù con mụ bệnh nhân bị cưỡng hiếp đã làm đơn tố cáo hắn.
Người Tù Già không trông cậy ở Y Tá một sự chiếu cố nào. Lão biết có trông cậy cũng vô ích. Ở trong tù mà nói chuyện ân tình là lạc điệu lắm, là ngu độn lắm. Lão chỉ ân hận một chút – ấy là lão đã không đủ khôn ngoan để nghĩ tới chuyện đút lót Y tá ngay từ hôm đầu nằm trạm xá, như những người tù khác.
– Ở đời chẳng có gì tự nhiên có, chẳng có gì tự nhiên mất. – Y Tá triết lý – Không hiểu điều đó thì, ô hô, có mà ăn cám.
Người Tù Già không nghĩ tới đút lót là có cái lý của lão. Lão có cái gì để mà đút? Trên răng dưới cát-tút, lão là thế. Lão không thuộc loại người giận đời hoặc đám kẻ sĩ dở hơi đã vào tù rồi vẫn còn cương, không chịu cúi đầu trước bọn cán bộ, đừng nói gì tới Y Tá hay trật tự. Nếu có thì lão cũng đã đút rồi. Nhưng Y Tá lại nghĩ khác – ừ thì lão không có tiền thật, lão nghèo rớt mồng tơi, đúng, nhưng lão có thể xin, cũng có thể vay chứ. Vẫn còn những bạn tù tốt sẵn lòng giúp lão lúc hiểm nghèo cơ mà. Vay trước trả sau là chuyện thường tình trong tù. Cho nên Y Tá mới giận. Lão già cứ ì thần cụ ra, cứ như thể Y Tá là đồng hương của lão thì hắn phải có trách nhiệm săn sóc lão. Đừng hòng. Còn khuya nhé!
Y Tá đoán sai – lão hành xử như thế, không kể chuyện lão không có tiền, cái chính là vì lão coi thường bệnh. Lão xem nó như một sự bất tiện hơn là một bệnh. Lão tin ở đặc tính sống dai của người tù. Đó là một sinh vật kỳ lạ – sống không mảy may tiện nghi, thiếu thốn đủ đường, mắc đủ mọi bệnh, thế mà vẫn sống nhăn, như để phô bày một hiện tượng kỳ lạ của nhân loại. Lão không hề nghĩ đến cái chết khi lão khai ốm. Thậm chí lão còn cho là Y Tá nhầm khi cho lão đi nằm trạm xá. Kiết lỵ là cái quái gì cơ chứ? Lão đã thấy tù chết hàng loạt trong một trận dịch kiết lỵ. Kinh lắm. Chôn không kịp. Nhưng cái bệnh kiết lị bình thường, kiết lỵ hàng ngày, có làm thằng chó nào chết đâu? Lần này lão có đau bụng thật, đau quặn, khó chịu lắm, nhưng cũng chỉ như những lần khác, không hơn. Đến bữa lão vẫn bụp đến nơi đến chốn, ngoài suất cơm trại còn ngốn cả mấy chét to rau má mà vẫn thấy mới lưng lửng dạ.
Lão chỉ bắt đầu lo, bắt đầu ân hận đã không đút lót Y Tá khi thấy cái bệnh tưởng chừng vớ vẩn ấy ngày một nặng thêm. Lão thấy có, lần đầu tiên, những cơn đau quặn dữ dội ở bụng dưới. Mót liên tục. Không nhịn được. Mỗi lần đi cầu sức lực của lão như trôi ra theo đám phân lầy nhầy máu.
Y Tá cũng coi thường bệnh của lão. Khi thấy bệnh nặng thêm thì hắn cho lão ăn cháo với muối. Muối là lành nhất, không gì lành bằng. Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân nào rồi cũng khỏi. Trừ những bệnh nhân đã đến cõi. Khi thấy lão đi nhiều quá, mệt quá, thì y cho thêm mấy viên Berberin. Trong nhà tù Berberin (thuốc chế tạo bằng cỏ sữa) là thần dược dành cho đường tiêu hoá.
Nhưng Berberin không ăn thua. Uống vào như không uống.
Người Tù Già thầm trách Y Tá trại nhẫn tâm. Hắn cho lão nằm trạm xá để làm gì, nếu như hắn không muốn chữa cho lão khỏi? Lão không biết rằng Y Tá chẳng tốt mà cũng chẳng xấu với lão.
Y Tá chỉ làm việc phải làm mà thôi. Đó là lệnh của Ban Giám thị: “Phải giảm tỷ lệ tử vong xuống!”
– Người ta kiêng.
Tên Giết Người ném cho Tên Cắp Vặt một cái lườm bỏng rẫy rồi xoạc cẳng đứng trên đầu áo quan nhìn xuống. Hắn thấy sắc mặt Người Tù Già không xám ngoét như lúc nhập quan, mà bỗng có chút hồng. Cái đó có thể do ánh sáng của mặt trời đã lặn phản chiếu từ đám mây trên trời cao mà ra. Tên Giết Người nhớ đến chuyện một người tù đã đem chôn mà sống lại, vùng ra được khỏi huyệt lần về trại. Hắn cúi hẳn xuống, tát vào má Người Tù Già mấy cái xem lão có phản ứng gì không, nhưng lão nằm yên.
– Đừng, ông. – Tên Cắp Vặt nói, giọng van vỉ – Đừng.
Đáp lại, Tên Giết Người cười khẩy. Hắn nắm lấy hai vai xác chết, giật mạnh. Xác chết bật dậy, đứng dựa vào ngực Tên Giết Người. Hắn, một tay đỡ xác chết cho nó khỏi đổ, tay kia lục lọi quần áo người chết.
Nhà Báo nhìn thấy cằm của Người Tù Già tựa trên vai Tên Giết Người, trên gương mặt bất động đôi mắt hé mở, lờ đờ.
– Chẳng có chó gì hết. – Tên Giết Người càu nhàu – Mày nói thế nào ấy…
– Hay là ông ấy khâu trong áo bông? – Tên Cắp Vặt lí nhí.
– Đưa tao con dao.
Tên Cắp Vặt đưa cho Tên Giết Người con dao to bằng đốt ngón tay làm bằng sắt đai thùng. Roạt, roạt. Tên Giết Người rạch mấy đường làm cho bông gòn trong áo bay loạn lên trong gió.
– Đéo thấy con c. gì hết – hắn càu nhàu.
– Có khi ông ấy giấu trong quần lót, ông ạ – Tên Cắp Vặt lùi ra xa, mặt xám không kém gì mặt xác chết – Ông tìm kỹ xem.
– Lại đây, thằng vô tích sự – Tên Giết Người ra lệnh.
Nghe hắn gọi, Tên Cắp Vặt không những không đến gần mà còn lùi thêm vài bước nữa.
– Lại ngay đây! – Tên Giết Người gắt – Sao mày nhát thế?
Nhưng vô hiệu, Tên Cắp Vặt trợn tròn mắt, cái nhìn dán chặt vào bộ mặt bất động của xác chết.
Nhà Báo nhếch mép, nhưng không cười. Cảnh tượng ấy chẳng thích hợp với nụ cười nào.
– Thôi mày. – Nhà Báo phẩy tay – Chôn lão nhanh lên rồi còn về.
Ngoái cổ lại, hắn nhìn thấy Tên Giết Người và Người Tù Già vẫn đứng tựa vào nhau. Hệt như Tên Giết Người đang vuốt ve Người Tù Già và đang thủ thỉ chuyện gì đó với ông lão.
