Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
CHUYỆN 40 NĂM SAU - Việt Nhân
(HNPĐ)
Bốn mươi năm sau trận hải chiến Hoàng Sa giữa HQ.VNCH và quân xâm lược
phương bắc Tầu cộng, lần đầu tiên người dân An Nam xã nghĩa
Những gì xà mâu nói trong buổi tiếp nhóm chuyên gia sử học, đại
diện cho hội
“Cấp cao” đưa ra “chỉ đạo miệng”, nói “phía Trung Quốc đang tỏ ra hòa hoãn với ta, thì ta cũng cần tránh động thái có thể gây căng thẳng” – Qua chuyện này, có kẻ nói An Nam cộng bị bệnh “rét” kinh niên, kẻ lại nói đám trí thức đã bị tên thủ tướng chăn trâu chơi trò bịp. Và sự kiện này được đưa ra ngay đầu câu chuyện hôm nay cũng là chỉ muốn phân tách rạch ròi thêm một lần nữa trò tung hứng cùng lập lờ đánh lận con đen của vẹm, ít nhiều dư luận lại thêm một lần nữa mắc mưu thằng bợm. Với trò lừa dư luận mà đem đánh đồng những cái chết mờ ám cho một âm mưu đen tối của hai thầy trò chúng với sự hy sinh anh dũng vì nước của các chiến sĩ VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa.
Trận chiến biên giới 17-02-1979 của 35 năm về trước, xảy ra dọc sáu tỉnh biên giới Việt-Hoa, chiến sự kéo dài đến ngày 18-03-1979, sau đó quân Tầu cộng rút về chốt các điểm trên biên giới hai nước. Rồi tiếp tục bắn phá tranh giành biên giới, kéo dài cho đến gần hết năm 1988 mới chấm dứt, chuyện vui là tổn thất hai bên cả thầy lẫn trò, đều giấu như mèo giấu cứt, vậy ta tạm theo tạp chí Time để biết Tầu cộng 20.000 chết, còn An Nam cộng ngỏm 10.000. Phía khựa khi thì nói đây là chuyện thầy dậy cho trò một bài học, khi thì nói đó là trận chiến đánh trả tự vệ, thây kệ nó nói gì thì nói, nhưng ai tinh ý thì thấy những cái chết của bộ đội An Nam, không một nén nhang tưởng niệm, mà đâm ồn ào hỏi nhà nước vẹm những người đó có là liệt sĩ?
Sự kiện “Gạc Ma” ngày 14-03-1988 là gì, là những người tay không
bị bắn xối xả, là tàu chìm, và những chiếc xuồng khựa chạy trên biển, để
Tương tự trận biên giới 1979, vụ Gạc Ma theo RFA 21/09/2011 “không được nhiều người biết đến, và câu chuyện về họ ít được nói đến, nếu không muốn nói là bị né tránh, cần phải dấu đi.” Bây giờ xin được hỏi người dân trong chế độ cộng sản biết gì về trận hải chiến Hoàng Sa? Trên FB Huy Đức viết “Phải mất 40 năm sau, các thế hệ người Việt trong nước mới biết hình ảnh Trung tá Ngụy Văn Thà, Thiếu tá Nguyễn Thành Trí, đứng thẳng trên đài chỉ huy chiến hạm Nhựt Tảo khi những loạt đạn đang bắn từ các tàu Trung Quốc. Biết đến, hai hạ sĩ Lê Văn Tây và Ngô Văn Sáu từ chối xuống tàu cứu sinh, chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng rồi đi vào lòng biển Hoàng Sa cùng con tàu Nhựt Tảo.”
Một lần nữa nhắc lại, vụ Hoàng Sa là vụ xâm lăng trắng trợn của khựa, một sự thật không chối cải, còn vụ 1979 rõ ràng chuyện trong nhà cộng sản hục hặc nhau mà thầy trò chúng đục nhau, cả thế giới đều biết. Và một đàng 74 người lính VNCH đem thân xác bảo vệ vẹn toàn lãnh hải, còn vụ 1988 có phải là một trận hải chiến hay đây là một trò đánh lừa dư luận, vậy sự ồn ào lên tiếng qua chuyện Hoàng Sa, Trường Sa của một số người, phải chăng họ nhân chuyện mà có một ý đồ riêng tư? Chuyện tưởng niệm Hoàng Sa đối với dân tộc ta, người quốc gia ta thì nó là việc cần, vì nó thể hiện cái tri ân của người dân với các chiến sĩ đã vị quốc vong thân, nhưng nhớ người vì nước hy sinh và chuyện xin bọn xã nghĩa phong liệt sĩ cho họ là hai việc khác biệt.
Thật vô cùng phẫn nộ khi nghe mấy chữ mong được công nhận là “liệt sĩ” cho anh em trận Hoàng Sa –Vậy im đi! Đừng nói thêm bất cứ một lời nào nữa làm tổn thương danh dự người lính VNCH, đầu óc để đâu khi mở miệng xin cho 74 anh em trận chiến Hoàng Sa được làm liệt sĩ cộng sản, mà lại có cả lời xin của những người chung một màu áo, chung một chiến tuyến? Tưởng niệm dù là tính cách cá nhân hay hội đoàn, cho người đã hy sinh tại Hoàng Sa cũng là việc nên làm, qua đó nó nói lên cái chính nghĩa của người lính VNCH, và cái chết oanh liệt của họ là cái chết vì nước. Sự giúp đở từ cá nhân tự nguyện, hay tập thể quyên góp của người dân hai miền nam bắc, đến với các gia đình tử sĩ này cũng là hình thức chia sẻ, ủy lạo, nhưng nay nó còn hơn thế nữa, cái ngồi lại với nhau giữa người dân với người lính VNCH, đã rửa sạch những bôi bẩn có mục đích của quân tay sai tầu cộng lên anh em chúng tôi.
Lại có người còn nói, dầu sao Hoàng Sa cũng đã mất, tại sao không vì sự mất mát đó, mà tạo nên sự hòa hợp hòa giải giữa đôi bên để bảo vệ giang sơn, sao vẫn cứ đứng ở các bên để tranh cãi đúng sai. Vậy cho hỏi ngược lại, giữa người đi giữ nước và tay sai bán nước, cần đến sự hòa hợp hòa giải sao, hay đây lại là trò bợm của bọn xã nghĩa? Trong khi người dân càng ngày càng đã rõ trắng đen, ai giữ nước, ai bán nước, công hàm Phạm Văn Đồng cho thấy ngay cả Hồ không mảy may đứng về phía dân tộc để bảo vệ đất nước, mà lại ủng hộ ý đồ xâm lăng của Tàu cộng. Đã bao lần mắc mưu thằng bợm, sao cứ chạy theo duôi chúng để được gì cho đất nước hay chỉ vì một lợi lộc nhỏ nào đó, mà quên hẳn vẹm cũng một sách của Hồ, là bán nước!
Tóm lại khi nói hòa hợp, hòa giải để giữ nước, thì phải cho thấy phía cộng sản đã có một hành động, hay việc làm nào chứng minh rằng họ giữ nước, hay thực tế đã cho thấy họ đeo lấy khựa là để giữ đảng cùng chế độ của họ? Vậy xin đừng để 74 cái chết oanh liệt của người lính VNCH tại Hoàng Sa trở thành trò tung hứng của những tay cơ hội - Hòa hợp, hòa giải gì với bọn bán nước? Trong các bài viết về Hoàng Sa, có một bài của Vương Văn Hà, cấp bậc cuối cùng của anh là Hạ sĩ nhất trọng pháo trên chiếc HQ10, anh kể lại trận chiến trong bài viết “Kẻ sống sót trong trận hải chiến Hoàng Sa”, cùng ý nghĩ của anh về bọn giặc cộng trong trận chiến chống Tầu cộng xâm lăng – Xin nghe người lính Vương Văn Hà, nói lên ý nghĩ của anh về cộng sản.
“Ngày nay khi viết lại những ngày này, tôi không khỏi bùi ngùi tưởng nhớ tới những người anh, người bạn đã dũng cảm hy sinh thân xác để bảo vệ chủ quyền quốc gia - Xin ghi ơn những người đã vị quốc vong thân – Miền Nam Việt Nam lúc đó một mặt dù phảỉ chiến đấu cam go, và một mình đương đầu với CSBV có cả một khối Cộng Sản Quốc Tế lớn lao đứng đằng sau, vẫn hiên ngang, can đảm bảo vệ chủ quyền đất nước mà trận Hoàng Sa là tiêu biểu. Những người Cộng Sản cầm quyền ở Việt Nam vẫn luôn luôn rêu rao, tuyên bố láo khoét là bảo vệ vùng đất, vùng biển, vùng trời của nước Việt, vậy mà không giám đả động gì tới quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Cộng, một đàn anh và cũng là một đồng chí của họ chiếm đoạt từ hai mươi bảy năm nay. Than ôi!”
