Truyện Ngắn & Phóng Sự
CÂU CHUYỆN TÌNH TRONG QUÂN NGŨ -Trần Văn
Xuyên qua Rừng U Minh Thượng của Rạch Giá đi đường thủy xuống Rừng U Minh Hạ của Cà Mau, thường sử dụng con sông mang tên Trèm Trẹm
LỜI NÓI ĐẦU:
Bài này viết cũng khá lâu, nay Trần Văn tu chính lại, nhằm ôn nhớ những năm tháng xa xưa trong đời quân ngũ, cũng như mối tình "duyên kỳ ngộ", đôi vợ chồng đều là quân nhân cùng đơn vị - Sư Đoàn 21Bô Binh. Cùng cấp bậc khi kết hôn và đến ngày tàn cuộc chiến cũng cùng cấp bậc và cùng đèo nhau trên xe đạp đi trình diện đóng tiền ăn 1 tháng trên 13 ngàn đồng "được" đi ở tù cộng sản. Thay vì, chúng tôi ở tù 1 tháng đã đóng tiền ăn rồi, tất cả lãnh đạo cộng sản Bắc Việt đều bị bịnh cà lăm nặng hết thuốc chửa, bà xã tôi ở tù bị cà...lăm thành 3 năm, còn tôi, CSBV lại nói cà cà... mấy chục tiếng, cà thành gần đúng 10 năm tù lao cải, từ Nam ra Bắc và từ Bắc lại chuyển trại về Nam.
Khi còn phục vụ trong Quân Đội, may mắn hai vợ chồng dù khác đơn vị, nhưng cùng địa điểm, luôn sống chung, chỉ có thời gian trong tù cộng sản, kẻ Bắc, người Nam và cùng xa cách bốn con.
Nhân Đại Hội Nữ Quân Nhân Hải Ngoại Kỳ VI, quy tụ các cựu NQN cả trăm chị, từ Âu Châu, Úc, Canada, Việt Nam và nhiều tiểu bang Hoa Kỳ dự 2 ngày Đại Hội 29 & 30.7.2018 tại Westminster - California.
Chúng tôi về dự Đại Hội NQN lần này, cựu nữ quân trẻ nhất cũng trên 63 tuổi và cao tuổi thuộc hàng "U90 và U80" rất đông. Có nhiều chị nói, tham dự Đại Hội NQN lần này, không biết có còn gặp nhau ở Đại Hội VII NQN tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn 2 năm tới nữa không?. Đại Hội NQN Kỳ V do Niên Trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn làm Trưởng Ban Tổ Chức, nay chị ra đi trên một năm và có nhiều chị cũng ra đi theo chị Hạnh Nhơn, vắng mặt trong Đại Hội Kỳ VI này. Đời người quá ngắn ngủi!!! Đoàn NQN còn tổ chức bao nhiêu kỳ nữa, cũng sẽ lụi tùn theo năm tháng?
Sông Trèm Trẹm ngàn đời vẫn đỏ
Rừng U Minh muôn thuở còn xanh (Dương Hà)
Xuyên qua Rừng U Minh Thượng của Rạch Giá đi đường thủy xuống Rừng U Minh Hạ của Cà Mau, thường sử dụng con sông mang tên Trèm Trẹm, quanh năm nước vẫn đục ngầu phù sa, trông như màu đỏ sậm và rừng U Minh luôn xanh ngát một màu cũng là nơi Việt Minh năm xưa, sau này là Việt Cộng (sau năm 1954) thường sử dụng rừng xanh làm mật khu, căn cứ đóng quân.
Vùng này còn có nhiều kinh rạch, sông ngòi chằng chịt cũng là nơi hội tụ của nhiều thủy sản rất đa dạng và rất thuận tiện cho đường giao thông bằng xuồng ghe len lỏi dưới rừng tràm, rừng đước và nhiều loại cây khác theo ven sông, đặc biệt là cây ăn trái. Đây cũng là nơi có nhiều ngõ ngách thông ra biển, quân cộng sản Bắc Việt lợi dụng địa thế hiểm trở vùng này để tiếp nhận và chuyển tải vũ khí, bộ đội, cán bộ chánh trị CSBV xâm nhập vào Quân Khu 9 của chúng...
Hai câu thơ nói trên, diễn tả đúng cảnh quan và sinh thái cũa Rừng U Minh.
Đối với TV, vùng Thất Sơn Châu Đốc, Rừng U Minh Thượng - Rạch Giá (Kiên Giang), Rừng U Minh Hạ - Cà Mau (An Xuyên), những nơi chốn ghi dấu ấn đầu đời trong quân ngũ, không thể nào TV quên được.
Đặc biệt, cứ điểm quân sự Chà Là-Giá Ngựa - nằm trên bờ sông Bảy Háp (Bảy Hạp) - gần ven Rừng U Minh Hạ của Cà Mau mà Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Trung Đoàn 33 Bộ Binh đã đóng quân một thời gian khá lâu, vài năm, và cũng chính cứ điểm này mang đến cho TV một mối tình nên thơ mộng trong quân ngũ mà trước đó, TV đã chưa bao giờ nghĩ tới.