– Họ vẫn chưa xong hả? – không quay mặt lại, Tu Sĩ hỏi.
– Chưa.
Cảnh tượng Tên Giết Người lục soát xác chết làm cho Nhà Báo thấy trong lòng mình sôi lên một nỗi giận dữ khó hiểu.
Và chẳng biết làm gì với nó, hắn trút nó lên đầu Tu Sĩ.
– Này Cha, – hắn nói – Cha tin là có Chúa?
– Tôi hằng tin ở Người – Tu Sĩ đáp, mặt hết sức nghiêm trang.
– Vậy thì Chúa ở đâu?
– Chúa ở khắp mọi nơi. – Tu Sĩ khẳng định – Chúa thông biết mọi sự.
– Cả ở đây nữa chứ thưa Cha, – Nhà Báo nói, giọng mai mỉa – Trong cái chốn chúng ta đang ở này này? Đấy, cả ở chỗ kia kìa.
– Trong cả chốn này.
– Thật sao?
– Và cả trong ta.
– Và Chúa công bằng? – Nhà Báo gặng.
Tu Sĩ vẫn nghiêm trang:
– Không ai công bằng hơn Chúa.
Nhà Báo bỗng phá lên cười. Tiếng cười ngạo nghễ của hắn bay xa, đập vào vách núi rồi lại vẳng lại “ha..ha..ha..ha.. ha …a..a…”!
Khi tiếng cười yếu dần rơi xuống ở đâu đó trong những lùm cây đã biến thành những khối đen, Nhà Báo nghe tiếng một vật nặng đập vào gỗ. Hắn đoán Tên Giết Người xong việc vừa ném Người Tù Già trở lại vào áo quan.
– Cho mày! – Nhà Báo nghe thấy Tên Giết Người nói.
– Không. Cháu cảm ơn ông.
– Sao? Mày chê ít à?
– Không! Cháu không lấy đâu.
– Mày sợ hả?
Tên Cắp Vặt run cầp cập nói lắp:
– Cháu thấy… cháu thấy…
– Thấy cái gì?
-… Ông ấy lườm cháu. Tại cháu đầu têu…
Tên Giết Người ngửa mặt lên trời mà cười.
– Mày không lấy, tao lấy. Tao cóc sợ con khỉ khô nào hết.
Rồi chợt nghĩ ra điều gì, hắn cúi xuống nhặt cái bát sắt tráng men mà thịt ở trong đã đổ tung toé ra áo quan khi nó bị rơi xuống trên đường.
– Hoài của, cái bát còn tốt. – Tên Giết Người ngắm nghía cái bát rồi nói – Cho mày đấy.
– Không! – Tên Cắp Vặt rền rĩ – Không. Cháu không dám lấy đâu. Tiền cháu còn khônglấy nữa là cái bát. Cháu không lấy gì hết.
– Thế thì tao cho mày một cái bạt tai. – Tên Giết Người quát – Có lấy không? Này đây!
Vang lên một tiếng bốp, rồi tiếng Tên Cắp Vặt nấc lên, không rõ vì đau hay vì sợ.
Nhà Báo kéo Tu Sĩ đứng dậy. Tên Giết Người đóng nắp áo quan lại bằng một tay. Hắn cũng chẳng buồn đóng đinh. Tấm ván thiên xô sang một bên, để lộ nửa mặt người chết, khi bốn người lặng lẽ thòng dây chão vào dưới áo quan để thả nó xuống cái huyệt đen ngòm. Chẳng nói chẳng rằng, họ xúc đất đổ xuống huyệt cho đến khi nó được lấp đầy. Tu Sĩ là người cuối cùng còn làm việc sau khi ba người kia đã ngồi nghỉ.
Khi nấm mồ đã được Tu Sĩ đắp xong lùm lùm cho ra vẻ một nấm mồ, Tên Cắp Vặt sực nhớ ra điều gì, hắn đứng dậy rồi chạy hộc tốc về phía con suối ở đầu kia của nghĩa địa, từ đó hắn vác lên một tảng đá, lặc lè đi về phía ba người. Tảng đá nặng làm cho hắn thở dốc. Hắn liếc nhìn Nhà Báo và Tu Sĩ rồi đặt nhẹ nhàng tảng đá xuống đầu nấm mồ rồi lấy tay xoa cho đất chung quanh cho đẹp.
“Món hối lộ của một lương tâm khiếp đảm”, Nhà Báo nghĩ thầm và đưa tay lên mắt. Hắn có cảm giác bị choáng.
Bốn người tù ra về.
Ngày hết.
Khi họ xuống con suối gần đấy để rửa chân tay, Nhà Báo cà khịa với Tu Sĩ:
– Nếu có Chúa và Chúa là công bằng thì ít nhất Chúa cũng phải để cho ông lão tội nghiệp nọ ăn xong bữa tươi hôm nay đã… Chúa toàn năng trong trường hợp này còn nhẫn tâm hơn cả người thế tục.
– Lạy Chúa tôi lòng lành!
– Ít nhất thì Chúa cũng phải làm một điều gì đó cho con người bất hạnh ấy chứ, phải không? Nếu không, Chúa sao còn là Chúa?
Tu Sĩ rùng mình trước lời nói báng bổ của Nhà Báo, lẳng lặng ngước mắt lên trời, thành kính làm làm dấu thánh.
– Caeli enarrant gloriam Dei[8]!
Bầu trời đêm chết lặng trước mắt hắn. Những tầng trời sáng danh Chúa.
Tu Sĩ lẩm bẩm và thở dài não nuột.
Vũ Thư Hiên
___________________________________________
[1] Sĩ quan (tiếng lóng), chỉ những tù nhân loại anh chị trong đám lưu manh.
[2] Trong các trại giam người ta dùng các bác sĩ phạm pháp làm công việc y tế, nhưng không cho họ mang danh hiệu bác sĩ nữa, chỉ gọi bằng “Y Tá”.
[3] Già
[4] Mercurochrome, trị bách bệnh ngoài da trong trại giam.
[5] Dầm = nhiều (tiếng lóng).
[6] Quả tang (tiếng lóng).
[7] Chỉ điểm (tiếng lóng).
[8] Những tầng trời hát ca sáng danh Chúa.
CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI TÙ GIÀ *
Người Tù Già nằm bất động. Lão nằm và nhìn lên bầu trời xám xịt qua song cửa. Nhìn đăm đăm và nghĩ miên man. Những ý nghĩ đứt quãng, trôi nổi, bồng bềnh, lẫn lộn. Trùm lên những ý nghĩ vẩn vơ ấy là một màu buồn
Vũ Thư Hiên
Kính tặng hương hồn bạn tù Nguyễn Thái Bút
1
Người Tù Già nằm bất động. Lão nằm và nhìn lên bầu trời xám xịt qua song cửa. Nhìn đăm đăm và nghĩ miên man. Những ý nghĩ đứt quãng, trôi nổi, bồng bềnh, lẫn lộn. Trùm lên những ý nghĩ vẩn vơ ấy là một màu buồn u tối. Đầu đông ở thung lũng là thế. Thời tiết thay đổi từng giờ. Mặt trời không cất mình lên nổi nơi sương mù giăng mắc giữa ban ngày. Những vạt rừng ngàn năm nhấp nhô đậm nhạt trong thứ nửa mù nửa mưa bao quanh cuộc sống của lão như một vành khăn xô rách rưới. Không phải vô lý mà người ta thích đặt trại tù trong những thung lũng, lão nghĩ. Họ khôn lắm. Không phải chỉ để ngăn tù trốn đâu. Mà để ngăn cả ý nghĩ vượt ngục của tù nữa, nếu như nó dám nảy ra, khiếp thật.
