Truyện Ngắn & Phóng Sự

CHÂU ĐỐC, 50 NĂM MỘT LẦN VỀ LẠI- Cao Thoại Châu

Tôi có một thói quen hình thành không biết tự bao giờ trong sự tiêu xài những thứ mình có. Xài nhanh những món tiền mệnh giá nhò và tiêu chậm “tờ thời gian” mệnh giá lớn.


1359185323_476555850_1-Hinh-anh-ca--Tour-hanh-huong-chau-doc-hai-loc-dau-nam

Tượng Phật Châu Đốc. Ảnh : Internet


           
Tôi có một thói quen hình thành không biết tự bao giờ trong sự tiêu xài những thứ mình có. Xài nhanh những món tiền mệnh giá nhò và tiêu chậm “tờ thời gian” mệnh giá lớn. Cách thứ nhất rõ ràng không mang lại cho tôi hiệu quả lớn bời tiền dẫu sao cũng là phương tiện giải quyết trong vô số trường hợp. Đã có lần vì ít tiền tôi phải mua một thứ thuốc nhỏ mắt hàng nội và nó chẳng tác dụng gì, hỏi người bán thì họ bảo tên thuốc đó nếu là hàng ngoại giá sẽ gấp 3 lần. Đành vét túi xài vài tờ giấy nhỏ và quả y như người bán nói. Việc bé con, nhưng nhiều việc không bé con cũng vậy thôi, nếu nhiều tiền tôi đã có thể có vé  máy bay cho những chuyến đi về đường dài tính bằng múi giờ …Buồn vui có khi cũng chỉ từ cái mệnh giá của tấm vé!


             Sau chuyện xài tiền có tính nhỏ lẻ là chuyện tiêu xài thời gian. Không hiểu sao rất nhiều mệnh giá lớn 5, 10 năm và rất nhiều hơn thế nữa. 10 năm rồi không ra thăm mộ cha mẹ tại nghĩa trang trong một ngôi chùa lớn cách trung tâm Sài Gòn chỉ hơn mười cây số. 30 năm mới đưa được một nhúm hài cốt của đứa con yểu mệnh về nhà trong khi có thể nó đã đi thế cho những gì tôi có được hiện nay. 43 năm chưa trở lại Kontum một thời đã sống không phải là không êm đềm thú vị dù có một chút đi đày, theo suy nghĩ hồi đó. Một người học trò cũ sợ thầy nghèo đã mời tôi mọi chi phí anh sẽ lo hết cả, nhưng như thế anh ta chỉ thay được giấy bạc mệnh giá nhỏ cho tôi, còn mệnh giá lớn thời gian thì hình như chưa lay chuyển được tảng đá ì trong tôi! Kontum là thành phố xinh xắn dễ thương trong ký ức tôi vậy mà tửng ấy năm chưa dứt ra để trở lại.


            Đã cán mức lớn của thời gian nên lần này tôi về thăm lại Châu Đốc sau đúng 50 năm rời xa đó?. Thực ra động lực cụ thể của chuyến về là thiệp mời dự kỷ niệm 10 năm thành lập BV tư nhân của một học trò cũ, giờ làm giám đốc, gây cho tôi một tò mò về sự thành đạt của cậu bé ngày nào. Tỉnh nhỏ, một BV đa khoa của tư nhân hoàn toàn không dễ sống nổi, cái "chết" thực quá dễ dàng bởi nhiều thứ “bệnh”. Chuyện trường tư, lớp dạy thêm long đong teo tóp thế nào đã cho tôi một “mô hình” để suy nghĩ suốt trên đường về lại Châu Đốc lần này.


            50 năm trước, hồi hộp đến, bây giờ lòng thanh thản nhìn cảnh vật đổi thay dọc hai bên đường trở về…Lớn thêm, có nhiều tờ giấy thời gian mệnh giá lớn, qua nhiều cơ cầu giờ mới nhận ra đường về phải qua quá nhiều những cây cầu, bản thân chúng cũng không còn như ngày nào, đẹp hơn hiện đại hơn nối nhanh những cái có hai bờ song song mà cách trở.


