Văn Học & Nghệ Thuật

CỦA TIN GỌI MỘT CHÚT NÀY

Từ năm 1924, Phạm Quỳnh đã nói lời bất hủ “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Và người Việt Nam yêu mến, say mê Truyện Kiều cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác không bao giờ dứt. Người vịnh Kiều, người tập Kiều, người ngâm Kiều, người diễn Kiều, người bói Kiều

CỦA TIN GỌI MỘT CHÚT NÀY

 

 

Văn Sơn

 

Lời dẫn của Phạm Tôn: Xin mời quý bạn đọc bài sau đây đăng trên trang 10 tạp chí Nhân Dân Cuối Tuần  số 13 (1208) 25/3/2012.

Từ năm 1924, Phạm Quỳnh đã nói lời bất hủ “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Và người Việt Nam yêu mến, say mê Truyện Kiều cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác không bao giờ dứt. Người vịnh Kiều, người tập Kiều, người ngâm Kiều, người diễn Kiều, người bói Kiều… người nghiên cứu Kiều cũng nhiều vô kể, xem xét, phân tích đủ mọi khía cạnh, sắc thái, trên mọi quan điểm, lập trường và đủ mọi thứ lợi ích khác nhau. Mới đây lại lập ra Hội Kiều học. Nhưng có lẽ  chưa có ai nặng lòng với từng câu. từng chữ của đời Kiều như ông Nguyễn Khắc Bảo, một thầy giáo về hưu, một ông lang, và là một người Việt Nam thật là Việt Nam.

—o0o—

Rất nhiều nhà Kiều học đã nghiên cứu, phân tích Truyện Kiều ở các khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có ai sửa chữa. Thế mà một thầy giáo dạy toán về hưu, làm ông lang ở thành phố Bắc Ninh lại “liều mạng” sửa 918 chữ trong tổng số 701 câu với một tâm niệm: “Chữ nào của Nguyễn Du xin trả lại Nguyễn Du”.

“Biên tập” Truyện Kiều

Trải qua mấy trăm năm, kiệt tác văn học Truyện Kiều được nhiều thế hệ truyền khẩu rồi ghi chép lại nên không tránh khỏi “tam sao thất bản”. Ở nước ta tồn tại ba dòng Truyện Kiều: một dòng lưu truyền ở Huế, một dòng vào nam và một tồn tại ở các phường khác Hà Nội. Do đó, có những bản Kiều cổ bị một số thầy Nho cậy mình nhớ giỏi nên chép sai, hoặc chỉ nhớ mang máng nên “mô-lip-phê” cho hợp vần.

Vốn là người ham đọc Truyện Kiều từ bé và giỏi chữ Nôm, lại rất có duyên với những bản Kiều Nôm cổ, ông Nguyễn Khắc Bảo đã tìm ra những điểm “vênh” nhau. Không chịu để câu chữ của Nguyễn Du mãi bị “sửa chữa” và người dân cứ phải đọc những dị bản này, ông Bảo đã chỉ ra những chỗ sai, viết thành bài, mạnh dạn gửi lên một số cơ quan như Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tạp chí Ngôn ngữ học

Thấy một ông lang vườn dám “bạo gan” biên tập cả Truyện Kiều với những lập luận hết sức thuyết phục, chữ nào ra chữ ấy, nhiều người hiểu biết rất nể. Ông Bảo cho biết: “Tôi có nhiều bản Kiều Nôm. Bằng vốn hiểu biết của mình, khi đọc một chữ nào đó, thấy không thích hợp với những bản còn lại, tôi sẽ xem xét để thay thế cho đúng. Tôi không lấy bất cứ chữ nào trong đầu tôi ra cả“.

Kiệt tác Truyện Kiều có nhiều chữ phạm húy, phải kiêng kỵ dưới thời vua Gia Long và nhiều câu thơ phạm tội “yêu thư, yêu ngôn” như: “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, “Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà“. Sau khi Nguyễn Du mất, triều đình Huế mang toàn bộ di cảo của ông về cung cấm, nhưng tác phẩm này vẫn được nhiều người truyền miệng cho nhau. Ðến khi phong trào đọc Truyện Kiều trở nên rộng khắp thì nhiều văn nhân tài tử mới đi chép lại.

Bản Truyện Kiều chữ Quốc ngữ được truyền bá thông dụng nhất do học giả Ðào Duy Anh chủ biên năm 1979, nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi bản của Kiều Oánh Mậu năm 1902 nên nhiều câu thơ đã bị chỉnh sửa thành ngôn ngữ hiện đại. Vậy Nguyễn Khắc Bảo đã “đòi” lại sự chính xác cho Truyện Kiều như thế nào? Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số dẫn chứng điển hình.