Người Tù Già buồn. Lão biết lão chẳng còn sống bao lâu. Dấu hiệu đầu tiên của cái chết mà lão biết được là đôi chân không còn nghe theo lão. Lão mất hết cảm giác về chúng. Chúng rời bỏ lão một cách chậm chạp, không sao ngăn nổi. Bắt đầu là hai bàn chân, hôm qua, rồi tới đầu gối, sáng nay, và bây giờ – tới hông. Cả cái mùi khăn khẳn dính chặt vào khứu giác nữa, không biết nó xuất phát từ đâu, có phải đấy là mùi của chính lão?
Lão biết lần ngã bệnh này của lão sẽ không như những lần trước, trong suốt đời tù đằng đẵng. Mười một năm rồi chứ ít à? Trong mười một năm ấy lão đã vượt qua cái chết không phải một lần. Nhưng lần này thì không, lão biết. Không qua được. Không ăn thua. Thân thể lão đã cạn khả năng sống sót để chờ thêm một năm, hoặc hai năm, như lão từng chờ nhiều lần, để được xét tha sau một lệnh. Lệnh, là gọi tắt một kỳ hạn của sự tập trung cải tạo. Một lệnh là ba năm. Hết ba năm này là ba năm khác. Cứ thế mà diễn.
Mà chắc gì lão được tha cơ chứ?
Cái chết toàn năng, cái khốn nạn bất khả kháng, như hốc miệng đen ngòm của một con trăn khổng lồ đang nuốt dần cơ thể lão, từng phút một. Rất chậm, nhưng không dừng một giây. Lão sợ. Lão không muốn chết một tí nào. Lão muốn sống. Chao ôi, lão muốn sống lắm lắm. Chưa khi nào lão muốn sống bằng lúc này.
Đấy, ngay bây giờ đây này, lão đang muốn kêu, muốn gào lên, muốn thét lên, bằng hết giọng, để thiên hạ nghe thấy mà chạy đến, để thiên hạ xúm lại kéo lão ra khỏi cái hốc khủng khiếp đen ngòm kia. Nhưng lão không kêu được. Từ cuống họng lão chỉ phát ra những tiếng ú ớ mà, lạ thay, lão lại nghe rất rõ. Đôi tai nghễnh ngãng nhiều năm bỗng trở lên thính lạ thường. Tưởng chừng cái sống còn lại trong người lão chỉ tập trung nơi thính giác. Nó, và chỉ có nó, nối liền lão với thế giới bên ngoài.
Nói lão muốn gọi thiên hạ là nói thế thôi, chứ lão biết cả cái thế giới bên ngoài kia chẳng thèm nhòm nhõ gì đến lão đâu. Đối với cái thiên hạ ấy, lão chẳng là cái gì. Những bạn tù cũng không đến thăm lão. Tất nhiên, họ bận, họ mệt lử sau một ngày lao động, lết được về tới phòng là họ nằm vật ra, hỏi còn sức nào để nghĩ tới lão. Trừ một người tù già, còn già hơn lão nữa, ở ngay đây, trong trạm xá, thỉnh thoảng mới lệt xệt đến bên giường ngó lão một cái, và chỉ thế thôi, im lặng, không buồn thốt một lời. Lũ bệnh nhân cùng trạm xá với lão kia, ở ngay bên cạnh lão, thì chẳng nói làm gì – còn khuya cái lũ ấy mới nói với lão một lời. Chúng chẳng bệnh tật gì, chúng được nằm trạm xá vì chúng có tiền cho thằng Y Tá, cho ông Y Sĩ. Giờ đây chúng túm tụm trên cái giường gần giường lão, đang sát phạt nhau trong canh bạc mới mở. Lão nghe rõ mồn một thằng nào cười hô hố, thằng nào đang ngửa cổ reo tướng lên, thằng nào vừa vỗ đùi trong khoái trá, thằng nào vừa văng một câu chửi đổng trong cơn bực bội.
Y Tá cũng ngồi trong đám bạc. Hắn vật quân bài xuống chiếu cái đét và ngửa cổ lên văng một tràng chửi tục. Không cần nhìn, lão cũng biết nước bọt hắn văng tung toé. Hắn không thể nói mà không văng nước bọt.
Y Tá vốn là một bác sĩ khoa phụ sản bệnh viện tỉnh, trước nữa là Y Tá huyện, được trên cho bổ túc lên y sĩ, rồi bổ túc tiếp lên bác sĩ. Hắn là tù có án – năm năm vì tội cưỡng dâm bệnh nhân. Lão đã đón hắn từ lúc hắn vừa bước xuống ô tô ca của trại tỉnh chở tù lên trại trung ương. Người cùng một tỉnh, gặp nhau ở trong tù thì mừng, là lẽ thường. Chẳng gì cũng đồng hương đồng khói với nhau, trước kia lão đâu có quen biết hắn. Như mọi nông dân, có bao giờ lão đi bệnh viện, Người nông dân nghe đến bệnh viện là hãi rồi, như chết đến nơi rồi, không chết đến nơi thì chẳng ai tới bệnh viện làm gì. Nhưng cái chính là lão sợ tốn. Ốm đau đã có lá lẩu trong vườn, nặng hơn thì tìm đến ông lang ngoài chợ, ra khỏi nhà một bước là một bước tiền.
Hắn được phân vào toán đan lát của lão. Lão mừng húm. Lão rủ hắn ăn chung. Chia sẻ với hắn từng viên thuốc lào. Ở ngoài, nghe nói hắn béo lắm. Lên trại, hắn xuống cân vù vù. Gày tong teo. Đi xiêu vẹo. Hắn quên sạch mọi thứ trên đời, trừ những cái có thể bỏ vào mồm. Đi làm ngoài trại mắt hắn láo liên lục bới từng khóm cây bụi cỏ kiếm con cào cào, con châu chấu. Hôm nào vớ được con thằn lằn, hôm đó hắn như sống lại. Người ta quen thấy hắn vật vờ ngoài sân, hết rẽ vào nhà này lại nhà kia để kiếm miếng ăn. Một trong những cách kiếm ăn lương thiện nhất, ít bị khinh bỉ nhất, là tẩm quất thuê cho lũ “đầu gấu”, lũ “sĩ quan”[1].
Cuộc đời đầy những bất ngờ. Tay “Y Tá trại”[2], tù chung thân vì tội dùng thạch tín đầu độc vợ, trước kia là bác sĩ một bệnh viện trung ương, nhờ có nhiều quan hệ với các quan chức lớn mà luôn được giảm án, giữ chức Y Tá đã nhiều năm, đùng một cái được tha trước hạn. Cái chân Y Tá trại béo bở có một số ứng viên sáng giá – đó là mấy tù nhân bác sĩ, người đi tù vì tham ô, kẻ vì buôn lậu. Trời xui đất khiến thế nào, hắn được Ban giám thị chọn. Tính về thành phần xuất thân hắn ăn đứt bọn kia, hắn không phải chỉ là nông dân nói chung, hắn là cố nông tính về thành phần, quân chủ lực của cách mạng. Một bước, hắn lên quan.
