Nhân Vật

CUỘC TÌNH TRỚ TRÊU CỦA NS LAM PHƯƠNG

Rồi người đàn bà thứ ba cũng lẳng lặng rời xa ông. Giờ đây, ông sống một mình với chiếc xe lăn trong căn nhà hiu quạnh. Hơn 50 năm sáng tác với khoảng 200 ca khúc để cuối cùng bài hát Một mình đã vận đúng vào đoạn cuối đời ông !

Đối với nhiều người, Lam Phương là nhạc sĩ tài hoa bậc nhất Sài Gòn trước năm 1975 với những tác phẩm để đời như Khúc ca ngày mùa, Kiếp nghèo, Phút cuối, Tình bơ vơ, Thành phố buồn… Còn Túy Hồng cũng là nữ nghệ sĩ đa năng bậc nhất Sài Gòn khi ấy, khi bà vừa là ca sĩ, kịch sĩ…
 
Trai miền Tây gặp gái miền Đông
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tuổi thơ của Lam Phương là một chuỗi ngày dài buồn đau và bất hạnh. Nhà nghèo, cha của ông đi theo tiếng gọi của tình yêu mới, bỏ 6 người con tuổi còn thơ dại cho người vợ không nghề nghiệp ổn định, một mình tảo tần hôm sớm nuôi con. Năm ông mười tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn, ở nhà của người bác ruột để ông được học hành, nhờ đó mà lịch sử tân nhạc nước nhà có được một nhạc sĩ Lam Phương.
Lên Sài Gòn, Lâm Đình Phùng học ở trường Les Lauriers. Ngoài giờ học văn hóa, ông còn học thêm nhạc. Ông tự học guitare bằng các tài liệu tiếng Pháp do lúc đó ở Việt Nam chưa có sách dạy nhạc tiếng Việt. Thấy ông là một học trò nghèo nhưng chăm chỉ, các thầy dạy nhạc (nhạc sĩ Hoàng Lang, nhạc sĩ Lê Thương) tận tình chỉ dạy cho ông mà không nhận tiền thù lao. Năm 1952, sáng tác đầu tay của ông, nhạc phẩm Chiều thu ấy ký tên Lam Phương ra đời. 9 Lam Phuong 2Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Năm ấy, ông mới 15 tuổi.
Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác.  Ba năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Trăng thanh bình, Nắng đẹp miền Nam, Nhạc rừng khuya, Khúc ca ngày mùa… Đặc biệt, nhạc phẩm Khúc ca ngày mùa thành công vượt bậc hơn cả. Bản nhạc được viết theo thể loại nhạc đồng quê, nhịp điệu Mambo, với âm giai bằng cung rê thứ.
Các hãng đĩa nhựa như Dư âm, Sóng nhạc, Asia… tranh nhau ký hợp đồng với Lam Phương để được thu âm bài hát Khúc ca ngày mùa này, tiếng tăm của bản nhạc mới thật sự bùng nổ. Với tiếng hát điêu luyện của đôi song ca tài danh Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết, lúc hợp, lúc bè, lúc đuổi như càng đưa bài hát lên chín tầng mây. Khúc ca ngày mùa còn được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa. Lam Phương đã thật sự thành danh khi ông mới 18 tuổi.
9 Lam Phuong 3Túy Hồng tên thật Trương Ánh Tuyết, bà sinh ra tại Bình Dương và lớn lên tại Sài Gòn. Túy Hồng có người anh trai là bạn thân của Lam Phương, những ngày thứ bảy và chủ nhật, Lam Phương thường đến nhà bạn để hòa nhạc và dạy hát cho Túy Hồng. Túy Hồng rất ngưỡng mộ Lam Phương vì mới 15 tuổi mà đã sáng tác được bài Chiều thu ấy. Về phía Lam Phương, nhạc sĩ trẻ này cảm thấy chưa có cô gái nào hát nhạc mình hay bằng Túy Hồng.
Thời điểm này, Lam Phương lại đang hợp tác với ban nhạc kịch lớn Dân Nam nên đề nghị Túy Hồng cùng với mình đầu quân về đoàn. Kể từ đó, Túy Hồng bắt đầu trình diễn các ca khúc của Lam Phương và rất thành công với các ca khúc : Đèn khuya, Kiếp nghèo, Kiếp ve sầu, Tiễn người đi, nhất là hai bản Chiều tàn và Phút cuối.
 