Bản Ðào Duy Anh chép năm 1979 có câu: “Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa“, nguyên bản phải là “Xót lòng trinh bạch từ lâu đến giờ“. Câu thơ chính xác cho ta thấy Thúy Kiều chung thủy tột bậc với người yêu, khi sắp phải dấn thân vào chốn nhơ bẩn, nàng vẫn nhớ đến Kim Trọng và chua xót cho việc mình đã “hoài công giữ nắng mưa gìn” lòng trinh bạch từ lâu đến giờ. Tâm trạng như ở câu hoàn nguyên mới phù hợp với mạch tư duy trước đó của Thúy Kiều.

Hay như câu “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà“, đúng phải là “Rõ màu trong ngọc trắng ngà“. Tả cảnh Thúy Kiều tắm mà dùng “rõ ràng” thì thật chưa tế nhị. “Rõ màu” nghĩa là nhác thấy dáng vẻ Thúy Kiều ẩn hiện qua bức “trướng hồng tẩm hoa” thì mới là bức phác họa hư ảo của nhà nho phương Ðông. Câu “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”, đúng phải là “Càng cay ngạt lắm càng oan trái nhiều“. “Cay nghiệt” là ngôn ngữ hiện đại, chỉ xuất hiện từ bản của Kiều Oánh Mậu. Còn trong “Ðại Nam Quấc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Của năm 1895: “Cay ngạt” thường nói về sự gay gắt, cái cay cái ngạt là cốt cái dao, cái kéo. Lời có cay, có ngạt thì gay gắt quá. Cay ngạt còn có nghĩa là sâu hiểm, gay gắt…

Cứ như vậy, bằng cách làm việc nghiêm túc, khoa học, ông Bảo đã hoàn nguyên nhiều câu chữ, trả lại sự chính xác cho Truyện Kiều. Năm 2008 NXB Giáo dục đã in cuốn Truyện Kiều do ông Nguyễn Khắc Bảo khảo đính và chú giải, hướng tới phục nguyên cho bản gốc. Ðây được coi là cuốn Truyện Kiều chính xác nhất so với thời điểm hiện tại.

Ngoài nghiên cứu, chỉnh sửa Truyện Kiều, ông Bảo còn tìm ra những chỗ sai của tác phẩm “Lưu Hương ký“, “Chinh phụ ngâm” đang lưu hành. Ông khẳng định, những nghiên cứu của mình là có căn cứ và sẽ “làm rõ ràng” trong thời gian tới.

Nhiều nỗi đam mê

Ông Bảo vốn là giáo viên dạy toán nhưng về hưu sớm để chăm sóc cụ thân sinh bị ốm và tiếp quản nghề bốc thuốc năm đời ở thành phố Bắc Ninh. Trong quá trình đó, ông hoàn thiện vốn kiến thức chữ Nôm bằng cách tự học. Từ đó, ông “bén duyên” với nhiều niềm đam mê khác là sưu tầm các bản Truyện Kiều cổ, tiền cổ và tượng cổ. Ngôi nhà chật chội như càng chật hơn khi các món đồ sưu tầm nhiều lên. Ðến nay, ông Bảo đã có trong tay 52 bản Truyện Kiều chữ Nôm cổ, khoảng một tạ tiền xu và 2.000 pho tượng đất cổ. Ông Bảo cho biết: “Ða số các pho tượng này được người dân ở mạn Hải Phòng, Hải Dương, vùng Kinh Bắc… tìm được khi đào móng nhà hay lấy đất làm gạch. Tôi cho rằng chúng có từ rất sớm, ít nhất cũng phải trước khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của những quy chuẩn đạo đức Nho giáo”.

Ham đi, ham tìm hiểu và đến đâu cũng giúp không ít người đọc chữ, gia phả, tìm lại gốc gác, cội nguồn…, nên ông Bảo được nhiều người rất quý trọng. Biết tiếng thơm của ông, ngày càng nhiều người tìm đến mua thuốc, rồi bán rẻ những bức tượng, tiền cổ đào được, thậm chí có người đổi tượng lấy thuốc.

Niềm đam mê sưu tầm, nghiên cứu các tác phẩm khác cũng thể hiện ông là người giàu tâm huyết với văn hóa dân tộc. Yêu mến ông, một nhà văn đã viết: “Kể từ cái ngày cụ Nguyễn Tiên Ðiền lo lắng “bất tri tam bách dư niên hậu” tính đến giờ, có lẽ ông Bảo là một trong những người nặng lòng với từng câu chữ của đời Kiều nhất, “khốc Tố Như” cụ thể và thiết thực nhất!”.