Làm y tá trong tù bảnh lắm. Muốn nghỉ lao động một ngày, hoặc vài ngày, trong đời tù triền miên chỉ có lao động và lao động, những người tù khốn khổ, không trừ một ai, đều phải cầu cạnh người có chức vụ y tá. Tuỳ theo lượng cống vật họ dâng mà y tá gia ân cho họ nhiều hay ít – từ một hai ngày nghỉ lao động cho đến nằm trạm xá để theo dõi và điều trị. Nhà bếp, liên minh thần thánh của trạm xá, bao giờ cũng dành cho Y Tá phần béo bở, ngày thường cũng như ngày ăn “tươi”, trong mốì quan hệ hai bên cùng có lợi. Hắn mau chóng lên cân trở lại. Trơn lông đỏ da. Rồi béo hú. Hắn thích kể chuyện những người đàn bà đã qua tay hắn, như những chiến công, và thề sẽ trả thù con mụ bệnh nhân bị cưỡng hiếp đã làm đơn tố cáo hắn.
Người Tù Già không trông cậy ở Y Tá một sự chiếu cố nào. Lão biết có trông cậy cũng vô ích. Ở trong tù mà nói chuyện ân tình là lạc điệu lắm, là ngu độn lắm. Lão chỉ ân hận một chút – ấy là lão đã không đủ khôn ngoan để nghĩ tới chuyện đút lót Y tá ngay từ hôm đầu nằm trạm xá, như những người tù khác.
– Ở đời chẳng có gì tự nhiên có, chẳng có gì tự nhiên mất. – Y Tá triết lý – Không hiểu điều đó thì, ô hô, có mà ăn cám.
Người Tù Già không nghĩ tới đút lót là có cái lý của lão. Lão có cái gì để mà đút? Trên răng dưới cát-tút, lão là thế. Lão không thuộc loại người giận đời hoặc đám kẻ sĩ dở hơi đã vào tù rồi vẫn còn cương, không chịu cúi đầu trước bọn cán bộ, đừng nói gì tới Y Tá hay trật tự. Nếu có thì lão cũng đã đút rồi. Nhưng Y Tá lại nghĩ khác – ừ thì lão không có tiền thật, lão nghèo rớt mồng tơi, đúng, nhưng lão có thể xin, cũng có thể vay chứ. Vẫn còn những bạn tù tốt sẵn lòng giúp lão lúc hiểm nghèo cơ mà. Vay trước trả sau là chuyện thường tình trong tù. Cho nên Y Tá mới giận. Lão già cứ ì thần cụ ra, cứ như thể Y Tá là đồng hương của lão thì hắn phải có trách nhiệm săn sóc lão. Đừng hòng. Còn khuya nhé!
Y Tá đoán sai – lão hành xử như thế, không kể chuyện lão không có tiền, cái chính là vì lão coi thường bệnh. Lão xem nó như một sự bất tiện hơn là một bệnh. Lão tin ở đặc tính sống dai của người tù. Đó là một sinh vật kỳ lạ – sống không mảy may tiện nghi, thiếu thốn đủ đường, mắc đủ mọi bệnh, thế mà vẫn sống nhăn, như để phô bày một hiện tượng kỳ lạ của nhân loại. Lão không hề nghĩ đến cái chết khi lão khai ốm. Thậm chí lão còn cho là Y Tá nhầm khi cho lão đi nằm trạm xá. Kiết lỵ là cái quái gì cơ chứ? Lão đã thấy tù chết hàng loạt trong một trận dịch kiết lỵ. Kinh lắm. Chôn không kịp. Nhưng cái bệnh kiết lị bình thường, kiết lỵ hàng ngày, có làm thằng chó nào chết đâu? Lần này lão có đau bụng thật, đau quặn, khó chịu lắm, nhưng cũng chỉ như những lần khác, không hơn. Đến bữa lão vẫn bụp đến nơi đến chốn, ngoài suất cơm trại còn ngốn cả mấy chét to rau má mà vẫn thấy mới lưng lửng dạ.
Lão chỉ bắt đầu lo, bắt đầu ân hận đã không đút lót Y Tá khi thấy cái bệnh tưởng chừng vớ vẩn ấy ngày một nặng thêm. Lão thấy có, lần đầu tiên, những cơn đau quặn dữ dội ở bụng dưới. Mót liên tục. Không nhịn được. Mỗi lần đi cầu sức lực của lão như trôi ra theo đám phân lầy nhầy máu.
Y Tá cũng coi thường bệnh của lão. Khi thấy bệnh nặng thêm thì hắn cho lão ăn cháo với muối. Muối là lành nhất, không gì lành bằng. Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân nào rồi cũng khỏi. Trừ những bệnh nhân đã đến cõi. Khi thấy lão đi nhiều quá, mệt quá, thì y cho thêm mấy viên Berberin. Trong nhà tù Berberin (thuốc chế tạo bằng cỏ sữa) là thần dược dành cho đường tiêu hoá.
Nhưng Berberin không ăn thua. Uống vào như không uống.
Người Tù Già thầm trách Y Tá trại nhẫn tâm. Hắn cho lão nằm trạm xá để làm gì, nếu như hắn không muốn chữa cho lão khỏi? Lão không biết rằng Y Tá chẳng tốt mà cũng chẳng xấu với lão.
Y Tá chỉ làm việc phải làm mà thôi. Đó là lệnh của Ban Giám thị: “Phải giảm tỷ lệ tử vong xuống!”
– Người ta kiêng.
Tên Giết Người ném cho Tên Cắp Vặt một cái lườm bỏng rẫy rồi xoạc cẳng đứng trên đầu áo quan nhìn xuống. Hắn thấy sắc mặt Người Tù Già không xám ngoét như lúc nhập quan, mà bỗng có chút hồng. Cái đó có thể do ánh sáng của mặt trời đã lặn phản chiếu từ đám mây trên trời cao mà ra. Tên Giết Người nhớ đến chuyện một người tù đã đem chôn mà sống lại, vùng ra được khỏi huyệt lần về trại. Hắn cúi hẳn xuống, tát vào má Người Tù Già mấy cái xem lão có phản ứng gì không, nhưng lão nằm yên.
– Đừng, ông. – Tên Cắp Vặt nói, giọng van vỉ – Đừng.
Đáp lại, Tên Giết Người cười khẩy. Hắn nắm lấy hai vai xác chết, giật mạnh. Xác chết bật dậy, đứng dựa vào ngực Tên Giết Người. Hắn, một tay đỡ xác chết cho nó khỏi đổ, tay kia lục lọi quần áo người chết.
Nhà Báo nhìn thấy cằm của Người Tù Già tựa trên vai Tên Giết Người, trên gương mặt bất động đôi mắt hé mở, lờ đờ.
– Chẳng có chó gì hết. – Tên Giết Người càu nhàu – Mày nói thế nào ấy…
– Hay là ông ấy khâu trong áo bông? – Tên Cắp Vặt lí nhí.
– Đưa tao con dao.
Tên Cắp Vặt đưa cho Tên Giết Người con dao to bằng đốt ngón tay làm bằng sắt đai thùng. Roạt, roạt. Tên Giết Người rạch mấy đường làm cho bông gòn trong áo bay loạn lên trong gió.
– Đéo thấy con c. gì hết – hắn càu nhàu.
– Có khi ông ấy giấu trong quần lót, ông ạ – Tên Cắp Vặt lùi ra xa, mặt xám không kém gì mặt xác chết – Ông tìm kỹ xem.