            Về sau từng ấy năm dâu bể ắt có nhiều thứ để nhìn, nghe, nói và may mắn làm sao ký ức của tôi lại có khả năng hoạt động hết công suất, và hiệu quả. Phố sá đổi thay nói làm gì, đó chỉ là dòng sông tự chảy, dấu vết thị xã ngày xưa giờ chỉ còn lờ mờ và cám ơn ký ức đã cung cấp những gì nằm trong đó nửa thế kỷ.

scan

Tác giả bài viết (nón lá) 50 năm trước. Ảnh : Cựu HS cung cấp


             Khu Nhà Lớn của dòng họ có công lớn khai phá xứ này, với kiến trúc kiểu Pháp hơn trăm năm như một vòng thành, giờ bước ra ngoài nhận thân phận một khu phố, có phần không còn nhiều tính bảo tồn lẽ ra phải có. Đi qua căn nhà đã ở tại đường Quang Trung nhận ra là nó nhưng hình dáng thì “xiêm áo” khác xưa. Tới một căn nhà khác đã ở trọ, gặp lại cô học trò ít nói giờ là cô giáo đã nghỉ hưu đơn thân. Dâu bể có ở căn nhà này, một người ốm yếu ngồi ngoài cửa dửng dưng nhìn khách đi vào, chị của cô giáo xưa vốn là một phụ nữ khá hoạt bát, giờ thời gian đang phủ một lớp hiu quạnh trên khuôn mặt. Anh bạn đồng nghiệp lớp đàn anh sành sỏi, người tình nước chảy thuyền trôi liệu có hình dung ra người xưa trong "sưu tập" của anh ?


            Châu Đốc ngày xưa và ngày nay đều nhiều đường phố, nhiều nhưng đường hẹp và ngắn chính vì thế gợi một kiến trúc đô thị mang dáng cổ ấm áp thân thuộc mà theo tôi là rất nên giữ, a dua theo mốt thời thượng là xóa dần dấu chân cha ông thời khai phá, rất uổng và có lỗi. Nhiều nơi khác, mở rộng, kéo dài đường, giải tỏa nhà cửa làm thay đổi kiến trúc đô thị thành ra kiểu bắt chước ảo tưởng hiện đại nhìn rất đồng phục mà lãng phí, có phần kệch cỡm chẳng ra gì. Thành ra về lại lần này, có cảm giác một người bỏ làng đi xa, quả rất thích thú.


            Châu Đốc trong tôi là con người chứ không phải cảnh vật hay đặc sản. Ngày ấy, bây giờ, với tôi người Châu Đốc vẫn mang sắc thái của cư dân vùng biên giới xa “trung tâm” và xa cả với nơi cận kề là bên kia biên giới, phải chống chọi để sinh tồn theo một ý thức tự lập. Địa chính trị có thể hun đúc nên con người với tính cách phát sinh tại chỗ do nội tâm bị ma sát với yếu tố bản địa hoang hóa. Xông xáo, mạo hiểm như người đứng đầu gió để tồn tại. Thành thử lối sống ở đây có một đặc thù, không Hai Lúa như một số nơi ở ĐBSCL, không láu cá như một số nơi khác, trái lại nhạy bén, sinh động, hoạt náo, nóng nảy, bộc trục, hơi ngang tàng kiểu người biên giới phên giậu của một đất nước.

 

Anh+thay+CTC+(2)

Tạo, Kim Né, Hoàng Lan. Tước. Ghế còn trống, bữa ăn chưa bắt đầu.


            Nhưng mà, những địa chỉ trên mặt đất dù sao cũng chỉ là địa chỉ dễ bị thời gian làm biến dạng đi nhanh. Địa chỉ trong hồn người là thứ tôi trọng vọng lưu giữ. Và không hiểu do đâu tôi lại nhớ tên khá chi tiết về các lớp 3B1, 3B2, Tứ D, E, F, G, H ngày ấy. Ngồi ăn, hễ tôi nhắc đến tên ai là lập tức người bác sĩ đầu bạc liền bấm máy và không lâu sau người kia có mặt. Nói cho chính xác, nhìn học trò cũ tôi nhận ra đôi nét còn trên những khuôn mặt ấy, thành ra suốt buổi chiều, quanh bàn tiệc là một cuộc lồng hình ảnh moi trong ký ức vào những cái tên của người tìm đến. Và cám ơn, tôi lồng không sai…Cao Hoàng Lan, Đinh Thị Hoa Sứ, Kim Né, Trần Thị Tạo, Phan Văn Rắc mà tên Rắc vốn chuyển từ tên Tây Jacques qua (?), Châu Hữu Tước, ba cô gái tên Nguyệt cùng lớp, hỏi thăm Trần Hoa Thắm mới biết đã thành ni cô - một cách sống cũng thật hay.…