V.S.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CỦA TIN GỌI MỘT CHÚT NÀY

Từ năm 1924, Phạm Quỳnh đã nói lời bất hủ “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Và người Việt Nam yêu mến, say mê Truyện Kiều cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác không bao giờ dứt. Người vịnh Kiều, người tập Kiều, người ngâm Kiều, người diễn Kiều, người bói Kiều

CỦA TIN GỌI MỘT CHÚT NÀY

 

 

Văn Sơn

 

Lời dẫn của Phạm Tôn: Xin mời quý bạn đọc bài sau đây đăng trên trang 10 tạp chí Nhân Dân Cuối Tuần  số 13 (1208) 25/3/2012.

Từ năm 1924, Phạm Quỳnh đã nói lời bất hủ “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Và người Việt Nam yêu mến, say mê Truyện Kiều cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác không bao giờ dứt. Người vịnh Kiều, người tập Kiều, người ngâm Kiều, người diễn Kiều, người bói Kiều… người nghiên cứu Kiều cũng nhiều vô kể, xem xét, phân tích đủ mọi khía cạnh, sắc thái, trên mọi quan điểm, lập trường và đủ mọi thứ lợi ích khác nhau. Mới đây lại lập ra Hội Kiều học. Nhưng có lẽ  chưa có ai nặng lòng với từng câu. từng chữ của đời Kiều như ông Nguyễn Khắc Bảo, một thầy giáo về hưu, một ông lang, và là một người Việt Nam thật là Việt Nam.

—o0o—

Rất nhiều nhà Kiều học đã nghiên cứu, phân tích Truyện Kiều ở các khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có ai sửa chữa. Thế mà một thầy giáo dạy toán về hưu, làm ông lang ở thành phố Bắc Ninh lại “liều mạng” sửa 918 chữ trong tổng số 701 câu với một tâm niệm: “Chữ nào của Nguyễn Du xin trả lại Nguyễn Du”.

“Biên tập” Truyện Kiều

Trải qua mấy trăm năm, kiệt tác văn học Truyện Kiều được nhiều thế hệ truyền khẩu rồi ghi chép lại nên không tránh khỏi “tam sao thất bản”. Ở nước ta tồn tại ba dòng Truyện Kiều: một dòng lưu truyền ở Huế, một dòng vào nam và một tồn tại ở các phường khác Hà Nội. Do đó, có những bản Kiều cổ bị một số thầy Nho cậy mình nhớ giỏi nên chép sai, hoặc chỉ nhớ mang máng nên “mô-lip-phê” cho hợp vần.

Vốn là người ham đọc Truyện Kiều từ bé và giỏi chữ Nôm, lại rất có duyên với những bản Kiều Nôm cổ, ông Nguyễn Khắc Bảo đã tìm ra những điểm “vênh” nhau. Không chịu để câu chữ của Nguyễn Du mãi bị “sửa chữa” và người dân cứ phải đọc những dị bản này, ông Bảo đã chỉ ra những chỗ sai, viết thành bài, mạnh dạn gửi lên một số cơ quan như Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tạp chí Ngôn ngữ học

Thấy một ông lang vườn dám “bạo gan” biên tập cả Truyện Kiều với những lập luận hết sức thuyết phục, chữ nào ra chữ ấy, nhiều người hiểu biết rất nể. Ông Bảo cho biết: “Tôi có nhiều bản Kiều Nôm. Bằng vốn hiểu biết của mình, khi đọc một chữ nào đó, thấy không thích hợp với những bản còn lại, tôi sẽ xem xét để thay thế cho đúng. Tôi không lấy bất cứ chữ nào trong đầu tôi ra cả“.

Kiệt tác Truyện Kiều có nhiều chữ phạm húy, phải kiêng kỵ dưới thời vua Gia Long và nhiều câu thơ phạm tội “yêu thư, yêu ngôn” như: “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, “Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà“. Sau khi Nguyễn Du mất, triều đình Huế mang toàn bộ di cảo của ông về cung cấm, nhưng tác phẩm này vẫn được nhiều người truyền miệng cho nhau. Ðến khi phong trào đọc Truyện Kiều trở nên rộng khắp thì nhiều văn nhân tài tử mới đi chép lại.

Bản Truyện Kiều chữ Quốc ngữ được truyền bá thông dụng nhất do học giả Ðào Duy Anh chủ biên năm 1979, nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi bản của Kiều Oánh Mậu năm 1902 nên nhiều câu thơ đã bị chỉnh sửa thành ngôn ngữ hiện đại. Vậy Nguyễn Khắc Bảo đã “đòi” lại sự chính xác cho Truyện Kiều như thế nào? Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số dẫn chứng điển hình.

Bản Ðào Duy Anh chép năm 1979 có câu: “Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa“, nguyên bản phải là “Xót lòng trinh bạch từ lâu đến giờ“. Câu thơ chính xác cho ta thấy Thúy Kiều chung thủy tột bậc với người yêu, khi sắp phải dấn thân vào chốn nhơ bẩn, nàng vẫn nhớ đến Kim Trọng và chua xót cho việc mình đã “hoài công giữ nắng mưa gìn” lòng trinh bạch từ lâu đến giờ. Tâm trạng như ở câu hoàn nguyên mới phù hợp với mạch tư duy trước đó của Thúy Kiều.

Hay như câu “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà“, đúng phải là “Rõ màu trong ngọc trắng ngà“. Tả cảnh Thúy Kiều tắm mà dùng “rõ ràng” thì thật chưa tế nhị. “Rõ màu” nghĩa là nhác thấy dáng vẻ Thúy Kiều ẩn hiện qua bức “trướng hồng tẩm hoa” thì mới là bức phác họa hư ảo của nhà nho phương Ðông. Câu “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”, đúng phải là “Càng cay ngạt lắm càng oan trái nhiều“. “Cay nghiệt” là ngôn ngữ hiện đại, chỉ xuất hiện từ bản của Kiều Oánh Mậu. Còn trong “Ðại Nam Quấc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Của năm 1895: “Cay ngạt” thường nói về sự gay gắt, cái cay cái ngạt là cốt cái dao, cái kéo. Lời có cay, có ngạt thì gay gắt quá. Cay ngạt còn có nghĩa là sâu hiểm, gay gắt…

Cứ như vậy, bằng cách làm việc nghiêm túc, khoa học, ông Bảo đã hoàn nguyên nhiều câu chữ, trả lại sự chính xác cho Truyện Kiều. Năm 2008 NXB Giáo dục đã in cuốn Truyện Kiều do ông Nguyễn Khắc Bảo khảo đính và chú giải, hướng tới phục nguyên cho bản gốc. Ðây được coi là cuốn Truyện Kiều chính xác nhất so với thời điểm hiện tại.

Ngoài nghiên cứu, chỉnh sửa Truyện Kiều, ông Bảo còn tìm ra những chỗ sai của tác phẩm “Lưu Hương ký“, “Chinh phụ ngâm” đang lưu hành. Ông khẳng định, những nghiên cứu của mình là có căn cứ và sẽ “làm rõ ràng” trong thời gian tới.

Nhiều nỗi đam mê

Ông Bảo vốn là giáo viên dạy toán nhưng về hưu sớm để chăm sóc cụ thân sinh bị ốm và tiếp quản nghề bốc thuốc năm đời ở thành phố Bắc Ninh. Trong quá trình đó, ông hoàn thiện vốn kiến thức chữ Nôm bằng cách tự học. Từ đó, ông “bén duyên” với nhiều niềm đam mê khác là sưu tầm các bản Truyện Kiều cổ, tiền cổ và tượng cổ. Ngôi nhà chật chội như càng chật hơn khi các món đồ sưu tầm nhiều lên. Ðến nay, ông Bảo đã có trong tay 52 bản Truyện Kiều chữ Nôm cổ, khoảng một tạ tiền xu và 2.000 pho tượng đất cổ. Ông Bảo cho biết: “Ða số các pho tượng này được người dân ở mạn Hải Phòng, Hải Dương, vùng Kinh Bắc… tìm được khi đào móng nhà hay lấy đất làm gạch. Tôi cho rằng chúng có từ rất sớm, ít nhất cũng phải trước khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của những quy chuẩn đạo đức Nho giáo”.

Ham đi, ham tìm hiểu và đến đâu cũng giúp không ít người đọc chữ, gia phả, tìm lại gốc gác, cội nguồn…, nên ông Bảo được nhiều người rất quý trọng. Biết tiếng thơm của ông, ngày càng nhiều người tìm đến mua thuốc, rồi bán rẻ những bức tượng, tiền cổ đào được, thậm chí có người đổi tượng lấy thuốc.

Niềm đam mê sưu tầm, nghiên cứu các tác phẩm khác cũng thể hiện ông là người giàu tâm huyết với văn hóa dân tộc. Yêu mến ông, một nhà văn đã viết: “Kể từ cái ngày cụ Nguyễn Tiên Ðiền lo lắng “bất tri tam bách dư niên hậu” tính đến giờ, có lẽ ông Bảo là một trong những người nặng lòng với từng câu chữ của đời Kiều nhất, “khốc Tố Như” cụ thể và thiết thực nhất!”.

V.S.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm