Mỗi Ngày Một Chuyện
CHAPA HỒN HOA XƯA - CAO MỴ NHÂN
CHAPA HỒN HOA XƯA - CAO MỴ NHÂN
Trên
bìa một quyển lịch ghi ba chữ "Hồn Hoa Xưa" mà trước mỗi Xuân về,
người thân quen ấy, lại gửi cho tôi, bảo rằng :
"Này
là Tâm tư, này là vốn liếng đã ủ kỹ trong túi thổ cẩm, xin giữ lại cho nhau... Chapa,
một thời để nhớ ".
Bức
hình chụp đầu dốc hoa đào cánh kép, ở trước mặt nhà ba tôi, hoa đào trên vòm
thắm, hoa đào rơi lấp đường đi, trong khuôn viên " Sở máy điện kiêm sở máy nước Chapa
" do ba tôi làm
giám đốc thủa xa xưa ...tưởng đã lui sâu vào dĩ vãng.
Sắc
hoa đào cánh kép đặc biệt chỉ thấy ở dọc cánh rừng tây bắc thượng đỉnh Việt
Nam, mầu hồng xác pháo mà tôi mê đắm từ thủa ấu thời, cho tới ngày nay, mỗi mùa
xuân chợt đến, dẫu ở bên trời lưu lạc nào .
Đó
là hình ảnh nửa năm tươi mát, nửa năm giá lạnh ở Chapa, dư âm ngọt ngào tiếng
chim tu hút, nơi thế giới bé nhỏ của người Mèo .
Mãi
tới khi tôi sắp lên đường qua Mỹ theo diện Ho, tôi mới biết người Mèo ở Chapa
Lao Kay xưa, còn được gọi là dân H' Mong.
Mặc
dầu trước kia, thủa còn học tiểu học, chúng tôi đã học : người Mèo là dân tộc ở
phần đất cao nhất, thấp hơn một bậc là người Mán, rồi vân vân khác, mà đẹp nhất
là người Thái trắng.
Điều
quan trọng là người Mèo sinh sống trên sa bàn có ba cặp biên giới : Việt - Hoa,
Hoa - Lào, Lào - Việt .
Tức
là H' Mong hay Mèo xưa, có thể sinh sống trên bình địa lọt trong 3 cạnh của một
hình tam giác mơ hồ.
Ở
đâu thì Việt - Hoa - Lào gốc Mèo đều nói tiếng Mèo, với số ít người dân tộc đó,
nói được tiếng địa phương Quốc gia họ vẫn sinh sống từ nhiều đời .
Vùng
đất trong khoảng hình tam giác mơ hồ, là vì người Mèo ở riêng từng phần thuộc
Việt, Hoa, Lào.
Họ
lại sinh hoạt địa phương, liên lạc với Quốc gia họ đang tồn tại. Thí dụ : Ở
Chapa- Lao Kay,Lai Châu ( tỉnh thượng du lớn ), thì họ thống thuộc lãnh thổ Lai
Châu, Lao Kay .
Chapa,
thời tôi được sinh ra, gọi là làng nghỉ mát của tây, phố thị rất nhỏ, nhưng lại
gây được ảnh hưởng
quan
quyền trong giới thượng lưu Pháp , Việt .
Bấy
giờ ngoài Tết nguyên đán VN, thì người Pháp có 3 Lễ nhất định : Tết tây, Phục
Sinh, Giáng Sinh. Còn các Lễ hội kiểu xa hoa, vui vẻ thì 14/7, dân ta bấy giờ
kêu
"
cát tó duy dê ", tức ngày " quatorze juillet ", ngày người dân
Pháp phá ngục Bastille, những tiệc tùng riêng của họ ...vv...
Mùa
hè chẳng những dân tây từ Hà Nội hay các tỉnh khác lên nghỉ mát đúng nghĩa, mà
giới quý tộc VN cũng tới vãn cảnh lâm nguyên với núi Fan Si Pang, tiếng Mèo là
Hua Si Pan, có nghĩa là núi đá khổng lồ , cao 3142 m .
Sau
1975, Chapa xưa đã đổi thành Sa Pa . Một vài điểm du lịch được khai thác quanh
ngọn núi Fan Si Pang, nào là ngọn Hàm Rồng, Sân Ngắm, Sân Mây ...
Rồi
Chợ Tình, chợ Hẹn, vườn hoa Bốn Mùa , vườn Phong Lan với trên 300 loại hoa lan
gió khác nhau .
Đi
xa hơn thì vô các làng Mèo, xưa còn gọi là Bản Thổ.
Những
vòng rẫy được người Mèo ra sức đẽo núi thành những luống đất hình thang, để
trồng trọt khoai bắp quen thuộc từ đời này qua đời khác .