            Anh em nhà họ Phạm tôi còn nhớ từng người- Lượm BĐQ, Giỏi QC, Láng hơi lãng đãng ngay thuở còn đi học. Và nhiều nữa, đồng nghiệp, học trò…Biết tin đồng nghiệp Phạm Văn Lượm đã mất, học trò Dương Đạt cũng mất và tất nhiên còn có thể nhiều lá xanh rụng trước lá vàng…và một vài số phận khác long đong làm rõ thêm điều không ai muốn nghe, là số phận! Cái chết của Đỗ Thị Lệ Hằng học giỏi nghe mà không tin nổi số phận lại nghiệt ngã đến vậy. 


             Giữa mọi người, tôi nhắc ông hiệu trưởng thời tôi đến. Ông Trịnh Văn Mười Hai, áo quần luôn bằng nylon (sau tôi hiểu vì sao) và chiếc cà vạt khi nào cũng là nó, màu đỏ. Ông rất khó tính, ngày trình diện tôi đã bị ông coi giò cẳng và cảnh báo bằng nụ cười của người đàn anh lớn tuổi dành cho thầy giáo nhí mà hình như dưới mắt ông có gì đó hơi bất thường! Người đàn anh quan tâm đến đàn em và sống trong một biệt thự nhà nước nhưng ông nghèo đến mức tôi không ngờ. Bà vợ ông có vấn đề phải nằm viện dài ngày tại Sài Gòn, một anh bạn nói con ông thi rớt đệ thất ông cho học trường bán công, khó có hiệu trưởng nào làm được như ông. Một hiệu trưởng không giàu năng lực nhưng rất thanh liêm! Thật buồn, khoảng năm 1970 khi đi làm chủ khảo kỳ thi sư phạm ngoài Trung, chiếc máy bay bị rớt mang theo ông!


            Vào ngôi trường cũ – Thủ Khoa Nghĩa - thật hoàn toàn không còn là ngôi trường thuở hàn vi vào ngày tôi đến nhận nhiệm sở xác xơ cũ kỹ. Nay nó đồ sộ, đẹp và đúng là ngôi trường cho cả thế kỷ sau. Trước đó, bất ngờ buổi trưa ngồi ăn cạnh một thanh niên trông quá trẻ nào hay anh đang là hiệu trưởng, và vui đến ngạc nhiên bao nhiêu khi đó lại là con của bạn đồng nghiệp thân ngày ấy, người đã mất mà tôi đã có ý định đến thăm gia đình anh trong chuyến về này. Lê Hữu Lịnh người Vĩnh Long, chỉn chu, gọn gàng và cùng vào trường sĩ quan một lần làm lớn thêm sự đồng cảm nhau. Ghé thắp cho bạn nén hương, nghe con bạn kể lại về người bố thật khớp với những gì vừa moi trong ký ức. Huy, đã nghe nơi bàn tiệc 50 % câu chuyện, nửa còn lại giờ hẳn cháu đã chắp vào để thành người duy nhất sau bố có được câu chuyện về một người bạn của bố!


            Về, hỏi thăm về những cái tên còn tươi rói trong trí nhớ, nhận thông tin và vui và buồn. Học trò hồi ấy có một đứa hay tới nhà tôi để…hút thuốc vì có lẽ em ấy cũng biết như thế là không hay nhưng được ông thầy mặc cho tự quyết định lấy thân! Tôi như vậy đó, điều có lẽ như lời một người nói trong bàn tiệc là sống “rất tài tử”! Tài tử là gì, tôi chưa một lần định hướng cho mình theo hướng ấy, thật sự cũng không tự chiều chuộng mình vô nguyên tắc, chỉ biết cứ sống sao thoải mái như một con người trong vai trò nào đó mà lương tâm cho phép, và mọi người ai cũng có quyền và bổn phận sống bằng chính mình, vậy thôi.


