Truyện Ngắn & Phóng Sự
CHUYẾN TAXI CUỐI CÙNG
Không lâu sau cái ngày giã từ công việc dọn dẹp vệ sinh để bắt đầu
theo đuổi chặng đường “tìm lại những gì đã mất” thì có nhiều khó khăn
phát sinh. Người ta thường nói “có thực mới vực được đạo” quả không sai
một mảy may chút nào
Bước chân vào trường, ngoài những khó khăn chung như bất kỳ một sinh
viên y khoa nào khác thì riêng tôi lại còn có thêm những khó khăn như
tuổi tác, ngôn ngữ, tài chính… Phải thú nhận rằng, khó khăn về mặt tài
chính là điều quan tâm lớn nhất và đã gây ảnh hưởng đến việc học (của
tôi) nhiều nhất. Sách học và dụng cụ thực tập là những gì quá đắt đỏ
trong hoàn cảnh như tôi. Tiền trợ cấp đi học và tiền an sinh xã hội cộng
với tiền “ngồi nhịp chân” của vợ không đủ trang trải (thêm) cho những
thứ ấy trong suốt một quãng đường dài, bởi vợ không thể xin việc toàn
thời vì cần dành nhiều thời giờ chăm sóc đứa con trai (và thêm một đứa
nữa sẽ chào đời).
Vừa rời khỏi giảng đường sau những buổi học là phải nhanh chân chạy ngay
đến tiệm sách cũ, có khi một ngày phải tranh thủ ghé lại chỗ đó đến hai
hay là ba lần, săn lùng những quyển sách (cũ) do các sinh viên đem bán
lại với giá bằng một nửa của sách mới, cũng may tiệm sách này nằm ngay
bên trong khuôn viên trường đại học, không xa khoa y cho lắm. Nhưng có
khi, sách mới tái bản đã có những thay đổi cập nhật mà mình không biết
vì thế (đôi lúc) sách cũ cũng là những trở ngại không nhỏ trong việc học
tập!
Cái khó bắt mình phải tìm cho ra lối thoát bằng mọi cách, hạ quyết tâm
thoát khỏi cảnh túng quẩn. Tìm việc làm bán thời thì không dễ mà lại
không phù hợp với khóa học toàn thời, tìm việc làm vào hai ngày cuối
tuần thì càng khó hơn. Thế là quyết định chọn nghề lái taxi, do việc làm
nầy mang tính co giãn không bị ràng buộc bởi công việc hay bởi chủ
nhân, ngày nào muốn lái thì chỉ việc tới công ty thuê một chiếc taxi là
được, trong thời gian thi cử hay những lúc bài vở chất chồng thì được
quyền “gát tay lái” mà quay sang lo chuyện sách đèn!
Thủ tục hồ sơ thi lấy bằng lái taxi, phải nhờ đến một đồng nghiệp (đã
ra trường và đang hành nghề) cấp cho một tờ chứng xác nhận (đã biết)
mình là người có tâm (không cần có tầm và có tài). Ông bạn cầm lá đơn
lật qua lật lại, dòm tới dòm lui mấy lần rồi (nhỏ nhẹ) ngỏ lời khuyên:
-May mắn lắm mới thi đậu vào trường y, nên dành toàn bộ thời gian tập
trung vào việc học, bạn có biết là rất nhiều người bị rớt mỗi năm hay
không, hơn 25/170 (tổng số) sinh viên bị rớt mỗi năm đấy nhé, chỉ cần
rớt một môn là coi như rớt luôn năm học ấy, năm sau phải học và thi lại
tất cả mặc dù những môn đó đã đạt được điểm đậu.Nhưng điều đáng sợ nhất
đó là, trong 3 năm học đầu tiên mà rớt tới hai lần (dù không liên tiếp)
thì coi như phải rời khỏi trường, liệu đó mà lo học bạn à!
Lời khuyên của người bạn khiến cho tôi suy nghĩ lung lắm nhưng không đủ sức thuyết phục, cố phân trần:
- Lời khuyên của ông chắc chắn là rất đúng nhưng có lẽ tôi cần một việc
làm để tránh không bị khủng hoảng tinh thần do bởi khủng hoảng tài
chánh, ông làm ơn làm phước ký dùm cho tôi đi, rồi sẽ liệu mà tính sau!
Ông bạn do dự một hồi rồi cầm bút (lưỡng lự) ký tên vào tờ đơn theo sau một tiếng thở dài.
Thủ tục hồ sơ đã hoàn tất, bước kế tiếp thì không dễ chút nào, để lấy
được cái bằng lái taxi cần phải vượt qua hai kỳ thi: lý thuyết &
thực hành. Kỳ thi lý thuyết thì có bốn phần, phần khó nhất là “tìm đoạn
đường ngắn nhất để đi từ nơi nầy đến nơi khác” (nhằm tránh tình trạng
chạy lòng vòng rồi bắt hành khách phải trả một số tiền cao hơn, lúc đó
chưa có GPS). Muốn có bài “tủ” của phần thi nầy thì phải ghi danh theo
học ở một trung tâm luyện thi, lệ phí cao cho nên đành phải tự học. Cũng
may, giờ chót có quới nhơn giúp đỡ, được một người bạn trẻ cho mượn tập
tài liệu nầy, nhờ thế mà đậu ngay phần lý thuyết (đúng là chó ngáp phải
ruồi!?).
Kế tiếp là phần thi thực hành, thường thì ít có ai đậu ngay trong lần
thi đầu tiên mặc dù ai cũng đã rành việc lái xe (có lẽ cái bằng gì mà
kiếm được tiền là bị làm khó làm dễ đấy chăng?) Nhủ lòng, một lần không
đậu thì hai lần, hai lần không đậu thì ba lần… chắc rổi cũng sẽ được đậu
thôi mà, hà cớ gì mà phải lo cho mệt trí!