Ngày xưa, mỗi lần người Kinh từ miền suôi
lên cao nguyên thượng đỉnh Bắc Việt ấy, rời tầu hoả ở Lao Kay, còn gọi Lào Cai,
chỉ biết tới cầu Kiều, rồi qua Cốc Lếu, để vào Chapa .
Do
thế, quý vị thi sĩ lão thành ở hội thơ Quỳnh Dao, vốn cũng có vị vãn cảnh thành
phố núi lọt giữa rừng hoa đào, thủa còn xuân sắc, thường hỏi tôi: "Cốc
Lếu giờ sao nhỉ? "
Những
địa danh bản xứ Chapa mang âm hưởng nửa Hoa nửa ...Mèo, tức thủa
sơ khai, chỉ với tính cách tượng hình, đôi khi phân tích ra, thì chao ơi, chả
có gì.
Thí
dụ : Chapa, sau đổi Sa Pa, chỉ là Bãi Cát chẳng hạn.
Cầu Mây chăng ngang cái vực, để qua biên giới Việt Hoa, bây
giờ gọi là Việt Trung, thì chỉ là những cây mây từ thủa nảo nao tự quăng qua,
quẳng lại, đan bện dầy vào nhau, và người địa phương đã từng qua biên giới bằng
chiếc cầu thiên nhiên ấy .
Riêng
với tôi, điều nhớ nhất , vẫn là khu rừng hoa đào cánh kép ở sau nhà , mỗi mùa xuân hoa nở rợp trời , nhiều quá,
thành sắc đậm mầu hồng xác pháo ...
Cái
đường biên giới lại lẩn vào giữa rừng hoa đào cánh kép ...kéo dài từ mí bắc Lai
Châu tới đỉnh Hà Giang, nên Chapa thuộc Lao Kay, tiếng Hoa là Lão Nhai, phố cổ,
chỉ toàn một mầu hồng, lẫn trong khói chiều, sương sớm, không thấy một mái
nhà...
Khiến khách dễ bị lạc trong thiên nhiên bao la
trùng trùng. ..hoa nở chơi vơi , thiêng liêng, ngát hương hoang dại của núi
cao, rừng thẳm ...
Đôi
khi cũng có người bị lạc, và chim rừng cũng mỏi cánh bay ngang ...nhưng chúng
tôi chưa hề nghe nói ai chết dưới những cội hoa đào bạt ngàn đó bao giờ, nếu
không phải là tai nạn hay chiến tranh tàn phá...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHAPA HỒN HOA XƯA - CAO MỴ NHÂN
CHAPA HỒN HOA XƯA - CAO MỴ NHÂN
Trên
bìa một quyển lịch ghi ba chữ "Hồn Hoa Xưa" mà trước mỗi Xuân về,
người thân quen ấy, lại gửi cho tôi, bảo rằng :
"Này
là Tâm tư, này là vốn liếng đã ủ kỹ trong túi thổ cẩm, xin giữ lại cho nhau... Chapa,
một thời để nhớ ".
Bức
hình chụp đầu dốc hoa đào cánh kép, ở trước mặt nhà ba tôi, hoa đào trên vòm
thắm, hoa đào rơi lấp đường đi, trong khuôn viên " Sở máy điện kiêm sở máy nước Chapa
" do ba tôi làm
giám đốc thủa xa xưa ...tưởng đã lui sâu vào dĩ vãng.
Sắc
hoa đào cánh kép đặc biệt chỉ thấy ở dọc cánh rừng tây bắc thượng đỉnh Việt
Nam, mầu hồng xác pháo mà tôi mê đắm từ thủa ấu thời, cho tới ngày nay, mỗi mùa
xuân chợt đến, dẫu ở bên trời lưu lạc nào .
Đó
là hình ảnh nửa năm tươi mát, nửa năm giá lạnh ở Chapa, dư âm ngọt ngào tiếng
chim tu hút, nơi thế giới bé nhỏ của người Mèo .
Mãi
tới khi tôi sắp lên đường qua Mỹ theo diện Ho, tôi mới biết người Mèo ở Chapa
Lao Kay xưa, còn được gọi là dân H' Mong.
Mặc
dầu trước kia, thủa còn học tiểu học, chúng tôi đã học : người Mèo là dân tộc ở
phần đất cao nhất, thấp hơn một bậc là người Mán, rồi vân vân khác, mà đẹp nhất
là người Thái trắng.
Điều
quan trọng là người Mèo sinh sống trên sa bàn có ba cặp biên giới : Việt - Hoa,
Hoa - Lào, Lào - Việt .
Tức
là H' Mong hay Mèo xưa, có thể sinh sống trên bình địa lọt trong 3 cạnh của một
hình tam giác mơ hồ.