            Một đêm ngủ lại nơi khách sạn không phải khách sạn mà bệnh viện cũng không ra bệnh viện. Lầu 4 của BV Nhật Tân của Châu Hữu Hầu có dãy phòng vừa mới xây xong và tôi là người đầu tiên bước vào. Khu này dành cho khách xa tới thiết kế như khách sạn với thiết bị khá đầy đủ. Đêm thật thanh vắng, gió thổi ù ù, một mình một dãy ở tuốt trên cao thấy rờn rợn bóng ma, nghĩ đây là BV hẳn phải có ai đó ra đi càng làm nỗi sợ ma cố hữu tăng lên bèn phải cài kín cửa trùm mền kín mít cố ngủ giấc đầu tiên sau 50 năm trở lại. Cho đến khi nghe gà gáy râm ran mới thấy lòng nhẹ nhõm vui vui thoát cơn sợ hãi, nhận ra tiếng gà đô thị có một giá trị không nhỏ cho những ai còn gắn với cái hồn làng quê trong thời đại ngày càng đẩy môi trường thiên nhiên ra xa gây cho con người một nỗi cô đơn ngày càng dày đặc.


             Những dòng cuối dành cho một người. Lý Cẩm Long cựu học sinh lớp 3B1. Cải tạo về đi kinh tế mới, bỏ về làm nhiều việc lặt vặt mà giờ 3 con gái tốt nghiệp đại học, có rể là bác sĩ. Long sống nặng tình, mấy ngày ở đây là mấy ngày đi theo Long làm hai việc, một đi thăm phố sá, nhà trọ cũ, vòng quanh núi Sam và việc thứ hai là…ghé tiệm nhậu! Châu Đốc bây giờ sang, quán ăn lớn và món nhậu ngon, lạ mà vào cái thời đến ngày xưa thì chỉ có…bánh bao và cơm tấm! Châu Đốc nay không còn nữa hủ tiếu, chào lòng cạnh lò mổ mà hồi ấy cái tính ham ăn ngon hay đánh thức tôi dậy lần đi trong sương đến ngồi trước tô cháo bốc khói! Long sống tình cảm, vui vẻ, bạn bè anh nói, khi vợ chết Long có tới mấy tháng bế quan tỏa cảng, ngày nào cũng tụng kinh cho người đã khuất và ở vậy cho đến bây giờ. Nhà Long mấy tầng rất nhiều phòng cho thấy cuộc đời không xử bạc với anh.


            Rời Châu Đốc, buồn vì số thông tin về một vài người, buồn và bất lực, vui vì sự trưởng thành của những người khác. Tôi trở lại với Tân An, nơi sống tới 42 năm với biết bao dâu bể, buồn chung và buồn riêng xô đẩy nhau mà không có nhiều ấn tượng chi đáng kể…Rời, có mang theo tấm hình đen trắng chụp năm 1964 do mấy cô gái ngày ấy còn giữ được!


            Cám ơn tất cả, đất và người! Không ngờ nơi này lại cho tôi những thứ rất quan trọng : Ngôi trường đầu tiên trong nghề, bút danh Cao Thoại Châu dùng trọn một đời và bài thơ đăng báo đầu tiên Chỗ ngồi của nhà  giáo thời chiến.Có nhiều không? Không biết, nhưng quá đủ!

 

Cao Thoại Châu



GỬI NHỮNG NGƯỜI VỀ KHÔNG GẶP



Trở về đi lượm lấy thanh xuân
Lượm những gì ngày xưa quên ở lại
Tiếng róc rách thân phà ngày ấy
Người đàn mù đợi khách qua sông

Có phải vì nỗi nhớ thương nguồn
Mà lục bình trôi nhanh như thế
Mà đèn chài khi mờ khi tỏ
Để một ngày tan loãng với thời gian?

Chiếc phà trẻ hơn phà tiền nhiệm
Không còn người nẫu ruột đợi qua sông
Bến không còn ngổn ngang tâm sự
Không cần phụ họa ánh sao đêm!

Trở về như hết một vòng quay
Rất tiếc đã quên không đi bộ
Biết đâu tìm được bóng mình trên hè phố
Và tiếng giày gõ xuống lòng đêm…

Trở về nghe những mất những còn
Dăm bài thơ chưa chọn xong cái tựa
Cả những bài thơ không có chữ
Chỉ là  giấy trắng của lòng nhau

Đêm đứng nhìn ra bến sông sâu
Ánh đèn bến đâu có cần sáng quá
Gió bến đâu có cần lạnh thế
Rộn tâm tư thao thức buổi quay về


Châu Đốc đêm 7-3-2014

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/CaoThoaiChau/HoiKy/ChauDoc50NamMotLanVeLai.htm

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CHÂU ĐỐC, 50 NĂM MỘT LẦN VỀ LẠI- Cao Thoại Châu

Tôi có một thói quen hình thành không biết tự bao giờ trong sự tiêu xài những thứ mình có. Xài nhanh những món tiền mệnh giá nhò và tiêu chậm “tờ thời gian” mệnh giá lớn.


1359185323_476555850_1-Hinh-anh-ca--Tour-hanh-huong-chau-doc-hai-loc-dau-nam

Tượng Phật Châu Đốc. Ảnh : Internet


           
Tôi có một thói quen hình thành không biết tự bao giờ trong sự tiêu xài những thứ mình có. Xài nhanh những món tiền mệnh giá nhò và tiêu chậm “tờ thời gian” mệnh giá lớn. Cách thứ nhất rõ ràng không mang lại cho tôi hiệu quả lớn bời tiền dẫu sao cũng là phương tiện giải quyết trong vô số trường hợp. Đã có lần vì ít tiền tôi phải mua một thứ thuốc nhỏ mắt hàng nội và nó chẳng tác dụng gì, hỏi người bán thì họ bảo tên thuốc đó nếu là hàng ngoại giá sẽ gấp 3 lần. Đành vét túi xài vài tờ giấy nhỏ và quả y như người bán nói. Việc bé con, nhưng nhiều việc không bé con cũng vậy thôi, nếu nhiều tiền tôi đã có thể có vé  máy bay cho những chuyến đi về đường dài tính bằng múi giờ …Buồn vui có khi cũng chỉ từ cái mệnh giá của tấm vé!


             Sau chuyện xài tiền có tính nhỏ lẻ là chuyện tiêu xài thời gian. Không hiểu sao rất nhiều mệnh giá lớn 5, 10 năm và rất nhiều hơn thế nữa. 10 năm rồi không ra thăm mộ cha mẹ tại nghĩa trang trong một ngôi chùa lớn cách trung tâm Sài Gòn chỉ hơn mười cây số. 30 năm mới đưa được một nhúm hài cốt của đứa con yểu mệnh về nhà trong khi có thể nó đã đi thế cho những gì tôi có được hiện nay. 43 năm chưa trở lại Kontum một thời đã sống không phải là không êm đềm thú vị dù có một chút đi đày, theo suy nghĩ hồi đó. Một người học trò cũ sợ thầy nghèo đã mời tôi mọi chi phí anh sẽ lo hết cả, nhưng như thế anh ta chỉ thay được giấy bạc mệnh giá nhỏ cho tôi, còn mệnh giá lớn thời gian thì hình như chưa lay chuyển được tảng đá ì trong tôi! Kontum là thành phố xinh xắn dễ thương trong ký ức tôi vậy mà tửng ấy năm chưa dứt ra để trở lại.


            Đã cán mức lớn của thời gian nên lần này tôi về thăm lại Châu Đốc sau đúng 50 năm rời xa đó?. Thực ra động lực cụ thể của chuyến về là thiệp mời dự kỷ niệm 10 năm thành lập BV tư nhân của một học trò cũ, giờ làm giám đốc, gây cho tôi một tò mò về sự thành đạt của cậu bé ngày nào. Tỉnh nhỏ, một BV đa khoa của tư nhân hoàn toàn không dễ sống nổi, cái "chết" thực quá dễ dàng bởi nhiều thứ “bệnh”. Chuyện trường tư, lớp dạy thêm long đong teo tóp thế nào đã cho tôi một “mô hình” để suy nghĩ suốt trên đường về lại Châu Đốc lần này.


            50 năm trước, hồi hộp đến, bây giờ lòng thanh thản nhìn cảnh vật đổi thay dọc hai bên đường trở về…Lớn thêm, có nhiều tờ giấy thời gian mệnh giá lớn, qua nhiều cơ cầu giờ mới nhận ra đường về phải qua quá nhiều những cây cầu, bản thân chúng cũng không còn như ngày nào, đẹp hơn hiện đại hơn nối nhanh những cái có hai bờ song song mà cách trở.