Hôm đi thi thời tiết trở lạnh bất thường, ngồi ôm tay lái (ngay địa điểm
chỉ định) chờ vị giám khảo tới, một người đàn ông tuổi độ lục tuần bước
dần tới xe với một điệu bộ chậm chạp, có vẻ như đau ở một bên chân. Mở
cửa bước vào, giới thiệu là giám khảo và xin lỗi đã để tôi phải chờ lâu
(trễ chừng 10 phút). Tôi cười (tỏ vẻ không phiền hà) và bắt đầu làm
những động tác (giả) như sửa lại kính chiếu hậu, kiểm soát các cửa đã
đóng, quan sát dây an toàn đã cài, rà soát chức năng thắng tay (lúc xe
đậu) và thắng chân (lúc xe chạy)…trong lúc đó thì vị giám khảo đang lấy
mấy viên thuốc từ trong lọ ra uống. Liếc nhanh, tôi biết chắc là ông
đang uống những viên thuốc trị bệnh thấp khớp, như một phản ứng tự
nhiên, tôi hỏi:
- Thời tiết thay đổi nhanh chóng như thế nầy dễ khiến cho bệnh thấp khớp
trở nên tồi tệ hơn. Dường như ông đang chịu đựng cơn đau nơi đầu gối
bên trái, và ông đang uống những viên thuốc có khà năng gây chảy máu bao
tử cũng như dễ dẫn đến bệnh tiểu đường, loãng xương do phản ừng phụ của
chúng?
Giật mình nhớ ra rằng ông là vị giám khảo, người góp phần quyết định
tương lai của mình đây, tôi vội ngỏ lời xin lỗi vì đã nói những điều
không thích hợp. Ông nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên, hỏi:
- Sao cậu biết về căn bệnh và thuốc men rõ ràng như vậy, còn trẻ mà cũng mắc phải chứng bệnh này sao?”
- Không, tôi đang theo học y khoa thưa ông!
- Năm thứ mấy?
- Năm thứ ba!
- Năm thứ ba mà đã hiểu rõ về bệnh lý và dược lý vậy sao?
- Dạ, tôi đã tốt nghiệp tại quê nhà rồi, thưa ông!
- Tại sao lại muốn lấy bằng lái taxi, không tính học tiếp nữa à?
- Đối với những người mới đến Úc như chúng tôi, khó khăn về mặt tài
chánh là điều không tránh khỏi và đó chính là trở ngại lớn nhất trong
suốt học trình, thưa ông. Tôi cần tiền mua sách và dụng cụ thực tập
trong khi đó vợ tôi thì đang mang thai, tiền trợ cấp an sinh xã hội và
tiền phụ cấp đi học không đủ trang trải cho tất cả mọi thứ, thiết nghĩ
lái taxi (vào cuối tuần) sẽ giúp cho tôi được an tâm (về mặt tài chánh)
để có thể tập trung vào việc học!
Suốt đoạn đường dài, ông chỉ hỏi tôi về chuyện gia cảnh, chuyện học
hành, những thắc mắc về căn bệnh của ông…mà không nghe thấy gì liên quan
đến việc thi (thực hành) lấy bằng lái taxi. Một chặp sau, ông chỉ định
cho tôi quay trở về nơi xuất phát, trước khi rời khỏi xe ông quay sang
nhìn tôi rồi hỏi:
- Cậu nghĩ sao, cậu có nghĩ là được chấm đậu (hôm nay) hay không?
- Làm sao dám đoán, nhưng có một điều chắc chắn mà tôi biết đó là, tương lai của tôi đang nằm trong tay của ông đấy, thưa ông!
- Vào phòng đợi, chờ đến khi được gọi tên nhé!
Hồi hộp ngồi chờ ở phòng đợi, nghe gọi tên mình, vội bước tới gần thì vị
giám khảo đưa cho tôi một phong bì và nói lời chúc mừng cũng như chúc
thành đạt trong việc học. Cõi lòng tràn ngập niềm vui suốt đoạn đường
dài, chạy ngay về nhà báo tin vui cho vợ, vợ quyết định tạm dừng “ngồi
nhịp chân” để chuẩn bị cho một bữa (tiệc) ăn mừng. Đứa con trai 7 tuổi
chẳng hiểu gì nhưng chắc là thấy ba mẹ nó vui lại thêm một bữa ăn ngon
cho nên cũng vui theo!
****
Taxi có 2 shifts chạy, mỗi shift 12 giờ: một là từ 3 giờ sáng đến 3 giờ
chiều, hai là từ 3 giờ chiều cho tới 3 giờ sáng. Tôi quyết định chọn
shift từ 3 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Hỏi thăm, theo kinh nghiệm của
nhiều tài xế thì một shift chạy có thể bỏ túi ít nhất là 100 đô, may
mắn thì có thể trên dưới 200 đô (kể luôn tiền típ)
Hôm ấy là sáng thứ bảy, ngày đầu tiên (trong đời) hành nghề lái taxi,
chuông đồng hồ báo thức vào lúc 2 giờ sáng, uống xong ly cà phê nóng,
(do dự) hỏi xin vợ 50 đô (phòng hờ phải bù lỗ) rồi “xuất quân” trong
niềm hy vọng xen lẫn chút bở ngỡ và lo âu!
Thuê xe xong, lái đến trạm taxi gần nhà thì đã có hành khách chờ sẵn,
nơi đến là một vùng xa lạ đối với tôi (lúc ấy) mặc dù đoạn đường không
phải xa lắm. Hành khách đầu tiên vừa bước xuống thì đã có một cụ bà bước
lại yêu cầu chở tới một nursing home trong vùng. Vì là vùng lạ cho nên
lo lắng lắm, bèn nói bịa:
- Thưa cụ, tôi thường chạy ở vùng phố chính (city) nhưng vừa có người
khách yêu cầu chở tới đây, lần đầu tiên đến nơi này cho nên không rành
đường cho lắm, xin bà làm ơn chỉ hộ.
- Không hề gì, chạy theo hướng dẫn của tôi nhé!
Thế là lái chạy theo sự hướng đạo của bà: tới kia quẹo trái, chạy thẳng
đi, rồi quẹo phải, quẹo trái, chạy thẳng, quẹo trái, quẹo phải…cứ thế
hết quẹo trái rồi lại quẹo phải, hết quẹo phải rồi quẹo trái, chẳng thấy
gì ngoài chùm ánh sáng yếu ớt phát ra từ chiếc taxi, len lỏi vào bóng
tối dày đặc của một buổi sáng còn vắng bóng mặt trời. Bà cụ bước xuống
xe, không quên hỏi:
- Cậu có nhớ được đường quay ra không nào?
- Chắc là nhớ, cụ tử tế quá cám ơn cụ rất nhiều!
Cố moi trí nhớ để quẹo trái, quẹo phải, chạy thẳng, trái trái phải phải
…một hồi thì lạc đường, mất hơn nửa tiếng đồng hồ mới quay lại được bến
đậu (lúc nầy là giờ cao điểm, mất hơn nửa tiếng là mất mấy chục đô rồi).
