Truyện Ngắn & Phóng Sự
CỎ KHẢI TƯỢNG - NGUYỄN TRỌNG HOÀN ( Bản vưà do Nhà thơ Phan Anh Dũng trình bày lại )
Xin trình làng một tác phẩm của những ngày đầu anh em chúng tôi làm nên haingoaiphiemdam.com, của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn
Xin trình làng một tác phẩm của những ngày đầu anh em chúng tôi làm nên haingoaiphiemdam.com, của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn, một sử thi thời đại.
Xin trình làng một tác phẩm của những ngày đầu anh em chúng tôi làm nên haingoaiphiemdam.com, của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn, một sử thi thời đại.
CỎ KHẢI TƯỢNG
Một: Bát Quái
Tên cai ngục đọc tên tôi, lạnh lùng:
- Anh mang hết tư trang ra, đi trường!
Tôi
lạnh xương sống, ra khỏi khu tạm giam ED này vốn là ước mơ của các tù
nhân, nhưng lại di lý đến một nhà tù khác…? Xuyên Mộc, Hàm Tân, Bố Lá?
Tôi chặc lưỡi:
-Thôi kệ, đi đâu thì đi, miễn sao ra khỏi chốn này!
Vĩnh biệt những dẫy lầu giam cong cong hình bát quái với mái ngói đen xì, liền lạc.
.
. .Đứng trong song sắt nhìn ra, nhất là vào những đêm có trăng, nó
trông giống như một bức tường thành. Các tù nhân ở trại giam Chí Hòa này
đặt tên cho nó là: “Bức tường nước mắt”.
Gần
hơn và ở chính giữa là một tháp nước xây theo hình cái đốc kiếm của
Nhật, cao ngất, đe doạ. Nhiều đêm không ngủ được, qua lớp sương đêm là
đà ngọn tháp, Vũ bảo tôi:
-
Anh nhìn xéo về bên phải mà xem, nó giống như mụ phụ thủy đang làm phép
ấy, nhìn nghiêng qua trái nó giống ngọn “Văn-Dú tiểu học” của bọn mình
ngày xưa.
Tiếng
la hàng đêm quen thuộc: “Báo cáo cán bộ, … phòng X, khu ED, có người
hấp hối xin cấp cứu”, không thừa, không thiếu một chữ, quấn lấy các
phòng giam nhung nhúc những người. Rồi những tiếng hét tập thể, hòa với
những cơn ác mộng: “Một người tự dưng thấy người bên cạnh mặt đỏ rực, to
tròn như bánh xe bò, kế tiếp người nọ thấy người kia cũng như thế. Lời
rì rầm truyền miệng: “Chúa ngục quần áo tả tơi, xiềng xích cùng mình, lê
thê đi dọc hành lang trong những đêm mưa ngâu”. Tiếng vọng cổ lâng
lâng, chập chờn như ngọn đèn sắp tắt của Hai-Mái từ khu tử- hình hát gửi
tình nhân, cô Bồ Câu ở khu biệt giam AH cùng với các đàn em Châu Tỵ,
Hai Gù.
Hai: Ma
Năm
1972 sau khi giải tỏa quốc lộ 13, đoạn đường nối từ Lai Khê - Bàu Bàng -
Chơn Thành - Tân Khai đi An Lộc. Tôi được thuyên chuyển về một quận
ngoại thành.
Tư
thất dành cho tôi có cửa hông ăn thông với cửa sau của văn phòng quận…
Buổi chiều... các nhân viên đã về hết. Tôi bảo cô thư ký:
- Cô cứ về đi, lát nữa tôi khóa cửa cho.
Tôi tiếp tục đánh máy, cô gái quay lại, nói nhỏ:
-
Có ông Vann (John Paul Vann) ở Hậu Nghĩa qua kiếm ông, như ông đã dặn,
tôi nói với hắn ông xuống xã rồi, hắn đang đứng nói chuyện với mấy quân
cảnh trước cổng.
Tôi
đánh máy tiếp: “Cha chánh xứ Tha La, Linh mục Phê Rô Nguyễn Văn Phán
với sự hỗ trợ của John-P-Vann công khai xen vào việc làm của ủy ban
Phượng Hoàng quận, đã có những định kiến sai lạc về H31 (phụ đính 3C) và
vụ án Nguyễn Thị Hải Như (phụ đính số 4)”.
Đánh
máy xong, tôi cất tài liệu vào tủ sắt, đi lối cửa sau về tư thất, nhìn
qua nhà để xe, không thấy Vann ngoài cổng, tôi cao hứng vừa đi, vừa huýt
gió...
Vừa
đẩy cửa lưới, tôi bỗng khựng lại, tóc gáy bỗng như dựng hẳn lên, trong
ánh sáng của ngọn đèn néon. Tôi thấy rất rõ một người đàn bà, mặc áo mầu
ô liu, đầu gục xuống đang ngồi trên ghế dài của bộ salon…
Tôi nhè nhẹ đóng cửa, chân tay tự dưng nhão ra, đi nhanh qua nhà để xe, tôi hỏi người quân cảnh:
- Vừa rồi có ai đến thăm tôi không?
Trả lời:
- Thưa Thiếu tá không!
Ba: Thợ Săn
…Buổi
họp dưới sự chủ tọa của Chuẩn tướng Đào Duy Ân. và Đại tá Đ. C. H. Tỉnh
trưởng Hậu Nghĩa. Sau “bài học thuộc lòng” của Thiếu tá Quang, Chỉ huy
trưởng Cảnh sát Quốc Gia, cũng là Tổng thư ký ủy ban Phượng Hoàng quận.
Vann đứng dậy, cặp mắt như hai tảng băng, lấp lánh những tia sáng bí
hiểm của dân tứ chiếng Norfox.
-
Tôi xin phép Chuẩn tướng, Đại tá Tỉnh trưởng để hỏi ủy ban, trên bản đồ
trận liệt, kể cả phần C của bảng lượng giá ấp, gần cả năm rồi mà hạ
tầng cơ sở Nguyễn Mạnh Thắng vẫn tồn tại. Tôi được biết mẹ của hắn là
Nguyễn Thị Hải Như là cán bộ địch vận, bố hắn là Nguyễn Mạnh Cường, bí
thư chi bộ xã An Thới, hai tên này đã bị giết, còn Thắng đang làm giao
liên chiến lược. Ủy ban Phượng Hoàng lập ra để làm gì? Một thằng bé chưa
ráo máu đầu. . .
Tôi “đỡ” Quang:
-
Tôi trả lời ông giám đốc Corp: Cái khó muôn thuở của luật pháp là tha,
chứ không phải là bắt. Ông Vann rõ hơn ai hết, thuật ngữ hạ tầng cơ sở
được định nghĩa là: “Một công dân có đầy đủ giấy tờ tùy thân, lẽ dĩ
nhiên tất cả đều hợp pháp chỉ trừ cái đầu và hành vi của anh ta, cái đầu
thì ai mà kiểm soát được, còn hành vi thì (tôi cười khẩy), người Mỹ có
điểm giống Việt Cộng là: Chỉ căn cứ vào cớ chứ không dựa vào lý.
Vann ngắt lời:
- Đâu nhất thiết phải bắt, thế thì toán “hành động đặc biệt” đặt ra để làm gì?
Tôi nói:
-
Một người bị bắt đi, bị giết tại chỗ, hiện trường để lại là truyền đơn
Việt Cộng, là vỏ đạn AK, là bóng dáng mập mờ của các hung thủ mặc đồ
Việt Cộng, không còn tính thuyết phục nữa đâu. Chiến tranh vốn tàn bạo
và nghiệt ngã nhưng sòng phẳng và luôn luôn có giới hạn đạo lý của nó.
Vann nói:
-
Tùy ý ông thôi, nhưng theo tôi, Nguyễn Mạnh Thắng phải bị triệt tiêu,
tôi xin phép được gợi ý: Một chú tài xế nào đó "được phép say rượu"!
Mặt tôi nóng ran, tôi gác que thuyết trình lên giá, mỉa mai:
- Vậy ta nên đổi cái bảng hiệu đi, thay vì chiến dịch Phưọng Hoàng ta gọi nó là chiến dịch Con Ó.
Sau buổi họp, Vann gặp tôi ngoài sân cờ, hắn cười giả lả:
- Ông chọn lầm nghề rồi ông Quận ạ, “thân lươn sao quản lấm đầu?”
Tôi trả đũa:
- "Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa".
Vann vẫn ỡm ờ:
- À mà tôi xin hỏi ông: Một con chim Phượng và một con Ó khác nhau thế nào?
Tôi
nói: “Chim Ó là loài ăn thịt sống, thịt chết, ăn cả thịt đồng loại. Con
tương cận: diều hâu, kên kên… Địa bàn của chúng là bãi tha ma, bãi
chiến trường làm sao ví với Phượng Hoàng được cơ chứ. Đây là một cặp
trống mái gắn bó, tượng trưng cho ân nghĩa sòng phẳng, cho tình yêu cao
thượng và hạnh phúc vĩnh hằng….
Tôi
để tay lên vai Vann: “John ạ! dù ngôn từ là gì đi nữa, tôi nghiệm ra
một điều: Bản chất chính trị càng gian manh sự “cưỡng dâm” từ ngữ càng
vừa tinh xảo, vừa thô bạo.
Bốn: Thể nghiệm
Tôi bảo viên cố vấn trưởng: Ông đổi cái trailer của ông lấy tư thất của tôi đi!
Mc Cormack: Chỉ đổi nhà thôi nhé, tôi không làm Quận Trưởng được đâu (Tôi nghĩ, mày làm thế đếch nào được!).
Một
giờ đêm, tôi xuống Trung Tâm Hành Quân Chi Khu, nhìn qua cột cờ về phiá
tư thất, dưới gốc cây dạ lan già, bộ ba Cormack, Mayer, Lobster đang
chụm đầu vào nhau hút thuốc.
Tôi hỏi :
- Sao giờ này chưa ngủ à?
Lobster càu nhàu:
- Number ten!
Lại hỏi :
- Sao vậy ? Mayer nói:
- Mai trả lại tư thất cho ông, lính ông vô kỷ luật quá, la hét ầm ĩ, mà lạ qúa có cả tiếng đàn bà khóc nữa.
Tôi lặng người, đánh trống lảng:
- Đang nói chuyện gì vậy? Tôi góp chuyện được không?
Cormack vừa xé mẫu C4 vừa nói:
-
Đang nói về du kích chiến, Việt Cộng thì hãnh diện, các ông thì kinh
sợ. Chỉ có người Á Đông của các ông mới láu cá vặt và thâm hiểm vậy
thôi. Ông xem phim Western cowboy rồi chứ! Người Mỹ không bao giờ đánh
lén. Vỗ vào vai kẻ thù, quay laị ‘face to face” mới đấm.
Tôi nói:
-
Rất đúng ! bản chất của du kích chiến thoát thai từ bản chất Cộng Sản:
lén lút, không quang minh chính đại, nhưng người Mỹ cũng hay nghe lén.
Mc Cormack nói:
-
Người Mỹ không có cột mốc, tất cả đều là thể nghiệm. Từ chính sách toàn
cầu đến viên đạn M16. Hoàn chỉnh nhất thế giới không phải nền công
nghiệp hiện đại mà là luật pháp Hoa Kỳ, vậy mà vẫn còn phải tu chính đi,
tu chính lại. Vụ Watergate là một thể nghiệm, người Mỹ chỉ có sự ưa
chuộng chứ không có thần tượng. Tổng Thống Mỹ là người ít quyền hành
trong những Tổng Thống trên thế giới. Ông ta chỉ là cái loa của một Siêu
Chính Phủ.
Năm: Huyết Hải Thâm Thù.
Tôi hỏi Phó Quận:
- Ông ở đây lâu rồi, tư thất tôi ở có ma không?
Vẫn nụ cười xác nhận của người lính quân cảnh hôm trước.
Tôi nói:
- Có hôm vợ tôi lên thăm, nửa đêm vợ chồng hỏi nhau:
- Ai vén mùng lên vậy?
Phó Quận:
-
Ông còn khá đấy, thời Mã Sanh Nhân, nó vén mùng, tát vào mặt người nằm
trên giường, tư thất này trước đây là Phòng Nhì của Pháp. Hồi P.L.P. làm
quận trưởng, nó làm bà quận sợ phát điên, thắt cổ trên xà ngang nhà
bếp. Ngân sách tỉnh đã chấp nhận cho xây tư thất mới rồi.
Tôi hỏi:
- Thế mình phải ở đâu cho đến lúc nhiệm thu?
Trả lời:
- Ở dưới làng Việt Kiều hồi hương, có ông thầy Miên nghe nói cao tay lắm, ông bảo Quang kêu lên.
- Cũng là thầy ai lại kêu, ông bảo Xã Thi mời ổng lên gặp tôi.
Thầy Miên trọ trẹ:
- Muốn biết con Ma ấy muốn gì...phải có người ngồi đồng.
Tôi hỏi:
- Ai ngồi cũng được sao?
Trả lời:
- Nếu là đàn ông phải là người có điện tích âm, tức là người mang âm tính.
Lại hỏi :
- Sao biết người ấy mang âm tính?
Trả lời:
- Người nào đẹp trai, trán dẹp, tóc mềm, sống mũi thẳng, môi mỏng, có túi lệ và hạ nhạc nhỏ.
Tôi cười :
- Lắm điều kiện quá, tôi ngồi được không?
Trả lời:
-
Ông thì không có các điều kiện ấy. Các Thần Hoàng có sắc phong của vua,
ông cũng có sắc phong của vua, nhưng lãnh địa của ông rộng hơn. Tôi
biết ông không tin, nhưng được rồi, cứ thử xem.
Trước
mặt tôi là con dao phay bọc vải đỏ. Đầu tôi được chùm vải đỏ. Tôi ngồi
xếp bằng, hai tay để trên đầu gối, theo sự chỉ dẫn của thầy Miên, Tôi
xoay phần trên của cơ thể trong lúc ông thầy ê a đọc chú.
Xoay được vài vòng, tai tôi như có tiếng gió thổi vù vù, hai mí mắt rân rân, tôi lảo đảo hôn mê.
(Băng ghi âm mẩu đối thoại, người hỏi là Phó Quận Ng.V. D)
Hỏi:
- Hồn là ai?
Trả lời:
- Nguyễn Thị Hải Như chết năm 195. . .
Hỏi:
- Ai giết chồng và con trai lớn của chị?
Trả Lời:
- Việt Minh!
Hỏi:
- Taị sao lạ vậy? Chồng chị tham gia kháng chiến lại bị Việt Minh giết?
Trả Lời:
-
Người chống Cộng các ông có hai thành phần: loại chống Cộng bằng mồm,
các ông gọi là chính khách salon, loại này văn dốt, vũ nhát nhưng lợi
khẩu. Loại thứ hai, loại chống Cộng bằng bắp thịt, loại này lương thiện,
có chí khí nhưng chỉ đánh võ gió. Bản chất của cộng sản là bá đạo trong
đó, dùng xảo thuật tuyên truyền, vắt chanh bỏ vỏ và thù giai cấp, thù
dai… Sau lần chồng tôi ra Bắc, chúc Tết Hồ Chí Minh trở về, không được
bao lâu thì bị hạ tầng công tác. Trên đường từ Khu Ủy về thì cả hai bố
con bị chính chúng sát hại, rồi chúng đổ cho Quốc Gia giết. Người Quốc
Gia nhận liền. Còn lý do ư? đơn giản lắm, chỉ vì chúng phát hiện ra tôi
là tín đồ Thiên Chúa Giáo.
