Truyện Ngắn & Phóng Sự

CHÚT NỖI LÒNG

Qua email trao đổi với bạn bè, tôi nhận được một email của Huynh Trưởng BĐQ Đào Văn Năng và một của Phạm Đình Cần, bạn rất thân của tôi, cùng học B1 tại trường Nguyễn Trãi

Sau khi xem phim American Sniper

  hocongbinh

Huy hieu trung doan 7, SD5BB


Qua email trao đổi với bạn bè, tôi nhận được một email của Huynh Trưởng BĐQ Đào Văn Năng và một của Phạm Đình Cần, bạn rất thân của tôi, cùng học B1 tại trường Nguyễn Trãi năm cuối 65. Bạn tôi, xuất thân K25 TBB/ TĐ, ra trường năm 68 đáo nhậm TĐ2/ Trung Đoàn 7 (Sư Tử) SĐ5 BB. Qua bao năm chinh chiến, bạn tôi đã để lại nơi chiến trường một chân phải của mình với lon trung úy.

Sau khi làm tròn trách nhiệm với tổ quốc, trở về với đời sống thương binh. Không biết phải làm gì, bạn tôi đành chọn nghề đạm bạc là cắt tóc ”húi cua” tại nhà. Bạn tôi đã kiên nhẫn khập khễnh “nghiêm”, “thao diễn nghỉ” chung quanh ghế xoay, chịu khổ, chịu khó để kiếm sống. Từ đó và mãi đến nay nhờ cái “job” đạm bạc này, bạn tôi đã chu toàn nhiệm vụ với vợ con và xem như ổn định phần đời còn lại tại Hà Lan, Bắc Âu. Trong email, huynh trưởng Năng và bạn tôi nhắc tới phim American Sniper, và muốn tôi coi.

Dù đã về hưu, tôi tưởng sẽ được phè…, được ngủ nướng và làm gì theo sở thích. Nhưng chuyện đời không đơn giản theo ý mình. Coi vậy mà không phải vậy. Đủ thứ việc réo gọi, việc nhà phải tề gia nội trợ, việc cơm nhà vác ngà voi mà chạy, công việc mà khối người chỉ như cá vàng lững lờ. Thế mà mình lại chúi mũi vào, vì vậy cho mày chết!

Nghe bản nhạc Chuyện Tình Không Suy Tư thấy phần nào nhẹ nhõm, còn chuyện nhà Cọp sao thấy có chút gì đó rầu rầu. Tôi đã luôn trăn trở nhớ thương đời lính, tình lính trên một đoạn đường đời dâng hiến, cũng như con đường đầy chông gai nguy hiểm đã để lại nhiều vết thương kỷ niệm không riêng gì cho mình, cho Cần, người bạn thân cùng cầm súng, cũng như các chiến binh QL/VNCH. Tôi cũng đã cảm khái lời của anh San, Chủ Nhiệm Tập San BĐQ:

– “… BĐQ là nơi đã trui rèn chúng ta trở thành người lính trận, nơi mà nước mắt và máu thấm vào chiến y cả một phần đời, nên dấn thân đảm nhận trách vụ của hội BĐQ là lẽ đương nhiên…”.

Vì thế, khi Hội BĐQ/ NCA  muốn công việc tổ chức Dạ Tiệc Tất Niên 2014 được trơn tru nhưng chưa có người chính thức gánh vác, tôi đành nhận lãnh nhiệm vụ sau khi được nhiều người thuyết phục. Biết làm sao hơn khi chất lính vẫn đượm trong người, cái tình của Cọp vẫn lảng vảng đâu đây.

Vào một ngày chủ nhật cuối tháng Giêng 2015, tôi đã đến nhà huynh trưởng CNN rất sớm để họp và chuẩn bị văn nghệ cho dạ tiệc tất niên. Khi ngồi bên ly cà phê được anh CNN trao cho, anh đã phán một câu khá thú vị:

– Bộ ông “quởn” lắm sao mà đến sớm vậy? Sao “giáo sư” không nhân dịp này đến rạp xem phim American Sniper? (Đối với CNN thì ai cũng được anh gọi là “giáo sư”, bất kể người đó có đi dạy học hay không.) Phim này hay lắm và đang chiếu ở các rạp. (Giáo sư CNN còn giữ một nghề phụ là điểm phim.)

Nghe có lý nên tôi không bỏ lỡ cơ hội vì còn dư quá nhiều thời gian, đủ để xem xong phim này. Chắc chắn với màn ảnh lớn và âm thanh nhiều chiều, phim sẽ hay hơn khi xem trên video clips gửi qua email.