            Về sau từng ấy năm dâu bể ắt có nhiều thứ để nhìn, nghe, nói và may mắn làm sao ký ức của tôi lại có khả năng hoạt động hết công suất, và hiệu quả. Phố sá đổi thay nói làm gì, đó chỉ là dòng sông tự chảy, dấu vết thị xã ngày xưa giờ chỉ còn lờ mờ và cám ơn ký ức đã cung cấp những gì nằm trong đó nửa thế kỷ.

scan

Tác giả bài viết (nón lá) 50 năm trước. Ảnh : Cựu HS cung cấp


             Khu Nhà Lớn của dòng họ có công lớn khai phá xứ này, với kiến trúc kiểu Pháp hơn trăm năm như một vòng thành, giờ bước ra ngoài nhận thân phận một khu phố, có phần không còn nhiều tính bảo tồn lẽ ra phải có. Đi qua căn nhà đã ở tại đường Quang Trung nhận ra là nó nhưng hình dáng thì “xiêm áo” khác xưa. Tới một căn nhà khác đã ở trọ, gặp lại cô học trò ít nói giờ là cô giáo đã nghỉ hưu đơn thân. Dâu bể có ở căn nhà này, một người ốm yếu ngồi ngoài cửa dửng dưng nhìn khách đi vào, chị của cô giáo xưa vốn là một phụ nữ khá hoạt bát, giờ thời gian đang phủ một lớp hiu quạnh trên khuôn mặt. Anh bạn đồng nghiệp lớp đàn anh sành sỏi, người tình nước chảy thuyền trôi liệu có hình dung ra người xưa trong "sưu tập" của anh ?


            Châu Đốc ngày xưa và ngày nay đều nhiều đường phố, nhiều nhưng đường hẹp và ngắn chính vì thế gợi một kiến trúc đô thị mang dáng cổ ấm áp thân thuộc mà theo tôi là rất nên giữ, a dua theo mốt thời thượng là xóa dần dấu chân cha ông thời khai phá, rất uổng và có lỗi. Nhiều nơi khác, mở rộng, kéo dài đường, giải tỏa nhà cửa làm thay đổi kiến trúc đô thị thành ra kiểu bắt chước ảo tưởng hiện đại nhìn rất đồng phục mà lãng phí, có phần kệch cỡm chẳng ra gì. Thành ra về lại lần này, có cảm giác một người bỏ làng đi xa, quả rất thích thú.


            Châu Đốc trong tôi là con người chứ không phải cảnh vật hay đặc sản. Ngày ấy, bây giờ, với tôi người Châu Đốc vẫn mang sắc thái của cư dân vùng biên giới xa “trung tâm” và xa cả với nơi cận kề là bên kia biên giới, phải chống chọi để sinh tồn theo một ý thức tự lập. Địa chính trị có thể hun đúc nên con người với tính cách phát sinh tại chỗ do nội tâm bị ma sát với yếu tố bản địa hoang hóa. Xông xáo, mạo hiểm như người đứng đầu gió để tồn tại. Thành thử lối sống ở đây có một đặc thù, không Hai Lúa như một số nơi ở ĐBSCL, không láu cá như một số nơi khác, trái lại nhạy bén, sinh động, hoạt náo, nóng nảy, bộc trục, hơi ngang tàng kiểu người biên giới phên giậu của một đất nước.

 

Anh+thay+CTC+(2)

Tạo, Kim Né, Hoàng Lan. Tước. Ghế còn trống, bữa ăn chưa bắt đầu.


            Nhưng mà, những địa chỉ trên mặt đất dù sao cũng chỉ là địa chỉ dễ bị thời gian làm biến dạng đi nhanh. Địa chỉ trong hồn người là thứ tôi trọng vọng lưu giữ. Và không hiểu do đâu tôi lại nhớ tên khá chi tiết về các lớp 3B1, 3B2, Tứ D, E, F, G, H ngày ấy. Ngồi ăn, hễ tôi nhắc đến tên ai là lập tức người bác sĩ đầu bạc liền bấm máy và không lâu sau người kia có mặt. Nói cho chính xác, nhìn học trò cũ tôi nhận ra đôi nét còn trên những khuôn mặt ấy, thành ra suốt buổi chiều, quanh bàn tiệc là một cuộc lồng hình ảnh moi trong ký ức vào những cái tên của người tìm đến. Và cám ơn, tôi lồng không sai…Cao Hoàng Lan, Đinh Thị Hoa Sứ, Kim Né, Trần Thị Tạo, Phan Văn Rắc mà tên Rắc vốn chuyển từ tên Tây Jacques qua (?), Châu Hữu Tước, ba cô gái tên Nguyệt cùng lớp, hỏi thăm Trần Hoa Thắm mới biết đã thành ni cô - một cách sống cũng thật hay.…


