Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
CÁM ƠN ANH _ Việt Nhân
(HNPĐ) Hôm qua ngày thứ hai cuối của tháng năm, ngày lễ Memorial Day của Mỹ, nhân dịp này cộng đồng người Việt ti nạn quanh vùng Hoa Thịnh Đốn đã đến thăm viếng bức tường đá đen, bức tượng đài Vietnam Veterans Memorial. Sinh hoạt cùng diễn hành chung với người dân Hoa Kỳ trong ngày lễ quan trọng này, đã thể hiện nét văn hóa tốt đẹp nơi người Việt mình, đó là văn hóa cám ơn, không cần nhiều lời nhắc lại những hy sinh của người lính Mỹ trên chiến trường VN. Ở đây chúng ta chỉ nói đến những cống hiến của họ cho quê hương họ, và nay chúng ta đến đây sống, chúng ta đang thừa hưởng những gì máu xương họ đã gầy nên, bao nhiêu đó thiết nghĩ câu ông cha ta từng dạy con cháu Việt, là ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thật hay vô cùng trong trường hợp này.
Tại quận Cam, các đài Việt ngữ cũng đã cho phát đi tin tức về ngày lễ này, cùng nói đến những cái chết của người lính, đương nhiên là lính Mỹ, trong các cuộc chiến mà đất nước này đã tham dự. Ai cũng biết từ hôm thứ bảy cuối tuần, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng đã đọc diễn văn để vinh danh các tử sĩ, Ông nói rằng ngày thứ hai này, là dịp để nhớ tới những người đã hy sinh để cho dân Mỹ “có thể biết tới hòa bình và sống trong tự do.” Năm nay vẫn như thường lệ, lễ chính là lễ đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở ngoại ô Washington, nơi với hơn 260.000 ngôi mộ đã được cắm Quốc Kỳ. Câu chuyện hôm nay, như tựa bài đã thưa là “Cám Ơn”, một đức tính truyền thống rất đẹp của người dân Việt!
Những gì người bản xứ đã trân trọng, trong nghi lễ dành riêng cho những người lính của họ, thì báo chí, truyền thông cùng các trang mạng người Việt mình đều không thiếu những bài viết tường trình, và luôn trong các bài đó mấy ai trong chúng ta không cảm động, khi đọc những lời như “Nhân ngày chiến sĩ trận vong này chúng ta cùng có nén hương lòng gửi đến các người lính VNCH đã nằm xuống”. Thật là xúc động, nó gợi nơi ta nhớ đến người đã ra đi, nhất người đọc lại là một người lính cũ, cả một quân đội bị trói tay bức tử, và những người lính hy sinh vì đất nước, tuy đã vùi thân dưới lòng đất, nhưng đã có được một lần cuối nằm yên? Cái chính nghĩa của chiến đấu, cái vinh nhục đã được đánh đồng bằng sự thắng thua, và cái chính danh đã bị bôi bẩn – Đấy là những xót xa mà người ta không bao giờ quên!
Sự thắng bại không luận được anh hùng, nhất là đối với một quân đội kiên cường anh dũng như QL.VNCH, thì những cái chết của người lính Quốc Gia đã hy sinh vì tổ quốc VN không thua kém bất cứ cái chết của một người lính nào trên thế giới đã ngã xuống cho quê hương họ. Ngày hôm nay, chúng ta không có những buổi lễ trang trọng như lúc xưa để tưởng nhớ họ, nhưng không phải vì thế là nó mãi mãi không còn, nó vẫn còn trong lòng của người dân Việt hôm nay và mai sau, những ai đã chết vì sông núi, sẽ sống muôn đời với núi sông. Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã nói câu cám ơn thật hay đến những người lính, mà ông gọi là kịp lớn giữa thù hằn, thắp đôi vai gồng gánh nỗi điêu linh của đất nước!
Những người lính của ông, với bóng vinh quang lắp sâu trong huyệt lạnh, rồi ngồi đau thầm lặng giữa thanh bình, những người lính đã mất nhưng luôn sống trong lòng mọi người từ ngày đó đến nay:
Người nằm yên bao lâu quên trong sương khói quạnh hiu
Người về mang thương đau chưa nghe ai nhắc tuổi tên
Nghìn lời hát không vơi tình ẩn khuất trong tôi
Cám ơn anh, cám ơn anh, người Chiến sĩ Vô danh!
Những người lính VNCH đã một thời chiến đấu và hy sinh, có khác gì không với những người lính Mỹ được cắm cờ trước mộ bia hôm ngày lễ? Chắc chắn là không, họ giống nhau, họ đều là lính, họ đã hy sinh và nằm xuống cho tổ quốc của mình, họ đều đã đi vào cuộc chiến theo tiếng gọi của đất nước, dân tộc. Đất nước ta tạm thời trong tay của đảng cộng sản, thì chuyện thắp nén hương lòng để tưởng nhớ người Tử sĩ VNCH, không vì thế mà cho là điều tủi. Thực tế mà nói vì mang cái tâm con người thì chúng ta buồn khi nghĩ đến những người bạn vì nước đã ra đi, chứ trong chế độ cộng sản vô nhân hôm nay bên quê nhà, ngay người lính của họ cũng có được đối xử đúng?
Cuộc chiến biên giới Hoa–Việt năm 1979, bao nhiêu người lính cộng sản Việt chết đã được chính thức loan báo về con số thương vong, và những người này cái chết của họ mang danh nghĩa gì, rồi hằng năm họ có được làm lễ tưởng niệm? Tại sao những người lính hải quân cộng sản Việt tham dự cuộc hành quân chủ quyền 88 không được cho phép trang bị vũ khí để rồi bị Tầu cộng thảm sát tại đảo Gạc Ma, đã 25 năm họ không được một sự nhắc nhở gì của nhà nước, hay cái đảng cộng sản, vì nó mà họ chết thảm? Có người nói cuộc chiến 1979, chính xác là chuyện thầy trò 4 tốt dạy nhau bài học như lời Đặng Tiểu Bình đã nói, thì rõ ràng đấy là những cái chết vì hai đảng cộng hục hặc với nhau, nên những cái chết đó không thể xem là cái chết vì nước.
Còn những người sống sót trong vụ Gạc Ma, thì họ nói gì về những cái chết trong vụ lừa bịp này, những cái chết mà bây giờ mỗi lần nhớ tới họ hãy còn sợ, đứng quây tròn với nhau giữa trời nước để nhận lấy những viên đạn của sát thủ? Những người đó đến lúc chết, vẫn không biết vì sao mình phải chết, và chết vì lý do gì, khi ra đi được đảng nói “xây dựng và bảo vệ đảo” trong khi trong tay không một tấc sắt, thì làm sao gọi đó là những cái chết trong chiến đấu? Những người lính là những người chiến đấu vì sự vẹn toàn của lãnh thổ và sự sống còn của dân tộc, nhưng thực tế hôm nay những người lính Trường Sa của Cộng Sản luôn mang lấy nỗi ám ảnh về những cái chết Gạc Ma trong đầu họ, và câu hỏi vẫn luôn là chết cho đảng, họ có còn là người lính?
Thay cho câu kết, xin cho phép mỗ tôi được dùng hai câu cuối bài hát Cám Ơn Anh, của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng để kết thúc...“Nghìn lời hát không vơi tình ẩn khuất trong tôi, Cám ơn anh, cám ơn anh, người Chiến sĩ Vô danh!”
Việt Nhân (HNPĐ)
CÁM ƠN ANH _ Việt Nhân
(HNPĐ) Hôm qua ngày thứ hai cuối của tháng năm, ngày lễ Memorial Day của Mỹ, nhân dịp này cộng đồng người Việt ti nạn quanh vùng Hoa Thịnh Đốn đã đến thăm viếng bức tường đá đen, bức tượng đài Vietnam Veterans Memorial. Sinh hoạt cùng diễn hành chung với người dân Hoa Kỳ trong ngày lễ quan trọng này, đã thể hiện nét văn hóa tốt đẹp nơi người Việt mình, đó là văn hóa cám ơn, không cần nhiều lời nhắc lại những hy sinh của người lính Mỹ trên chiến trường VN. Ở đây chúng ta chỉ nói đến những cống hiến của họ cho quê hương họ, và nay chúng ta đến đây sống, chúng ta đang thừa hưởng những gì máu xương họ đã gầy nên, bao nhiêu đó thiết nghĩ câu ông cha ta từng dạy con cháu Việt, là ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thật hay vô cùng trong trường hợp này.
Tại quận Cam, các đài Việt ngữ cũng đã cho phát đi tin tức về ngày lễ này, cùng nói đến những cái chết của người lính, đương nhiên là lính Mỹ, trong các cuộc chiến mà đất nước này đã tham dự. Ai cũng biết từ hôm thứ bảy cuối tuần, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng đã đọc diễn văn để vinh danh các tử sĩ, Ông nói rằng ngày thứ hai này, là dịp để nhớ tới những người đã hy sinh để cho dân Mỹ “có thể biết tới hòa bình và sống trong tự do.” Năm nay vẫn như thường lệ, lễ chính là lễ đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở ngoại ô Washington, nơi với hơn 260.000 ngôi mộ đã được cắm Quốc Kỳ. Câu chuyện hôm nay, như tựa bài đã thưa là “Cám Ơn”, một đức tính truyền thống rất đẹp của người dân Việt!
Những gì người bản xứ đã trân trọng, trong nghi lễ dành riêng cho những người lính của họ, thì báo chí, truyền thông cùng các trang mạng người Việt mình đều không thiếu những bài viết tường trình, và luôn trong các bài đó mấy ai trong chúng ta không cảm động, khi đọc những lời như “Nhân ngày chiến sĩ trận vong này chúng ta cùng có nén hương lòng gửi đến các người lính VNCH đã nằm xuống”. Thật là xúc động, nó gợi nơi ta nhớ đến người đã ra đi, nhất người đọc lại là một người lính cũ, cả một quân đội bị trói tay bức tử, và những người lính hy sinh vì đất nước, tuy đã vùi thân dưới lòng đất, nhưng đã có được một lần cuối nằm yên? Cái chính nghĩa của chiến đấu, cái vinh nhục đã được đánh đồng bằng sự thắng thua, và cái chính danh đã bị bôi bẩn – Đấy là những xót xa mà người ta không bao giờ quên!