– Lại đây, thằng vô tích sự – Tên Giết Người ra lệnh.
Nghe hắn gọi, Tên Cắp Vặt không những không đến gần mà còn lùi thêm vài bước nữa.
– Lại ngay đây! – Tên Giết Người gắt – Sao mày nhát thế?
Nhưng vô hiệu, Tên Cắp Vặt trợn tròn mắt, cái nhìn dán chặt vào bộ mặt bất động của xác chết.
Nhà Báo nhếch mép, nhưng không cười. Cảnh tượng ấy chẳng thích hợp với nụ cười nào.
– Thôi mày. – Nhà Báo phẩy tay – Chôn lão nhanh lên rồi còn về.
Ngoái cổ lại, hắn nhìn thấy Tên Giết Người và Người Tù Già vẫn đứng tựa vào nhau. Hệt như Tên Giết Người đang vuốt ve Người Tù Già và đang thủ thỉ chuyện gì đó với ông lão.
– Họ vẫn chưa xong hả? – không quay mặt lại, Tu Sĩ hỏi.
– Chưa.
Cảnh tượng Tên Giết Người lục soát xác chết làm cho Nhà Báo thấy trong lòng mình sôi lên một nỗi giận dữ khó hiểu.
Và chẳng biết làm gì với nó, hắn trút nó lên đầu Tu Sĩ.
– Này Cha, – hắn nói – Cha tin là có Chúa?
– Tôi hằng tin ở Người – Tu Sĩ đáp, mặt hết sức nghiêm trang.
– Vậy thì Chúa ở đâu?
– Chúa ở khắp mọi nơi. – Tu Sĩ khẳng định – Chúa thông biết mọi sự.
– Cả ở đây nữa chứ thưa Cha, – Nhà Báo nói, giọng mai mỉa – Trong cái chốn chúng ta đang ở này này? Đấy, cả ở chỗ kia kìa.
– Trong cả chốn này.
– Thật sao?
– Và cả trong ta.
– Và Chúa công bằng? – Nhà Báo gặng.
Tu Sĩ vẫn nghiêm trang:
– Không ai công bằng hơn Chúa.
Nhà Báo bỗng phá lên cười. Tiếng cười ngạo nghễ của hắn bay xa, đập vào vách núi rồi lại vẳng lại “ha..ha..ha..ha.. ha …a..a…”!
Khi tiếng cười yếu dần rơi xuống ở đâu đó trong những lùm cây đã biến thành những khối đen, Nhà Báo nghe tiếng một vật nặng đập vào gỗ. Hắn đoán Tên Giết Người xong việc vừa ném Người Tù Già trở lại vào áo quan.
– Cho mày! – Nhà Báo nghe thấy Tên Giết Người nói.
– Không. Cháu cảm ơn ông.
– Sao? Mày chê ít à?
– Không! Cháu không lấy đâu.
– Mày sợ hả?
Tên Cắp Vặt run cầp cập nói lắp:
– Cháu thấy… cháu thấy…
– Thấy cái gì?
-… Ông ấy lườm cháu. Tại cháu đầu têu…
Tên Giết Người ngửa mặt lên trời mà cười.
– Mày không lấy, tao lấy. Tao cóc sợ con khỉ khô nào hết.
Rồi chợt nghĩ ra điều gì, hắn cúi xuống nhặt cái bát sắt tráng men mà thịt ở trong đã đổ tung toé ra áo quan khi nó bị rơi xuống trên đường.
– Hoài của, cái bát còn tốt. – Tên Giết Người ngắm nghía cái bát rồi nói – Cho mày đấy.
– Không! – Tên Cắp Vặt rền rĩ – Không. Cháu không dám lấy đâu. Tiền cháu còn khônglấy nữa là cái bát. Cháu không lấy gì hết.
– Thế thì tao cho mày một cái bạt tai. – Tên Giết Người quát – Có lấy không? Này đây!
Vang lên một tiếng bốp, rồi tiếng Tên Cắp Vặt nấc lên, không rõ vì đau hay vì sợ.
Nhà Báo kéo Tu Sĩ đứng dậy. Tên Giết Người đóng nắp áo quan lại bằng một tay. Hắn cũng chẳng buồn đóng đinh. Tấm ván thiên xô sang một bên, để lộ nửa mặt người chết, khi bốn người lặng lẽ thòng dây chão vào dưới áo quan để thả nó xuống cái huyệt đen ngòm. Chẳng nói chẳng rằng, họ xúc đất đổ xuống huyệt cho đến khi nó được lấp đầy. Tu Sĩ là người cuối cùng còn làm việc sau khi ba người kia đã ngồi nghỉ.
Khi nấm mồ đã được Tu Sĩ đắp xong lùm lùm cho ra vẻ một nấm mồ, Tên Cắp Vặt sực nhớ ra điều gì, hắn đứng dậy rồi chạy hộc tốc về phía con suối ở đầu kia của nghĩa địa, từ đó hắn vác lên một tảng đá, lặc lè đi về phía ba người. Tảng đá nặng làm cho hắn thở dốc. Hắn liếc nhìn Nhà Báo và Tu Sĩ rồi đặt nhẹ nhàng tảng đá xuống đầu nấm mồ rồi lấy tay xoa cho đất chung quanh cho đẹp.
“Món hối lộ của một lương tâm khiếp đảm”, Nhà Báo nghĩ thầm và đưa tay lên mắt. Hắn có cảm giác bị choáng.
Bốn người tù ra về.
Ngày hết.
Khi họ xuống con suối gần đấy để rửa chân tay, Nhà Báo cà khịa với Tu Sĩ:
– Nếu có Chúa và Chúa là công bằng thì ít nhất Chúa cũng phải để cho ông lão tội nghiệp nọ ăn xong bữa tươi hôm nay đã… Chúa toàn năng trong trường hợp này còn nhẫn tâm hơn cả người thế tục.
– Lạy Chúa tôi lòng lành!
– Ít nhất thì Chúa cũng phải làm một điều gì đó cho con người bất hạnh ấy chứ, phải không? Nếu không, Chúa sao còn là Chúa?
Tu Sĩ rùng mình trước lời nói báng bổ của Nhà Báo, lẳng lặng ngước mắt lên trời, thành kính làm làm dấu thánh.
– Caeli enarrant gloriam Dei[8]!
Bầu trời đêm chết lặng trước mắt hắn. Những tầng trời sáng danh Chúa.
Tu Sĩ lẩm bẩm và thở dài não nuột.
Vũ Thư Hiên
___________________________________________
[1] Sĩ quan (tiếng lóng), chỉ những tù nhân loại anh chị trong đám lưu manh.
[2] Trong các trại giam người ta dùng các bác sĩ phạm pháp làm công việc y tế, nhưng không cho họ mang danh hiệu bác sĩ nữa, chỉ gọi bằng “Y Tá”.
[3] Già
[4] Mercurochrome, trị bách bệnh ngoài da trong trại giam.
[5] Dầm = nhiều (tiếng lóng).
[6] Quả tang (tiếng lóng).
[7] Chỉ điểm (tiếng lóng).
[8] Những tầng trời hát ca sáng danh Chúa.