Hỏi:
- Thế còn Nguyễn Mạnh Thắng?
Trả lời:
-
Vâng! Giọt máu cuối cùng của tôi đang bị săn đuổi với cùng một lúc hai
kẻ thù: Người Mỹ do không am tường nhưng có chiến tuyến rõ rệt, do đó
hiểu lầm sẽ được giải tỏa. Còn kẻ thù giấu mặt, đã một thời là đồng chí
của mình mới cực kỳ nguy hiểm.
Hỏi:
- Taị sao nữ bỏ xóm đạo?
Trả lời:
-
Lấy cớ có chồng đi kháng chiến tên quan hai phòng nhì Pháp Bennet, gọi
tôi lên hỏi cung, hiếp tôi tại nhà này. Còn tại sao tôi bỏ Xóm Đạo ư?
Tôi là Ki Tô hữu, tôi yêu Thiên Chúa, tôi say mê Phúc Âm nước trời,
nhưng tôi không chấp nhận bọn gieo súc sắc chia nhau bộ áo của ngài.
Hỏi:
- Thế nữ cần gì?
Trả lời:
- Cần báo thù!
Hỏi:
-
Chúa bảo: “Nếu người đưa con ra Tòa để đoạt chiếc áo ngắn, cứ cho luôn
áo dài. Bắt con khuân vác một dậm, hãy đi hai dậm, tát má bên phải. . .
-
(Ngắt lời): Hai ngàn năm mới có một Jesus. Đó là Thiên Luật. Còn luật
Mai Sen thì người nào móc mắt kẻ khác phải bị móc mắt. Ai đánh gẫy răng
người phải bị đánh gẫy răng.
Tôi
bị sốt liên miên cả tuần, trong cơn mê sảng tôi thấy đủ chuyệ : từng
đám Vệ Quốc Quân đeo băng đỏ, hung hăng, hò hét trong những đợt tiêu thổ
kháng chiến như lưỡi hái của tử thần kéo lê khắp xóm làng… Cảnh đấu tố
trong Cải Cách Ruộng Đất, Bà Cửu Bảo quỳ trên vỏ mít, gục đầu trước đứa
con nuôi đang xỉa xói… Dưới tấm poncho che tạm,bên những khẩu pháo,
thằng Mỹ đen cả gần 200 pounds, chồm lên tấm thân gầy gò của em bé bán
lạc rang… Động hoa vàng tan tác… Quê mẹ oằn mình… Rồi tiếng súng im
lắng… Tôi hòa mình trong những đám mây của vùng trời cố lý: Con sông Đáy
quê tôi như giải lụa bạch thắt hờ hững quanh cái eo của cô thôn nữ,
vùng chiêm trũng Ninh Bình, có động Thiên Tôn, có núi Cánh Diều, có
tiếng ngô rang khúc khích của cô Tấm vừa hoàn hồn sống laị. Có ổ rơm
trong gío mùa đông bắc ấm đậm hơi người…
Vợ tôi cằn nhằn:
- "Làm chủ" cái gì cũng được, đừng "làm chủ " cái siêu hình ông tướng ạ!
Sáu: Con Mồi.
Tôi quan sát rất nhanh một học sinh mặc đồng phục đang đứng nghiêm trước mặt tôi. Cô giáo xướng ngôn viên giới thiệu:
-
Học sinh xuất sắc toàn trường Nguyễn Mạnh Thắng về cả ba mặt: Trí, Đức
và Thể Dục, qua nhận xét của các thầy cô, kỳ thi Tú Tài toàn phần sắp
tới, em sẽ đem lại vinh dự lớn cho trường nhà. Xin kính mời…
Tôi
bước đến trước mặt em (… khuôn mặt khôi ngô, vầng trán bướng bỉnh, đôi
mắt u uất, chất đầy mất mát như cánh buồm lồng lộng gió hận thù...̀).
Tôi vừa trao phần thưởng, vừa nhớ đến đôi mắt của Vann… Hai tảng băng
sắc lạnh, le lói những tia tử khí… Lời khai mới nhất của một hồi chánh
viên về kế hoạch “thịt” nốt “con mồi đầy chất xám” của Đảng Ủy Miền. Tôi
ôm đôi vai gầy của em nói nhỏ:
- Chiều nay, bốn giờ chiều em lên văn phòng quận gặp tôi, nhớ đi một mình.
. . . Chiều, tôi hỏi:
- Em hiện đang ở với ai?
Trả lời:
- Từ ngày bị cha sở đuổi khỏi nhà xứ, em về An Nhân Tây ở với cô em.
- Sao em bị cha đuổi?
- Em bỏ giúp lễ và không xưng tội vào những ngày lễ Trọng.
- Taị sao em bỏ xưng tội?
-
Em nào có tội gì đâu, chỉ có người đời có tội với em, còn tội Tổ Tông ư
? Đây chỉ là lối nói. Còn gọi những bất hạnh là sự an bài của Chúa. Đây
không phải là lời Thánh linh, mà là sự vu vạ cho thượng đế. Làm gì có
sự an bài nào lại độc ác và tàn nhẫn đến thế. Cha mẹ em, cả nhà em ai
giết?
Tôi
mở tủ sắt đưa cho em sấp tài liệu hồi chánh vừa nhận được. Khuôn mặt em
mỗi lúc một tối đi, đến tái xanh, những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán…
Tội nghiệp, cũng chỉ là một đứa trẻ.
Tôi lấy lại tập giấy, đưa cho em một gói nhỏ:
-
Bài học Cộng Sản chỉ có được bằng kinh nghiệm, đa số dân nông thôn miền
Nam còn đang bị nó mê hoặc. Tôi chỉ nhắc em, cổ nhân có nói: Người quân
tử mười năm vẫn còn báo thù được, còn thời cận kim tri thức đã giúp con
người nhiều phương tiện để đánh bại kẻ đã chiến thắng mình, không nhất
thiết phải bằng sức mạnh của vũ lực.
Tôi chỉ vào gói giấy, một thư giới thiệu, một số tiền, em lên ngay Sài Gòn tạm trú, trước mắt phải đậu, đậu thật cao.
Thắng tần ngần:
- Sao ông giúp em?
Tôi
nhìn bâng quơ về phiá tư thất như đang nhìn về một cõi xa xăm. Tôi đang
nói với một người, người ấy không phải Thắng:Tình yêu là một sự bao
dung, hy vọng và cả chịu đựng… Chỉ có tình yêu trường tồn. Mọi học
thuyết và cả tri thức cuả con người rồi sẽ lỗi thời. Tất cả cái bất toàn
sẽ bị đào thải!
Bẩy: Thiên Thượng Phù Vân.
…
“ Tôi là Hải Như, tôi đi vào giấc mơ của ông để tạ ơn ông đã cứu con
tôi. Trong thời gian qua, có nhiều người lớn tuổi đã khuyên ông thuê đội
lân râu bạc ở Chợ Lớn để đuổi tôi ra khỏi nơi đây. Cha Th. đã đến vẩy
nước thánh. Tôi đâu phải là ma. Tôi chỉ là một khối oan khuất, khi tan,
khi tụ. Khi tan thì thấm sâu vào từng viên gạch, khi tụ thì trở thành
hình hài vô nhiễm uyên nguyên. Bây giờ thì Vann không còn đòi giết Thắng
nữa. Bennet đã tự tử tại Pháp, còn Cộng Sản, không có thế lực nào tiêu
diệt được nó cả, chỉ có chính nó tự tiêu diệt… Sự hiện diện cuả tôi ở
đây không cần thiết nữa, tôi phải về với con người của tôi, về cõi riêng
của tôi chứ! Chúa thật cao cả, tất cả chỉ là những dọa dẫm của người
cha nhân từ: Thiên Đường, Hoả Ngục, Ngày Phán Xét Cuối Cùng, Tòa Án
chung thẩm, chẳng có gì đâu. Trời mới và Đất mới hằng sống mênh mông
lắm, chẳng có gì câu thúc cả, ai đi đâu mặc sức. Trần gian sống bằng
xác. Thiên thượng chỉ có phần hồn. Cái căn cốt cuả sự lý là, đi vào cõi
riêng với một căn đạo như thế nào? Với một hạt giống như thế nào, tinh
sạch hay u uất, ăn năn. Cái chết là vậy đấy!"
Tôi hỏi:
- Thế hồn còn điều gì dằn vặt?
Trả lời:
-
Đây là điều tôi muốn nhờ ông, chuyện dung tục. Khi Bennet đè tôi xuống
giường. Lúc đầu, tôi chống cự kịch liệt nhưng thật khốn nạn và nhục nhã.
Sự vật lộn, cọ xát lại dấy lên trong tôi sự tò mò, ham muốn. Cái cảm
giác chưa hề có với chồng tôi ấy, đã khiến cho tôi quyết định tự sát.
Bennet trả công sự đáp ứng nhiệt tình của tôi, bằng cách lấy tấm áo sĩ
quan của hắn, đắp lên thân thể trần truồng của tôi. Cái áo đó như một
vòng kim cô, bám chặt vào cái thể xác nhơ bẩn và tâm hồn lây lất của
tôi. Ông giúp tôi cho cải táng và vất bỏ giùm cái áo di hận ấy đi.
Tám: Cóc chết ba năm quay đầu về núi
Tôi
bị dẫn trong đường hầm, từ Cổ Loa khu ED qua Cổ Loa khu F. Gió xoáy hun
hút lạnh người. Tôi thầm nghĩ: “Chắc đi Bố Lá?”. Hình ảnh chiếc xe vận
tải bít bùng, bốn người một dẫy hàng ngang, chân người nọ còng với chân
người kia… lại những đại bàng mới, cách thức chặt chém mới, với những
bạo lực khắc nghiệt của nhà tù Cộng Sản. Thỉnh thoảng báo chí gióng lên
tiếng chuông, dư luận xoay lưng lại còn tù nhân nhận những trận đòn thù.
Sự trừng phạt gấp trăm ngàn lần tội ác…
- Các anh không phải tù hành sự nên được đi “lao động tự giác”!
Chiếc
xe Ford 14 chỗ ngồi đưa chúng tôi đi về hướng Tây Ninh, riêng tôi khi
xe hướng về Hốc Môn tôi đã linh cảm mình còn sẽ bị “làm nhục” một lần
nữa.
Xe đỗ lại, chín người chúng tôi, trong đó có Vũ, đứng xớ rớ trước ba gian nhà tranh siêu vẹo.
Một người nói:
- Nhà cửa tồi tàn quá.
Một người khác:
- Vậy mà lại hay. Tôi kinh sợ những nơi kiên cố lắm rồi.
Một
người đàn ông trên 40 tuổi, mặc quần lính áo lam đi từ giếng nuớc đi
lên, nhìn bọn tôi mỉm cười. “Chào phòng” nhẹ nhàng và lịch sự quá! Hình
như ai cũng nghĩ như vậy.
Có người trong bọn làm quen:
- Án mấy năm, về đây bao lâu rồi?
Chỉ trả lời vế sau:
- Tớ về gần một năm!
Một người mặc quần đùi đi xe đạp, tay trái cầm cái ấm nhôm từ vườn Điều đi ra. Anh hỏi người mặc quần lính, áo lam vừa rồi:
- Trại trưởng, mấy người để tôi lấy thêm gạo, tên trại trưởng đang vui vẻ, có lẽ nhận ra tôi, hắn tiến lại nhìn tôi, cười đểu:
- A ! Ông Hoàn phải không, quả đất thật tròn!
Chín: Ngộ.
-
Vann nói: Người phương Đông các ông ưa chẻ sợi tóc làm tư, các ông có
tham vọng phân biệt bản chất với hiện tượng, hai phạm trù này lúc thì
rạch ròi như lằn kẻ, lúc thì mờ ảo như khói sương. Để làm việc ấy, các
ông tìm đến cả tam đại, tứ đại nhà người ta, để làm gì vậy? Ở Mỹ chỉ mua
chó người ta mới tìm lục gia phả của nó mà thôi!
Tôi nói:
-
Các ông thực tế nên các ông giàu, hiện đại quá nên các ông thành dã
man. Người quốc gia chúng tôi đối khi vọng khinh và vu khoát nhưng yêu
thích văn minh và sự thủy chung, một trong những lý do người Mỹ sai
“Những Con Chó Săn” giết anh em ông Diệm là vì, ông ta không muốn các
ông đặt chân vào Việt Nam, “Thịt” xong họ, các ông phủi tay, còn lịch sử
cận đại Việt Nam sẽ phong thánh cho họ.. À, mà John này, còn một điều
mà đến bây giờ tôi không lý giải được, là người Mỹ vẫn rao giảng về lòng
hào hiệp của mình, nhưng tại sao chỉ một thời gian “chung chăn”, những
người thụ hưởng đều mang tâm trạng ấm ức của người bị “tình phụ”?
Vann không trả lời.
-
Hải Như sau lần gặp gỡ trong giấc mơ đã không trở lại. Nguyễn Mạnh
Thắng sau thời gian du học tại Mỹ đã trở thành nhà hoá học trẻ nhất Việt
Nam. Còn tôi, người tù bị phát vãng, trở lại cái nghiệp nhân quả, dân
vùng đất này đã qua thời trăng mật đắng cay với cán bộ Cộng Sản, Nhìn
tôi với con mắt vừa ân cần vừa ân hận…
Đây là ấp Gót Chàng, An Nhân Tây, toạ độ tám số XT.. Mộ Hải Như ở Ấp này đây…
Ngày
đó, mặc cảm võ biền, lại muốn tỏ mình sính chữ, tôi đã đề vào mộ chí
hai hàng chữ Nho: “Hải Như Chi Mộ”, hàng dưới :”Thiên Thượng Phù Vân Như
Bạch Y”.
Tôi
và Vũ bị xung vào toán làm cỏ… Dấu tích của một thời chiến tranh chỉ
còn lại những hố bom 2000 cân Anh và một loại cỏ Mỹ, loại cỏ xum xuê
ngang ngực, hoa trắng phau như hoa lau, phấn hoa bám vào người gây ngứa
ngáy khó chịu, nhưng chỉ một nhát cuốc thôi, tất cả gốc rễ bật tung lên,
để lộ ra cả một lớp đất nguyên sinh, mịn màng màu mỡ.
Sợ
nhất là loại cỏ gà, trông tươi xanh mơn mởn, cái cổ hoa gà cao nghều
nghệu, diễu võ dương oai, lúc nào cũng như muốn ăn tươi nuốt sống địch
thủ, bọn mục đồng thường dùng để chơi chọi cổ gà, còn gốc rễ của nó thì
bám sâu vào lòng đất, bòn hút thổ nhưỡng, lây lan như bệnh dịch.