Đưa nhau lên đỉnh vinh quang
Lam Phương – Túy Hồng cưới nhau năm 1959. Lúc đó, ngoài phần phụ trách nhạc cho ban kịch Dân Nam của đôi kịch sĩ Anh Lân và Túy Hoa, 9 Tuy Hong 2Lam Phương còn viết nhạc nền cho các ban kịch lừng danh thời đó như : Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng. Đến năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch – Đoàn kịch “Sống – Túy Hồng”.
Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng lên tột đỉnh vinh quang. Đoàn kịch Sống – Túy Hồng còn có một lợi thế mà ít ban kịch nào có được, đó là ban kịch đưa các bài tình ca vào các vở diễn thành công nhất, nhờ phần lớn các bài hát tuyệt vời của người nhạc sĩ tài hoa Lam Phương, thời điểm đó là đức phu quân của Túy Hồng.
Kịch do Sống – Túy Hồng dựng không quá bi thảm, kết thúc luôn dành chỗ đứng cho một niềm hạnh phúc nào đó, khán giả xem kịch Sống – Túy Hồng thường ra về với một tâm trạng nhẹ nhõm.
Tất cả những vở kịch của ban kịch Sống – Túy Hồng (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh
,9 Tuy Hong
 1 làm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn. Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được “giới thiệu” trong một vở kịch của Túy Hồng.
Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục “thoại kịch” và những vở kịch của ban kịch “Sống – Túy Hồng” bao giờ cũng thu hút nhiều người xem. Thời ấy truyền hình còn hiếm, người ta kéo nhau đến những nhà có tivi để xem kịch “Sống – Túy Hồng”, trong nhà, cửa ra vào, ô cửa sổ… đều chật cứng người xem. Tôi còn nhớ, khi bài hát Thành phố buồn của Lam Phương được hát dìu dặt trong suốt một vở kịch của Túy Hồng phát trên truyền hình, sáng hôm sau bài hát ấy bán đắt như tôm tươi, chàng học sinh, sinh viên nào cũng muốn mua bài Thành phố buồn về để trên kệ sách.
Trong khoảng thời gian này, sức sáng tác của Lam Phương càng dàn trải trên nhiều thể loại phong phú, hầu hết các ca khúc ông đưa ra đều in đậm dấu ấn trong đời sống âm nhạc miền Nam, điển hình như Chờ người, Tình bơ vơ, Duyên kiếp, Thành phố buồn, Tình chết theo mùa đông…
Ông bước lên vị trí một nhạc sĩ thành công nhất miền Nam về mặt tài chánh. Còn bà Túy Hồng cũng sánh ngang với những Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng trên
sân khấu kịch nghệ.
9 Tuy Hong 4Vợ chồng Lam Phương – Túy Hồng cất nhà lầu, sắm xe hơi, trở thành đôi vợ chồng nghệ sĩ giàu có bậc nhất lúc bấy giờ.
Sáng 30/4/1975, vào phút chót Lam Phương – Túy Hồng đã nghe theo người bạn đem gia đình lên tàu Trường Xuân ra khơi. Vì trước đó không có ý định ra đi, nên Lam Phương xuống tàu với 2 bàn tay trắng, bỏ lại hai căn nhà lầu, chiếc xe hơi mới toanh và khoảng 30 triệu đồng trong ngân hàng (lúc đó vàng 9999 chỉ khoảng 36.000 đồng/lượng).
 
Buồn như nước mắt
Đến định cư ở Mỹ, để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện… Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch.
Chính trong khoảng thời gian này, một điều mà Lam Phương không bao giờ ngờ tới đã xảy đến : Túy Hồng không còn chung thủy với ông nữa, bà đã “ôm cầm sang thuyền khác”. Trong tâm trạng đau khổ, uất hận, Lam Phương lại cho ra đời một tuyệt phẩm mang tên Lầm, với những câu từ chua xót :
6 NS Lam Phuong“Anh đã lầm đưa em sang đây. Để đêm thường nghe tiếng thở dài/Thà cuộc đời yên trong lòng đất.  Được trở về tiếng khóc ban sơ/Hơn là mang kiếp mong chờ. Anh đã lầm đưa em về đây. Cho tâm hồn tan nát từng ngày. Cùng điệu nhạc lâm ly huyền bí. Dìu lòng người sang chốn đam mê. Đưa anh vào khổ lụy hôm nay…”.
Lam Phương rời Mỹ để trốn chạy niềm đau, ông sang Paris làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người đàn bà này. Lam Phương như cây khô được hồi sinh, ông lại sáng tác các ca khúc ngợi ca tình yêu, như : Mùa thu yêu đương, Tình hồng Paris, Tình đẹp như mơ, Bài tango cho em…
Thế nhưng, chỉ được vài năm, người phụ nữ từng tạo cho ông niềm say mê để viết nên câu ca “Từ ngày có em về, nhà mình tràn ánh trăng thề”,  rồi cũng bỏ ông mà theo người khác.
Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Định mệnh khiến xui thế nào ông lại sáng tác bài Một mình. Tháng 3/1999, ông bị tai biến mạch máu não, liệt nửa bên người, giọng nói không được bình thường. Rồi người đàn bà thứ ba cũng lẳng lặng rời xa ông. Giờ đây, ông sống một mình với chiếc xe lăn trong căn nhà hiu quạnh. Hơn 50 năm sáng tác với khoảng 200 ca khúc để cuối cùng bài hát Một mình đã vận đúng vào đoạn cuối đời ông !

BN chuyển

Bàn ra tán vào (1)

Hai Duong
Nhạc Sĩ Lam-Phương có một bản nhạc cả nước đều hát :" Duyên Kiếp".Với cá thể thì ông thua nhưng với tập thể là ông đã thắng. Mà thắng đậm nữa. Mong ông đừng buồn,nếu tôi có gì sai.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

CUỘC TÌNH TRỚ TRÊU CỦA NS LAM PHƯƠNG

Rồi người đàn bà thứ ba cũng lẳng lặng rời xa ông. Giờ đây, ông sống một mình với chiếc xe lăn trong căn nhà hiu quạnh. Hơn 50 năm sáng tác với khoảng 200 ca khúc để cuối cùng bài hát Một mình đã vận đúng vào đoạn cuối đời ông !

Đối với nhiều người, Lam Phương là nhạc sĩ tài hoa bậc nhất Sài Gòn trước năm 1975 với những tác phẩm để đời như Khúc ca ngày mùa, Kiếp nghèo, Phút cuối, Tình bơ vơ, Thành phố buồn… Còn Túy Hồng cũng là nữ nghệ sĩ đa năng bậc nhất Sài Gòn khi ấy, khi bà vừa là ca sĩ, kịch sĩ…
 