Người Tù Già nằm bất động. Lão nằm và nhìn lên bầu trời xám xịt qua song cửa. Nhìn đăm đăm và nghĩ miên man. Những ý nghĩ đứt quãng, trôi nổi, bồng bềnh, lẫn lộn. Trùm lên những ý nghĩ vẩn vơ ấy là một màu buồn u tối. Đầu đông ở thung lũng là thế. Thời tiết thay đổi từng giờ. Mặt trời không cất mình lên nổi nơi sương mù giăng mắc giữa ban ngày. Những vạt rừng ngàn năm nhấp nhô đậm nhạt trong thứ nửa mù nửa mưa bao quanh cuộc sống của lão như một vành khăn xô rách rưới. Không phải vô lý mà người ta thích đặt trại tù trong những thung lũng, lão nghĩ. Họ khôn lắm. Không phải chỉ để ngăn tù trốn đâu. Mà để ngăn cả ý nghĩ vượt ngục của tù nữa, nếu như nó dám nảy ra, khiếp thật.
Người Tù Già buồn. Lão biết lão chẳng còn sống bao lâu. Dấu hiệu đầu tiên của cái chết mà lão biết được là đôi chân không còn nghe theo lão. Lão mất hết cảm giác về chúng. Chúng rời bỏ lão một cách chậm chạp, không sao ngăn nổi. Bắt đầu là hai bàn chân, hôm qua, rồi tới đầu gối, sáng nay, và bây giờ – tới hông. Cả cái mùi khăn khẳn dính chặt vào khứu giác nữa, không biết nó xuất phát từ đâu, có phải đấy là mùi của chính lão?
Lão biết lần ngã bệnh này của lão sẽ không như những lần trước, trong suốt đời tù đằng đẵng. Mười một năm rồi chứ ít à? Trong mười một năm ấy lão đã vượt qua cái chết không phải một lần. Nhưng lần này thì không, lão biết. Không qua được. Không ăn thua. Thân thể lão đã cạn khả năng sống sót để chờ thêm một năm, hoặc hai năm, như lão từng chờ nhiều lần, để được xét tha sau một lệnh. Lệnh, là gọi tắt một kỳ hạn của sự tập trung cải tạo. Một lệnh là ba năm. Hết ba năm này là ba năm khác. Cứ thế mà diễn.
Mà chắc gì lão được tha cơ chứ?
Cái chết toàn năng, cái khốn nạn bất khả kháng, như hốc miệng đen ngòm của một con trăn khổng lồ đang nuốt dần cơ thể lão, từng phút một. Rất chậm, nhưng không dừng một giây. Lão sợ. Lão không muốn chết một tí nào. Lão muốn sống. Chao ôi, lão muốn sống lắm lắm. Chưa khi nào lão muốn sống bằng lúc này.
Đấy, ngay bây giờ đây này, lão đang muốn kêu, muốn gào lên, muốn thét lên, bằng hết giọng, để thiên hạ nghe thấy mà chạy đến, để thiên hạ xúm lại kéo lão ra khỏi cái hốc khủng khiếp đen ngòm kia. Nhưng lão không kêu được. Từ cuống họng lão chỉ phát ra những tiếng ú ớ mà, lạ thay, lão lại nghe rất rõ. Đôi tai nghễnh ngãng nhiều năm bỗng trở lên thính lạ thường. Tưởng chừng cái sống còn lại trong người lão chỉ tập trung nơi thính giác. Nó, và chỉ có nó, nối liền lão với thế giới bên ngoài.
Nói lão muốn gọi thiên hạ là nói thế thôi, chứ lão biết cả cái thế giới bên ngoài kia chẳng thèm nhòm nhõ gì đến lão đâu. Đối với cái thiên hạ ấy, lão chẳng là cái gì. Những bạn tù cũng không đến thăm lão. Tất nhiên, họ bận, họ mệt lử sau một ngày lao động, lết được về tới phòng là họ nằm vật ra, hỏi còn sức nào để nghĩ tới lão. Trừ một người tù già, còn già hơn lão nữa, ở ngay đây, trong trạm xá, thỉnh thoảng mới lệt xệt đến bên giường ngó lão một cái, và chỉ thế thôi, im lặng, không buồn thốt một lời. Lũ bệnh nhân cùng trạm xá với lão kia, ở ngay bên cạnh lão, thì chẳng nói làm gì – còn khuya cái lũ ấy mới nói với lão một lời. Chúng chẳng bệnh tật gì, chúng được nằm trạm xá vì chúng có tiền cho thằng Y Tá, cho ông Y Sĩ. Giờ đây chúng túm tụm trên cái giường gần giường lão, đang sát phạt nhau trong canh bạc mới mở. Lão nghe rõ mồn một thằng nào cười hô hố, thằng nào đang ngửa cổ reo tướng lên, thằng nào vừa vỗ đùi trong khoái trá, thằng nào vừa văng một câu chửi đổng trong cơn bực bội.
Y Tá cũng ngồi trong đám bạc. Hắn vật quân bài xuống chiếu cái đét và ngửa cổ lên văng một tràng chửi tục. Không cần nhìn, lão cũng biết nước bọt hắn văng tung toé. Hắn không thể nói mà không văng nước bọt.
Y Tá vốn là một bác sĩ khoa phụ sản bệnh viện tỉnh, trước nữa là Y Tá huyện, được trên cho bổ túc lên y sĩ, rồi bổ túc tiếp lên bác sĩ. Hắn là tù có án – năm năm vì tội cưỡng dâm bệnh nhân. Lão đã đón hắn từ lúc hắn vừa bước xuống ô tô ca của trại tỉnh chở tù lên trại trung ương. Người cùng một tỉnh, gặp nhau ở trong tù thì mừng, là lẽ thường. Chẳng gì cũng đồng hương đồng khói với nhau, trước kia lão đâu có quen biết hắn. Như mọi nông dân, có bao giờ lão đi bệnh viện, Người nông dân nghe đến bệnh viện là hãi rồi, như chết đến nơi rồi, không chết đến nơi thì chẳng ai tới bệnh viện làm gì. Nhưng cái chính là lão sợ tốn. Ốm đau đã có lá lẩu trong vườn, nặng hơn thì tìm đến ông lang ngoài chợ, ra khỏi nhà một bước là một bước tiền.
Hắn được phân vào toán đan lát của lão. Lão mừng húm. Lão rủ hắn ăn chung. Chia sẻ với hắn từng viên thuốc lào. Ở ngoài, nghe nói hắn béo lắm. Lên trại, hắn xuống cân vù vù. Gày tong teo. Đi xiêu vẹo. Hắn quên sạch mọi thứ trên đời, trừ những cái có thể bỏ vào mồm. Đi làm ngoài trại mắt hắn láo liên lục bới từng khóm cây bụi cỏ kiếm con cào cào, con châu chấu. Hôm nào vớ được con thằn lằn, hôm đó hắn như sống lại. Người ta quen thấy hắn vật vờ ngoài sân, hết rẽ vào nhà này lại nhà kia để kiếm miếng ăn. Một trong những cách kiếm ăn lương thiện nhất, ít bị khinh bỉ nhất, là tẩm quất thuê cho lũ “đầu gấu”, lũ “sĩ quan”[1].
Cuộc đời đầy những bất ngờ. Tay “Y Tá trại”[2], tù chung thân vì tội dùng thạch tín đầu độc vợ, trước kia là bác sĩ một bệnh viện trung ương, nhờ có nhiều quan hệ với các quan chức lớn mà luôn được giảm án, giữ chức Y Tá đã nhiều năm, đùng một cái được tha trước hạn. Cái chân Y Tá trại béo bở có một số ứng viên sáng giá – đó là mấy tù nhân bác sĩ, người đi tù vì tham ô, kẻ vì buôn lậu. Trời xui đất khiến thế nào, hắn được Ban giám thị chọn. Tính về thành phần xuất thân hắn ăn đứt bọn kia, hắn không phải chỉ là nông dân nói chung, hắn là cố nông tính về thành phần, quân chủ lực của cách mạng. Một bước, hắn lên quan.