Nghĩ rằng, ngày đầu xuất quân mà lại không được may mắn lắm cho nên gặp
phải bà cụ nầy!?
Thế nhưng, kết quả cuối ngày đầu tiên không tệ lắm, mang về được 60 đô
(không lỗ tiền thuê xe và tiền đổ gas là lên tinh thần lắm rồi).
Bẵng đi vài tháng, cũng tại bến taxi nầy, một người khách yêu cầu chở
đến cái nursing home mà trong ngày đầu xuất quân đã tới, cũng lập lại
cái câu nói bịa:
- Tôi lái ở vùng city, đây là lần đầu tiên tôi đến đây cho nên không quen đường…
- Vậy à, nhớ mấy tháng trước đã gặp cậu rồi, cũng nghe cậu nói giống y
chang như vậy, nhưng mà không sao cứ chạy theo sự hướng dẫn nhé.
Lúc ấy, tôi muốn độn thổ cho khỏi “quê”, là bà cụ hôm nọ nhưng tôi lại
không nhận ra trong khi đó thì bà còn nhớ rõ cái bộ mặt ngớ ngẩn và đã
phát hiện ra câu nói bịa của tôi nữa. Tuy nhiên, thái độ của cụ rất bình
thản vẫn đối xử tử tế mà lại còn cho thêm tiền típ hậu hĩ, cộng thêm
lời nhắn nhủ:
- Ráng nhớ đường nhé, nhưng cũng đừng có lo lắm, nếu lần sau mà còn quên thì sẽ chỉ tiếp cho, không hề gì!
Bổng dưng trong lòng tôi như đang nẩy mầm một thứ tình cảm thật trân quý
đối với vị khách lớn tuổi và tử tế nầy. Và phải chăng là cơ duyên,
những tháng năm sau vẫn thường gặp lại, những con đường dẫn tới nursing
home quen thuộc cùng với những mẫu chuyện ngắn ngủi được trao đổi đã in
sâu vào tiềm thức của tôi, mấy chục năm rồi mà vẫn chưa phai nhạt!
Thời gian trôi nhanh, vào giữa tháng 11 năm 1989 hoàn tất học trình sau
kỳ thi tốt nghiệp, nhận được quyết định bổ nhiệm làm việc tại hai bệnh
viện cách nhà không xa lắm, sẽ bắt đầu vào ngày đầu của năm dương lịch.
Tranh thủ thời gian còn lại để kiếm thêm chút tiền chuẩn bị cho những
ngày Tết sắp tới (lúc nầy đã có thêm một cháu gái, vợ không còn làm
thêm) cho nên tôi quyết định tìm việc toàn thời, ở một cơ sở cung cấp
rau tươi cho các nhà hàng và tiếp tục chạy taxi vào hai ngày cuối tuần
(những ngày cuối năm là thời gian đắt khách cho nên không thể thuê xe
taxi chạy trọn tuần được, chủ nhân luôn dành ưu tiên cho những tài xế
toàn thời).
Chủ Nhật ngày 31 tháng 12 năm 1989 ngày cuối của năm và cũng là ngày
cuối cùng (kết thúc) nghề lái taxi của tôi. Cũng tại bến đậu đó và cũng
lại gặp bà cụ như trong ngày khởi đầu, tôi lẩm nhẩm một mình:
- Lạ thật, là cơ duyên hay sao, buổi lái đầu tiên và buổi lái cuối cùng (của mình) cũng đều gặp bà cụ nầy!
Hôm ấy trông bà có vẻ gầy yếu nhiều hơn, khác hẳn với lần gặp trước cách
đó mấy tháng. Chờ cho cụ ngồi yên vào ghế, tôi bắt đầu chạy theo lộ
trình như mọi khi, nhưng bà vội nói:
- Không phải về lại nursing home như mọi khi nữa đâu, chạy theo hướng chỉ dẫn của tôi nhé.
Giọng nói của cụ cũng thay đổi khá nhiều, vẻ bên ngoài và giọng nói đó
đã báo cho tôi biết rằng, dường như cụ đang lâm trọng bệnh. Ra hiệu cho
tôi dừng lại trước cổng một ngôi thánh đường và căn dặn:
- Chờ chừng 30 phút nhé!
Bước đi không vững nhưng cụ từ chối sự giúp đỡ. Quay lại xe ngồi chờ,
nghĩ mông lung về cuộc đời, đời người và đời mình…một chút gì đó tựa như
làn khói mỏng vướng lẫn vào tâm hồn. Tiếng đồng hồ tính tiền đều đặn
phát ra mỗi lần nhảy số, không lớn lắm nhưng dường như đang đánh thức,
như khơi dậy cõi lòng trĩu nặng nghĩ về cuộc sống vô thường trước mắt!
Bước ra từ ngôi thánh đường, dường như tinh thần cụ có vẻ phấn chấn và
tự tin hơn. Cụ chỉ đường cho tôi chạy tiếp, dẫn về một ngôi nhà ở ngoại ô
thành phố, không gian thật yên tĩnh, môi trường trong lành, căn nhà
dường như vắng người cũng đã khá lâu, lá vàng rơi rụng và những ngọn cỏ
mọc cao chung quanh khu vườn đã nói lên điều đó. Nhờ mang hộ chiếc va ly
xách tay (hơi nặng) vào nhà, tay cụ run run tra chiếc chìa khóa mở cửa,
đẩy cánh cửa và ra hiệu cho tôi vào nhà. Bước theo vào hẳn bên trong
nơi phòng khách, thấy trên tường có treo một phóng ảnh của một thanh
niên mặc bộ quân phục trong độ tuổi đoán chừng trên dưới 30. Trên mặt
bàn đối diện có hai lá cờ được cắm chung trong một chiếc bình làm bằng
vỏ đạn: một lá cờ Úc và một lá cờ vàng ba sọc đỏ, hình ảnh nầy làm cho
tôi không khỏi ngạc nhiên!
Chưa kịp hỏi thì bà cụ đã chỉ tay vào bức hình và nói lẫn cùng hai dòng lệ:
- Thằng con trai duy nhất của tôi đấy, nó chết lâu rồi!
- Anh ấy đã tham chiến ở Việt Nam và hy sinh bên đó?
- Không, có lần đụng độ với Việt Cọng nhưng nó không chết, chỉ bị thương xoàng thôi!
- Thế, anh ấy chết vì một căn bệnh hiểm nghèo?
- Vâng, cứ coi là như vậy! Trở về từ chiến trường Việt Nam thì hôn nhân
bị đổ vỡ, có lẽ chiến tranh đã khiến tính tình của nó thay đổi khá
nhiều, dẫn đến những thay đổi (tệ hại) cho cuộc đời về sau của nó và kết
thúc bởi chứng trầm cảm rất nặng do không phát hiện kịp thời!
- Xin lỗi cụ, (miền Nam) Việt Nam đã nợ mẹ con cụ một món nợ lớn!
- Không đâu, bọn phản chiến trong nước (Úc) là kẻ mắc nợ chúng tôi.
Những đứa sinh viên rảnh việc bị xúi giục cộng thêm vài chính trị gia
cánh tả đã phản bội lại những người như con tôi, những người đã hy sinh
tương lai để góp phần chận đứng sự lan tràn của làn sóng đỏ.
Tôi chợt nhớ tới hình ảnh mấy năm trước đó, lần ghé vào tham quan trường
đại học, thấy một cậu sinh viên Úc mặt còn non choẹt (chừng 18 tuổi
đời) tay cầm cái tấm bảng nhỏ với mấy chữ viết bằng tay ngoằn nghèo,
ngắn ngủi: “PEACE, NO WAR, USA: DIS-ARM!”, cậu mang nó đi tới đi lui
nhưng chẳng gây được một sự chú ý nào từ đám đông sinh viên, cho đến lúc
tôi tiến tới gần và hỏi hắn:
- Why don’t you ask Russia and China to be dis-armed, but America?
Cậu thanh niên đứng lớ ngớ không biết trả lời làm sao trong khi đó thì
có nhiều tiếng vỗ tay và tiếng cười vang cả một góc sân trường, rồi cậu
ta vội bước nhanh ra khỏi đám đông đang vây quanh. Sau nầy tôi mới biết
cậu ta là sinh viên mới chập chững bước vào ngưỡng cửa đại học, bị ru
ngủ và lôi kéo vào những hoạt động phản chiến của đoàn thanh niên sinh
viên cọng sản (Úc), một tổ chức hợp pháp và đã tự nó tan rã, cùng chung
số phận với đảng cọng sản Úc cũng như tại nhiều quốc gia khác trên khắp
thế giới, kể từ những năm sau1988.
Bàn tay yếu ớt của bà lay nhẹ cánh tay tôi, đánh thức tôi trở về với
thực tại. Bà cầm tờ giấy bạc nhét vào tay tôi, nhìn tờ giấy bạc có mệnh
giá lớn, bèn tìm lời từ chối:
- Tờ bạc lớn quá, không có đủ tiền thối lại, thưa cụ. Thôi, cụ cứ giữ dùm khi nào gặp lại tôi sẽ nhận.
- Hãy cầm lấy đi, có lẽ đây là chuyến taxi cuối cùng của đời tôi, cầu xin Chúa ban phước lành cho cậu!
Nhiều ngày sau đó (và cho đến hôm nay) tôi mãi còn thắc mắc:
- Chuyến taxi cuối cùng, sao lại có sự trùng hợp như thế!?
*****
Phiên trực đêm 26 tháng Giêng năm 1990 nhằm ngày Quốc Khánh (của nước
Úc), rơi đúng vào ngày cuối năm âm lịch. Không còn bao lâu nữa phiên
trực sẽ chấm dứt (đúng ngay giờ giao thừa, khoảnh khắc bước qua năm mới
canh Ngọ) thì nghe báo có một trường hợp cấp cứu ở khu điều trị ung thư
do chứng thiếu máu cấp tính, vội chạy tới ngay. Cũng lại là bà cụ hành
khách thường xuyên của tôi trước đây, ánh mắt mệt mỏi nhưng không dấu
được vẻ ngạc nhiên, cụ nhìn tôi chăm chăm rồi thì thào trong hơi thở yếu
ớt:
- Có phải là cậu, là tài xế taxi? Ồ không, tôi lầm rồi, xin lỗi bác sĩ!
- Đúng là tôi đây, chúng ta vẫn còn (cơ hội) gặp lại đây mà, thưa cụ!
- Nhưng hôm ấy, là chuyến taxi cuối cùng của đời tôi cậu ạ!
- Vâng, cũng là chuyến taxi cuối cùng của tôi nữa, thưa cụ!
Nhìn qua hồ sơ bệnh lý biết được cụ đã nhập viện khẩn cấp vì chứng thiếu
máu do căn bệnh ung thư bao tử ở giai đoạn cuối, nhập viện ngay cái hôm
mà tôi đã đưa cụ về thăm nhà, cái ngày được ghi nhớ như “chuyến taxi
cuối cùng” trong đời cụ và nghề nghiệp của tôi!
Tôi bắt đầu mọi thủ tục cấp cứu trước khi khám lâm sàng, lấy mẫu máu gởi
xét nghiệm và báo cáo cho bác sĩ chuyên khoa trực. Xong xuôi công việc
thì đã qua khỏi giờ giao thừa, năm cũ đã qua và năm mới đã tới, bàn giao
ca bệnh lại cho một bác sĩ ngoại trú (resident). Sức khỏe cụ lúc nầy
khá yếu cho nên không tiện nói gì thêm, hẹn với cụ là sẽ đến thăm vào
ngày hôm sau, ánh mắt như đã nói cho tôi hiểu rằng cụ cũng mong chờ như
thế!
Vào chiều hôm sau, đến bệnh viện sớm hơn để có cơ hội gặp lại vị hành
khách tử tế, một người mẹ đáng thương và cũng là bệnh nhân qua đêm của
tôi. Choáng váng khi được cho biết, bệnh ung thư bao tử ở giai đoạn cuối
không cho phép bác sĩ thực hiện thủ thuật nhằm ngăn chận chứng chảy máu
cấp tính, nguyên nhân đã cướp đi sinh mệnh của người bệnh.
Lửng thửng bước về phòng cất giữ tử thi, xin phép được nhìn mặt cụ lần
cuối, khuôn mặt quen thuộc với đôi mắt chưa khép kín. Đưa tay vuốt nhẹ
và thầm cầu nguyện cho linh hồn người quá cố sớm về nước Chúa!
Viết xong ngày 24/01/2014
ĐINH TẤN KHƯƠNG
CHUYẾN TAXI CUỐI CÙNG
Không lâu sau cái ngày giã từ công việc dọn dẹp vệ sinh để bắt đầu
theo đuổi chặng đường “tìm lại những gì đã mất” thì có nhiều khó khăn
phát sinh. Người ta thường nói “có thực mới vực được đạo” quả không sai
một mảy may chút nào
Bước chân vào trường, ngoài những khó khăn chung như bất kỳ một sinh
viên y khoa nào khác thì riêng tôi lại còn có thêm những khó khăn như
tuổi tác, ngôn ngữ, tài chính… Phải thú nhận rằng, khó khăn về mặt tài
chính là điều quan tâm lớn nhất và đã gây ảnh hưởng đến việc học (của
tôi) nhiều nhất. Sách học và dụng cụ thực tập là những gì quá đắt đỏ
trong hoàn cảnh như tôi. Tiền trợ cấp đi học và tiền an sinh xã hội cộng
với tiền “ngồi nhịp chân” của vợ không đủ trang trải (thêm) cho những
thứ ấy trong suốt một quãng đường dài, bởi vợ không thể xin việc toàn
thời vì cần dành nhiều thời giờ chăm sóc đứa con trai (và thêm một đứa
nữa sẽ chào đời).
Vừa rời khỏi giảng đường sau những buổi học là phải nhanh chân chạy ngay
đến tiệm sách cũ, có khi một ngày phải tranh thủ ghé lại chỗ đó đến hai
hay là ba lần, săn lùng những quyển sách (cũ) do các sinh viên đem bán
lại với giá bằng một nửa của sách mới, cũng may tiệm sách này nằm ngay
bên trong khuôn viên trường đại học, không xa khoa y cho lắm. Nhưng có
khi, sách mới tái bản đã có những thay đổi cập nhật mà mình không biết
vì thế (đôi lúc) sách cũ cũng là những trở ngại không nhỏ trong việc học
tập!
Cái khó bắt mình phải tìm cho ra lối thoát bằng mọi cách, hạ quyết tâm
thoát khỏi cảnh túng quẩn. Tìm việc làm bán thời thì không dễ mà lại
không phù hợp với khóa học toàn thời, tìm việc làm vào hai ngày cuối
tuần thì càng khó hơn. Thế là quyết định chọn nghề lái taxi, do việc làm
nầy mang tính co giãn không bị ràng buộc bởi công việc hay bởi chủ
nhân, ngày nào muốn lái thì chỉ việc tới công ty thuê một chiếc taxi là
được, trong thời gian thi cử hay những lúc bài vở chất chồng thì được
quyền “gát tay lái” mà quay sang lo chuyện sách đèn!
Thủ tục hồ sơ thi lấy bằng lái taxi, phải nhờ đến một đồng nghiệp (đã
ra trường và đang hành nghề) cấp cho một tờ chứng xác nhận (đã biết)
mình là người có tâm (không cần có tầm và có tài). Ông bạn cầm lá đơn
lật qua lật lại, dòm tới dòm lui mấy lần rồi (nhỏ nhẹ) ngỏ lời khuyên:
-May mắn lắm mới thi đậu vào trường y, nên dành toàn bộ thời gian tập
trung vào việc học, bạn có biết là rất nhiều người bị rớt mỗi năm hay
không, hơn 25/170 (tổng số) sinh viên bị rớt mỗi năm đấy nhé, chỉ cần
rớt một môn là coi như rớt luôn năm học ấy, năm sau phải học và thi lại
tất cả mặc dù những môn đó đã đạt được điểm đậu.Nhưng điều đáng sợ nhất
đó là, trong 3 năm học đầu tiên mà rớt tới hai lần (dù không liên tiếp)
thì coi như phải rời khỏi trường, liệu đó mà lo học bạn à!
Lời khuyên của người bạn khiến cho tôi suy nghĩ lung lắm nhưng không đủ sức thuyết phục, cố phân trần:
- Lời khuyên của ông chắc chắn là rất đúng nhưng có lẽ tôi cần một việc
làm để tránh không bị khủng hoảng tinh thần do bởi khủng hoảng tài
chánh, ông làm ơn làm phước ký dùm cho tôi đi, rồi sẽ liệu mà tính sau!
Ông bạn do dự một hồi rồi cầm bút (lưỡng lự) ký tên vào tờ đơn theo sau một tiếng thở dài.
Thủ tục hồ sơ đã hoàn tất, bước kế tiếp thì không dễ chút nào, để lấy
được cái bằng lái taxi cần phải vượt qua hai kỳ thi: lý thuyết &
thực hành. Kỳ thi lý thuyết thì có bốn phần, phần khó nhất là “tìm đoạn
đường ngắn nhất để đi từ nơi nầy đến nơi khác” (nhằm tránh tình trạng
chạy lòng vòng rồi bắt hành khách phải trả một số tiền cao hơn, lúc đó
chưa có GPS). Muốn có bài “tủ” của phần thi nầy thì phải ghi danh theo
học ở một trung tâm luyện thi, lệ phí cao cho nên đành phải tự học. Cũng
may, giờ chót có quới nhơn giúp đỡ, được một người bạn trẻ cho mượn tập
tài liệu nầy, nhờ thế mà đậu ngay phần lý thuyết (đúng là chó ngáp phải
ruồi!?).
Kế tiếp là phần thi thực hành, thường thì ít có ai đậu ngay trong lần
thi đầu tiên mặc dù ai cũng đã rành việc lái xe (có lẽ cái bằng gì mà
kiếm được tiền là bị làm khó làm dễ đấy chăng?) Nhủ lòng, một lần không
đậu thì hai lần, hai lần không đậu thì ba lần… chắc rổi cũng sẽ được đậu
thôi mà, hà cớ gì mà phải lo cho mệt trí!
Hôm đi thi thời tiết trở lạnh bất thường, ngồi ôm tay lái (ngay địa điểm
chỉ định) chờ vị giám khảo tới, một người đàn ông tuổi độ lục tuần bước
dần tới xe với một điệu bộ chậm chạp, có vẻ như đau ở một bên chân. Mở
cửa bước vào, giới thiệu là giám khảo và xin lỗi đã để tôi phải chờ lâu
(trễ chừng 10 phút). Tôi cười (tỏ vẻ không phiền hà) và bắt đầu làm
những động tác (giả) như sửa lại kính chiếu hậu, kiểm soát các cửa đã
đóng, quan sát dây an toàn đã cài, rà soát chức năng thắng tay (lúc xe
đậu) và thắng chân (lúc xe chạy)…trong lúc đó thì vị giám khảo đang lấy
mấy viên thuốc từ trong lọ ra uống. Liếc nhanh, tôi biết chắc là ông
đang uống những viên thuốc trị bệnh thấp khớp, như một phản ứng tự
nhiên, tôi hỏi:
- Thời tiết thay đổi nhanh chóng như thế nầy dễ khiến cho bệnh thấp khớp
trở nên tồi tệ hơn. Dường như ông đang chịu đựng cơn đau nơi đầu gối
bên trái, và ông đang uống những viên thuốc có khà năng gây chảy máu bao
tử cũng như dễ dẫn đến bệnh tiểu đường, loãng xương do phản ừng phụ của
chúng?
Giật mình nhớ ra rằng ông là vị giám khảo, người góp phần quyết định
tương lai của mình đây, tôi vội ngỏ lời xin lỗi vì đã nói những điều
không thích hợp. Ông nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên, hỏi:
- Sao cậu biết về căn bệnh và thuốc men rõ ràng như vậy, còn trẻ mà cũng mắc phải chứng bệnh này sao?”
- Không, tôi đang theo học y khoa thưa ông!
- Năm thứ mấy?
- Năm thứ ba!
- Năm thứ ba mà đã hiểu rõ về bệnh lý và dược lý vậy sao?
- Dạ, tôi đã tốt nghiệp tại quê nhà rồi, thưa ông!
- Tại sao lại muốn lấy bằng lái taxi, không tính học tiếp nữa à?
- Đối với những người mới đến Úc như chúng tôi, khó khăn về mặt tài
chánh là điều không tránh khỏi và đó chính là trở ngại lớn nhất trong
suốt học trình, thưa ông. Tôi cần tiền mua sách và dụng cụ thực tập
trong khi đó vợ tôi thì đang mang thai, tiền trợ cấp an sinh xã hội và
tiền phụ cấp đi học không đủ trang trải cho tất cả mọi thứ, thiết nghĩ
lái taxi (vào cuối tuần) sẽ giúp cho tôi được an tâm (về mặt tài chánh)
để có thể tập trung vào việc học!
Suốt đoạn đường dài, ông chỉ hỏi tôi về chuyện gia cảnh, chuyện học
hành, những thắc mắc về căn bệnh của ông…mà không nghe thấy gì liên quan
đến việc thi (thực hành) lấy bằng lái taxi. Một chặp sau, ông chỉ định
cho tôi quay trở về nơi xuất phát, trước khi rời khỏi xe ông quay sang
nhìn tôi rồi hỏi:
- Cậu nghĩ sao, cậu có nghĩ là được chấm đậu (hôm nay) hay không?
- Làm sao dám đoán, nhưng có một điều chắc chắn mà tôi biết đó là, tương lai của tôi đang nằm trong tay của ông đấy, thưa ông!
- Vào phòng đợi, chờ đến khi được gọi tên nhé!
Hồi hộp ngồi chờ ở phòng đợi, nghe gọi tên mình, vội bước tới gần thì vị
giám khảo đưa cho tôi một phong bì và nói lời chúc mừng cũng như chúc
thành đạt trong việc học. Cõi lòng tràn ngập niềm vui suốt đoạn đường
dài, chạy ngay về nhà báo tin vui cho vợ, vợ quyết định tạm dừng “ngồi
nhịp chân” để chuẩn bị cho một bữa (tiệc) ăn mừng. Đứa con trai 7 tuổi
chẳng hiểu gì nhưng chắc là thấy ba mẹ nó vui lại thêm một bữa ăn ngon
cho nên cũng vui theo!
****
Taxi có 2 shifts chạy, mỗi shift 12 giờ: một là từ 3 giờ sáng đến 3 giờ
chiều, hai là từ 3 giờ chiều cho tới 3 giờ sáng. Tôi quyết định chọn
shift từ 3 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Hỏi thăm, theo kinh nghiệm của
nhiều tài xế thì một shift chạy có thể bỏ túi ít nhất là 100 đô, may
mắn thì có thể trên dưới 200 đô (kể luôn tiền típ)
Hôm ấy là sáng thứ bảy, ngày đầu tiên (trong đời) hành nghề lái taxi,
chuông đồng hồ báo thức vào lúc 2 giờ sáng, uống xong ly cà phê nóng,
(do dự) hỏi xin vợ 50 đô (phòng hờ phải bù lỗ) rồi “xuất quân” trong
niềm hy vọng xen lẫn chút bở ngỡ và lo âu!
Thuê xe xong, lái đến trạm taxi gần nhà thì đã có hành khách chờ sẵn,
nơi đến là một vùng xa lạ đối với tôi (lúc ấy) mặc dù đoạn đường không
phải xa lắm. Hành khách đầu tiên vừa bước xuống thì đã có một cụ bà bước
lại yêu cầu chở tới một nursing home trong vùng. Vì là vùng lạ cho nên
lo lắng lắm, bèn nói bịa:
- Thưa cụ, tôi thường chạy ở vùng phố chính (city) nhưng vừa có người
khách yêu cầu chở tới đây, lần đầu tiên đến nơi này cho nên không rành
đường cho lắm, xin bà làm ơn chỉ hộ.
- Không hề gì, chạy theo hướng dẫn của tôi nhé!
Thế là lái chạy theo sự hướng đạo của bà: tới kia quẹo trái, chạy thẳng
đi, rồi quẹo phải, quẹo trái, chạy thẳng, quẹo trái, quẹo phải…cứ thế
hết quẹo trái rồi lại quẹo phải, hết quẹo phải rồi quẹo trái, chẳng thấy
gì ngoài chùm ánh sáng yếu ớt phát ra từ chiếc taxi, len lỏi vào bóng
tối dày đặc của một buổi sáng còn vắng bóng mặt trời. Bà cụ bước xuống
xe, không quên hỏi:
- Cậu có nhớ được đường quay ra không nào?
- Chắc là nhớ, cụ tử tế quá cám ơn cụ rất nhiều!
Cố moi trí nhớ để quẹo trái, quẹo phải, chạy thẳng, trái trái phải phải
…một hồi thì lạc đường, mất hơn nửa tiếng đồng hồ mới quay lại được bến
đậu (lúc nầy là giờ cao điểm, mất hơn nửa tiếng là mất mấy chục đô rồi).
Nghĩ rằng, ngày đầu xuất quân mà lại không được may mắn lắm cho nên gặp
phải bà cụ nầy!?
Thế nhưng, kết quả cuối ngày đầu tiên không tệ lắm, mang về được 60 đô
(không lỗ tiền thuê xe và tiền đổ gas là lên tinh thần lắm rồi).
Bẵng đi vài tháng, cũng tại bến taxi nầy, một người khách yêu cầu chở
đến cái nursing home mà trong ngày đầu xuất quân đã tới, cũng lập lại
cái câu nói bịa:
- Tôi lái ở vùng city, đây là lần đầu tiên tôi đến đây cho nên không quen đường…
- Vậy à, nhớ mấy tháng trước đã gặp cậu rồi, cũng nghe cậu nói giống y
chang như vậy, nhưng mà không sao cứ chạy theo sự hướng dẫn nhé.
Lúc ấy, tôi muốn độn thổ cho khỏi “quê”, là bà cụ hôm nọ nhưng tôi lại
không nhận ra trong khi đó thì bà còn nhớ rõ cái bộ mặt ngớ ngẩn và đã
phát hiện ra câu nói bịa của tôi nữa. Tuy nhiên, thái độ của cụ rất bình
thản vẫn đối xử tử tế mà lại còn cho thêm tiền típ hậu hĩ, cộng thêm
lời nhắn nhủ:
- Ráng nhớ đường nhé, nhưng cũng đừng có lo lắm, nếu lần sau mà còn quên thì sẽ chỉ tiếp cho, không hề gì!
Bổng dưng trong lòng tôi như đang nẩy mầm một thứ tình cảm thật trân quý
đối với vị khách lớn tuổi và tử tế nầy. Và phải chăng là cơ duyên,
những tháng năm sau vẫn thường gặp lại, những con đường dẫn tới nursing
home quen thuộc cùng với những mẫu chuyện ngắn ngủi được trao đổi đã in
sâu vào tiềm thức của tôi, mấy chục năm rồi mà vẫn chưa phai nhạt!
Thời gian trôi nhanh, vào giữa tháng 11 năm 1989 hoàn tất học trình sau
kỳ thi tốt nghiệp, nhận được quyết định bổ nhiệm làm việc tại hai bệnh
viện cách nhà không xa lắm, sẽ bắt đầu vào ngày đầu của năm dương lịch.
Tranh thủ thời gian còn lại để kiếm thêm chút tiền chuẩn bị cho những
ngày Tết sắp tới (lúc nầy đã có thêm một cháu gái, vợ không còn làm
thêm) cho nên tôi quyết định tìm việc toàn thời, ở một cơ sở cung cấp
rau tươi cho các nhà hàng và tiếp tục chạy taxi vào hai ngày cuối tuần
(những ngày cuối năm là thời gian đắt khách cho nên không thể thuê xe
taxi chạy trọn tuần được, chủ nhân luôn dành ưu tiên cho những tài xế
toàn thời).
Chủ Nhật ngày 31 tháng 12 năm 1989 ngày cuối của năm và cũng là ngày
cuối cùng (kết thúc) nghề lái taxi của tôi. Cũng tại bến đậu đó và cũng
lại gặp bà cụ như trong ngày khởi đầu, tôi lẩm nhẩm một mình:
- Lạ thật, là cơ duyên hay sao, buổi lái đầu tiên và buổi lái cuối cùng (của mình) cũng đều gặp bà cụ nầy!
Hôm ấy trông bà có vẻ gầy yếu nhiều hơn, khác hẳn với lần gặp trước cách
đó mấy tháng. Chờ cho cụ ngồi yên vào ghế, tôi bắt đầu chạy theo lộ
trình như mọi khi, nhưng bà vội nói:
- Không phải về lại nursing home như mọi khi nữa đâu, chạy theo hướng chỉ dẫn của tôi nhé.
Giọng nói của cụ cũng thay đổi khá nhiều, vẻ bên ngoài và giọng nói đó
đã báo cho tôi biết rằng, dường như cụ đang lâm trọng bệnh. Ra hiệu cho
tôi dừng lại trước cổng một ngôi thánh đường và căn dặn:
- Chờ chừng 30 phút nhé!
Bước đi không vững nhưng cụ từ chối sự giúp đỡ. Quay lại xe ngồi chờ,
nghĩ mông lung về cuộc đời, đời người và đời mình…một chút gì đó tựa như
làn khói mỏng vướng lẫn vào tâm hồn. Tiếng đồng hồ tính tiền đều đặn
phát ra mỗi lần nhảy số, không lớn lắm nhưng dường như đang đánh thức,
như khơi dậy cõi lòng trĩu nặng nghĩ về cuộc sống vô thường trước mắt!
Bước ra từ ngôi thánh đường, dường như tinh thần cụ có vẻ phấn chấn và
tự tin hơn. Cụ chỉ đường cho tôi chạy tiếp, dẫn về một ngôi nhà ở ngoại ô
thành phố, không gian thật yên tĩnh, môi trường trong lành, căn nhà
dường như vắng người cũng đã khá lâu, lá vàng rơi rụng và những ngọn cỏ
mọc cao chung quanh khu vườn đã nói lên điều đó. Nhờ mang hộ chiếc va ly
xách tay (hơi nặng) vào nhà, tay cụ run run tra chiếc chìa khóa mở cửa,
đẩy cánh cửa và ra hiệu cho tôi vào nhà. Bước theo vào hẳn bên trong
nơi phòng khách, thấy trên tường có treo một phóng ảnh của một thanh
niên mặc bộ quân phục trong độ tuổi đoán chừng trên dưới 30. Trên mặt
bàn đối diện có hai lá cờ được cắm chung trong một chiếc bình làm bằng
vỏ đạn: một lá cờ Úc và một lá cờ vàng ba sọc đỏ, hình ảnh nầy làm cho
tôi không khỏi ngạc nhiên!
Chưa kịp hỏi thì bà cụ đã chỉ tay vào bức hình và nói lẫn cùng hai dòng lệ:
- Thằng con trai duy nhất của tôi đấy, nó chết lâu rồi!
- Anh ấy đã tham chiến ở Việt Nam và hy sinh bên đó?
- Không, có lần đụng độ với Việt Cọng nhưng nó không chết, chỉ bị thương xoàng thôi!
- Thế, anh ấy chết vì một căn bệnh hiểm nghèo?
- Vâng, cứ coi là như vậy! Trở về từ chiến trường Việt Nam thì hôn nhân
bị đổ vỡ, có lẽ chiến tranh đã khiến tính tình của nó thay đổi khá
nhiều, dẫn đến những thay đổi (tệ hại) cho cuộc đời về sau của nó và kết
thúc bởi chứng trầm cảm rất nặng do không phát hiện kịp thời!
- Xin lỗi cụ, (miền Nam) Việt Nam đã nợ mẹ con cụ một món nợ lớn!
- Không đâu, bọn phản chiến trong nước (Úc) là kẻ mắc nợ chúng tôi.
Những đứa sinh viên rảnh việc bị xúi giục cộng thêm vài chính trị gia
cánh tả đã phản bội lại những người như con tôi, những người đã hy sinh
tương lai để góp phần chận đứng sự lan tràn của làn sóng đỏ.
Tôi chợt nhớ tới hình ảnh mấy năm trước đó, lần ghé vào tham quan trường
đại học, thấy một cậu sinh viên Úc mặt còn non choẹt (chừng 18 tuổi
đời) tay cầm cái tấm bảng nhỏ với mấy chữ viết bằng tay ngoằn nghèo,
ngắn ngủi: “PEACE, NO WAR, USA: DIS-ARM!”, cậu mang nó đi tới đi lui
nhưng chẳng gây được một sự chú ý nào từ đám đông sinh viên, cho đến lúc
tôi tiến tới gần và hỏi hắn:
- Why don’t you ask Russia and China to be dis-armed, but America?
Cậu thanh niên đứng lớ ngớ không biết trả lời làm sao trong khi đó thì
có nhiều tiếng vỗ tay và tiếng cười vang cả một góc sân trường, rồi cậu
ta vội bước nhanh ra khỏi đám đông đang vây quanh. Sau nầy tôi mới biết
cậu ta là sinh viên mới chập chững bước vào ngưỡng cửa đại học, bị ru
ngủ và lôi kéo vào những hoạt động phản chiến của đoàn thanh niên sinh
viên cọng sản (Úc), một tổ chức hợp pháp và đã tự nó tan rã, cùng chung
số phận với đảng cọng sản Úc cũng như tại nhiều quốc gia khác trên khắp
thế giới, kể từ những năm sau1988.
Bàn tay yếu ớt của bà lay nhẹ cánh tay tôi, đánh thức tôi trở về với
thực tại. Bà cầm tờ giấy bạc nhét vào tay tôi, nhìn tờ giấy bạc có mệnh
giá lớn, bèn tìm lời từ chối:
- Tờ bạc lớn quá, không có đủ tiền thối lại, thưa cụ. Thôi, cụ cứ giữ dùm khi nào gặp lại tôi sẽ nhận.
- Hãy cầm lấy đi, có lẽ đây là chuyến taxi cuối cùng của đời tôi, cầu xin Chúa ban phước lành cho cậu!
Nhiều ngày sau đó (và cho đến hôm nay) tôi mãi còn thắc mắc:
- Chuyến taxi cuối cùng, sao lại có sự trùng hợp như thế!?
*****
Phiên trực đêm 26 tháng Giêng năm 1990 nhằm ngày Quốc Khánh (của nước
Úc), rơi đúng vào ngày cuối năm âm lịch. Không còn bao lâu nữa phiên
trực sẽ chấm dứt (đúng ngay giờ giao thừa, khoảnh khắc bước qua năm mới
canh Ngọ) thì nghe báo có một trường hợp cấp cứu ở khu điều trị ung thư
do chứng thiếu máu cấp tính, vội chạy tới ngay. Cũng lại là bà cụ hành
khách thường xuyên của tôi trước đây, ánh mắt mệt mỏi nhưng không dấu
được vẻ ngạc nhiên, cụ nhìn tôi chăm chăm rồi thì thào trong hơi thở yếu
ớt:
- Có phải là cậu, là tài xế taxi? Ồ không, tôi lầm rồi, xin lỗi bác sĩ!
- Đúng là tôi đây, chúng ta vẫn còn (cơ hội) gặp lại đây mà, thưa cụ!
- Nhưng hôm ấy, là chuyến taxi cuối cùng của đời tôi cậu ạ!
- Vâng, cũng là chuyến taxi cuối cùng của tôi nữa, thưa cụ!
Nhìn qua hồ sơ bệnh lý biết được cụ đã nhập viện khẩn cấp vì chứng thiếu
máu do căn bệnh ung thư bao tử ở giai đoạn cuối, nhập viện ngay cái hôm
mà tôi đã đưa cụ về thăm nhà, cái ngày được ghi nhớ như “chuyến taxi
cuối cùng” trong đời cụ và nghề nghiệp của tôi!
Tôi bắt đầu mọi thủ tục cấp cứu trước khi khám lâm sàng, lấy mẫu máu gởi
xét nghiệm và báo cáo cho bác sĩ chuyên khoa trực. Xong xuôi công việc
thì đã qua khỏi giờ giao thừa, năm cũ đã qua và năm mới đã tới, bàn giao
ca bệnh lại cho một bác sĩ ngoại trú (resident). Sức khỏe cụ lúc nầy
khá yếu cho nên không tiện nói gì thêm, hẹn với cụ là sẽ đến thăm vào
ngày hôm sau, ánh mắt như đã nói cho tôi hiểu rằng cụ cũng mong chờ như
thế!
Vào chiều hôm sau, đến bệnh viện sớm hơn để có cơ hội gặp lại vị hành
khách tử tế, một người mẹ đáng thương và cũng là bệnh nhân qua đêm của
tôi. Choáng váng khi được cho biết, bệnh ung thư bao tử ở giai đoạn cuối
không cho phép bác sĩ thực hiện thủ thuật nhằm ngăn chận chứng chảy máu
cấp tính, nguyên nhân đã cướp đi sinh mệnh của người bệnh.
Lửng thửng bước về phòng cất giữ tử thi, xin phép được nhìn mặt cụ lần
cuối, khuôn mặt quen thuộc với đôi mắt chưa khép kín. Đưa tay vuốt nhẹ
và thầm cầu nguyện cho linh hồn người quá cố sớm về nước Chúa!
Viết xong ngày 24/01/2014
ĐINH TẤN KHƯƠNG