Ở
đâu thì Việt - Hoa - Lào gốc Mèo đều nói tiếng Mèo, với số ít người dân tộc đó,
nói được tiếng địa phương Quốc gia họ vẫn sinh sống từ nhiều đời .
Vùng
đất trong khoảng hình tam giác mơ hồ, là vì người Mèo ở riêng từng phần thuộc
Việt, Hoa, Lào.
Họ
lại sinh hoạt địa phương, liên lạc với Quốc gia họ đang tồn tại. Thí dụ : Ở
Chapa- Lao Kay,Lai Châu ( tỉnh thượng du lớn ), thì họ thống thuộc lãnh thổ Lai
Châu, Lao Kay .
Chapa,
thời tôi được sinh ra, gọi là làng nghỉ mát của tây, phố thị rất nhỏ, nhưng lại
gây được ảnh hưởng
quan
quyền trong giới thượng lưu Pháp , Việt .
Bấy
giờ ngoài Tết nguyên đán VN, thì người Pháp có 3 Lễ nhất định : Tết tây, Phục
Sinh, Giáng Sinh. Còn các Lễ hội kiểu xa hoa, vui vẻ thì 14/7, dân ta bấy giờ
kêu
"
cát tó duy dê ", tức ngày " quatorze juillet ", ngày người dân
Pháp phá ngục Bastille, những tiệc tùng riêng của họ ...vv...
Mùa
hè chẳng những dân tây từ Hà Nội hay các tỉnh khác lên nghỉ mát đúng nghĩa, mà
giới quý tộc VN cũng tới vãn cảnh lâm nguyên với núi Fan Si Pang, tiếng Mèo là
Hua Si Pan, có nghĩa là núi đá khổng lồ , cao 3142 m .
Sau
1975, Chapa xưa đã đổi thành Sa Pa . Một vài điểm du lịch được khai thác quanh
ngọn núi Fan Si Pang, nào là ngọn Hàm Rồng, Sân Ngắm, Sân Mây ...
Rồi
Chợ Tình, chợ Hẹn, vườn hoa Bốn Mùa , vườn Phong Lan với trên 300 loại hoa lan
gió khác nhau .
Đi
xa hơn thì vô các làng Mèo, xưa còn gọi là Bản Thổ.
Những
vòng rẫy được người Mèo ra sức đẽo núi thành những luống đất hình thang, để
trồng trọt khoai bắp quen thuộc từ đời này qua đời khác .
Ngày xưa, mỗi lần người Kinh từ miền suôi
lên cao nguyên thượng đỉnh Bắc Việt ấy, rời tầu hoả ở Lao Kay, còn gọi Lào Cai,
chỉ biết tới cầu Kiều, rồi qua Cốc Lếu, để vào Chapa .
Do
thế, quý vị thi sĩ lão thành ở hội thơ Quỳnh Dao, vốn cũng có vị vãn cảnh thành
phố núi lọt giữa rừng hoa đào, thủa còn xuân sắc, thường hỏi tôi: "Cốc
Lếu giờ sao nhỉ? "
Những
địa danh bản xứ Chapa mang âm hưởng nửa Hoa nửa ...Mèo, tức thủa
sơ khai, chỉ với tính cách tượng hình, đôi khi phân tích ra, thì chao ơi, chả
có gì.
Thí
dụ : Chapa, sau đổi Sa Pa, chỉ là Bãi Cát chẳng hạn.
Cầu Mây chăng ngang cái vực, để qua biên giới Việt Hoa, bây
giờ gọi là Việt Trung, thì chỉ là những cây mây từ thủa nảo nao tự quăng qua,
quẳng lại, đan bện dầy vào nhau, và người địa phương đã từng qua biên giới bằng
chiếc cầu thiên nhiên ấy .
Riêng
với tôi, điều nhớ nhất , vẫn là khu rừng hoa đào cánh kép ở sau nhà , mỗi mùa xuân hoa nở rợp trời , nhiều quá,
thành sắc đậm mầu hồng xác pháo ...
Cái
đường biên giới lại lẩn vào giữa rừng hoa đào cánh kép ...kéo dài từ mí bắc Lai
Châu tới đỉnh Hà Giang, nên Chapa thuộc Lao Kay, tiếng Hoa là Lão Nhai, phố cổ,
chỉ toàn một mầu hồng, lẫn trong khói chiều, sương sớm, không thấy một mái
nhà...
Khiến khách dễ bị lạc trong thiên nhiên bao la
trùng trùng. ..hoa nở chơi vơi , thiêng liêng, ngát hương hoang dại của núi
cao, rừng thẳm ...
Đôi
khi cũng có người bị lạc, và chim rừng cũng mỏi cánh bay ngang ...nhưng chúng
tôi chưa hề nghe nói ai chết dưới những cội hoa đào bạt ngàn đó bao giờ, nếu
không phải là tai nạn hay chiến tranh tàn phá...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)