Câu chuyện thực, nhân vật có thực ngoài đời trong cuộc chiến Desert Storm để bảo vệ nền TỰ DO của Hoa Kỳ, đã được ngôi sao gạo cội Clint Eastwood, một cowboy lạnh lùng, lẫy lừng với nhiều vai diễn, làm đạo diễn dàn dựng lại câu chuyện. Phim kể về Kyle từ thuở ấu thơ đến trưởng thành, với chút tài nghệ săn bắn từ bé, rồi chút thất bại trong tình trường, buồn nản, đâm đầu tình nguyện vào quân đội, để rồi qua trui luyện thử thách, nhận hiểu rõ trách nhiệm, và trở thành một chiến binh xuất chúng.

Trong phim, nhân viên tuyển mộ Navy Seal nói:

– “Đã có khối nguời bỏ cuộc rồi đó…”

– “Tôi thì không.” Kyle trả lời thật kiên quyết và giằng lấy tờ poster với hình ảnh người NHÁI, đơn vị tinh nhuệ của HQ/ Hoa Kỳ.

Từ đó, quân trường đổ mồ hôi, con người như cổ máy vận hành không nghỉ theo lịnh. Sóng to, mưa lớn hắt vào da thịt trôi đi theo luật thiên nhiên, trong khi câu la, tiếng mắng, lời hét hò như làn gió thổi qua khi tâm kiên định và ý đã quyết.

https://i0.wp.com/www.bietdongquan.com/baochi/munau/so44/images44/hobinh3.jpg

Dù đã trải qua khoá 37 RNSL rất nhiều gian khổ vào năm 1969, thế mà khi những hình ảnh trui luyện đó đập vào mắt, tôi vẫn thấy ơn ớn lạnh cả thân mình. Quả đúng là lò luyện thép hoàn hảo sản sinh ra chiến binh tinh nhuệ, để rồi thảy vào nơi “khốn kiếp” như em trai của Kyle, một TQLC, đã buột miệng thốt ra nơi phi trường khi hai anh em tình cờ gặp nhau.

Chiến tranh và chiến tranh, xảy ra từng khu phố, trong từng ngỏ ngách hôi thối dưới trời đêm. Cuộc đọ sức không phải giữa hai màu áo trận mà với một đối thủ mưu mẹo, quyền biến, nham hiểm, phi nhân tính, lợi dụng trẻ em để gây tang thương về tâm lý. Tôi bất động trầm tư miên man về những khu phố vẫn còn ẩn hiện trong đầu, như dãy phố đối diện chợ Kim Biên trong khu Chợ Lớn khi cùng đơn vị TĐ30 BĐQ xâm nhập để tiêu diệt VC trong Mậu Thân Tổng Công Kích đợt 2. Cũng những động tác đạp cửa, tung lựu đạn, súng ghim vào góc kín và cửa sổ trong nhà, và tiếng bắn trả với âm thanh chát chúa. Hầu như tôi lạc dần trong không gian mịt mù đạn khói đó. Mang ám số chuyên nghiệp bóp cò, với khẩu súng trên tay hướng về mục tiêu, tâm tư người lính đều có chung một tâm trạng như nhau khi mục tiêu thay đổi trong tầm ngắm, là một người làm ruộng, là chị chân quê, hay một đứa trẻ. Nét mệt nhọc, bần thần ưu tư không quyết định hiện rõ trên nét mặt người lính trong khi ngón trỏ đã sẳn sàng nơi cò súng để đưa viên đạn 7 ly 62 rời nòng.

Thật cảm phục! Clint Eastwood đã tạo ra những hình ảnh nghẹt thở, cùng sự diễn xuất trạng thái tâm tư rối bời của người lính chuyên bắn sẻ. Những cảnh đó đã làm nổi lên cái nhân bản của người lính yêu TỰ DO của khối TƯ BẢN khác với CS và bọn khủng bố.

Rời trận địa, có trong tay những ngày phép thăm vợ và con mới ra đời, bên niềm vui cùng hạnh phúc bên gia đình, người lính vẫn thấy bâng khuâng nhớ bạn bè chiến hữu. Anh vội tắt màn hình và trầm tư để che dấu khi vợ bất chợt để tâm. Dù vậy, những âm thanh lửa đạn vẫn như bủa vây chan chát bên tai.