Muốn đọc các bài viết về trận Hoàng Sa, vào google gõ hai chữ Hoàng Sa ta được đọc mệt nghỉ, tác giả những bài viết đó là tướng, là tá, là úy, duy chỉ có mỗi một Vương Văn Hà là hàng binh, nhưng người đọc thấy gì khi anh kết thúc bài viết của anh như thế. Hôm nay đúng 40 năm ngày 74 chiến sĩ VNCH hy sinh tại Hoàng Sa, xin cho tôi được đôi lời riêng tư cùng anh để kết thúc câu chuyện… Nhờ tấm ảnh của anh kèm theo bài viết, mà tôi đã được nhìn lại một người bạn đồng đội xưa cùng đơn vị. Là lính đã trải qua nhiểu nơi, sống cùng nhiều anh em mình, lại thêm từ ngày ấy đến nay xa cách đã 45 năm tròn, nhưng thú thật quên ai thì có thể, chứ thủy thủ trọng pháo Vương Văn Hà, tôi không thể nào quên anh được - Một lính trẻ từ RD514 của hải quân Hoa Kỳ về cùng anh em, lúc đó anh chưa tới 20.
Vương Văn Hà lúc chiến đấu anh là dân lì, trong khi bản tánh anh lại là một người rất hay đùa! Mùa khô kinh rạch như trơ nước bùn, con tàu lọt thỏm giữa hai bờ kinh dựng đứng, tất cả vũ khí trên chiến đỉnh có cũng như không, bọn cộng chỉ cần ném vài trái lựu đạn nội hóa là ta bị phiền ngay. Tình huống như thế, anh vẫn luôn đứng chơ vơ giữa trời, trên nóc PBR ôm khẩu M60, trong khi chiến đỉnh hai máy tiến full, cảnh đó chỉ có trong phim Rambo thôi, còn ngoài đời đánh giặc thật thì chỉ có những người lính như Vương Văn Hà. Cái cách đánh giặc của dân giang đoàn anh muốn đem ra Hoàng Sa, hãy nghe anh nói “Trong khi đó thì tàu địch quá sát tàu ta lại bắn xối xả vào, đau đớn trong cảnh bất lực của mình, tôi ao ước như được ở giang đoàn, giá mà có vài trái M72 tôi sẽ đứng thẳng xơi tái ngay chúng nó”.
Đấy là cái lì, còn cái đùa của anh, xin kể, nó khá là độc đáo – Một ngày đầu mùa nước nổi 1969, nắng sáng vừa chiếu qua ngọn thốt nốt, dân thị trấn Tịnh Biên kéo nhau đi xem cán binh cộng sản xâm nhập – Trên con đường đá dọc bờ kinh Vĩnh Tế, với vũ khí quân trang thu được của địch, thủy thủ trọng pháo Vương Văn Hà, mặc quân phục cán binh CSBV cùng khẩu AK47 trên tay, anh áp tải tù binh bị bắt trong trận đánh đêm qua giao cho chi khu… Anh cười và bằng giọng miền bắc còn đặc sệt, như giải thích chuyện ăn bận lạ lùng của mình –Đùa chút chơi mà ông thầy.
Câu chuyện đã quá dài đến lúc phải dừng thôi, dù trong lòng vẫn còn muốn nói thêm, vì đọc những gì Vương Văn Hà viết, thấy những người lính trẻ thời đó họ sống, họ nghĩ và cuối cùng những cái chết dành cho đất nước sao quá đẹp. Tin giờ chót những ồn ào đốt nến tri ân hướng về Hoàng Sa, của ông nhà nước xã nghĩa Đà Nẵng dự tính tổ chức ngày 18/1, vừa bị hủy vào phút chót do chưa chuẩn bị chu đáo (?!) Một trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, rồi lại tượng đài Hoàng Sa ở Đà Nẳng, nay lại thắp nến tri ân… Những trò bịp!
Thôi dừng đi là vừa những tay hoạt đầu cơ hội, những con kên kên chính trị. Bốn mươi năm trận chiến Hoàng sa, xin hãy để những thằng Ngụy tự tưởng niệm lấy đồng đội của mình, thành thật cám ơn!