            Anh em nhà họ Phạm tôi còn nhớ từng người- Lượm BĐQ, Giỏi QC, Láng hơi lãng đãng ngay thuở còn đi học. Và nhiều nữa, đồng nghiệp, học trò…Biết tin đồng nghiệp Phạm Văn Lượm đã mất, học trò Dương Đạt cũng mất và tất nhiên còn có thể nhiều lá xanh rụng trước lá vàng…và một vài số phận khác long đong làm rõ thêm điều không ai muốn nghe, là số phận! Cái chết của Đỗ Thị Lệ Hằng học giỏi nghe mà không tin nổi số phận lại nghiệt ngã đến vậy. 


             Giữa mọi người, tôi nhắc ông hiệu trưởng thời tôi đến. Ông Trịnh Văn Mười Hai, áo quần luôn bằng nylon (sau tôi hiểu vì sao) và chiếc cà vạt khi nào cũng là nó, màu đỏ. Ông rất khó tính, ngày trình diện tôi đã bị ông coi giò cẳng và cảnh báo bằng nụ cười của người đàn anh lớn tuổi dành cho thầy giáo nhí mà hình như dưới mắt ông có gì đó hơi bất thường! Người đàn anh quan tâm đến đàn em và sống trong một biệt thự nhà nước nhưng ông nghèo đến mức tôi không ngờ. Bà vợ ông có vấn đề phải nằm viện dài ngày tại Sài Gòn, một anh bạn nói con ông thi rớt đệ thất ông cho học trường bán công, khó có hiệu trưởng nào làm được như ông. Một hiệu trưởng không giàu năng lực nhưng rất thanh liêm! Thật buồn, khoảng năm 1970 khi đi làm chủ khảo kỳ thi sư phạm ngoài Trung, chiếc máy bay bị rớt mang theo ông!


            Vào ngôi trường cũ – Thủ Khoa Nghĩa - thật hoàn toàn không còn là ngôi trường thuở hàn vi vào ngày tôi đến nhận nhiệm sở xác xơ cũ kỹ. Nay nó đồ sộ, đẹp và đúng là ngôi trường cho cả thế kỷ sau. Trước đó, bất ngờ buổi trưa ngồi ăn cạnh một thanh niên trông quá trẻ nào hay anh đang là hiệu trưởng, và vui đến ngạc nhiên bao nhiêu khi đó lại là con của bạn đồng nghiệp thân ngày ấy, người đã mất mà tôi đã có ý định đến thăm gia đình anh trong chuyến về này. Lê Hữu Lịnh người Vĩnh Long, chỉn chu, gọn gàng và cùng vào trường sĩ quan một lần làm lớn thêm sự đồng cảm nhau. Ghé thắp cho bạn nén hương, nghe con bạn kể lại về người bố thật khớp với những gì vừa moi trong ký ức. Huy, đã nghe nơi bàn tiệc 50 % câu chuyện, nửa còn lại giờ hẳn cháu đã chắp vào để thành người duy nhất sau bố có được câu chuyện về một người bạn của bố!


            Về, hỏi thăm về những cái tên còn tươi rói trong trí nhớ, nhận thông tin và vui và buồn. Học trò hồi ấy có một đứa hay tới nhà tôi để…hút thuốc vì có lẽ em ấy cũng biết như thế là không hay nhưng được ông thầy mặc cho tự quyết định lấy thân! Tôi như vậy đó, điều có lẽ như lời một người nói trong bàn tiệc là sống “rất tài tử”! Tài tử là gì, tôi chưa một lần định hướng cho mình theo hướng ấy, thật sự cũng không tự chiều chuộng mình vô nguyên tắc, chỉ biết cứ sống sao thoải mái như một con người trong vai trò nào đó mà lương tâm cho phép, và mọi người ai cũng có quyền và bổn phận sống bằng chính mình, vậy thôi.