Cô con gái đầu trong 5 cô, Dung, con của Cố Tr/Tá  Phan Văn Sành TĐT/TĐ30 BĐQ,  email cho tôi có đoạn viết:

– Cám ơn chú cho con xem một phim rất hay. Chuyện của ba con hơi giống như nội dung của phim.

– Nghe Mẹ con nói lại rằng, trước khi ra trận lần cuối, mẹ con có bàn với Ba rằng, trận này về xin nghĩ ngơi làm văn phòng thôi. Ba con gật đầu, và ba con được… “nghỉ xả láng không thấy sáng luôn…”

– Chị em và mẹ con còn giữ tại nhà một báu vật quý giá trong suốt 44 năm. Đó là một bức thư của mẹ con gởi cho ba lần cuối. Bức thư, được cất giữ trong lư hương, qua trang giấy học trò trắng tinh là lời tâm sự của một người phụ nữ 5 con nói chuyện với chồng. Nay theo qui luật hao mòn của thời gian, bức thư đã ngả sang màu vàng khè, xung quanh trang giấy bị bào mòn, ria tua tủa.

– Trong đó là những lời dặn dò nhắc nhở ba tự chăm sóc sức khoẻ, cùng với 2 món ăn mẹ làm riêng cho ba tiện sử dụng lúc hành quân, những món khoái khẩu của người miền Trung (mắm ruốc, cà pháo, mắm nêm). Sau cùng là dự định về tương lai gia đình cần hướng tới…

– Nhưng mơ ước đã không thành sự thực!

– Ước là ước vậy, con tin chắc rằng ba con cũng sẽ không bỏ đồng đội để ra đi tìm sự ấm êm khác nào? Bởi vì mẹ đã từng kể, mỗi lần về phép chỉ một ngày thôi là ba buồn rũ rượi. Mẹ có hỏi tại sao ba buồn? Ba đã trả lời rằng chỉ tại nhớ lính quá… chỉ có vậy. Mẹ con thua  1/0 rồi.

– Nhiều người nói rằng nếu con còn ba là con vẫn sướng. Con đã từng trả lời: Chưa chắc. Có khi ba không chịu khuất phục theo CS, thì có thể ba sẽ tự sát với tinh thần một người Lính, sống hết mình vì Lính…

– Như Chú đã từng khẳng định chất keo Quân Đội đã thấm nhuần vào ông rồi…

Tình thương của người Lính với gia đình vợ con bàng bạc sâu thẳm trong tim óc, ít thấy thể hiện ra bên ngoài. Thản khi ở nơi heo hút, xa lạ nào đó, hay trên lô cốt phòng thủ của một căn cứ hỏa lực biên phòng nào đó, chợt phóng tầm mắt ra xa… xa xa, rồi tưởng tượng vẽ lên hình ảnh người thân mà gọi thầm trong nỗi thương nhớ ngút ngàn.

Khi tình hình đất nước nghiêm trọng và chiến trận lan dần đến các quận huyện, BĐQ về giải toả và lãnh nhiệm vụ an ninh, xây dựng. Đây cũng là cơ hội gia đình vợ con lên thăm.

* Xin theo dõi tâm sự hai cô con gái của Cố Tr/Tá Phan Văn Sành về sự thương yêu dành cho ba mình. (Cô em được chồng bảo lãnh định cư bên Úc, cô chị cùng mẹ và 3 em gái ở Đức Hòa, Hậu Nghĩa, vùng đất nơi Ông  đã cùng TĐ30 BĐQ hành quân, gìn giữ an ninh.)

Cô chị email cho người viết:

*11 năm rồi, chị em mới gặp lại nhau. Con có hỏi nó còn nhớ gì về ông già không? Hoá ra nó còn sướng hơn con nữa là đàng khác, vì nó nhớ nhiều điều hơn con tưởng. Nó viết:

“Ba mình hiền lắm. Chị phải về nhà đi học, trong khi em chưa đến trường nên thường xuyên được ở gần ba, cũng như hay nhõng nhẽo đòi đi theo bên ông. Em nhớ có lần cứ khóc đòi theo trong khi đang bị sốt, nên ba đành cho xuống ghe. Khi đến nơi nào đó thì trên bờ thì đã có mấy chú lính chờ sẵn. Ba phải nói chuyện với họ, trong khi em đang nóng sốt cứ ngồi dựa sau lưng ông cho tới khi nào xong việc.

Em còn giữ tấm hình ba mặc đồ lính đút cháo cho em ăn. Em còn nhớ các buổi chiều đón ba từ trên trực thăng bước xuống. Khi ba đưa tay ngoắc, em đã không lại vì mùi hôi của đôi già đầy đất bùn mà ba đang mang.”