Trai miền Tây gặp gái miền Đông
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tuổi thơ của Lam Phương là một chuỗi ngày dài buồn đau và bất hạnh. Nhà nghèo, cha của ông đi theo tiếng gọi của tình yêu mới, bỏ 6 người con tuổi còn thơ dại cho người vợ không nghề nghiệp ổn định, một mình tảo tần hôm sớm nuôi con. Năm ông mười tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn, ở nhà của người bác ruột để ông được học hành, nhờ đó mà lịch sử tân nhạc nước nhà có được một nhạc sĩ Lam Phương.
Lên Sài Gòn, Lâm Đình Phùng học ở trường Les Lauriers. Ngoài giờ học văn hóa, ông còn học thêm nhạc. Ông tự học guitare bằng các tài liệu tiếng Pháp do lúc đó ở Việt Nam chưa có sách dạy nhạc tiếng Việt. Thấy ông là một học trò nghèo nhưng chăm chỉ, các thầy dạy nhạc (nhạc sĩ Hoàng Lang, nhạc sĩ Lê Thương) tận tình chỉ dạy cho ông mà không nhận tiền thù lao. Năm 1952, sáng tác đầu tay của ông, nhạc phẩm Chiều thu ấy ký tên Lam Phương ra đời. 9 Lam Phuong 2Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Năm ấy, ông mới 15 tuổi.
Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác.  Ba năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Trăng thanh bình, Nắng đẹp miền Nam, Nhạc rừng khuya, Khúc ca ngày mùa… Đặc biệt, nhạc phẩm Khúc ca ngày mùa thành công vượt bậc hơn cả. Bản nhạc được viết theo thể loại nhạc đồng quê, nhịp điệu Mambo, với âm giai bằng cung rê thứ.
Các hãng đĩa nhựa như Dư âm, Sóng nhạc, Asia… tranh nhau ký hợp đồng với Lam Phương để được thu âm bài hát Khúc ca ngày mùa này, tiếng tăm của bản nhạc mới thật sự bùng nổ. Với tiếng hát điêu luyện của đôi song ca tài danh Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết, lúc hợp, lúc bè, lúc đuổi như càng đưa bài hát lên chín tầng mây. Khúc ca ngày mùa còn được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa. Lam Phương đã thật sự thành danh khi ông mới 18 tuổi.
9 Lam Phuong 3Túy Hồng tên thật Trương Ánh Tuyết, bà sinh ra tại Bình Dương và lớn lên tại Sài Gòn. Túy Hồng có người anh trai là bạn thân của Lam Phương, những ngày thứ bảy và chủ nhật, Lam Phương thường đến nhà bạn để hòa nhạc và dạy hát cho Túy Hồng. Túy Hồng rất ngưỡng mộ Lam Phương vì mới 15 tuổi mà đã sáng tác được bài Chiều thu ấy. Về phía Lam Phương, nhạc sĩ trẻ này cảm thấy chưa có cô gái nào hát nhạc mình hay bằng Túy Hồng.
Thời điểm này, Lam Phương lại đang hợp tác với ban nhạc kịch lớn Dân Nam nên đề nghị Túy Hồng cùng với mình đầu quân về đoàn. Kể từ đó, Túy Hồng bắt đầu trình diễn các ca khúc của Lam Phương và rất thành công với các ca khúc : Đèn khuya, Kiếp nghèo, Kiếp ve sầu, Tiễn người đi, nhất là hai bản Chiều tàn và Phút cuối.
 
Đưa nhau lên đỉnh vinh quang
Lam Phương – Túy Hồng cưới nhau năm 1959. Lúc đó, ngoài phần phụ trách nhạc cho ban kịch Dân Nam của đôi kịch sĩ Anh Lân và Túy Hoa, 9 Tuy Hong 2Lam Phương còn viết nhạc nền cho các ban kịch lừng danh thời đó như : Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng. Đến năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch – Đoàn kịch “Sống – Túy Hồng”.
Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng lên tột đỉnh vinh quang. Đoàn kịch Sống – Túy Hồng còn có một lợi thế mà ít ban kịch nào có được, đó là ban kịch đưa các bài tình ca vào các vở diễn thành công nhất, nhờ phần lớn các bài hát tuyệt vời của người nhạc sĩ tài hoa Lam Phương, thời điểm đó là đức phu quân của Túy Hồng.
Kịch do Sống – Túy Hồng dựng không quá bi thảm, kết thúc luôn dành chỗ đứng cho một niềm hạnh phúc nào đó, khán giả xem kịch Sống – Túy Hồng thường ra về với một tâm trạng nhẹ nhõm.
Tất cả những vở kịch của ban kịch Sống – Túy Hồng (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh
,9 Tuy Hong
 1 làm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn. Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được “giới thiệu” trong một vở kịch của Túy Hồng.
Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục “thoại kịch” và những vở kịch của ban kịch “Sống – Túy Hồng” bao giờ cũng thu hút nhiều người xem. Thời ấy truyền hình còn hiếm, người ta kéo nhau đến những nhà có tivi để xem kịch “Sống – Túy Hồng”, trong nhà, cửa ra vào, ô cửa sổ… đều chật cứng người xem. Tôi còn nhớ, khi bài hát Thành phố buồn của Lam Phương được hát dìu dặt trong suốt một vở kịch của Túy Hồng phát trên truyền hình, sáng hôm sau bài hát ấy bán đắt như tôm tươi, chàng học sinh, sinh viên nào cũng muốn mua bài Thành phố buồn về để trên kệ sách.
Trong khoảng thời gian này, sức sáng tác của Lam Phương càng dàn trải trên nhiều thể loại phong phú, hầu hết các ca khúc ông đưa ra đều in đậm dấu ấn trong đời sống âm nhạc miền Nam, điển hình như Chờ người, Tình bơ vơ, Duyên kiếp, Thành phố buồn, Tình chết theo mùa đông…
Ông bước lên vị trí một nhạc sĩ thành công nhất miền Nam về mặt tài chánh. Còn bà Túy Hồng cũng sánh ngang với những Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng trên
sân khấu kịch nghệ.
9 Tuy Hong 4Vợ chồng Lam Phương – Túy Hồng cất nhà lầu, sắm xe hơi, trở thành đôi vợ chồng nghệ sĩ giàu có bậc nhất lúc bấy giờ.
Sáng 30/4/1975, vào phút chót Lam Phương – Túy Hồng đã nghe theo người bạn đem gia đình lên tàu Trường Xuân ra khơi. Vì trước đó không có ý định ra đi, nên Lam Phương xuống tàu với 2 bàn tay trắng, bỏ lại hai căn nhà lầu, chiếc xe hơi mới toanh và khoảng 30 triệu đồng trong ngân hàng (lúc đó vàng 9999 chỉ khoảng 36.000 đồng/lượng).
 
Buồn như nước mắt
Đến định cư ở Mỹ, để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện… Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch.
Chính trong khoảng thời gian này, một điều mà Lam Phương không bao giờ ngờ tới đã xảy đến : Túy Hồng không còn chung thủy với ông nữa, bà đã “ôm cầm sang thuyền khác”. Trong tâm trạng đau khổ, uất hận, Lam Phương lại cho ra đời một tuyệt phẩm mang tên Lầm, với những câu từ chua xót :
6 NS Lam Phuong“Anh đã lầm đưa em sang đây. Để đêm thường nghe tiếng thở dài/Thà cuộc đời yên trong lòng đất.  Được trở về tiếng khóc ban sơ/Hơn là mang kiếp mong chờ. Anh đã lầm đưa em về đây. Cho tâm hồn tan nát từng ngày. Cùng điệu nhạc lâm ly huyền bí. Dìu lòng người sang chốn đam mê. Đưa anh vào khổ lụy hôm nay…”.
Lam Phương rời Mỹ để trốn chạy niềm đau, ông sang Paris làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người đàn bà này. Lam Phương như cây khô được hồi sinh, ông lại sáng tác các ca khúc ngợi ca tình yêu, như : Mùa thu yêu đương, Tình hồng Paris, Tình đẹp như mơ, Bài tango cho em…
Thế nhưng, chỉ được vài năm, người phụ nữ từng tạo cho ông niềm say mê để viết nên câu ca “Từ ngày có em về, nhà mình tràn ánh trăng thề”,  rồi cũng bỏ ông mà theo người khác.
Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Định mệnh khiến xui thế nào ông lại sáng tác bài Một mình. Tháng 3/1999, ông bị tai biến mạch máu não, liệt nửa bên người, giọng nói không được bình thường. Rồi người đàn bà thứ ba cũng lẳng lặng rời xa ông. Giờ đây, ông sống một mình với chiếc xe lăn trong căn nhà hiu quạnh. Hơn 50 năm sáng tác với khoảng 200 ca khúc để cuối cùng bài hát Một mình đã vận đúng vào đoạn cuối đời ông !

BN chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm