[CÀNG NHIỀU ROBOT, CÀNG NHIỀU VIỆC LÀM] Vào thế kỷ 18-19 – thời Công Nghiệp Hóa – khi con người bắt đồng sử dụng máy móc trong mọi việc, người ta đã lo sợ rằng những sáng chế đó sẽ cướp đi việc làm của người lao động. Công nhân làm đèn cầy lo sợ bóng đèn điện sẽ cướp đi việc làm của họ. Mấy con bò, trâu và ngựa lo sợ chiếc máy cày sẽ khiến họ trở nên vô dụng. Ngành vận chuyển bằng xe ngựa lo sợ tàu hỏa sẽ phá nát ngành vận chuyển. Tất cả đều lo sợ rằng máy móc và công nghệ sẽ tiêu diệt con người, nhất là những người nghèo.
Nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Nhờ công nghiệp, nhờ máy móc, nhờ sự sáng tạo mà con người đã đi lên một mức tiêu chuẩn sống mới. Giá cả giảm giá đáng kể và chất lượng cũng tăng đáng kể. Những thứ trước đây chỉ dành cho người giàu thì bây giờ một người lao động bình thường cũng có thể mua được.
Ngày xưa người nghèo phải sống trong tắm tối, đèn cầy thì quá dở, nhờ bóng đèn mà họ có thể thức nguyên đêm. Nhờ máy cày mà một anh nông dân quê mùa dốt nát có thể tăng năng suất của mình lên 100 lần, nếu mấy con trâu bò bị bệnh cũng chẳng anh hưởng mấy. Một đơn hàng trước đây phải mất vài tuần để đi từ Berlin tới Paris thì bây giờ chỉ mất vài ngày đi xe lửa. Con người có thể sản xuất nhiều hơn, làm nhiều hơn, nhận lương cao hơn mà phải làm ít hơn. Trước đây phải làm quanh năm suốt tháng thì bây giờ họ chỉ cần làm 11 tháng, 1 tháng còn lại dành để nghỉ. Chưa hết, trước đây phải làm 7 ngày thì bây giờ chỉ cần làm 5 ngày một tuần. Nhờ vào máy móc và Robot mà con người đã có nhiều thời gian hơn.
Nỗi lo sợ về máy móc – hay Robot – sẽ lấy đi việc làm không có gì mới. Nó thật ra là một ngộ nhận chết người. Mục đích của một doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận chứ không phải việc làm. Mục đích của nền kinh tế là tạo ra hàng hóa, dịch vụ và giá trị – việc làm chỉ là công cụ. Một doanh nghiệp muốn phát triển hay tối ưu hoạt động thì phải tuyển càng ít người lao động càng tốt. Một nền kinh tế linh động yêu cầu sử dụng nhân công tối thiểu nhất.
Chưa hiểu hả? Bây giờ có 2 công ty, gọi là Công Ty Cũ và Công Ty Mới. Công Ty Cũ sử dụng 100 lao động để làm ra 100 cái bánh, lợi nhuận $100, họ chủ yếu sử dụng tay chân. Còn Công Ty Mới chỉ sử dụng 10 nhân công, vẫn làm ra 100 cái bánh và lợi nhuận cũng $100. Hỏi công ty nào hiệu quả hơn? Nếu bạn nói công ty sử dụng nhiều nhân viên là bạn sai hoàn toàn. Công Ty Mới, vì đã áp dụng công nghệ thành công nên cần ít lao động hơn. Người lao động của công ty đó có thể làm ít hơn, lương cao hơn và năng suất cao hơn.
Tương tự với những công ty sản xuất ở Bình Dương. Vì áp dụng công nghệ hơn họ cần ít nhân công hơn. Robot cho họ sản xuất nhiều hàng hóa hơn, chi phí thấp hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Và người tiêu dùng, tức người Việt Nam sẽ hưởng lợi. Nhắc lại, mục đích của nền kinh tế là năng suất – tức hàng hóa, dịch vụ và chất lượng. Nếu mục đích của nền kinh tế là việc làm thì hãy làm như Liên Xô – thay vì dùng máy cày để làm nông thì đưa mỗi người cái muỗng để họ đào đất. Chắc chắn ai cũng có việc làm nhưng chẳng ai sản xuất ra gì và mọi người sẽ chết đói.
Vậy còn việc làm thì sao? Người ta chỉ thấy cái trước mắt chứ không thấy cái hiệu ứng đằng sau và tác động lâu dài. Khi một doanh nghiệp đầu tư và áp dụng một Robot, họ sa thải 100 nhân viên, giả sử vậy đi. Người ta thấy 100 nhân viên đó bị sa thải và mất việc. Nhưng Robot đó được lắp ráp bởi con người, nó cần phụ tùng và dụng cụ để duy trì. Nghĩa là sao? Nghĩa là 100 nhân viên bị sa thải đó sẽ chuyển ngành. Thay vì làm gia công thì họ sẽ làm trong ngành robot hoặc ngành liên quan.
Như trước đây, ngành công nghệ thông tin (IT) chỉ lẻ tẻ vài người, bây giờ nó là một ngành khổng lồ. Trước đây Sài Gòn có hàng ngàn xe ôm thụ động chờ khách, bây giờ nhờ GrabBike mà số lượng xe giảm và khách hàng và tài xế có thể kết nối lại với nhau. Tương tự như ngành hàng không, vận tải, quản lý phần mềm hay Taxi.
Robot, công nghệ, máy móc và sự sáng tạo sẽ cứu nhân loại chứ không tiêu diệt nó. Người lao động sẽ hưởng lợi từ Robot chứ không bị hại. Cho nên thật nực cười để cho rằng Robot đe dọa việc làm. Càng nhiều Robot thì càng nhiều việc làm.