Con ngạc nhiên về trí nhớ của một đứa nhỏ và nhận xét sắc xảo của nó. Khi gió từ cánh trực thăng cứ quất mạnh làm mình muốn té, thì còn thì giờ đâu mà ngó đôi giày.Bà Sanh (bên trái) và các con

Nó còn bảo ba con giặt khăn mền của con vào lúc sáng sớm. Vì sợ con bị mẹ đánh đòn vì ngủ đái dầm nên ông lo dọn cho con trước. Con chỉ nhớ rằng khi con mở mắt ra là thấy ông bế qua gường bố nhỏ kế bên. Lúc đó con biết chỗ con ngủ ướt rồi. Con thương ba con nhiều lắm khi nghe kể chuyện này.

Nó nói ba hiền lắm, nhưng cũng dữ lắm. Hoá ra, nó nhớ đến những hình ảnh trên TV năm 68. Mấy chị em reo hò vì thấy ba trên TV. Đài đã chiếu gương mặt ba nghiêm trang, khắc khổ, cùng hình ảnh VC bị bắt ngồi thành hàng dài, bị bịt mắt ở sân trường tiểu học thuộc Chợ Lớn, lúc bây giờ.

Hình ảnh đó theo con mãi đến sau này. Giờ này khi đã trưởng thành, con đã hiểu sự tàn khốc của chiến tranh. Người lính chiến không có chọn lựa nào khác, ngoài việc lao về phiá trước để tìm sự sống.

Khi  tin người Lính hy sinh tử trận ngoài chiến trường đưa về, còn nỗi đau nào hơn nữa đây cho gia đình. Người quả phụ đã chết nửa người, trong khi các con đau đớn khóc lóc mất cha. Ngoài trợ giúp của ban Xã Hội, sau đó cuộc sống ra sao? Tương lai đi về đâu khi một nách mấy đứa con thơ? Rồi đất nước lọt vào tay CS, đời sống  lại càng cùng cực, bi đát hơn nữa. Gia đình sẽ sống ra sao?

Christ Kyle vẫn là chiến binh của đất nước Hoa Kỳ, nơi mà mạng sống con người được quý trọng, nên khi hy sinh cho đất nước thì từ người lính cho đến quan vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi mà quân đội đã dành và ưu đãi họ. Bởi thế, ngay khi người lính trở về bên gia đình không còn chạm trán với tử thần, thoát được những trường hợp mà mạng sống như chỉ mành treo chuông nhưng lại vướng vào hội chứng tâm lý, quân đội vẫn chăm sóc cho đến khi tai nạn xảy ra, cho đến khi Kyle ra đi về miền miên viễn. Nắp quan tài được gắn vào đó 162 chiến tích lẫy lừng khó có ai bì được với Kyle, cùng với lễ nghi quân cách đầy đủ và trang trọng, theo sau là những phát súng tiễn biệt. Phải chăng đó là những phát súng dành cho Kyle nhớ về những thành tích oanh liệt, hào hùng của mình.

Trải qua một đoạn đường binh nghiệp, chiến đấu và chiến đấu, tiễn biệt bao nhiêu chiến hữu ra đi, Christ Kyle gợi cho tôi hình ảnh can trường lầm lì của Anh, TĐT/TĐ30 BĐQ, trong mọi hoàn cảnh trên chiến trường. Không được đưa Anh về nơi an nghỉ sau cùng nhưng vẫn có cơ hội đưa thi hài anh gói trong poncho rời khỏi trận địa trong bóng đêm lập lòe ánh sáng hỏa châu trên vùng đất Dambe, Kampuchia.

Suốt hơn một giờ rưỡi, tôi bất động, lặng người hoà nhịp cảm xúc theo dõi phim. Diễn viên nhập vai Sniper thật tuyệt, phảng phất gương mặt của Anh, với danh hiệu truyền tin “25”. Khuôn mặt đã theo bên  tôi qua biết bao chặng đường cam go nguy hiểm, ngay cả trong giấc ngủ khi liên tưởng đến các trận chiến xảy ra mà mình cùng đơn vị tham dự. Đã chào tiễn biệt Anh. Nay qua bộ phim American Sniper này, xin được chào Anh và Christ Kyle lần nữa.