            Một đêm ngủ lại nơi khách sạn không phải khách sạn mà bệnh viện cũng không ra bệnh viện. Lầu 4 của BV Nhật Tân của Châu Hữu Hầu có dãy phòng vừa mới xây xong và tôi là người đầu tiên bước vào. Khu này dành cho khách xa tới thiết kế như khách sạn với thiết bị khá đầy đủ. Đêm thật thanh vắng, gió thổi ù ù, một mình một dãy ở tuốt trên cao thấy rờn rợn bóng ma, nghĩ đây là BV hẳn phải có ai đó ra đi càng làm nỗi sợ ma cố hữu tăng lên bèn phải cài kín cửa trùm mền kín mít cố ngủ giấc đầu tiên sau 50 năm trở lại. Cho đến khi nghe gà gáy râm ran mới thấy lòng nhẹ nhõm vui vui thoát cơn sợ hãi, nhận ra tiếng gà đô thị có một giá trị không nhỏ cho những ai còn gắn với cái hồn làng quê trong thời đại ngày càng đẩy môi trường thiên nhiên ra xa gây cho con người một nỗi cô đơn ngày càng dày đặc.


             Những dòng cuối dành cho một người. Lý Cẩm Long cựu học sinh lớp 3B1. Cải tạo về đi kinh tế mới, bỏ về làm nhiều việc lặt vặt mà giờ 3 con gái tốt nghiệp đại học, có rể là bác sĩ. Long sống nặng tình, mấy ngày ở đây là mấy ngày đi theo Long làm hai việc, một đi thăm phố sá, nhà trọ cũ, vòng quanh núi Sam và việc thứ hai là…ghé tiệm nhậu! Châu Đốc bây giờ sang, quán ăn lớn và món nhậu ngon, lạ mà vào cái thời đến ngày xưa thì chỉ có…bánh bao và cơm tấm! Châu Đốc nay không còn nữa hủ tiếu, chào lòng cạnh lò mổ mà hồi ấy cái tính ham ăn ngon hay đánh thức tôi dậy lần đi trong sương đến ngồi trước tô cháo bốc khói! Long sống tình cảm, vui vẻ, bạn bè anh nói, khi vợ chết Long có tới mấy tháng bế quan tỏa cảng, ngày nào cũng tụng kinh cho người đã khuất và ở vậy cho đến bây giờ. Nhà Long mấy tầng rất nhiều phòng cho thấy cuộc đời không xử bạc với anh.


            Rời Châu Đốc, buồn vì số thông tin về một vài người, buồn và bất lực, vui vì sự trưởng thành của những người khác. Tôi trở lại với Tân An, nơi sống tới 42 năm với biết bao dâu bể, buồn chung và buồn riêng xô đẩy nhau mà không có nhiều ấn tượng chi đáng kể…Rời, có mang theo tấm hình đen trắng chụp năm 1964 do mấy cô gái ngày ấy còn giữ được!


            Cám ơn tất cả, đất và người! Không ngờ nơi này lại cho tôi những thứ rất quan trọng : Ngôi trường đầu tiên trong nghề, bút danh Cao Thoại Châu dùng trọn một đời và bài thơ đăng báo đầu tiên Chỗ ngồi của nhà  giáo thời chiến.Có nhiều không? Không biết, nhưng quá đủ!

 

Cao Thoại Châu



GỬI NHỮNG NGƯỜI VỀ KHÔNG GẶP



Trở về đi lượm lấy thanh xuân
Lượm những gì ngày xưa quên ở lại
Tiếng róc rách thân phà ngày ấy
Người đàn mù đợi khách qua sông

Có phải vì nỗi nhớ thương nguồn
Mà lục bình trôi nhanh như thế
Mà đèn chài khi mờ khi tỏ
Để một ngày tan loãng với thời gian?

Chiếc phà trẻ hơn phà tiền nhiệm
Không còn người nẫu ruột đợi qua sông
Bến không còn ngổn ngang tâm sự
Không cần phụ họa ánh sao đêm!

Trở về như hết một vòng quay
Rất tiếc đã quên không đi bộ
Biết đâu tìm được bóng mình trên hè phố
Và tiếng giày gõ xuống lòng đêm…

Trở về nghe những mất những còn
Dăm bài thơ chưa chọn xong cái tựa
Cả những bài thơ không có chữ
Chỉ là  giấy trắng của lòng nhau

Đêm đứng nhìn ra bến sông sâu
Ánh đèn bến đâu có cần sáng quá
Gió bến đâu có cần lạnh thế
Rộn tâm tư thao thức buổi quay về


Châu Đốc đêm 7-3-2014

http://thatsonchaudoc.com/banviet2/CaoThoaiChau/HoiKy/ChauDoc50NamMotLanVeLai.htm

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm