Nước Nga, nơi mà các nhà bất đồng chính quyền bị đàn áp tàn nhẫn, các đối thủ của chế độ Putin thường xuyên bị ám sát, đã cáo buộc cảnh sát Anh thường “sử dụng vũ lực quá mức để đối phó với các cuộc biểu tình” và các nhà tù tại đây “đồng nghĩa với tra tấn”.
CHUYỆN NGƯỢC ĐỜI: IRAN, NGA, BELARUS, SUDAN… TỐ CÁO VƯƠNG QUỐC ANH VI PHẠM NHÂN QUYỀN
Một số nước vừa gửi báo cáo lên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, tố cáo Vương quốc Anh vi phạm nhân quyền. Điều hết sức khôi hài là chính những nước này lại là những nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất. Việt nam mình có câu: “Vừa ăn cướp vừa la làng”, đúng y cho mấy nước này.
Hàng năm, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đều có báo cáo định kỳ về nhân quyền ở tất cả các nước. Các thành viên Liên hợp quốc đều được đóng góp vào bản báo cáo này.
Năm nay, các báo cáo về nhân quyền tại Vương quốc Anh đã được gửi đến Liên hợp quốc với những lời chỉ trích gay gắt từ các nước Iran, Nga, Cuba, Pakistan, Belarus, Algeria, Sudan…
Nước Nga, nơi mà các nhà bất đồng chính quyền bị đàn áp tàn nhẫn, các đối thủ của chế độ Putin thường xuyên bị ám sát, đã cáo buộc cảnh sát Anh thường “sử dụng vũ lực quá mức để đối phó với các cuộc biểu tình” và các nhà tù tại đây “đồng nghĩa với tra tấn”.
Cảnh sát Nga bắt người biểu tình tại Moscow phản đối Putin tháng 5/2012
Cảnh sát Nga bắt người biểu tình tại St Peterburg
phản đối bầu cử gian lận tháng 3/2012
Iran, một quốc gia cho phép thi hành án tử hình phụ nữ bằng cách ném đá, những người bất đồng chính kiến thường xuyên bị tra tấn, đã chỉ trích Vương quốc Anh không bảo vệ tốt các tôn giáo thiểu số.
Cô Neda Soltani, sinh viên Iran bị cảnh sát bắn chết ngày 20/6/2009
khi tham gia biểu tình phản đối kết quả bầu cử của Ahmadinejad.
Hình thức xử tử quen thuộc tại Iran:
treo cổ bằng cần cẩu và bằng ném đá cho đến chết
Belarus, quốc gia đang nằm dưới sự cai trị chuyên chế của nhà độc tài Lucasenko thì chỉ trích Vương quốc Anh đã sử dụng hệ thống tra tấn, và tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại đây là quá thấp, chỉ mười năm.
Cuba thì cho rằng tại Anh, hàng ngày, trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ, người di cư, người dân tộc thiểu số và người bản địa đã bị nhiều thiệt thòi và khó khăn.
Pakistan, quốc gia mà cơ quan an ninh phải chịu trách nhiệm cho các vụ mất tích và xử tử hình tùy tiện thì cho rằng Vương quốc Anh đã không chủ động trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa văn hóa.
Algeria và Sudan thì phê phán vấn đề lương của nam và nữ khác nhau ở Anh.
Trước sự chỉ trích của các nước nói trên, nhiều ý kiến cho rằng Liên hợp quốc đã tự phá hoại uy tín của mình khi cho phép các quốc gia vi phạm nghiêm trọng quyền con người tham gia vào quá trình lập báo cáo.
Andrew Percy, thành viên cao cấp Hội đồng địa phương của Brigg và Goole đã bức xúc: “Điều này thực sự vô lý và hài hước. Nó giống như Attila the Hun (vị vua của đế quốc Hung nô, tượng trưng cho sự hủy diệt - TSYG) giảng cho chúng ta về sự chung sống hòa bình giữa các quốc gia. Nếu thêm cả Syria cũng chỉ trích quyền con người của chúng tôi thì đây sẽ là một trò đùa hoàn hảo. Liên hợp quốc phải là một tổ chức nghiêm túc. Những ý kiến kiểu như thế này sẽ hủy hoại uy tín của LHQ ở đất nước tôi và trên thế giới”.
Philip Davies, thành viên cao cấp Hội đồng địa phương của Shipley ở miền Trung nước Anh cũng đồng tình: “ Điều này cực kỳ phi lý. Họ rao giảng về nhân quyền cho chúng tôi, trong khi chính các nước này đang có những hồ sơ nhân quyền kinh khủng nhất. Nó biến LHQ thành một trò đùa hoàn hảo”.
Theo
DAILY MAIL
http://ygiao.blogspot.com/2012/06/chuyen-nguoc-oi-iran-nga-belarus-sudan.html