Hào hùng, anh hùng nhưng rốt cuộc nghiệp quả vẫn là nghiệp quả…

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so44/chutnoilong.htm

https://dongsongcu.wordpress.com/

Tân Sơn Hòa chuyển


Bàn ra tán vào (1)

Bútnưasắc
Bình mun viết cũng "nát bét"(not bad)

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

CHÚT NỖI LÒNG

Qua email trao đổi với bạn bè, tôi nhận được một email của Huynh Trưởng BĐQ Đào Văn Năng và một của Phạm Đình Cần, bạn rất thân của tôi, cùng học B1 tại trường Nguyễn Trãi

Sau khi xem phim American Sniper

  hocongbinh

Huy hieu trung doan 7, SD5BB


Qua email trao đổi với bạn bè, tôi nhận được một email của Huynh Trưởng BĐQ Đào Văn Năng và một của Phạm Đình Cần, bạn rất thân của tôi, cùng học B1 tại trường Nguyễn Trãi năm cuối 65. Bạn tôi, xuất thân K25 TBB/ TĐ, ra trường năm 68 đáo nhậm TĐ2/ Trung Đoàn 7 (Sư Tử) SĐ5 BB. Qua bao năm chinh chiến, bạn tôi đã để lại nơi chiến trường một chân phải của mình với lon trung úy.

Sau khi làm tròn trách nhiệm với tổ quốc, trở về với đời sống thương binh. Không biết phải làm gì, bạn tôi đành chọn nghề đạm bạc là cắt tóc ”húi cua” tại nhà. Bạn tôi đã kiên nhẫn khập khễnh “nghiêm”, “thao diễn nghỉ” chung quanh ghế xoay, chịu khổ, chịu khó để kiếm sống. Từ đó và mãi đến nay nhờ cái “job” đạm bạc này, bạn tôi đã chu toàn nhiệm vụ với vợ con và xem như ổn định phần đời còn lại tại Hà Lan, Bắc Âu. Trong email, huynh trưởng Năng và bạn tôi nhắc tới phim American Sniper, và muốn tôi coi.

Dù đã về hưu, tôi tưởng sẽ được phè…, được ngủ nướng và làm gì theo sở thích. Nhưng chuyện đời không đơn giản theo ý mình. Coi vậy mà không phải vậy. Đủ thứ việc réo gọi, việc nhà phải tề gia nội trợ, việc cơm nhà vác ngà voi mà chạy, công việc mà khối người chỉ như cá vàng lững lờ. Thế mà mình lại chúi mũi vào, vì vậy cho mày chết!

Nghe bản nhạc Chuyện Tình Không Suy Tư thấy phần nào nhẹ nhõm, còn chuyện nhà Cọp sao thấy có chút gì đó rầu rầu. Tôi đã luôn trăn trở nhớ thương đời lính, tình lính trên một đoạn đường đời dâng hiến, cũng như con đường đầy chông gai nguy hiểm đã để lại nhiều vết thương kỷ niệm không riêng gì cho mình, cho Cần, người bạn thân cùng cầm súng, cũng như các chiến binh QL/VNCH. Tôi cũng đã cảm khái lời của anh San, Chủ Nhiệm Tập San BĐQ:

– “… BĐQ là nơi đã trui rèn chúng ta trở thành người lính trận, nơi mà nước mắt và máu thấm vào chiến y cả một phần đời, nên dấn thân đảm nhận trách vụ của hội BĐQ là lẽ đương nhiên…”.

Vì thế, khi Hội BĐQ/ NCA  muốn công việc tổ chức Dạ Tiệc Tất Niên 2014 được trơn tru nhưng chưa có người chính thức gánh vác, tôi đành nhận lãnh nhiệm vụ sau khi được nhiều người thuyết phục. Biết làm sao hơn khi chất lính vẫn đượm trong người, cái tình của Cọp vẫn lảng vảng đâu đây.

Vào một ngày chủ nhật cuối tháng Giêng 2015, tôi đã đến nhà huynh trưởng CNN rất sớm để họp và chuẩn bị văn nghệ cho dạ tiệc tất niên. Khi ngồi bên ly cà phê được anh CNN trao cho, anh đã phán một câu khá thú vị:

– Bộ ông “quởn” lắm sao mà đến sớm vậy? Sao “giáo sư” không nhân dịp này đến rạp xem phim American Sniper? (Đối với CNN thì ai cũng được anh gọi là “giáo sư”, bất kể người đó có đi dạy học hay không.) Phim này hay lắm và đang chiếu ở các rạp. (Giáo sư CNN còn giữ một nghề phụ là điểm phim.)

Nghe có lý nên tôi không bỏ lỡ cơ hội vì còn dư quá nhiều thời gian, đủ để xem xong phim này. Chắc chắn với màn ảnh lớn và âm thanh nhiều chiều, phim sẽ hay hơn khi xem trên video clips gửi qua email.