Việt Nhân (HNPĐ)
CHUYỆN 40 NĂM SAU - Việt Nhân
(HNPĐ)
Bốn mươi năm sau trận hải chiến Hoàng Sa giữa HQ.VNCH và quân xâm lược
phương bắc Tầu cộng, lần đầu tiên người dân An Nam xã nghĩa
Những gì xà mâu nói trong buổi tiếp nhóm chuyên gia sử học, đại
diện cho hội
“Cấp cao” đưa ra “chỉ đạo miệng”, nói “phía Trung Quốc đang tỏ ra hòa hoãn với ta, thì ta cũng cần tránh động thái có thể gây căng thẳng” – Qua chuyện này, có kẻ nói An Nam cộng bị bệnh “rét” kinh niên, kẻ lại nói đám trí thức đã bị tên thủ tướng chăn trâu chơi trò bịp. Và sự kiện này được đưa ra ngay đầu câu chuyện hôm nay cũng là chỉ muốn phân tách rạch ròi thêm một lần nữa trò tung hứng cùng lập lờ đánh lận con đen của vẹm, ít nhiều dư luận lại thêm một lần nữa mắc mưu thằng bợm. Với trò lừa dư luận mà đem đánh đồng những cái chết mờ ám cho một âm mưu đen tối của hai thầy trò chúng với sự hy sinh anh dũng vì nước của các chiến sĩ VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa.
Trận chiến biên giới 17-02-1979 của 35 năm về trước, xảy ra dọc sáu tỉnh biên giới Việt-Hoa, chiến sự kéo dài đến ngày 18-03-1979, sau đó quân Tầu cộng rút về chốt các điểm trên biên giới hai nước. Rồi tiếp tục bắn phá tranh giành biên giới, kéo dài cho đến gần hết năm 1988 mới chấm dứt, chuyện vui là tổn thất hai bên cả thầy lẫn trò, đều giấu như mèo giấu cứt, vậy ta tạm theo tạp chí Time để biết Tầu cộng 20.000 chết, còn An Nam cộng ngỏm 10.000. Phía khựa khi thì nói đây là chuyện thầy dậy cho trò một bài học, khi thì nói đó là trận chiến đánh trả tự vệ, thây kệ nó nói gì thì nói, nhưng ai tinh ý thì thấy những cái chết của bộ đội An Nam, không một nén nhang tưởng niệm, mà đâm ồn ào hỏi nhà nước vẹm những người đó có là liệt sĩ?
Sự kiện “Gạc Ma” ngày 14-03-1988 là gì, là những người tay không
bị bắn xối xả, là tàu chìm, và những chiếc xuồng khựa chạy trên biển, để
Tương tự trận biên giới 1979, vụ Gạc Ma theo RFA 21/09/2011 “không được nhiều người biết đến, và câu chuyện về họ ít được nói đến, nếu không muốn nói là bị né tránh, cần phải dấu đi.” Bây giờ xin được hỏi người dân trong chế độ cộng sản biết gì về trận hải chiến Hoàng Sa? Trên FB Huy Đức viết “Phải mất 40 năm sau, các thế hệ người Việt trong nước mới biết hình ảnh Trung tá Ngụy Văn Thà, Thiếu tá Nguyễn Thành Trí, đứng thẳng trên đài chỉ huy chiến hạm Nhựt Tảo khi những loạt đạn đang bắn từ các tàu Trung Quốc. Biết đến, hai hạ sĩ Lê Văn Tây và Ngô Văn Sáu từ chối xuống tàu cứu sinh, chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng rồi đi vào lòng biển Hoàng Sa cùng con tàu Nhựt Tảo.”
Một lần nữa nhắc lại, vụ Hoàng Sa là vụ xâm lăng trắng trợn của khựa, một sự thật không chối cải, còn vụ 1979 rõ ràng chuyện trong nhà cộng sản hục hặc nhau mà thầy trò chúng đục nhau, cả thế giới đều biết. Và một đàng 74 người lính VNCH đem thân xác bảo vệ vẹn toàn lãnh hải, còn vụ 1988 có phải là một trận hải chiến hay đây là một trò đánh lừa dư luận, vậy sự ồn ào lên tiếng qua chuyện Hoàng Sa, Trường Sa của một số người, phải chăng họ nhân chuyện mà có một ý đồ riêng tư? Chuyện tưởng niệm Hoàng Sa đối với dân tộc ta, người quốc gia ta thì nó là việc cần, vì nó thể hiện cái tri ân của người dân với các chiến sĩ đã vị quốc vong thân, nhưng nhớ người vì nước hy sinh và chuyện xin bọn xã nghĩa phong liệt sĩ cho họ là hai việc khác biệt.
Thật vô cùng phẫn nộ khi nghe mấy chữ mong được công nhận là “liệt sĩ” cho anh em trận Hoàng Sa –Vậy im đi! Đừng nói thêm bất cứ một lời nào nữa làm tổn thương danh dự người lính VNCH, đầu óc để đâu khi mở miệng xin cho 74 anh em trận chiến Hoàng Sa được làm liệt sĩ cộng sản, mà lại có cả lời xin của những người chung một màu áo, chung một chiến tuyến? Tưởng niệm dù là tính cách cá nhân hay hội đoàn, cho người đã hy sinh tại Hoàng Sa cũng là việc nên làm, qua đó nó nói lên cái chính nghĩa của người lính VNCH, và cái chết oanh liệt của họ là cái chết vì nước. Sự giúp đở từ cá nhân tự nguyện, hay tập thể quyên góp của người dân hai miền nam bắc, đến với các gia đình tử sĩ này cũng là hình thức chia sẻ, ủy lạo, nhưng nay nó còn hơn thế nữa, cái ngồi lại với nhau giữa người dân với người lính VNCH, đã rửa sạch những bôi bẩn có mục đích của quân tay sai tầu cộng lên anh em chúng tôi.
Lại có người còn nói, dầu sao Hoàng Sa cũng đã mất, tại sao không vì sự mất mát đó, mà tạo nên sự hòa hợp hòa giải giữa đôi bên để bảo vệ giang sơn, sao vẫn cứ đứng ở các bên để tranh cãi đúng sai. Vậy cho hỏi ngược lại, giữa người đi giữ nước và tay sai bán nước, cần đến sự hòa hợp hòa giải sao, hay đây lại là trò bợm của bọn xã nghĩa? Trong khi người dân càng ngày càng đã rõ trắng đen, ai giữ nước, ai bán nước, công hàm Phạm Văn Đồng cho thấy ngay cả Hồ không mảy may đứng về phía dân tộc để bảo vệ đất nước, mà lại ủng hộ ý đồ xâm lăng của Tàu cộng. Đã bao lần mắc mưu thằng bợm, sao cứ chạy theo duôi chúng để được gì cho đất nước hay chỉ vì một lợi lộc nhỏ nào đó, mà quên hẳn vẹm cũng một sách của Hồ, là bán nước!
Tóm lại khi nói hòa hợp, hòa giải để giữ nước, thì phải cho thấy phía cộng sản đã có một hành động, hay việc làm nào chứng minh rằng họ giữ nước, hay thực tế đã cho thấy họ đeo lấy khựa là để giữ đảng cùng chế độ của họ? Vậy xin đừng để 74 cái chết oanh liệt của người lính VNCH tại Hoàng Sa trở thành trò tung hứng của những tay cơ hội - Hòa hợp, hòa giải gì với bọn bán nước? Trong các bài viết về Hoàng Sa, có một bài của Vương Văn Hà, cấp bậc cuối cùng của anh là Hạ sĩ nhất trọng pháo trên chiếc HQ10, anh kể lại trận chiến trong bài viết “Kẻ sống sót trong trận hải chiến Hoàng Sa”, cùng ý nghĩ của anh về bọn giặc cộng trong trận chiến chống Tầu cộng xâm lăng – Xin nghe người lính Vương Văn Hà, nói lên ý nghĩ của anh về cộng sản.
“Ngày nay khi viết lại những ngày này, tôi không khỏi bùi ngùi tưởng nhớ tới những người anh, người bạn đã dũng cảm hy sinh thân xác để bảo vệ chủ quyền quốc gia - Xin ghi ơn những người đã vị quốc vong thân – Miền Nam Việt Nam lúc đó một mặt dù phảỉ chiến đấu cam go, và một mình đương đầu với CSBV có cả một khối Cộng Sản Quốc Tế lớn lao đứng đằng sau, vẫn hiên ngang, can đảm bảo vệ chủ quyền đất nước mà trận Hoàng Sa là tiêu biểu. Những người Cộng Sản cầm quyền ở Việt Nam vẫn luôn luôn rêu rao, tuyên bố láo khoét là bảo vệ vùng đất, vùng biển, vùng trời của nước Việt, vậy mà không giám đả động gì tới quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Cộng, một đàn anh và cũng là một đồng chí của họ chiếm đoạt từ hai mươi bảy năm nay. Than ôi!”
Muốn đọc các bài viết về trận Hoàng Sa, vào google gõ hai chữ Hoàng Sa ta được đọc mệt nghỉ, tác giả những bài viết đó là tướng, là tá, là úy, duy chỉ có mỗi một Vương Văn Hà là hàng binh, nhưng người đọc thấy gì khi anh kết thúc bài viết của anh như thế. Hôm nay đúng 40 năm ngày 74 chiến sĩ VNCH hy sinh tại Hoàng Sa, xin cho tôi được đôi lời riêng tư cùng anh để kết thúc câu chuyện… Nhờ tấm ảnh của anh kèm theo bài viết, mà tôi đã được nhìn lại một người bạn đồng đội xưa cùng đơn vị. Là lính đã trải qua nhiểu nơi, sống cùng nhiều anh em mình, lại thêm từ ngày ấy đến nay xa cách đã 45 năm tròn, nhưng thú thật quên ai thì có thể, chứ thủy thủ trọng pháo Vương Văn Hà, tôi không thể nào quên anh được - Một lính trẻ từ RD514 của hải quân Hoa Kỳ về cùng anh em, lúc đó anh chưa tới 20.
Vương Văn Hà lúc chiến đấu anh là dân lì, trong khi bản tánh anh lại là một người rất hay đùa! Mùa khô kinh rạch như trơ nước bùn, con tàu lọt thỏm giữa hai bờ kinh dựng đứng, tất cả vũ khí trên chiến đỉnh có cũng như không, bọn cộng chỉ cần ném vài trái lựu đạn nội hóa là ta bị phiền ngay. Tình huống như thế, anh vẫn luôn đứng chơ vơ giữa trời, trên nóc PBR ôm khẩu M60, trong khi chiến đỉnh hai máy tiến full, cảnh đó chỉ có trong phim Rambo thôi, còn ngoài đời đánh giặc thật thì chỉ có những người lính như Vương Văn Hà. Cái cách đánh giặc của dân giang đoàn anh muốn đem ra Hoàng Sa, hãy nghe anh nói “Trong khi đó thì tàu địch quá sát tàu ta lại bắn xối xả vào, đau đớn trong cảnh bất lực của mình, tôi ao ước như được ở giang đoàn, giá mà có vài trái M72 tôi sẽ đứng thẳng xơi tái ngay chúng nó”.
Đấy là cái lì, còn cái đùa của anh, xin kể, nó khá là độc đáo – Một ngày đầu mùa nước nổi 1969, nắng sáng vừa chiếu qua ngọn thốt nốt, dân thị trấn Tịnh Biên kéo nhau đi xem cán binh cộng sản xâm nhập – Trên con đường đá dọc bờ kinh Vĩnh Tế, với vũ khí quân trang thu được của địch, thủy thủ trọng pháo Vương Văn Hà, mặc quân phục cán binh CSBV cùng khẩu AK47 trên tay, anh áp tải tù binh bị bắt trong trận đánh đêm qua giao cho chi khu… Anh cười và bằng giọng miền bắc còn đặc sệt, như giải thích chuyện ăn bận lạ lùng của mình –Đùa chút chơi mà ông thầy.
Câu chuyện đã quá dài đến lúc phải dừng thôi, dù trong lòng vẫn còn muốn nói thêm, vì đọc những gì Vương Văn Hà viết, thấy những người lính trẻ thời đó họ sống, họ nghĩ và cuối cùng những cái chết dành cho đất nước sao quá đẹp. Tin giờ chót những ồn ào đốt nến tri ân hướng về Hoàng Sa, của ông nhà nước xã nghĩa Đà Nẵng dự tính tổ chức ngày 18/1, vừa bị hủy vào phút chót do chưa chuẩn bị chu đáo (?!) Một trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, rồi lại tượng đài Hoàng Sa ở Đà Nẳng, nay lại thắp nến tri ân… Những trò bịp!
Thôi dừng đi là vừa những tay hoạt đầu cơ hội, những con kên kên chính trị. Bốn mươi năm trận chiến Hoàng sa, xin hãy để những thằng Ngụy tự tưởng niệm lấy đồng đội của mình, thành thật cám ơn!
Việt Nhân (HNPĐ)