Làm y tá trong tù bảnh lắm. Muốn nghỉ lao động một ngày, hoặc vài ngày, trong đời tù triền miên chỉ có lao động và lao động, những người tù khốn khổ, không trừ một ai, đều phải cầu cạnh người có chức vụ y tá. Tuỳ theo lượng cống vật họ dâng mà y tá gia ân cho họ nhiều hay ít – từ một hai ngày nghỉ lao động cho đến nằm trạm xá để theo dõi và điều trị. Nhà bếp, liên minh thần thánh của trạm xá, bao giờ cũng dành cho Y Tá phần béo bở, ngày thường cũng như ngày ăn “tươi”, trong mốì quan hệ hai bên cùng có lợi. Hắn mau chóng lên cân trở lại. Trơn lông đỏ da. Rồi béo hú. Hắn thích kể chuyện những người đàn bà đã qua tay hắn, như những chiến công, và thề sẽ trả thù con mụ bệnh nhân bị cưỡng hiếp đã làm đơn tố cáo hắn.
Người Tù Già không trông cậy ở Y Tá một sự chiếu cố nào. Lão biết có trông cậy cũng vô ích. Ở trong tù mà nói chuyện ân tình là lạc điệu lắm, là ngu độn lắm. Lão chỉ ân hận một chút – ấy là lão đã không đủ khôn ngoan để nghĩ tới chuyện đút lót Y tá ngay từ hôm đầu nằm trạm xá, như những người tù khác.
– Ở đời chẳng có gì tự nhiên có, chẳng có gì tự nhiên mất. – Y Tá triết lý – Không hiểu điều đó thì, ô hô, có mà ăn cám.
Người Tù Già không nghĩ tới đút lót là có cái lý của lão. Lão có cái gì để mà đút? Trên răng dưới cát-tút, lão là thế. Lão không thuộc loại người giận đời hoặc đám kẻ sĩ dở hơi đã vào tù rồi vẫn còn cương, không chịu cúi đầu trước bọn cán bộ, đừng nói gì tới Y Tá hay trật tự. Nếu có thì lão cũng đã đút rồi. Nhưng Y Tá lại nghĩ khác – ừ thì lão không có tiền thật, lão nghèo rớt mồng tơi, đúng, nhưng lão có thể xin, cũng có thể vay chứ. Vẫn còn những bạn tù tốt sẵn lòng giúp lão lúc hiểm nghèo cơ mà. Vay trước trả sau là chuyện thường tình trong tù. Cho nên Y Tá mới giận. Lão già cứ ì thần cụ ra, cứ như thể Y Tá là đồng hương của lão thì hắn phải có trách nhiệm săn sóc lão. Đừng hòng. Còn khuya nhé!
Y Tá đoán sai – lão hành xử như thế, không kể chuyện lão không có tiền, cái chính là vì lão coi thường bệnh. Lão xem nó như một sự bất tiện hơn là một bệnh. Lão tin ở đặc tính sống dai của người tù. Đó là một sinh vật kỳ lạ – sống không mảy may tiện nghi, thiếu thốn đủ đường, mắc đủ mọi bệnh, thế mà vẫn sống nhăn, như để phô bày một hiện tượng kỳ lạ của nhân loại. Lão không hề nghĩ đến cái chết khi lão khai ốm. Thậm chí lão còn cho là Y Tá nhầm khi cho lão đi nằm trạm xá. Kiết lỵ là cái quái gì cơ chứ? Lão đã thấy tù chết hàng loạt trong một trận dịch kiết lỵ. Kinh lắm. Chôn không kịp. Nhưng cái bệnh kiết lị bình thường, kiết lỵ hàng ngày, có làm thằng chó nào chết đâu? Lần này lão có đau bụng thật, đau quặn, khó chịu lắm, nhưng cũng chỉ như những lần khác, không hơn. Đến bữa lão vẫn bụp đến nơi đến chốn, ngoài suất cơm trại còn ngốn cả mấy chét to rau má mà vẫn thấy mới lưng lửng dạ.
Lão chỉ bắt đầu lo, bắt đầu ân hận đã không đút lót Y Tá khi thấy cái bệnh tưởng chừng vớ vẩn ấy ngày một nặng thêm. Lão thấy có, lần đầu tiên, những cơn đau quặn dữ dội ở bụng dưới. Mót liên tục. Không nhịn được. Mỗi lần đi cầu sức lực của lão như trôi ra theo đám phân lầy nhầy máu.
Y Tá cũng coi thường bệnh của lão. Khi thấy bệnh nặng thêm thì hắn cho lão ăn cháo với muối. Muối là lành nhất, không gì lành bằng. Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân nào rồi cũng khỏi. Trừ những bệnh nhân đã đến cõi. Khi thấy lão đi nhiều quá, mệt quá, thì y cho thêm mấy viên Berberin. Trong nhà tù Berberin (thuốc chế tạo bằng cỏ sữa) là thần dược dành cho đường tiêu hoá.
Nhưng Berberin không ăn thua. Uống vào như không uống.
Người Tù Già thầm trách Y Tá trại nhẫn tâm. Hắn cho lão nằm trạm xá để làm gì, nếu như hắn không muốn chữa cho lão khỏi? Lão không biết rằng Y Tá chẳng tốt mà cũng chẳng xấu với lão.
Y Tá chỉ làm việc phải làm mà thôi. Đó là lệnh của Ban Giám thị: “Phải giảm tỷ lệ tử vong xuống!”
– Người ta kiêng.
Tên Giết Người ném cho Tên Cắp Vặt một cái lườm bỏng rẫy rồi xoạc cẳng đứng trên đầu áo quan nhìn xuống. Hắn thấy sắc mặt Người Tù Già không xám ngoét như lúc nhập quan, mà bỗng có chút hồng. Cái đó có thể do ánh sáng của mặt trời đã lặn phản chiếu từ đám mây trên trời cao mà ra. Tên Giết Người nhớ đến chuyện một người tù đã đem chôn mà sống lại, vùng ra được khỏi huyệt lần về trại. Hắn cúi hẳn xuống, tát vào má Người Tù Già mấy cái xem lão có phản ứng gì không, nhưng lão nằm yên.
– Đừng, ông. – Tên Cắp Vặt nói, giọng van vỉ – Đừng.
Đáp lại, Tên Giết Người cười khẩy. Hắn nắm lấy hai vai xác chết, giật mạnh. Xác chết bật dậy, đứng dựa vào ngực Tên Giết Người. Hắn, một tay đỡ xác chết cho nó khỏi đổ, tay kia lục lọi quần áo người chết.
Nhà Báo nhìn thấy cằm của Người Tù Già tựa trên vai Tên Giết Người, trên gương mặt bất động đôi mắt hé mở, lờ đờ.
– Chẳng có chó gì hết. – Tên Giết Người càu nhàu – Mày nói thế nào ấy…
– Hay là ông ấy khâu trong áo bông? – Tên Cắp Vặt lí nhí.
– Đưa tao con dao.
Tên Cắp Vặt đưa cho Tên Giết Người con dao to bằng đốt ngón tay làm bằng sắt đai thùng. Roạt, roạt. Tên Giết Người rạch mấy đường làm cho bông gòn trong áo bay loạn lên trong gió.
– Đéo thấy con c. gì hết – hắn càu nhàu.
– Có khi ông ấy giấu trong quần lót, ông ạ – Tên Cắp Vặt lùi ra xa, mặt xám không kém gì mặt xác chết – Ông tìm kỹ xem.
– Lại đây, thằng vô tích sự – Tên Giết Người ra lệnh.
Nghe hắn gọi, Tên Cắp Vặt không những không đến gần mà còn lùi thêm vài bước nữa.
– Lại ngay đây! – Tên Giết Người gắt – Sao mày nhát thế?
Nhưng vô hiệu, Tên Cắp Vặt trợn tròn mắt, cái nhìn dán chặt vào bộ mặt bất động của xác chết.
Nhà Báo nhếch mép, nhưng không cười. Cảnh tượng ấy chẳng thích hợp với nụ cười nào.
– Thôi mày. – Nhà Báo phẩy tay – Chôn lão nhanh lên rồi còn về.
Ngoái cổ lại, hắn nhìn thấy Tên Giết Người và Người Tù Già vẫn đứng tựa vào nhau. Hệt như Tên Giết Người đang vuốt ve Người Tù Già và đang thủ thỉ chuyện gì đó với ông lão.
– Họ vẫn chưa xong hả? – không quay mặt lại, Tu Sĩ hỏi.
– Chưa.
Cảnh tượng Tên Giết Người lục soát xác chết làm cho Nhà Báo thấy trong lòng mình sôi lên một nỗi giận dữ khó hiểu.
Và chẳng biết làm gì với nó, hắn trút nó lên đầu Tu Sĩ.
– Này Cha, – hắn nói – Cha tin là có Chúa?
– Tôi hằng tin ở Người – Tu Sĩ đáp, mặt hết sức nghiêm trang.
– Vậy thì Chúa ở đâu?
– Chúa ở khắp mọi nơi. – Tu Sĩ khẳng định – Chúa thông biết mọi sự.
– Cả ở đây nữa chứ thưa Cha, – Nhà Báo nói, giọng mai mỉa – Trong cái chốn chúng ta đang ở này này? Đấy, cả ở chỗ kia kìa.
– Trong cả chốn này.
– Thật sao?
– Và cả trong ta.
– Và Chúa công bằng? – Nhà Báo gặng.
Tu Sĩ vẫn nghiêm trang:
– Không ai công bằng hơn Chúa.
Nhà Báo bỗng phá lên cười. Tiếng cười ngạo nghễ của hắn bay xa, đập vào vách núi rồi lại vẳng lại “ha..ha..ha..ha.. ha …a..a…”!
Khi tiếng cười yếu dần rơi xuống ở đâu đó trong những lùm cây đã biến thành những khối đen, Nhà Báo nghe tiếng một vật nặng đập vào gỗ. Hắn đoán Tên Giết Người xong việc vừa ném Người Tù Già trở lại vào áo quan.
– Cho mày! – Nhà Báo nghe thấy Tên Giết Người nói.
– Không. Cháu cảm ơn ông.
– Sao? Mày chê ít à?
– Không! Cháu không lấy đâu.
– Mày sợ hả?
Tên Cắp Vặt run cầp cập nói lắp:
– Cháu thấy… cháu thấy…
– Thấy cái gì?
-… Ông ấy lườm cháu. Tại cháu đầu têu…
Tên Giết Người ngửa mặt lên trời mà cười.
– Mày không lấy, tao lấy. Tao cóc sợ con khỉ khô nào hết.
Rồi chợt nghĩ ra điều gì, hắn cúi xuống nhặt cái bát sắt tráng men mà thịt ở trong đã đổ tung toé ra áo quan khi nó bị rơi xuống trên đường.
– Hoài của, cái bát còn tốt. – Tên Giết Người ngắm nghía cái bát rồi nói – Cho mày đấy.
– Không! – Tên Cắp Vặt rền rĩ – Không. Cháu không dám lấy đâu. Tiền cháu còn khônglấy nữa là cái bát. Cháu không lấy gì hết.
– Thế thì tao cho mày một cái bạt tai. – Tên Giết Người quát – Có lấy không? Này đây!
Vang lên một tiếng bốp, rồi tiếng Tên Cắp Vặt nấc lên, không rõ vì đau hay vì sợ.
Nhà Báo kéo Tu Sĩ đứng dậy. Tên Giết Người đóng nắp áo quan lại bằng một tay. Hắn cũng chẳng buồn đóng đinh. Tấm ván thiên xô sang một bên, để lộ nửa mặt người chết, khi bốn người lặng lẽ thòng dây chão vào dưới áo quan để thả nó xuống cái huyệt đen ngòm. Chẳng nói chẳng rằng, họ xúc đất đổ xuống huyệt cho đến khi nó được lấp đầy. Tu Sĩ là người cuối cùng còn làm việc sau khi ba người kia đã ngồi nghỉ.
Khi nấm mồ đã được Tu Sĩ đắp xong lùm lùm cho ra vẻ một nấm mồ, Tên Cắp Vặt sực nhớ ra điều gì, hắn đứng dậy rồi chạy hộc tốc về phía con suối ở đầu kia của nghĩa địa, từ đó hắn vác lên một tảng đá, lặc lè đi về phía ba người. Tảng đá nặng làm cho hắn thở dốc. Hắn liếc nhìn Nhà Báo và Tu Sĩ rồi đặt nhẹ nhàng tảng đá xuống đầu nấm mồ rồi lấy tay xoa cho đất chung quanh cho đẹp.
“Món hối lộ của một lương tâm khiếp đảm”, Nhà Báo nghĩ thầm và đưa tay lên mắt. Hắn có cảm giác bị choáng.
Bốn người tù ra về.
Ngày hết.
Khi họ xuống con suối gần đấy để rửa chân tay, Nhà Báo cà khịa với Tu Sĩ:
– Nếu có Chúa và Chúa là công bằng thì ít nhất Chúa cũng phải để cho ông lão tội nghiệp nọ ăn xong bữa tươi hôm nay đã… Chúa toàn năng trong trường hợp này còn nhẫn tâm hơn cả người thế tục.
– Lạy Chúa tôi lòng lành!
– Ít nhất thì Chúa cũng phải làm một điều gì đó cho con người bất hạnh ấy chứ, phải không? Nếu không, Chúa sao còn là Chúa?
Tu Sĩ rùng mình trước lời nói báng bổ của Nhà Báo, lẳng lặng ngước mắt lên trời, thành kính làm làm dấu thánh.
– Caeli enarrant gloriam Dei[8]!
Bầu trời đêm chết lặng trước mắt hắn. Những tầng trời sáng danh Chúa.
Tu Sĩ lẩm bẩm và thở dài não nuột.
Vũ Thư Hiên
___________________________________________
[1] Sĩ quan (tiếng lóng), chỉ những tù nhân loại anh chị trong đám lưu manh.
[2] Trong các trại giam người ta dùng các bác sĩ phạm pháp làm công việc y tế, nhưng không cho họ mang danh hiệu bác sĩ nữa, chỉ gọi bằng “Y Tá”.
[3] Già
[4] Mercurochrome, trị bách bệnh ngoài da trong trại giam.
[5] Dầm = nhiều (tiếng lóng).
[6] Quả tang (tiếng lóng).
[7] Chỉ điểm (tiếng lóng).
[8] Những tầng trời hát ca sáng danh Chúa.