Sự thắng bại không luận được anh hùng, nhất là đối với một quân đội kiên cường anh dũng như QL.VNCH, thì những cái chết của người lính Quốc Gia đã hy sinh vì tổ quốc VN không thua kém bất cứ cái chết của một người lính nào trên thế giới đã ngã xuống cho quê hương họ. Ngày hôm nay, chúng ta không có những buổi lễ trang trọng như lúc xưa để tưởng nhớ họ, nhưng không phải vì thế là nó mãi mãi không còn, nó vẫn còn trong lòng của người dân Việt hôm nay và mai sau, những ai đã chết vì sông núi, sẽ sống muôn đời với núi sông. Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã nói câu cám ơn thật hay đến những người lính, mà ông gọi là kịp lớn giữa thù hằn, thắp đôi vai gồng gánh nỗi điêu linh của đất nước!
Những người lính của ông, với bóng vinh quang lắp sâu trong huyệt lạnh, rồi ngồi đau thầm lặng giữa thanh bình, những người lính đã mất nhưng luôn sống trong lòng mọi người từ ngày đó đến nay:
Người nằm yên bao lâu quên trong sương khói quạnh hiu
Người về mang thương đau chưa nghe ai nhắc tuổi tên
Nghìn lời hát không vơi tình ẩn khuất trong tôi
Cám ơn anh, cám ơn anh, người Chiến sĩ Vô danh!
Những người lính VNCH đã một thời chiến đấu và hy sinh, có khác gì không với những người lính Mỹ được cắm cờ trước mộ bia hôm ngày lễ? Chắc chắn là không, họ giống nhau, họ đều là lính, họ đã hy sinh và nằm xuống cho tổ quốc của mình, họ đều đã đi vào cuộc chiến theo tiếng gọi của đất nước, dân tộc. Đất nước ta tạm thời trong tay của đảng cộng sản, thì chuyện thắp nén hương lòng để tưởng nhớ người Tử sĩ VNCH, không vì thế mà cho là điều tủi. Thực tế mà nói vì mang cái tâm con người thì chúng ta buồn khi nghĩ đến những người bạn vì nước đã ra đi, chứ trong chế độ cộng sản vô nhân hôm nay bên quê nhà, ngay người lính của họ cũng có được đối xử đúng?
Cuộc chiến biên giới Hoa–Việt năm 1979, bao nhiêu người lính cộng sản Việt chết đã được chính thức loan báo về con số thương vong, và những người này cái chết của họ mang danh nghĩa gì, rồi hằng năm họ có được làm lễ tưởng niệm? Tại sao những người lính hải quân cộng sản Việt tham dự cuộc hành quân chủ quyền 88 không được cho phép trang bị vũ khí để rồi bị Tầu cộng thảm sát tại đảo Gạc Ma, đã 25 năm họ không được một sự nhắc nhở gì của nhà nước, hay cái đảng cộng sản, vì nó mà họ chết thảm? Có người nói cuộc chiến 1979, chính xác là chuyện thầy trò 4 tốt dạy nhau bài học như lời Đặng Tiểu Bình đã nói, thì rõ ràng đấy là những cái chết vì hai đảng cộng hục hặc với nhau, nên những cái chết đó không thể xem là cái chết vì nước.
Còn những người sống sót trong vụ Gạc Ma, thì họ nói gì về những cái chết trong vụ lừa bịp này, những cái chết mà bây giờ mỗi lần nhớ tới họ hãy còn sợ, đứng quây tròn với nhau giữa trời nước để nhận lấy những viên đạn của sát thủ? Những người đó đến lúc chết, vẫn không biết vì sao mình phải chết, và chết vì lý do gì, khi ra đi được đảng nói “xây dựng và bảo vệ đảo” trong khi trong tay không một tấc sắt, thì làm sao gọi đó là những cái chết trong chiến đấu? Những người lính là những người chiến đấu vì sự vẹn toàn của lãnh thổ và sự sống còn của dân tộc, nhưng thực tế hôm nay những người lính Trường Sa của Cộng Sản luôn mang lấy nỗi ám ảnh về những cái chết Gạc Ma trong đầu họ, và câu hỏi vẫn luôn là chết cho đảng, họ có còn là người lính?
Thay cho câu kết, xin cho phép mỗ tôi được dùng hai câu cuối bài hát Cám Ơn Anh, của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng để kết thúc...“Nghìn lời hát không vơi tình ẩn khuất trong tôi, Cám ơn anh, cám ơn anh, người Chiến sĩ Vô danh!”
Việt Nhân (HNPĐ)