(Hình: tỉnh Cà Mau do VC vẽ có những tên lạ quắc - 9 huyện và Thị xã Cà Mau).
Những tháng ngày của năm 1963 và đầu năm 1964, TV theo các cuộc hành quân của Trung Đoàn 33 Bộ Binh, rày đây mai đó, qua nhiều tỉnh, quận của Miền Hậu Giang. Nhưng, TV là sĩ quan cơ hữu của Bộ Chủ Huy Trung Đoàn nên chưa biết lội sình hay nằm ngủ trên poncho trải trên đất, còn các bạn cùng khóa được đưa ra các tiểu đoàn tác chiến gặp mọi nhọc nhằn dẫn lính đi phục kích, hành quân lội sình, lội nước, đỉa vắt muỗi mồng đủ thứ...
Dù được may mắn, nhưng lúc nào trong đầu óc TV cứ nghĩ cuộc đời lính rất ngắn ngủi nên chẳng màng đến cưới vợ làm chi cho thêm bận bịu và có thể để người phối ngẫu sớm chit khăn tang hay phải nuôi chồng khi bị thương tật.
Cái gì đến rồi cũng phải đến, bổng một ngày đẹp trời, tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân ở Chà Là, TV nhận khẩu lệnh của Trung Tá Trung Đoàn Trưởng chuẩn bị đón tiếp phái đoàn của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB do Đại Tá tân Tư Lệnh đến thăm viếng và ủy lạo, vì trước đó, không lâu, Trung Đoàn bị pháo kích mấy chục quả đạn pháo 81ly (lúc bấy giờ VC chưa có súng cối 82 ly), sau Tết Nguyên Đán năm 1964.
Từ hồi còn mang lon Chuẩn Úy - rồi lên thiếu Úy, 28.12.1963, ngoài chức Trưởng Ban 5 (Khối CTCT sau này) và Trưởng Ban An Ninh Trung Đoàn thay thế Đại Úy Lưu Kim Châu - Khóa 1 Thủ Đức được thuyên chuyển về Bộ Quốc Phòng, TV được chỉ định làm Câu Lạc Bộ Trưởng của BCH Hành Quân để quản lý, kiểm soát anh em phụ trách bếp lo các bữa ăn cho BCH Trung Đoàn, kể cả 4 cố vấn Mỹ, tổng cộng chừng 12 người.
Sếp ra lệnh chuẩn bị nhiều dừa tươi, khăn lau mặt, nước đá, bàn ghế lau chùi tươm tất, thu dọn câu lạc bộ sạch sẽ, vén khéo...Nhận được lệnh, TV truyền đạt xuống anh em trách nhiệm đi mua nước đá, mua khăn lau mặt nhỏ mà các tiệm gần đó có bán. Còn dừa, TV xin ông chủ nhà cách BCH Trung Đoàn chi băng một con rạch nhỏ có chiếc cầu khỉ cheo leo, ông cho 30 trái loại dừa lửa rất ngọt, tha hồ mà sử dụng vì phái đoàn chí có 6 người, kể cả BCH và ba ông Tiểu Đoàn Trưởng, nhân số xấp xỉ 20 người.
Đây, thật là "Hữu Duyên Thiên Lý Năng Tương Ngộ". Các cô hạ sĩ quan Xã Hội của Trung Đoàn 33 trực thuộc Phòng Xã Hội Sư Đoàn 21 BB - Khu 42 Chiến Thuật, thường giới thiệu, khoe hay khoe giỏi nói theo kiểu bình dân "chào hàng" sếp của mình một cô Thiều Úy có học thức, ba năm nội trú Trường Xơ, nay lại cũng sắp đến tuổi băm. Hết cô này đến cô xã hội khác khi đổi về Trung Đoàn 33 cũng muốn giới thiệu sếp của mình với ông Thiếu Úy quá "tự tin" là "đẹp trai, hào hoa phong nhã" mà cũng lở thời như nàng vì chàng đã bước vào tuổi băm mà phòng không vẫn đơn chiếc, sợ lấy vợ, nhưng thích có người đẹp bầu bạn lở khi tối lửa tắt đèn mà còn nhờ vã...
Đúng nguyên lý tuyên truyền Goebbel, một nhà tuyên truyền ngoại hạng của Hitler, thời đệ nhị thế chiến, cứ nói cứ tuyên truyền, rỉ tai hoài dù chuyện không cũng thành có, không để ý dần dà cũng để ý, chưa yêu rồi cũng xiêu lòng...
Trường hợp đúng với chàng Thiếu Úy sợ lấy vợ, thêm bận bịu vấn vương và chuyện đời thường chợt đến rồi sẽ chợt đi, chuyện gì đến tất sẽ phải đến, đó cũng là duyên tiền định chăng?