Câu chuyện thực, nhân vật có thực ngoài đời trong cuộc chiến Desert Storm để bảo vệ nền TỰ DO của Hoa Kỳ, đã được ngôi sao gạo cội Clint Eastwood, một cowboy lạnh lùng, lẫy lừng với nhiều vai diễn, làm đạo diễn dàn dựng lại câu chuyện. Phim kể về Kyle từ thuở ấu thơ đến trưởng thành, với chút tài nghệ săn bắn từ bé, rồi chút thất bại trong tình trường, buồn nản, đâm đầu tình nguyện vào quân đội, để rồi qua trui luyện thử thách, nhận hiểu rõ trách nhiệm, và trở thành một chiến binh xuất chúng.

Trong phim, nhân viên tuyển mộ Navy Seal nói:

– “Đã có khối nguời bỏ cuộc rồi đó…”

– “Tôi thì không.” Kyle trả lời thật kiên quyết và giằng lấy tờ poster với hình ảnh người NHÁI, đơn vị tinh nhuệ của HQ/ Hoa Kỳ.

Từ đó, quân trường đổ mồ hôi, con người như cổ máy vận hành không nghỉ theo lịnh. Sóng to, mưa lớn hắt vào da thịt trôi đi theo luật thiên nhiên, trong khi câu la, tiếng mắng, lời hét hò như làn gió thổi qua khi tâm kiên định và ý đã quyết.

https://i0.wp.com/www.bietdongquan.com/baochi/munau/so44/images44/hobinh3.jpg

Dù đã trải qua khoá 37 RNSL rất nhiều gian khổ vào năm 1969, thế mà khi những hình ảnh trui luyện đó đập vào mắt, tôi vẫn thấy ơn ớn lạnh cả thân mình. Quả đúng là lò luyện thép hoàn hảo sản sinh ra chiến binh tinh nhuệ, để rồi thảy vào nơi “khốn kiếp” như em trai của Kyle, một TQLC, đã buột miệng thốt ra nơi phi trường khi hai anh em tình cờ gặp nhau.

Chiến tranh và chiến tranh, xảy ra từng khu phố, trong từng ngỏ ngách hôi thối dưới trời đêm. Cuộc đọ sức không phải giữa hai màu áo trận mà với một đối thủ mưu mẹo, quyền biến, nham hiểm, phi nhân tính, lợi dụng trẻ em để gây tang thương về tâm lý. Tôi bất động trầm tư miên man về những khu phố vẫn còn ẩn hiện trong đầu, như dãy phố đối diện chợ Kim Biên trong khu Chợ Lớn khi cùng đơn vị TĐ30 BĐQ xâm nhập để tiêu diệt VC trong Mậu Thân Tổng Công Kích đợt 2. Cũng những động tác đạp cửa, tung lựu đạn, súng ghim vào góc kín và cửa sổ trong nhà, và tiếng bắn trả với âm thanh chát chúa. Hầu như tôi lạc dần trong không gian mịt mù đạn khói đó. Mang ám số chuyên nghiệp bóp cò, với khẩu súng trên tay hướng về mục tiêu, tâm tư người lính đều có chung một tâm trạng như nhau khi mục tiêu thay đổi trong tầm ngắm, là một người làm ruộng, là chị chân quê, hay một đứa trẻ. Nét mệt nhọc, bần thần ưu tư không quyết định hiện rõ trên nét mặt người lính trong khi ngón trỏ đã sẳn sàng nơi cò súng để đưa viên đạn 7 ly 62 rời nòng.

Thật cảm phục! Clint Eastwood đã tạo ra những hình ảnh nghẹt thở, cùng sự diễn xuất trạng thái tâm tư rối bời của người lính chuyên bắn sẻ. Những cảnh đó đã làm nổi lên cái nhân bản của người lính yêu TỰ DO của khối TƯ BẢN khác với CS và bọn khủng bố.

Rời trận địa, có trong tay những ngày phép thăm vợ và con mới ra đời, bên niềm vui cùng hạnh phúc bên gia đình, người lính vẫn thấy bâng khuâng nhớ bạn bè chiến hữu. Anh vội tắt màn hình và trầm tư để che dấu khi vợ bất chợt để tâm. Dù vậy, những âm thanh lửa đạn vẫn như bủa vây chan chát bên tai.