Vũ đặt tên là cỏ Mác…
( Viết tại Phòng giam 8, khu ED 1991. Hoàn tất tại Mỹ 1997)
Nguyễn Trọng Hoàn (HNPĐ)
Cáo Lỗi: Có một vài từ chữ...Việt Cộng, ấy là do thời điểm viết câu chuyện nàyCỎ KHẢI TƯỢNG - NGUYỄN TRỌNG HOÀN ( Bản vưà do Nhà thơ Phan Anh Dũng trình bày lại )
Xin trình làng một tác phẩm của những ngày đầu anh em chúng tôi làm nên haingoaiphiemdam.com, của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn
Xin trình làng một tác phẩm của những ngày đầu anh em chúng tôi làm nên haingoaiphiemdam.com, của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn, một sử thi thời đại.
CỎ KHẢI TƯỢNG
Một: Bát Quái
Tên cai ngục đọc tên tôi, lạnh lùng:
- Anh mang hết tư trang ra, đi trường!
Tôi
lạnh xương sống, ra khỏi khu tạm giam ED này vốn là ước mơ của các tù
nhân, nhưng lại di lý đến một nhà tù khác…? Xuyên Mộc, Hàm Tân, Bố Lá?
Tôi chặc lưỡi:
-Thôi kệ, đi đâu thì đi, miễn sao ra khỏi chốn này!
Vĩnh biệt những dẫy lầu giam cong cong hình bát quái với mái ngói đen xì, liền lạc.
.
. .Đứng trong song sắt nhìn ra, nhất là vào những đêm có trăng, nó
trông giống như một bức tường thành. Các tù nhân ở trại giam Chí Hòa này
đặt tên cho nó là: “Bức tường nước mắt”.
Gần
hơn và ở chính giữa là một tháp nước xây theo hình cái đốc kiếm của
Nhật, cao ngất, đe doạ. Nhiều đêm không ngủ được, qua lớp sương đêm là
đà ngọn tháp, Vũ bảo tôi:
-
Anh nhìn xéo về bên phải mà xem, nó giống như mụ phụ thủy đang làm phép
ấy, nhìn nghiêng qua trái nó giống ngọn “Văn-Dú tiểu học” của bọn mình
ngày xưa.
Tiếng
la hàng đêm quen thuộc: “Báo cáo cán bộ, … phòng X, khu ED, có người
hấp hối xin cấp cứu”, không thừa, không thiếu một chữ, quấn lấy các
phòng giam nhung nhúc những người. Rồi những tiếng hét tập thể, hòa với
những cơn ác mộng: “Một người tự dưng thấy người bên cạnh mặt đỏ rực, to
tròn như bánh xe bò, kế tiếp người nọ thấy người kia cũng như thế. Lời
rì rầm truyền miệng: “Chúa ngục quần áo tả tơi, xiềng xích cùng mình, lê
thê đi dọc hành lang trong những đêm mưa ngâu”. Tiếng vọng cổ lâng
lâng, chập chờn như ngọn đèn sắp tắt của Hai-Mái từ khu tử- hình hát gửi
tình nhân, cô Bồ Câu ở khu biệt giam AH cùng với các đàn em Châu Tỵ,
Hai Gù.
Hai: Ma
Năm
1972 sau khi giải tỏa quốc lộ 13, đoạn đường nối từ Lai Khê - Bàu Bàng -
Chơn Thành - Tân Khai đi An Lộc. Tôi được thuyên chuyển về một quận
ngoại thành.
Tư
thất dành cho tôi có cửa hông ăn thông với cửa sau của văn phòng quận…
Buổi chiều... các nhân viên đã về hết. Tôi bảo cô thư ký:
- Cô cứ về đi, lát nữa tôi khóa cửa cho.
Tôi tiếp tục đánh máy, cô gái quay lại, nói nhỏ:
-
Có ông Vann (John Paul Vann) ở Hậu Nghĩa qua kiếm ông, như ông đã dặn,
tôi nói với hắn ông xuống xã rồi, hắn đang đứng nói chuyện với mấy quân
cảnh trước cổng.
Tôi
đánh máy tiếp: “Cha chánh xứ Tha La, Linh mục Phê Rô Nguyễn Văn Phán
với sự hỗ trợ của John-P-Vann công khai xen vào việc làm của ủy ban
Phượng Hoàng quận, đã có những định kiến sai lạc về H31 (phụ đính 3C) và
vụ án Nguyễn Thị Hải Như (phụ đính số 4)”.
Đánh
máy xong, tôi cất tài liệu vào tủ sắt, đi lối cửa sau về tư thất, nhìn
qua nhà để xe, không thấy Vann ngoài cổng, tôi cao hứng vừa đi, vừa huýt
gió...
Vừa
đẩy cửa lưới, tôi bỗng khựng lại, tóc gáy bỗng như dựng hẳn lên, trong
ánh sáng của ngọn đèn néon. Tôi thấy rất rõ một người đàn bà, mặc áo mầu
ô liu, đầu gục xuống đang ngồi trên ghế dài của bộ salon…
Tôi nhè nhẹ đóng cửa, chân tay tự dưng nhão ra, đi nhanh qua nhà để xe, tôi hỏi người quân cảnh:
- Vừa rồi có ai đến thăm tôi không?
Trả lời:
- Thưa Thiếu tá không!
Ba: Thợ Săn
…Buổi
họp dưới sự chủ tọa của Chuẩn tướng Đào Duy Ân. và Đại tá Đ. C. H. Tỉnh
trưởng Hậu Nghĩa. Sau “bài học thuộc lòng” của Thiếu tá Quang, Chỉ huy
trưởng Cảnh sát Quốc Gia, cũng là Tổng thư ký ủy ban Phượng Hoàng quận.
Vann đứng dậy, cặp mắt như hai tảng băng, lấp lánh những tia sáng bí
hiểm của dân tứ chiếng Norfox.
-
Tôi xin phép Chuẩn tướng, Đại tá Tỉnh trưởng để hỏi ủy ban, trên bản đồ
trận liệt, kể cả phần C của bảng lượng giá ấp, gần cả năm rồi mà hạ
tầng cơ sở Nguyễn Mạnh Thắng vẫn tồn tại. Tôi được biết mẹ của hắn là
Nguyễn Thị Hải Như là cán bộ địch vận, bố hắn là Nguyễn Mạnh Cường, bí
thư chi bộ xã An Thới, hai tên này đã bị giết, còn Thắng đang làm giao
liên chiến lược. Ủy ban Phượng Hoàng lập ra để làm gì? Một thằng bé chưa
ráo máu đầu. . .
Tôi “đỡ” Quang:
-
Tôi trả lời ông giám đốc Corp: Cái khó muôn thuở của luật pháp là tha,
chứ không phải là bắt. Ông Vann rõ hơn ai hết, thuật ngữ hạ tầng cơ sở
được định nghĩa là: “Một công dân có đầy đủ giấy tờ tùy thân, lẽ dĩ
nhiên tất cả đều hợp pháp chỉ trừ cái đầu và hành vi của anh ta, cái đầu
thì ai mà kiểm soát được, còn hành vi thì (tôi cười khẩy), người Mỹ có
điểm giống Việt Cộng là: Chỉ căn cứ vào cớ chứ không dựa vào lý.
Vann ngắt lời:
- Đâu nhất thiết phải bắt, thế thì toán “hành động đặc biệt” đặt ra để làm gì?
Tôi nói:
-
Một người bị bắt đi, bị giết tại chỗ, hiện trường để lại là truyền đơn
Việt Cộng, là vỏ đạn AK, là bóng dáng mập mờ của các hung thủ mặc đồ
Việt Cộng, không còn tính thuyết phục nữa đâu. Chiến tranh vốn tàn bạo
và nghiệt ngã nhưng sòng phẳng và luôn luôn có giới hạn đạo lý của nó.
Vann nói:
-
Tùy ý ông thôi, nhưng theo tôi, Nguyễn Mạnh Thắng phải bị triệt tiêu,
tôi xin phép được gợi ý: Một chú tài xế nào đó "được phép say rượu"!
Mặt tôi nóng ran, tôi gác que thuyết trình lên giá, mỉa mai:
- Vậy ta nên đổi cái bảng hiệu đi, thay vì chiến dịch Phưọng Hoàng ta gọi nó là chiến dịch Con Ó.
Sau buổi họp, Vann gặp tôi ngoài sân cờ, hắn cười giả lả:
- Ông chọn lầm nghề rồi ông Quận ạ, “thân lươn sao quản lấm đầu?”
Tôi trả đũa:
- "Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa".
Vann vẫn ỡm ờ:
- À mà tôi xin hỏi ông: Một con chim Phượng và một con Ó khác nhau thế nào?
Tôi
nói: “Chim Ó là loài ăn thịt sống, thịt chết, ăn cả thịt đồng loại. Con
tương cận: diều hâu, kên kên… Địa bàn của chúng là bãi tha ma, bãi
chiến trường làm sao ví với Phượng Hoàng được cơ chứ. Đây là một cặp
trống mái gắn bó, tượng trưng cho ân nghĩa sòng phẳng, cho tình yêu cao
thượng và hạnh phúc vĩnh hằng….
Tôi
để tay lên vai Vann: “John ạ! dù ngôn từ là gì đi nữa, tôi nghiệm ra
một điều: Bản chất chính trị càng gian manh sự “cưỡng dâm” từ ngữ càng
vừa tinh xảo, vừa thô bạo.
Bốn: Thể nghiệm
Tôi bảo viên cố vấn trưởng: Ông đổi cái trailer của ông lấy tư thất của tôi đi!
Mc Cormack: Chỉ đổi nhà thôi nhé, tôi không làm Quận Trưởng được đâu (Tôi nghĩ, mày làm thế đếch nào được!).
Một
giờ đêm, tôi xuống Trung Tâm Hành Quân Chi Khu, nhìn qua cột cờ về phiá
tư thất, dưới gốc cây dạ lan già, bộ ba Cormack, Mayer, Lobster đang
chụm đầu vào nhau hút thuốc.
Tôi hỏi :
- Sao giờ này chưa ngủ à?
Lobster càu nhàu:
- Number ten!
Lại hỏi :
- Sao vậy ? Mayer nói:
- Mai trả lại tư thất cho ông, lính ông vô kỷ luật quá, la hét ầm ĩ, mà lạ qúa có cả tiếng đàn bà khóc nữa.
Tôi lặng người, đánh trống lảng:
- Đang nói chuyện gì vậy? Tôi góp chuyện được không?
Cormack vừa xé mẫu C4 vừa nói:
-
Đang nói về du kích chiến, Việt Cộng thì hãnh diện, các ông thì kinh
sợ. Chỉ có người Á Đông của các ông mới láu cá vặt và thâm hiểm vậy
thôi. Ông xem phim Western cowboy rồi chứ! Người Mỹ không bao giờ đánh
lén. Vỗ vào vai kẻ thù, quay laị ‘face to face” mới đấm.
Tôi nói:
-
Rất đúng ! bản chất của du kích chiến thoát thai từ bản chất Cộng Sản:
lén lút, không quang minh chính đại, nhưng người Mỹ cũng hay nghe lén.
Mc Cormack nói:
-
Người Mỹ không có cột mốc, tất cả đều là thể nghiệm. Từ chính sách toàn
cầu đến viên đạn M16. Hoàn chỉnh nhất thế giới không phải nền công
nghiệp hiện đại mà là luật pháp Hoa Kỳ, vậy mà vẫn còn phải tu chính đi,
tu chính lại. Vụ Watergate là một thể nghiệm, người Mỹ chỉ có sự ưa
chuộng chứ không có thần tượng. Tổng Thống Mỹ là người ít quyền hành
trong những Tổng Thống trên thế giới. Ông ta chỉ là cái loa của một Siêu
Chính Phủ.
Năm: Huyết Hải Thâm Thù.
Tôi hỏi Phó Quận:
- Ông ở đây lâu rồi, tư thất tôi ở có ma không?
Vẫn nụ cười xác nhận của người lính quân cảnh hôm trước.
Tôi nói:
- Có hôm vợ tôi lên thăm, nửa đêm vợ chồng hỏi nhau:
- Ai vén mùng lên vậy?
Phó Quận:
-
Ông còn khá đấy, thời Mã Sanh Nhân, nó vén mùng, tát vào mặt người nằm
trên giường, tư thất này trước đây là Phòng Nhì của Pháp. Hồi P.L.P. làm
quận trưởng, nó làm bà quận sợ phát điên, thắt cổ trên xà ngang nhà
bếp. Ngân sách tỉnh đã chấp nhận cho xây tư thất mới rồi.
Tôi hỏi:
- Thế mình phải ở đâu cho đến lúc nhiệm thu?
Trả lời:
- Ở dưới làng Việt Kiều hồi hương, có ông thầy Miên nghe nói cao tay lắm, ông bảo Quang kêu lên.
- Cũng là thầy ai lại kêu, ông bảo Xã Thi mời ổng lên gặp tôi.
Thầy Miên trọ trẹ:
- Muốn biết con Ma ấy muốn gì...phải có người ngồi đồng.
Tôi hỏi:
- Ai ngồi cũng được sao?
Trả lời:
- Nếu là đàn ông phải là người có điện tích âm, tức là người mang âm tính.
Lại hỏi :
- Sao biết người ấy mang âm tính?
Trả lời:
- Người nào đẹp trai, trán dẹp, tóc mềm, sống mũi thẳng, môi mỏng, có túi lệ và hạ nhạc nhỏ.
Tôi cười :
- Lắm điều kiện quá, tôi ngồi được không?
Trả lời:
-
Ông thì không có các điều kiện ấy. Các Thần Hoàng có sắc phong của vua,
ông cũng có sắc phong của vua, nhưng lãnh địa của ông rộng hơn. Tôi
biết ông không tin, nhưng được rồi, cứ thử xem.
Trước
mặt tôi là con dao phay bọc vải đỏ. Đầu tôi được chùm vải đỏ. Tôi ngồi
xếp bằng, hai tay để trên đầu gối, theo sự chỉ dẫn của thầy Miên, Tôi
xoay phần trên của cơ thể trong lúc ông thầy ê a đọc chú.
Xoay được vài vòng, tai tôi như có tiếng gió thổi vù vù, hai mí mắt rân rân, tôi lảo đảo hôn mê.
(Băng ghi âm mẩu đối thoại, người hỏi là Phó Quận Ng.V. D)
Hỏi:
- Hồn là ai?
Trả lời:
- Nguyễn Thị Hải Như chết năm 195. . .
Hỏi:
- Ai giết chồng và con trai lớn của chị?
Trả Lời:
- Việt Minh!
Hỏi:
- Taị sao lạ vậy? Chồng chị tham gia kháng chiến lại bị Việt Minh giết?
Trả Lời:
-
Người chống Cộng các ông có hai thành phần: loại chống Cộng bằng mồm,
các ông gọi là chính khách salon, loại này văn dốt, vũ nhát nhưng lợi
khẩu. Loại thứ hai, loại chống Cộng bằng bắp thịt, loại này lương thiện,
có chí khí nhưng chỉ đánh võ gió. Bản chất của cộng sản là bá đạo trong
đó, dùng xảo thuật tuyên truyền, vắt chanh bỏ vỏ và thù giai cấp, thù
dai… Sau lần chồng tôi ra Bắc, chúc Tết Hồ Chí Minh trở về, không được
bao lâu thì bị hạ tầng công tác. Trên đường từ Khu Ủy về thì cả hai bố
con bị chính chúng sát hại, rồi chúng đổ cho Quốc Gia giết. Người Quốc
Gia nhận liền. Còn lý do ư? đơn giản lắm, chỉ vì chúng phát hiện ra tôi
là tín đồ Thiên Chúa Giáo.
Hỏi:
- Thế còn Nguyễn Mạnh Thắng?
Trả lời:
-
Vâng! Giọt máu cuối cùng của tôi đang bị săn đuổi với cùng một lúc hai
kẻ thù: Người Mỹ do không am tường nhưng có chiến tuyến rõ rệt, do đó
hiểu lầm sẽ được giải tỏa. Còn kẻ thù giấu mặt, đã một thời là đồng chí
của mình mới cực kỳ nguy hiểm.
Hỏi:
- Taị sao nữ bỏ xóm đạo?
Trả lời:
-
Lấy cớ có chồng đi kháng chiến tên quan hai phòng nhì Pháp Bennet, gọi
tôi lên hỏi cung, hiếp tôi tại nhà này. Còn tại sao tôi bỏ Xóm Đạo ư?
Tôi là Ki Tô hữu, tôi yêu Thiên Chúa, tôi say mê Phúc Âm nước trời,
nhưng tôi không chấp nhận bọn gieo súc sắc chia nhau bộ áo của ngài.
Hỏi:
- Thế nữ cần gì?
Trả lời:
- Cần báo thù!
Hỏi:
-
Chúa bảo: “Nếu người đưa con ra Tòa để đoạt chiếc áo ngắn, cứ cho luôn
áo dài. Bắt con khuân vác một dậm, hãy đi hai dậm, tát má bên phải. . .
-
(Ngắt lời): Hai ngàn năm mới có một Jesus. Đó là Thiên Luật. Còn luật
Mai Sen thì người nào móc mắt kẻ khác phải bị móc mắt. Ai đánh gẫy răng
người phải bị đánh gẫy răng.
Tôi
bị sốt liên miên cả tuần, trong cơn mê sảng tôi thấy đủ chuyệ : từng
đám Vệ Quốc Quân đeo băng đỏ, hung hăng, hò hét trong những đợt tiêu thổ
kháng chiến như lưỡi hái của tử thần kéo lê khắp xóm làng… Cảnh đấu tố
trong Cải Cách Ruộng Đất, Bà Cửu Bảo quỳ trên vỏ mít, gục đầu trước đứa
con nuôi đang xỉa xói… Dưới tấm poncho che tạm,bên những khẩu pháo,
thằng Mỹ đen cả gần 200 pounds, chồm lên tấm thân gầy gò của em bé bán
lạc rang… Động hoa vàng tan tác… Quê mẹ oằn mình… Rồi tiếng súng im
lắng… Tôi hòa mình trong những đám mây của vùng trời cố lý: Con sông Đáy
quê tôi như giải lụa bạch thắt hờ hững quanh cái eo của cô thôn nữ,
vùng chiêm trũng Ninh Bình, có động Thiên Tôn, có núi Cánh Diều, có
tiếng ngô rang khúc khích của cô Tấm vừa hoàn hồn sống laị. Có ổ rơm
trong gío mùa đông bắc ấm đậm hơi người…
Vợ tôi cằn nhằn:
- "Làm chủ" cái gì cũng được, đừng "làm chủ " cái siêu hình ông tướng ạ!
Sáu: Con Mồi.
Tôi quan sát rất nhanh một học sinh mặc đồng phục đang đứng nghiêm trước mặt tôi. Cô giáo xướng ngôn viên giới thiệu:
-
Học sinh xuất sắc toàn trường Nguyễn Mạnh Thắng về cả ba mặt: Trí, Đức
và Thể Dục, qua nhận xét của các thầy cô, kỳ thi Tú Tài toàn phần sắp
tới, em sẽ đem lại vinh dự lớn cho trường nhà. Xin kính mời…
Tôi
bước đến trước mặt em (… khuôn mặt khôi ngô, vầng trán bướng bỉnh, đôi
mắt u uất, chất đầy mất mát như cánh buồm lồng lộng gió hận thù...̀).
Tôi vừa trao phần thưởng, vừa nhớ đến đôi mắt của Vann… Hai tảng băng
sắc lạnh, le lói những tia tử khí… Lời khai mới nhất của một hồi chánh
viên về kế hoạch “thịt” nốt “con mồi đầy chất xám” của Đảng Ủy Miền. Tôi
ôm đôi vai gầy của em nói nhỏ:
- Chiều nay, bốn giờ chiều em lên văn phòng quận gặp tôi, nhớ đi một mình.
. . . Chiều, tôi hỏi:
- Em hiện đang ở với ai?
Trả lời:
- Từ ngày bị cha sở đuổi khỏi nhà xứ, em về An Nhân Tây ở với cô em.
- Sao em bị cha đuổi?
- Em bỏ giúp lễ và không xưng tội vào những ngày lễ Trọng.
- Taị sao em bỏ xưng tội?
-
Em nào có tội gì đâu, chỉ có người đời có tội với em, còn tội Tổ Tông ư
? Đây chỉ là lối nói. Còn gọi những bất hạnh là sự an bài của Chúa. Đây
không phải là lời Thánh linh, mà là sự vu vạ cho thượng đế. Làm gì có
sự an bài nào lại độc ác và tàn nhẫn đến thế. Cha mẹ em, cả nhà em ai
giết?
Tôi
mở tủ sắt đưa cho em sấp tài liệu hồi chánh vừa nhận được. Khuôn mặt em
mỗi lúc một tối đi, đến tái xanh, những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán…
Tội nghiệp, cũng chỉ là một đứa trẻ.
Tôi lấy lại tập giấy, đưa cho em một gói nhỏ:
-
Bài học Cộng Sản chỉ có được bằng kinh nghiệm, đa số dân nông thôn miền
Nam còn đang bị nó mê hoặc. Tôi chỉ nhắc em, cổ nhân có nói: Người quân
tử mười năm vẫn còn báo thù được, còn thời cận kim tri thức đã giúp con
người nhiều phương tiện để đánh bại kẻ đã chiến thắng mình, không nhất
thiết phải bằng sức mạnh của vũ lực.
Tôi chỉ vào gói giấy, một thư giới thiệu, một số tiền, em lên ngay Sài Gòn tạm trú, trước mắt phải đậu, đậu thật cao.
Thắng tần ngần:
- Sao ông giúp em?
Tôi
nhìn bâng quơ về phiá tư thất như đang nhìn về một cõi xa xăm. Tôi đang
nói với một người, người ấy không phải Thắng:Tình yêu là một sự bao
dung, hy vọng và cả chịu đựng… Chỉ có tình yêu trường tồn. Mọi học
thuyết và cả tri thức cuả con người rồi sẽ lỗi thời. Tất cả cái bất toàn
sẽ bị đào thải!
Bẩy: Thiên Thượng Phù Vân.
…
“ Tôi là Hải Như, tôi đi vào giấc mơ của ông để tạ ơn ông đã cứu con
tôi. Trong thời gian qua, có nhiều người lớn tuổi đã khuyên ông thuê đội
lân râu bạc ở Chợ Lớn để đuổi tôi ra khỏi nơi đây. Cha Th. đã đến vẩy
nước thánh. Tôi đâu phải là ma. Tôi chỉ là một khối oan khuất, khi tan,
khi tụ. Khi tan thì thấm sâu vào từng viên gạch, khi tụ thì trở thành
hình hài vô nhiễm uyên nguyên. Bây giờ thì Vann không còn đòi giết Thắng
nữa. Bennet đã tự tử tại Pháp, còn Cộng Sản, không có thế lực nào tiêu
diệt được nó cả, chỉ có chính nó tự tiêu diệt… Sự hiện diện cuả tôi ở
đây không cần thiết nữa, tôi phải về với con người của tôi, về cõi riêng
của tôi chứ! Chúa thật cao cả, tất cả chỉ là những dọa dẫm của người
cha nhân từ: Thiên Đường, Hoả Ngục, Ngày Phán Xét Cuối Cùng, Tòa Án
chung thẩm, chẳng có gì đâu. Trời mới và Đất mới hằng sống mênh mông
lắm, chẳng có gì câu thúc cả, ai đi đâu mặc sức. Trần gian sống bằng
xác. Thiên thượng chỉ có phần hồn. Cái căn cốt cuả sự lý là, đi vào cõi
riêng với một căn đạo như thế nào? Với một hạt giống như thế nào, tinh
sạch hay u uất, ăn năn. Cái chết là vậy đấy!"
Tôi hỏi:
- Thế hồn còn điều gì dằn vặt?
Trả lời:
-
Đây là điều tôi muốn nhờ ông, chuyện dung tục. Khi Bennet đè tôi xuống
giường. Lúc đầu, tôi chống cự kịch liệt nhưng thật khốn nạn và nhục nhã.
Sự vật lộn, cọ xát lại dấy lên trong tôi sự tò mò, ham muốn. Cái cảm
giác chưa hề có với chồng tôi ấy, đã khiến cho tôi quyết định tự sát.
Bennet trả công sự đáp ứng nhiệt tình của tôi, bằng cách lấy tấm áo sĩ
quan của hắn, đắp lên thân thể trần truồng của tôi. Cái áo đó như một
vòng kim cô, bám chặt vào cái thể xác nhơ bẩn và tâm hồn lây lất của
tôi. Ông giúp tôi cho cải táng và vất bỏ giùm cái áo di hận ấy đi.
Tám: Cóc chết ba năm quay đầu về núi
Tôi
bị dẫn trong đường hầm, từ Cổ Loa khu ED qua Cổ Loa khu F. Gió xoáy hun
hút lạnh người. Tôi thầm nghĩ: “Chắc đi Bố Lá?”. Hình ảnh chiếc xe vận
tải bít bùng, bốn người một dẫy hàng ngang, chân người nọ còng với chân
người kia… lại những đại bàng mới, cách thức chặt chém mới, với những
bạo lực khắc nghiệt của nhà tù Cộng Sản. Thỉnh thoảng báo chí gióng lên
tiếng chuông, dư luận xoay lưng lại còn tù nhân nhận những trận đòn thù.
Sự trừng phạt gấp trăm ngàn lần tội ác…
- Các anh không phải tù hành sự nên được đi “lao động tự giác”!
Chiếc
xe Ford 14 chỗ ngồi đưa chúng tôi đi về hướng Tây Ninh, riêng tôi khi
xe hướng về Hốc Môn tôi đã linh cảm mình còn sẽ bị “làm nhục” một lần
nữa.
Xe đỗ lại, chín người chúng tôi, trong đó có Vũ, đứng xớ rớ trước ba gian nhà tranh siêu vẹo.
Một người nói:
- Nhà cửa tồi tàn quá.
Một người khác:
- Vậy mà lại hay. Tôi kinh sợ những nơi kiên cố lắm rồi.
Một
người đàn ông trên 40 tuổi, mặc quần lính áo lam đi từ giếng nuớc đi
lên, nhìn bọn tôi mỉm cười. “Chào phòng” nhẹ nhàng và lịch sự quá! Hình
như ai cũng nghĩ như vậy.
Có người trong bọn làm quen:
- Án mấy năm, về đây bao lâu rồi?
Chỉ trả lời vế sau:
- Tớ về gần một năm!
Một người mặc quần đùi đi xe đạp, tay trái cầm cái ấm nhôm từ vườn Điều đi ra. Anh hỏi người mặc quần lính, áo lam vừa rồi:
- Trại trưởng, mấy người để tôi lấy thêm gạo, tên trại trưởng đang vui vẻ, có lẽ nhận ra tôi, hắn tiến lại nhìn tôi, cười đểu:
- A ! Ông Hoàn phải không, quả đất thật tròn!
Chín: Ngộ.
-
Vann nói: Người phương Đông các ông ưa chẻ sợi tóc làm tư, các ông có
tham vọng phân biệt bản chất với hiện tượng, hai phạm trù này lúc thì
rạch ròi như lằn kẻ, lúc thì mờ ảo như khói sương. Để làm việc ấy, các
ông tìm đến cả tam đại, tứ đại nhà người ta, để làm gì vậy? Ở Mỹ chỉ mua
chó người ta mới tìm lục gia phả của nó mà thôi!
Tôi nói:
-
Các ông thực tế nên các ông giàu, hiện đại quá nên các ông thành dã
man. Người quốc gia chúng tôi đối khi vọng khinh và vu khoát nhưng yêu
thích văn minh và sự thủy chung, một trong những lý do người Mỹ sai
“Những Con Chó Săn” giết anh em ông Diệm là vì, ông ta không muốn các
ông đặt chân vào Việt Nam, “Thịt” xong họ, các ông phủi tay, còn lịch sử
cận đại Việt Nam sẽ phong thánh cho họ.. À, mà John này, còn một điều
mà đến bây giờ tôi không lý giải được, là người Mỹ vẫn rao giảng về lòng
hào hiệp của mình, nhưng tại sao chỉ một thời gian “chung chăn”, những
người thụ hưởng đều mang tâm trạng ấm ức của người bị “tình phụ”?
Vann không trả lời.
-
Hải Như sau lần gặp gỡ trong giấc mơ đã không trở lại. Nguyễn Mạnh
Thắng sau thời gian du học tại Mỹ đã trở thành nhà hoá học trẻ nhất Việt
Nam. Còn tôi, người tù bị phát vãng, trở lại cái nghiệp nhân quả, dân
vùng đất này đã qua thời trăng mật đắng cay với cán bộ Cộng Sản, Nhìn
tôi với con mắt vừa ân cần vừa ân hận…
Đây là ấp Gót Chàng, An Nhân Tây, toạ độ tám số XT.. Mộ Hải Như ở Ấp này đây…
Ngày
đó, mặc cảm võ biền, lại muốn tỏ mình sính chữ, tôi đã đề vào mộ chí
hai hàng chữ Nho: “Hải Như Chi Mộ”, hàng dưới :”Thiên Thượng Phù Vân Như
Bạch Y”.
Tôi
và Vũ bị xung vào toán làm cỏ… Dấu tích của một thời chiến tranh chỉ
còn lại những hố bom 2000 cân Anh và một loại cỏ Mỹ, loại cỏ xum xuê
ngang ngực, hoa trắng phau như hoa lau, phấn hoa bám vào người gây ngứa
ngáy khó chịu, nhưng chỉ một nhát cuốc thôi, tất cả gốc rễ bật tung lên,
để lộ ra cả một lớp đất nguyên sinh, mịn màng màu mỡ.
Sợ
nhất là loại cỏ gà, trông tươi xanh mơn mởn, cái cổ hoa gà cao nghều
nghệu, diễu võ dương oai, lúc nào cũng như muốn ăn tươi nuốt sống địch
thủ, bọn mục đồng thường dùng để chơi chọi cổ gà, còn gốc rễ của nó thì
bám sâu vào lòng đất, bòn hút thổ nhưỡng, lây lan như bệnh dịch.
Vũ đặt tên là cỏ Mác…
( Viết tại Phòng giam 8, khu ED 1991. Hoàn tất tại Mỹ 1997)
Nguyễn Trọng Hoàn (HNPĐ)
Cáo Lỗi: Có một vài từ chữ...Việt Cộng, ấy là do thời điểm viết câu chuyện này