Có lẽ trời xui đất khiến hay ông Tơ bà Nguyệt xe duyên chàng và nàng đều lở thời (lúc bấy giờ, nữ qua tuổi hăm, còn trai gần đến hay qua tuổi băm - là lở thời) lại gặp nhau tại cái xứ Chà Là, một nơi đèo heo hút gió, điểm nóng quân sự lúc bấy giờ của Sư Đoàn 21 Bộ Binh - Khu 42 Chiến Thuật.
Dù lửa tình của chàng đang nguội lạnh như đống tro tàn khi về "trấn thủ lưu đồn" ở cái xứ khỉ ho cò gáy này. Nay có "người dưng" xuất hiện như có tia lửa nhóm lên trong lòng của chàng như quên đi tuổi tác, nhan sắc mà chàng thầm ao ước, tình yêu đích thực từ từ đến lúc nào cũng chả hay biết. Thật đúng với câu: Người dưng cùng họ đem lòng nhớ thương.
Phái đoàn của Sư Đoàn 21 Bộ Binh với Đại Tá Cao Hảo Hớn (cấp bậc cuối cùng là Trung Tướng, đã từ trần ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ trên dưới 10 năm) tân Tư Lệnh, thay Đại Tá Bùi Hữu Nhơn (hiện ở San Jose) vinh thăng Thiếu Tuớng sau cuộc cách mạng 1.11.1963 và Trung Tá Cao Hảo Hớn Tư Lệnh Phó cũng thăng lên Đại Tá và thay Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn nhận nhiệm vụ mới lớn hơn.
Hình chụp tháng 2/1964 - Từ trái: Cố Vấn Mỹ, môt bà bạn của ô bà Đại Tá Cao Hao Hớn,
cô Tiết TB/XH Trung Đoàn - Trung Tá Thanh -
Đại Úy Nên - Thiếu úy Bích Nga, BS Linh - Thiếu Úy Đệ - Thiếu Úy Ngà
Cô Thiếu Úy Trưởng Phòng Xã Hội cùng đi theo phái đoàn của Đại Tá Tư Lệnh và phu nhân, Đại Tá Cố Vấn Trưởng, Đại Úy Lâm văn Nên Trưởng Phòng 5/SĐ 21 BB cùng với 1 người bạn của bà Đại Tá Hớn.
Bên trung Đoàn 33 ra đón tại sân trực thăng (vừa mới làm xong trước 1 ngày) có Trung Tá Trung Đoàn Trưởng, Bác sĩ - Y Sĩ Trưởng Trung Đoàn Phạm Tùng Linh (hiện ở Pháp), Thiếu Úy Đệ Trưởng Ban 3, cô Tiết (đang ở Nam Cali) phụ trách Ban Xã Hội và TV Trưởng Ban 5 và An Ninh Trung Đoàn. Bên Cố Vấn của Trung Đoàn cũng có 4 người. Tất cả được đưa về phòng hành quân cũng ở trong Câu Lạc Bộ của Trung Đoàn.
Trung Tá Thanh - Trung Đoàn Trưởng, giới thiệu các nhân viên cơ hữu của Trung Đoàn và 3 ông Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng...
Đại Tá Cao Hảo Hớn cũng giới thiệu thành phần tháp tùng theo ông. Lần đầu tiên, danh kỳ thanh, bất kiến kỳ hình, TV biết được cô sĩ quan xã hội duy nhất của Sư Đoàn mà các cô xã hội dưới quyền cứ nói 100 thứ tốt về sếp của mình. Đó là lần biết được mặt mũi vóc dáng của nàng. Những yếu tố về sắc đẹp, học vấn, tuổi tác có kỵ, có hạp hay không hoặc bề ngoài...cả chục điều kiện ắt có và đủ của người vợ tương lai thầm mơ ước, lúc bấy giờ như tan biến hết trong một người con trai tự tin đẹp giai...có hàng tá cô gái chạy theo, nhưng chàng vẫn "ế độ" dài dài.
Phải có duyên tiền định, TV khẳng định điều đó với bạn bè, sau mấy tháng ở Chà Là, khi TV đổi về Phòng 5 Quân Đoàn 4. Trước đó mấy tháng, nàng đã là Trưởng Phòng Xã Hội Quân Đoàn 4, cùng ở cư xá độc thân, chỉ cách phòng TV có một phòng. Đó cũng là duyên kỳ ngộ và do tiền định nữa?.