Cô con gái đầu trong 5 cô, Dung, con của Cố Tr/Tá  Phan Văn Sành TĐT/TĐ30 BĐQ,  email cho tôi có đoạn viết:

– Cám ơn chú cho con xem một phim rất hay. Chuyện của ba con hơi giống như nội dung của phim.

– Nghe Mẹ con nói lại rằng, trước khi ra trận lần cuối, mẹ con có bàn với Ba rằng, trận này về xin nghĩ ngơi làm văn phòng thôi. Ba con gật đầu, và ba con được… “nghỉ xả láng không thấy sáng luôn…”

– Chị em và mẹ con còn giữ tại nhà một báu vật quý giá trong suốt 44 năm. Đó là một bức thư của mẹ con gởi cho ba lần cuối. Bức thư, được cất giữ trong lư hương, qua trang giấy học trò trắng tinh là lời tâm sự của một người phụ nữ 5 con nói chuyện với chồng. Nay theo qui luật hao mòn của thời gian, bức thư đã ngả sang màu vàng khè, xung quanh trang giấy bị bào mòn, ria tua tủa.

– Trong đó là những lời dặn dò nhắc nhở ba tự chăm sóc sức khoẻ, cùng với 2 món ăn mẹ làm riêng cho ba tiện sử dụng lúc hành quân, những món khoái khẩu của người miền Trung (mắm ruốc, cà pháo, mắm nêm). Sau cùng là dự định về tương lai gia đình cần hướng tới…

– Nhưng mơ ước đã không thành sự thực!

– Ước là ước vậy, con tin chắc rằng ba con cũng sẽ không bỏ đồng đội để ra đi tìm sự ấm êm khác nào? Bởi vì mẹ đã từng kể, mỗi lần về phép chỉ một ngày thôi là ba buồn rũ rượi. Mẹ có hỏi tại sao ba buồn? Ba đã trả lời rằng chỉ tại nhớ lính quá… chỉ có vậy. Mẹ con thua  1/0 rồi.

– Nhiều người nói rằng nếu con còn ba là con vẫn sướng. Con đã từng trả lời: Chưa chắc. Có khi ba không chịu khuất phục theo CS, thì có thể ba sẽ tự sát với tinh thần một người Lính, sống hết mình vì Lính…

– Như Chú đã từng khẳng định chất keo Quân Đội đã thấm nhuần vào ông rồi…

Tình thương của người Lính với gia đình vợ con bàng bạc sâu thẳm trong tim óc, ít thấy thể hiện ra bên ngoài. Thản khi ở nơi heo hút, xa lạ nào đó, hay trên lô cốt phòng thủ của một căn cứ hỏa lực biên phòng nào đó, chợt phóng tầm mắt ra xa… xa xa, rồi tưởng tượng vẽ lên hình ảnh người thân mà gọi thầm trong nỗi thương nhớ ngút ngàn.

Khi tình hình đất nước nghiêm trọng và chiến trận lan dần đến các quận huyện, BĐQ về giải toả và lãnh nhiệm vụ an ninh, xây dựng. Đây cũng là cơ hội gia đình vợ con lên thăm.

* Xin theo dõi tâm sự hai cô con gái của Cố Tr/Tá Phan Văn Sành về sự thương yêu dành cho ba mình. (Cô em được chồng bảo lãnh định cư bên Úc, cô chị cùng mẹ và 3 em gái ở Đức Hòa, Hậu Nghĩa, vùng đất nơi Ông  đã cùng TĐ30 BĐQ hành quân, gìn giữ an ninh.)

Cô chị email cho người viết:

*11 năm rồi, chị em mới gặp lại nhau. Con có hỏi nó còn nhớ gì về ông già không? Hoá ra nó còn sướng hơn con nữa là đàng khác, vì nó nhớ nhiều điều hơn con tưởng. Nó viết:

“Ba mình hiền lắm. Chị phải về nhà đi học, trong khi em chưa đến trường nên thường xuyên được ở gần ba, cũng như hay nhõng nhẽo đòi đi theo bên ông. Em nhớ có lần cứ khóc đòi theo trong khi đang bị sốt, nên ba đành cho xuống ghe. Khi đến nơi nào đó thì trên bờ thì đã có mấy chú lính chờ sẵn. Ba phải nói chuyện với họ, trong khi em đang nóng sốt cứ ngồi dựa sau lưng ông cho tới khi nào xong việc.

Em còn giữ tấm hình ba mặc đồ lính đút cháo cho em ăn. Em còn nhớ các buổi chiều đón ba từ trên trực thăng bước xuống. Khi ba đưa tay ngoắc, em đã không lại vì mùi hôi của đôi già đầy đất bùn mà ba đang mang.”

