Kinh Đời
CHỜ THẦY...
Ban đầu ta cần tìm một vị thầy bằng xương bằng thịt, giảng đạo nói pháp cho ta nghe, hướng dẫn ta tu học nhưng sau đó phải tập tu sửa để nhìn thấy thầy, thấy Pháp ở khắp mọi nơi.
(Bài học rất ý nghĩa)
Có một vị du tăng nọ thường đi thuyết pháp tại các làng mạc hẻo lánh, lời giảng của thầy chan chứa tình thương và hiểu biết làm nhiều người kính phục quy y. Trong số đó có anh Năm nhà nghèo nhưng rất tốt bụng, quá cảm động sung sướng sau khi nghe giảng anh đánh bạo đến gần thầy và thưa: "Bạch thầy, con biết thầy rất bận vì ai cũng muốn thỉnh thầy, nhưng tâm con được khai mở và tràn đầy tôn kính, con muốn thỉnh thầy đến nhà thọ trai ngày mai. Con xin lỗi đã thưa hỏi đường đột, mong thầy hứa khả."
Với ánh mắt từ bi, vị thầy trả lời: "Hãy sửa soạn bữa cơm, ta sẽ đến." Sau đó vị thầy tiếp tục lên đường.
Nghe đáp như vậy, anh Năm vui mừng không bút mực nào tả xiết. Anh nôn nóng chờ đợi ngày mai để tiếp rước và diễn tả lòng tôn kính của anh đối với thầy. Ngày mai là ngày quan trọng nhất đời anh vì thầy sẽ đến thọ trai và anh được đặc biệt hầu thầy, chỉ có anh và thầy thôi. Thế là anh đi gom góp vay tiền mua thức ăn ngon và y phục đẹp để cúng dường thầy. Anh dọn dẹp lau chùi nhà cửa, trang hoàng lại bàn ghế đồ đạc cho tươm tất.
Ngày hôm sau, mới chín giờ sáng anh Năm đã chuẩn bị xong xuôi và bắt đầu chờ. Khoảng mười giờ có tiếng gõ cửa. Mừng rỡ, anh chạy ra mở cửa nhưng không phải thầy mà là một bà lão ăn xin. Bà lão nói: "Tôi đói quá, ông có gì cho tôi ăn không?" Anh Năm hơi thất vọng nhưng vốn tốt bụng anh mời bà lão vào nhà và vì nhà chật nên đành cho bà ngồi chỗ đã dành cho thầy, chia cho bà thức ăn đã làm để cúng dường thầy. Ăn xong bà lão cảm động cám ơn rồi ra đi.
Anh Năm chưa kịp lau dọn bàn ghế thì bên ngoài lại có tiếng gõ cửa. Lần này là một khách bộ hành vừa băng qua sa mạc. "Tôi sắp chết khát, ông có gì cho tôi uống không?" Anh Năm lại thất vọng vì thấy không phải là thầy tuy nhiên anh cũng mời người đó vào nhà, nhường chỗ đã dành cho thầy và mang nước đã mua để cúng dường thầy ra cho khách uống. Uống xong người bộ hành cám ơn rồi ra đi.
Vừa dọn dẹp bàn ghế xong thì có người gõ cửa. Mở ra thấy một thằng bé khoảng mười tuổi. Thằng bé vừa run vừa nói: "Tôi lạnh quá, ông có gì cho tôi mặc đỡ lạnh không?" Anh Năm lại một phen thất vọng nhưng nhìn kỹ đứa bé, anh thấy thương và tội nghiệp quá nên kêu nó vào và cho nó quần áo mà anh đã mua cho thầy. Thằng bé cúi đầu cám ơn rồi ra đi.
Anh Năm kiên nhẫn sửa soạn lại nhà cửa và bữa ăn để chờ thầy tới, nhưng chờ mãi đến chiều anh thất vọng thực sự vì biết là thầy sẽ không tới. Anh nghĩ thầm: "Mình biết trước là không thể mong thầy ghé đến cái nhà nghèo này. Thầy đã nhận lời thỉnh của mình nhưng chắc có chuyện quan trọng hơn nên thầy không đến được. Tuy không đến nhưng ít nhất thầy đã hứa khả lời mời của mình, bấy nhiêu đó cũng đủ cho mình hạnh phúc rồi."
Nghĩ như vậy, anh đứng dậy thu dọn đồ ăn và đi ngủ. Đêm đó anh mơ thấy thầy ghé đến nhà anh. Anh Năm vui mừng đón tiếp thầy và không biết đó là một giác mơ. Anh nói: "Thầy đã tới! Thầy đã giữ lời hứa."
Vị thầy trả lời: "Phải, ta đã giữ lời và đã tới nhà anh nhiều lần rồi. Khi ta đói bụng anh đã cho ta ăn. Ta khát nước anh đã cho ta uống. Ta bị lạnh anh đã cho ta quần áo. Tất cả những gì anh làm cho kẻ khác, đó chính là làm cho ta vậy."
Anh Năm chợt tỉnh giấc, lòng tràn đầy vui mừng hạnh phúc, anh hiểu được lời dạy của vị thầy. Với tình thương vô bờ, thầy đã gửi ba người sứ giả mang đến cho anh một bài học quý giá, đó là: "Thầy có mặt trong mọi người." Khi anh cho cơm kẻ đói, cho nước kẻ khát, cho áo kẻ lạnh, tức là cúng dường tình thương của anh đến Thầy.
Ban đầu ta cần tìm một vị thầy bằng xương bằng thịt, giảng đạo nói pháp cho ta nghe, hướng dẫn ta tu học nhưng sau đó phải tập tu sửa để nhìn thấy thầy, thấy Pháp ở khắp mọi nơi.
Namo Buddhaya.
Thầy Thích Tánh Tuệ.
Thầy Thích Tánh Tuệ.
(Đừng quên share cho lời pháp bay xa).
TT chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
CHỜ THẦY...
Ban đầu ta cần tìm một vị thầy bằng xương bằng thịt, giảng đạo nói pháp cho ta nghe, hướng dẫn ta tu học nhưng sau đó phải tập tu sửa để nhìn thấy thầy, thấy Pháp ở khắp mọi nơi.
(Bài học rất ý nghĩa)
Có một vị du tăng nọ thường đi thuyết pháp tại các làng mạc hẻo lánh, lời giảng của thầy chan chứa tình thương và hiểu biết làm nhiều người kính phục quy y. Trong số đó có anh Năm nhà nghèo nhưng rất tốt bụng, quá cảm động sung sướng sau khi nghe giảng anh đánh bạo đến gần thầy và thưa: "Bạch thầy, con biết thầy rất bận vì ai cũng muốn thỉnh thầy, nhưng tâm con được khai mở và tràn đầy tôn kính, con muốn thỉnh thầy đến nhà thọ trai ngày mai. Con xin lỗi đã thưa hỏi đường đột, mong thầy hứa khả."
Với ánh mắt từ bi, vị thầy trả lời: "Hãy sửa soạn bữa cơm, ta sẽ đến." Sau đó vị thầy tiếp tục lên đường.
Nghe đáp như vậy, anh Năm vui mừng không bút mực nào tả xiết. Anh nôn nóng chờ đợi ngày mai để tiếp rước và diễn tả lòng tôn kính của anh đối với thầy. Ngày mai là ngày quan trọng nhất đời anh vì thầy sẽ đến thọ trai và anh được đặc biệt hầu thầy, chỉ có anh và thầy thôi. Thế là anh đi gom góp vay tiền mua thức ăn ngon và y phục đẹp để cúng dường thầy. Anh dọn dẹp lau chùi nhà cửa, trang hoàng lại bàn ghế đồ đạc cho tươm tất.
Ngày hôm sau, mới chín giờ sáng anh Năm đã chuẩn bị xong xuôi và bắt đầu chờ. Khoảng mười giờ có tiếng gõ cửa. Mừng rỡ, anh chạy ra mở cửa nhưng không phải thầy mà là một bà lão ăn xin. Bà lão nói: "Tôi đói quá, ông có gì cho tôi ăn không?" Anh Năm hơi thất vọng nhưng vốn tốt bụng anh mời bà lão vào nhà và vì nhà chật nên đành cho bà ngồi chỗ đã dành cho thầy, chia cho bà thức ăn đã làm để cúng dường thầy. Ăn xong bà lão cảm động cám ơn rồi ra đi.
Anh Năm chưa kịp lau dọn bàn ghế thì bên ngoài lại có tiếng gõ cửa. Lần này là một khách bộ hành vừa băng qua sa mạc. "Tôi sắp chết khát, ông có gì cho tôi uống không?" Anh Năm lại thất vọng vì thấy không phải là thầy tuy nhiên anh cũng mời người đó vào nhà, nhường chỗ đã dành cho thầy và mang nước đã mua để cúng dường thầy ra cho khách uống. Uống xong người bộ hành cám ơn rồi ra đi.
Vừa dọn dẹp bàn ghế xong thì có người gõ cửa. Mở ra thấy một thằng bé khoảng mười tuổi. Thằng bé vừa run vừa nói: "Tôi lạnh quá, ông có gì cho tôi mặc đỡ lạnh không?" Anh Năm lại một phen thất vọng nhưng nhìn kỹ đứa bé, anh thấy thương và tội nghiệp quá nên kêu nó vào và cho nó quần áo mà anh đã mua cho thầy. Thằng bé cúi đầu cám ơn rồi ra đi.
Anh Năm kiên nhẫn sửa soạn lại nhà cửa và bữa ăn để chờ thầy tới, nhưng chờ mãi đến chiều anh thất vọng thực sự vì biết là thầy sẽ không tới. Anh nghĩ thầm: "Mình biết trước là không thể mong thầy ghé đến cái nhà nghèo này. Thầy đã nhận lời thỉnh của mình nhưng chắc có chuyện quan trọng hơn nên thầy không đến được. Tuy không đến nhưng ít nhất thầy đã hứa khả lời mời của mình, bấy nhiêu đó cũng đủ cho mình hạnh phúc rồi."
Nghĩ như vậy, anh đứng dậy thu dọn đồ ăn và đi ngủ. Đêm đó anh mơ thấy thầy ghé đến nhà anh. Anh Năm vui mừng đón tiếp thầy và không biết đó là một giác mơ. Anh nói: "Thầy đã tới! Thầy đã giữ lời hứa."
Vị thầy trả lời: "Phải, ta đã giữ lời và đã tới nhà anh nhiều lần rồi. Khi ta đói bụng anh đã cho ta ăn. Ta khát nước anh đã cho ta uống. Ta bị lạnh anh đã cho ta quần áo. Tất cả những gì anh làm cho kẻ khác, đó chính là làm cho ta vậy."
Anh Năm chợt tỉnh giấc, lòng tràn đầy vui mừng hạnh phúc, anh hiểu được lời dạy của vị thầy. Với tình thương vô bờ, thầy đã gửi ba người sứ giả mang đến cho anh một bài học quý giá, đó là: "Thầy có mặt trong mọi người." Khi anh cho cơm kẻ đói, cho nước kẻ khát, cho áo kẻ lạnh, tức là cúng dường tình thương của anh đến Thầy.
Ban đầu ta cần tìm một vị thầy bằng xương bằng thịt, giảng đạo nói pháp cho ta nghe, hướng dẫn ta tu học nhưng sau đó phải tập tu sửa để nhìn thấy thầy, thấy Pháp ở khắp mọi nơi.
Namo Buddhaya.
Thầy Thích Tánh Tuệ.
Thầy Thích Tánh Tuệ.
(Đừng quên share cho lời pháp bay xa).
TT chuyen