Đùng một cái, bà Cụ ở Châu Đốc xuống thăm, thấy chàng đang đi vào tuổi băm mốt, sốt ruột muốn có cháu nội và cũng e sợ tính lãng tử của chàng nếu lở có con rơi con rớt thì cũng phiền lắm, bỏ thì thương vương thì tội...Bà Cụ khuyến khích chàng tiến tới với cô nàng dù chỉ có một lần gặp mặt ở Chà Là, chưa có cơ hội hàn huyên hay chưa tỏ tình gì hết. Nay có thêm cái cớ "áo mặt không qua khỏi đầu", bề ngoài chàng giả nai vâng lời bà Cụ, nhưng trong lòng như mở cờ, tiến nhanh tiến mạnh mà làm bộ như là chàng hiệp sĩ hay là "anh hùng cứu mỹ nhân" vì nàng đến "thời kỳ quá độ" lở thời lên đinh điểm cao, sắp sửa 29 xuân già. Thời đó con gái quá tuổi 22 coi là "ế độ" còn con trai quá 25 mà chưa có bạn gái, chưa lập gia đình hay chưa biết cái chi chi, thì người đời, nhất là giới bình dân thường đánh giá chàng đó "chắc có vấn đề"...Thời nay, con gái 40 vẫn là con gái còn son chỉ có quá đát một chút xíu thôi.
Chuyện thành nghĩa vợ chồng, khi có duyên tiền đình hay nói là ông Tơ bà Nguyệt se duyên sao mà tự nhiên và dễ dàng quá xá!.
Năm 1965 làm đám cưới và năm 1966 có con trai đầu lòng, cứ thể sản sinh tiếp theo hai năm một cô công chúa.
Khi đủ "chỉ tiêu" bốn đứa vào năm 1972, hai nhà máy sản xuất tạm thời treo miễn chiến bài và đến 30 tháng tư năm 1975, cả vợ chồng đều vác ba lô vào trường đại học cải tạo, gở lịch đếm thời gian, nhìn trời hiu quạnh chơi, bỏ bốn con thơ (từ 3 tuổi đến 9 tuổi) cho Bà Ngoại và các Dì lo nuôi giúp.
Nàng ăn cơm tù ba năm thì được thả, chàng thì được "cách mạng" ưu ái, nhà nước cho học tập cải tạo lấy bằng tiến sĩ cải tạo ở tận Sơn La - Yên Bái - Vĩnh Phú. TV lấy được bằng tiến sĩ ở miền Bắc "xã hội ưu vẹt", lại được đưa về Hàm Tân - Rừng Lá học lấy bằng hậu tiến sĩ mất thêm 2 năm nữa. Tính chung, thiếu vài tháng đúng tròn đủ 10 năm , từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam mới được ra trường về làm phó thường dân buôn bán chợ trời kiếm sống.
Bà xã hai lần vào tù cộng sản, cộng chung bốn năm - tốt nghiệp đại học 4 năm thành cử nhân tù cải tạo. Còn bốn đứa con, bằng thời gian đi học mẫu giáo, cũng ở tù cải tạo được một năm, cộng chung vợ chồng và 4 con ở tù cộng sản được 17 năm. Tù lần hai của bà xã thuộc tù vượt biên bị bắt ở Kế Sách - Sóc Trăng, Cả nhà sáu người đều có ăn cơm tù cộng sản, rất thắm thía nếm mùi khổ nhục, may không chết.
Trong cái rủi lại có cái may, cả gia đinh hai vợ chồng đều đi tù cải tạo và được đi sang My diện HO, năm 1993. Cái mà tôi nhớ nhứt, bốn đứa con còn quá nhỏ, vì tội vượt biên cùng với mẹ, các cháu được "cắp sách" đến trường cải tạo, nếm mùì cay đắng trong trường tù lao cải cộng sản hào hiệp ác ôn. Nay, tuổi các cháu đã trên 40 và trên 50, hơn nửa đời người, có công việc làm ăn ổn định ở Mỹ. Và chúng tôi nghiễm nhiên trở thành công dân của đại cường quốc số một của thế giới và chọn Thủ Phủ Sacramento của tiểu bang giàu đẹp California làm quê hương thứ hai, sống cho hết cuộc đời còn lại.
Đến năm 2018, chúng tôi có 53 năm thi hành án lệnh sống chung từ duyên kỳ ngộ ở cứ điểm Chà Là - Gía Ngựa, năm 1964, trên bờ sông Bảy Háp, gần ven Rừng U Minh Hạ - Cà Mau, chỉ sau một trận pháo kích của VC đã đưa đẩy duyên số đến với nhau để có án lệnh này.
Với hai sĩ quan Thiếu Úy, 53 năm sau, thành ông bà già giết giặc 83 và 81, từ Rừng U Minh Ngày Ấy, nay đã đóng góp thêm cho xã hội Hoa Kỳ gần 2 đội đá banh với 10 người lớn và 9 cháu nội ngoại.
Đây cũng có thể nói một gia đình tiêu biểu cho một mối tình trong quân ngũ? và với tất cả thành viên trong gia đình đều nếm mùi tù cộng sản Viêt Nam, hai vợ chồng cùng bốn đứa con, đủ sáu người, không thiếu một ai.!!!
Trần Văn -
8.2018 (Tel: 916.519.8961 -
Email: tranvannga35@gmail.com).
CÂU CHUYỆN TÌNH TRONG QUÂN NGŨ -Trần Văn
Xuyên qua Rừng U Minh Thượng của Rạch Giá đi đường thủy xuống Rừng U Minh Hạ của Cà Mau, thường sử dụng con sông mang tên Trèm Trẹm
LỜI NÓI ĐẦU:
Bài này viết cũng khá lâu, nay Trần Văn tu chính lại, nhằm ôn nhớ những năm tháng xa xưa trong đời quân ngũ, cũng như mối tình "duyên kỳ ngộ", đôi vợ chồng đều là quân nhân cùng đơn vị - Sư Đoàn 21Bô Binh. Cùng cấp bậc khi kết hôn và đến ngày tàn cuộc chiến cũng cùng cấp bậc và cùng đèo nhau trên xe đạp đi trình diện đóng tiền ăn 1 tháng trên 13 ngàn đồng "được" đi ở tù cộng sản. Thay vì, chúng tôi ở tù 1 tháng đã đóng tiền ăn rồi, tất cả lãnh đạo cộng sản Bắc Việt đều bị bịnh cà lăm nặng hết thuốc chửa, bà xã tôi ở tù bị cà...lăm thành 3 năm, còn tôi, CSBV lại nói cà cà... mấy chục tiếng, cà thành gần đúng 10 năm tù lao cải, từ Nam ra Bắc và từ Bắc lại chuyển trại về Nam.
Khi còn phục vụ trong Quân Đội, may mắn hai vợ chồng dù khác đơn vị, nhưng cùng địa điểm, luôn sống chung, chỉ có thời gian trong tù cộng sản, kẻ Bắc, người Nam và cùng xa cách bốn con.
Nhân Đại Hội Nữ Quân Nhân Hải Ngoại Kỳ VI, quy tụ các cựu NQN cả trăm chị, từ Âu Châu, Úc, Canada, Việt Nam và nhiều tiểu bang Hoa Kỳ dự 2 ngày Đại Hội 29 & 30.7.2018 tại Westminster - California.
Chúng tôi về dự Đại Hội NQN lần này, cựu nữ quân trẻ nhất cũng trên 63 tuổi và cao tuổi thuộc hàng "U90 và U80" rất đông. Có nhiều chị nói, tham dự Đại Hội NQN lần này, không biết có còn gặp nhau ở Đại Hội VII NQN tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn 2 năm tới nữa không?. Đại Hội NQN Kỳ V do Niên Trưởng Nguyễn Thị Hạnh Nhơn làm Trưởng Ban Tổ Chức, nay chị ra đi trên một năm và có nhiều chị cũng ra đi theo chị Hạnh Nhơn, vắng mặt trong Đại Hội Kỳ VI này. Đời người quá ngắn ngủi!!! Đoàn NQN còn tổ chức bao nhiêu kỳ nữa, cũng sẽ lụi tùn theo năm tháng?
Sông Trèm Trẹm ngàn đời vẫn đỏ
Rừng U Minh muôn thuở còn xanh (Dương Hà)
Xuyên qua Rừng U Minh Thượng của Rạch Giá đi đường thủy xuống Rừng U Minh Hạ của Cà Mau, thường sử dụng con sông mang tên Trèm Trẹm, quanh năm nước vẫn đục ngầu phù sa, trông như màu đỏ sậm và rừng U Minh luôn xanh ngát một màu cũng là nơi Việt Minh năm xưa, sau này là Việt Cộng (sau năm 1954) thường sử dụng rừng xanh làm mật khu, căn cứ đóng quân.
Vùng này còn có nhiều kinh rạch, sông ngòi chằng chịt cũng là nơi hội tụ của nhiều thủy sản rất đa dạng và rất thuận tiện cho đường giao thông bằng xuồng ghe len lỏi dưới rừng tràm, rừng đước và nhiều loại cây khác theo ven sông, đặc biệt là cây ăn trái. Đây cũng là nơi có nhiều ngõ ngách thông ra biển, quân cộng sản Bắc Việt lợi dụng địa thế hiểm trở vùng này để tiếp nhận và chuyển tải vũ khí, bộ đội, cán bộ chánh trị CSBV xâm nhập vào Quân Khu 9 của chúng...
Hai câu thơ nói trên, diễn tả đúng cảnh quan và sinh thái cũa Rừng U Minh.
Đối với TV, vùng Thất Sơn Châu Đốc, Rừng U Minh Thượng - Rạch Giá (Kiên Giang), Rừng U Minh Hạ - Cà Mau (An Xuyên), những nơi chốn ghi dấu ấn đầu đời trong quân ngũ, không thể nào TV quên được.
Đặc biệt, cứ điểm quân sự Chà Là-Giá Ngựa - nằm trên bờ sông Bảy Háp (Bảy Hạp) - gần ven Rừng U Minh Hạ của Cà Mau mà Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Trung Đoàn 33 Bộ Binh đã đóng quân một thời gian khá lâu, vài năm, và cũng chính cứ điểm này mang đến cho TV một mối tình nên thơ mộng trong quân ngũ mà trước đó, TV đã chưa bao giờ nghĩ tới.
(Hình: tỉnh Cà Mau do VC vẽ có những tên lạ quắc - 9 huyện và Thị xã Cà Mau).
Những tháng ngày của năm 1963 và đầu năm 1964, TV theo các cuộc hành quân của Trung Đoàn 33 Bộ Binh, rày đây mai đó, qua nhiều tỉnh, quận của Miền Hậu Giang. Nhưng, TV là sĩ quan cơ hữu của Bộ Chủ Huy Trung Đoàn nên chưa biết lội sình hay nằm ngủ trên poncho trải trên đất, còn các bạn cùng khóa được đưa ra các tiểu đoàn tác chiến gặp mọi nhọc nhằn dẫn lính đi phục kích, hành quân lội sình, lội nước, đỉa vắt muỗi mồng đủ thứ...
Dù được may mắn, nhưng lúc nào trong đầu óc TV cứ nghĩ cuộc đời lính rất ngắn ngủi nên chẳng màng đến cưới vợ làm chi cho thêm bận bịu và có thể để người phối ngẫu sớm chit khăn tang hay phải nuôi chồng khi bị thương tật.
Cái gì đến rồi cũng phải đến, bổng một ngày đẹp trời, tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân ở Chà Là, TV nhận khẩu lệnh của Trung Tá Trung Đoàn Trưởng chuẩn bị đón tiếp phái đoàn của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB do Đại Tá tân Tư Lệnh đến thăm viếng và ủy lạo, vì trước đó, không lâu, Trung Đoàn bị pháo kích mấy chục quả đạn pháo 81ly (lúc bấy giờ VC chưa có súng cối 82 ly), sau Tết Nguyên Đán năm 1964.
Từ hồi còn mang lon Chuẩn Úy - rồi lên thiếu Úy, 28.12.1963, ngoài chức Trưởng Ban 5 (Khối CTCT sau này) và Trưởng Ban An Ninh Trung Đoàn thay thế Đại Úy Lưu Kim Châu - Khóa 1 Thủ Đức được thuyên chuyển về Bộ Quốc Phòng, TV được chỉ định làm Câu Lạc Bộ Trưởng của BCH Hành Quân để quản lý, kiểm soát anh em phụ trách bếp lo các bữa ăn cho BCH Trung Đoàn, kể cả 4 cố vấn Mỹ, tổng cộng chừng 12 người.
Sếp ra lệnh chuẩn bị nhiều dừa tươi, khăn lau mặt, nước đá, bàn ghế lau chùi tươm tất, thu dọn câu lạc bộ sạch sẽ, vén khéo...Nhận được lệnh, TV truyền đạt xuống anh em trách nhiệm đi mua nước đá, mua khăn lau mặt nhỏ mà các tiệm gần đó có bán. Còn dừa, TV xin ông chủ nhà cách BCH Trung Đoàn chi băng một con rạch nhỏ có chiếc cầu khỉ cheo leo, ông cho 30 trái loại dừa lửa rất ngọt, tha hồ mà sử dụng vì phái đoàn chí có 6 người, kể cả BCH và ba ông Tiểu Đoàn Trưởng, nhân số xấp xỉ 20 người.
Đây, thật là "Hữu Duyên Thiên Lý Năng Tương Ngộ". Các cô hạ sĩ quan Xã Hội của Trung Đoàn 33 trực thuộc Phòng Xã Hội Sư Đoàn 21 BB - Khu 42 Chiến Thuật, thường giới thiệu, khoe hay khoe giỏi nói theo kiểu bình dân "chào hàng" sếp của mình một cô Thiều Úy có học thức, ba năm nội trú Trường Xơ, nay lại cũng sắp đến tuổi băm. Hết cô này đến cô xã hội khác khi đổi về Trung Đoàn 33 cũng muốn giới thiệu sếp của mình với ông Thiếu Úy quá "tự tin" là "đẹp trai, hào hoa phong nhã" mà cũng lở thời như nàng vì chàng đã bước vào tuổi băm mà phòng không vẫn đơn chiếc, sợ lấy vợ, nhưng thích có người đẹp bầu bạn lở khi tối lửa tắt đèn mà còn nhờ vã...
Đúng nguyên lý tuyên truyền Goebbel, một nhà tuyên truyền ngoại hạng của Hitler, thời đệ nhị thế chiến, cứ nói cứ tuyên truyền, rỉ tai hoài dù chuyện không cũng thành có, không để ý dần dà cũng để ý, chưa yêu rồi cũng xiêu lòng...
Trường hợp đúng với chàng Thiếu Úy sợ lấy vợ, thêm bận bịu vấn vương và chuyện đời thường chợt đến rồi sẽ chợt đi, chuyện gì đến tất sẽ phải đến, đó cũng là duyên tiền định chăng?
Có lẽ trời xui đất khiến hay ông Tơ bà Nguyệt xe duyên chàng và nàng đều lở thời (lúc bấy giờ, nữ qua tuổi hăm, còn trai gần đến hay qua tuổi băm - là lở thời) lại gặp nhau tại cái xứ Chà Là, một nơi đèo heo hút gió, điểm nóng quân sự lúc bấy giờ của Sư Đoàn 21 Bộ Binh - Khu 42 Chiến Thuật.
Dù lửa tình của chàng đang nguội lạnh như đống tro tàn khi về "trấn thủ lưu đồn" ở cái xứ khỉ ho cò gáy này. Nay có "người dưng" xuất hiện như có tia lửa nhóm lên trong lòng của chàng như quên đi tuổi tác, nhan sắc mà chàng thầm ao ước, tình yêu đích thực từ từ đến lúc nào cũng chả hay biết. Thật đúng với câu: Người dưng cùng họ đem lòng nhớ thương.
Phái đoàn của Sư Đoàn 21 Bộ Binh với Đại Tá Cao Hảo Hớn (cấp bậc cuối cùng là Trung Tướng, đã từ trần ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ trên dưới 10 năm) tân Tư Lệnh, thay Đại Tá Bùi Hữu Nhơn (hiện ở San Jose) vinh thăng Thiếu Tuớng sau cuộc cách mạng 1.11.1963 và Trung Tá Cao Hảo Hớn Tư Lệnh Phó cũng thăng lên Đại Tá và thay Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn nhận nhiệm vụ mới lớn hơn.
Hình chụp tháng 2/1964 - Từ trái: Cố Vấn Mỹ, môt bà bạn của ô bà Đại Tá Cao Hao Hớn,
cô Tiết TB/XH Trung Đoàn - Trung Tá Thanh -
Đại Úy Nên - Thiếu úy Bích Nga, BS Linh - Thiếu Úy Đệ - Thiếu Úy Ngà
Cô Thiếu Úy Trưởng Phòng Xã Hội cùng đi theo phái đoàn của Đại Tá Tư Lệnh và phu nhân, Đại Tá Cố Vấn Trưởng, Đại Úy Lâm văn Nên Trưởng Phòng 5/SĐ 21 BB cùng với 1 người bạn của bà Đại Tá Hớn.
Bên trung Đoàn 33 ra đón tại sân trực thăng (vừa mới làm xong trước 1 ngày) có Trung Tá Trung Đoàn Trưởng, Bác sĩ - Y Sĩ Trưởng Trung Đoàn Phạm Tùng Linh (hiện ở Pháp), Thiếu Úy Đệ Trưởng Ban 3, cô Tiết (đang ở Nam Cali) phụ trách Ban Xã Hội và TV Trưởng Ban 5 và An Ninh Trung Đoàn. Bên Cố Vấn của Trung Đoàn cũng có 4 người. Tất cả được đưa về phòng hành quân cũng ở trong Câu Lạc Bộ của Trung Đoàn.
Trung Tá Thanh - Trung Đoàn Trưởng, giới thiệu các nhân viên cơ hữu của Trung Đoàn và 3 ông Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng...
Đại Tá Cao Hảo Hớn cũng giới thiệu thành phần tháp tùng theo ông. Lần đầu tiên, danh kỳ thanh, bất kiến kỳ hình, TV biết được cô sĩ quan xã hội duy nhất của Sư Đoàn mà các cô xã hội dưới quyền cứ nói 100 thứ tốt về sếp của mình. Đó là lần biết được mặt mũi vóc dáng của nàng. Những yếu tố về sắc đẹp, học vấn, tuổi tác có kỵ, có hạp hay không hoặc bề ngoài...cả chục điều kiện ắt có và đủ của người vợ tương lai thầm mơ ước, lúc bấy giờ như tan biến hết trong một người con trai tự tin đẹp giai...có hàng tá cô gái chạy theo, nhưng chàng vẫn "ế độ" dài dài.
Phải có duyên tiền định, TV khẳng định điều đó với bạn bè, sau mấy tháng ở Chà Là, khi TV đổi về Phòng 5 Quân Đoàn 4. Trước đó mấy tháng, nàng đã là Trưởng Phòng Xã Hội Quân Đoàn 4, cùng ở cư xá độc thân, chỉ cách phòng TV có một phòng. Đó cũng là duyên kỳ ngộ và do tiền định nữa?.
Đùng một cái, bà Cụ ở Châu Đốc xuống thăm, thấy chàng đang đi vào tuổi băm mốt, sốt ruột muốn có cháu nội và cũng e sợ tính lãng tử của chàng nếu lở có con rơi con rớt thì cũng phiền lắm, bỏ thì thương vương thì tội...Bà Cụ khuyến khích chàng tiến tới với cô nàng dù chỉ có một lần gặp mặt ở Chà Là, chưa có cơ hội hàn huyên hay chưa tỏ tình gì hết. Nay có thêm cái cớ "áo mặt không qua khỏi đầu", bề ngoài chàng giả nai vâng lời bà Cụ, nhưng trong lòng như mở cờ, tiến nhanh tiến mạnh mà làm bộ như là chàng hiệp sĩ hay là "anh hùng cứu mỹ nhân" vì nàng đến "thời kỳ quá độ" lở thời lên đinh điểm cao, sắp sửa 29 xuân già. Thời đó con gái quá tuổi 22 coi là "ế độ" còn con trai quá 25 mà chưa có bạn gái, chưa lập gia đình hay chưa biết cái chi chi, thì người đời, nhất là giới bình dân thường đánh giá chàng đó "chắc có vấn đề"...Thời nay, con gái 40 vẫn là con gái còn son chỉ có quá đát một chút xíu thôi.
Chuyện thành nghĩa vợ chồng, khi có duyên tiền đình hay nói là ông Tơ bà Nguyệt se duyên sao mà tự nhiên và dễ dàng quá xá!.
Năm 1965 làm đám cưới và năm 1966 có con trai đầu lòng, cứ thể sản sinh tiếp theo hai năm một cô công chúa.
Khi đủ "chỉ tiêu" bốn đứa vào năm 1972, hai nhà máy sản xuất tạm thời treo miễn chiến bài và đến 30 tháng tư năm 1975, cả vợ chồng đều vác ba lô vào trường đại học cải tạo, gở lịch đếm thời gian, nhìn trời hiu quạnh chơi, bỏ bốn con thơ (từ 3 tuổi đến 9 tuổi) cho Bà Ngoại và các Dì lo nuôi giúp.
Nàng ăn cơm tù ba năm thì được thả, chàng thì được "cách mạng" ưu ái, nhà nước cho học tập cải tạo lấy bằng tiến sĩ cải tạo ở tận Sơn La - Yên Bái - Vĩnh Phú. TV lấy được bằng tiến sĩ ở miền Bắc "xã hội ưu vẹt", lại được đưa về Hàm Tân - Rừng Lá học lấy bằng hậu tiến sĩ mất thêm 2 năm nữa. Tính chung, thiếu vài tháng đúng tròn đủ 10 năm , từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam mới được ra trường về làm phó thường dân buôn bán chợ trời kiếm sống.
Bà xã hai lần vào tù cộng sản, cộng chung bốn năm - tốt nghiệp đại học 4 năm thành cử nhân tù cải tạo. Còn bốn đứa con, bằng thời gian đi học mẫu giáo, cũng ở tù cải tạo được một năm, cộng chung vợ chồng và 4 con ở tù cộng sản được 17 năm. Tù lần hai của bà xã thuộc tù vượt biên bị bắt ở Kế Sách - Sóc Trăng, Cả nhà sáu người đều có ăn cơm tù cộng sản, rất thắm thía nếm mùi khổ nhục, may không chết.
Trong cái rủi lại có cái may, cả gia đinh hai vợ chồng đều đi tù cải tạo và được đi sang My diện HO, năm 1993. Cái mà tôi nhớ nhứt, bốn đứa con còn quá nhỏ, vì tội vượt biên cùng với mẹ, các cháu được "cắp sách" đến trường cải tạo, nếm mùì cay đắng trong trường tù lao cải cộng sản hào hiệp ác ôn. Nay, tuổi các cháu đã trên 40 và trên 50, hơn nửa đời người, có công việc làm ăn ổn định ở Mỹ. Và chúng tôi nghiễm nhiên trở thành công dân của đại cường quốc số một của thế giới và chọn Thủ Phủ Sacramento của tiểu bang giàu đẹp California làm quê hương thứ hai, sống cho hết cuộc đời còn lại.
Đến năm 2018, chúng tôi có 53 năm thi hành án lệnh sống chung từ duyên kỳ ngộ ở cứ điểm Chà Là - Gía Ngựa, năm 1964, trên bờ sông Bảy Háp, gần ven Rừng U Minh Hạ - Cà Mau, chỉ sau một trận pháo kích của VC đã đưa đẩy duyên số đến với nhau để có án lệnh này.
Với hai sĩ quan Thiếu Úy, 53 năm sau, thành ông bà già giết giặc 83 và 81, từ Rừng U Minh Ngày Ấy, nay đã đóng góp thêm cho xã hội Hoa Kỳ gần 2 đội đá banh với 10 người lớn và 9 cháu nội ngoại.
Đây cũng có thể nói một gia đình tiêu biểu cho một mối tình trong quân ngũ? và với tất cả thành viên trong gia đình đều nếm mùi tù cộng sản Viêt Nam, hai vợ chồng cùng bốn đứa con, đủ sáu người, không thiếu một ai.!!!
Trần Văn -
8.2018 (Tel: 916.519.8961 -
Email: tranvannga35@gmail.com).