Con ngạc nhiên về trí nhớ của một đứa nhỏ và nhận xét sắc xảo của nó. Khi gió từ cánh trực thăng cứ quất mạnh làm mình muốn té, thì còn thì giờ đâu mà ngó đôi giày.Bà Sanh (bên trái) và các con

Nó còn bảo ba con giặt khăn mền của con vào lúc sáng sớm. Vì sợ con bị mẹ đánh đòn vì ngủ đái dầm nên ông lo dọn cho con trước. Con chỉ nhớ rằng khi con mở mắt ra là thấy ông bế qua gường bố nhỏ kế bên. Lúc đó con biết chỗ con ngủ ướt rồi. Con thương ba con nhiều lắm khi nghe kể chuyện này.

Nó nói ba hiền lắm, nhưng cũng dữ lắm. Hoá ra, nó nhớ đến những hình ảnh trên TV năm 68. Mấy chị em reo hò vì thấy ba trên TV. Đài đã chiếu gương mặt ba nghiêm trang, khắc khổ, cùng hình ảnh VC bị bắt ngồi thành hàng dài, bị bịt mắt ở sân trường tiểu học thuộc Chợ Lớn, lúc bây giờ.

Hình ảnh đó theo con mãi đến sau này. Giờ này khi đã trưởng thành, con đã hiểu sự tàn khốc của chiến tranh. Người lính chiến không có chọn lựa nào khác, ngoài việc lao về phiá trước để tìm sự sống.

Khi  tin người Lính hy sinh tử trận ngoài chiến trường đưa về, còn nỗi đau nào hơn nữa đây cho gia đình. Người quả phụ đã chết nửa người, trong khi các con đau đớn khóc lóc mất cha. Ngoài trợ giúp của ban Xã Hội, sau đó cuộc sống ra sao? Tương lai đi về đâu khi một nách mấy đứa con thơ? Rồi đất nước lọt vào tay CS, đời sống  lại càng cùng cực, bi đát hơn nữa. Gia đình sẽ sống ra sao?

Christ Kyle vẫn là chiến binh của đất nước Hoa Kỳ, nơi mà mạng sống con người được quý trọng, nên khi hy sinh cho đất nước thì từ người lính cho đến quan vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi mà quân đội đã dành và ưu đãi họ. Bởi thế, ngay khi người lính trở về bên gia đình không còn chạm trán với tử thần, thoát được những trường hợp mà mạng sống như chỉ mành treo chuông nhưng lại vướng vào hội chứng tâm lý, quân đội vẫn chăm sóc cho đến khi tai nạn xảy ra, cho đến khi Kyle ra đi về miền miên viễn. Nắp quan tài được gắn vào đó 162 chiến tích lẫy lừng khó có ai bì được với Kyle, cùng với lễ nghi quân cách đầy đủ và trang trọng, theo sau là những phát súng tiễn biệt. Phải chăng đó là những phát súng dành cho Kyle nhớ về những thành tích oanh liệt, hào hùng của mình.

Trải qua một đoạn đường binh nghiệp, chiến đấu và chiến đấu, tiễn biệt bao nhiêu chiến hữu ra đi, Christ Kyle gợi cho tôi hình ảnh can trường lầm lì của Anh, TĐT/TĐ30 BĐQ, trong mọi hoàn cảnh trên chiến trường. Không được đưa Anh về nơi an nghỉ sau cùng nhưng vẫn có cơ hội đưa thi hài anh gói trong poncho rời khỏi trận địa trong bóng đêm lập lòe ánh sáng hỏa châu trên vùng đất Dambe, Kampuchia.

Suốt hơn một giờ rưỡi, tôi bất động, lặng người hoà nhịp cảm xúc theo dõi phim. Diễn viên nhập vai Sniper thật tuyệt, phảng phất gương mặt của Anh, với danh hiệu truyền tin “25”. Khuôn mặt đã theo bên  tôi qua biết bao chặng đường cam go nguy hiểm, ngay cả trong giấc ngủ khi liên tưởng đến các trận chiến xảy ra mà mình cùng đơn vị tham dự. Đã chào tiễn biệt Anh. Nay qua bộ phim American Sniper này, xin được chào Anh và Christ Kyle lần nữa.

Hào hùng, anh hùng nhưng rốt cuộc nghiệp quả vẫn là nghiệp quả…

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so44/chutnoilong.htm

https://dongsongcu.wordpress.com/

Tân Sơn Hòa chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm