Văn Học & Nghệ Thuật
Ca Nhạc sĩ Sài Gòn, trước 04 / 1975
Tác giả trao giải Kim Khánh ( do báo Trắng Đen tổ chức )
cho nữ nghệ sĩ Kim Ngọc
Lời người viết :
Lâu rồi các bạn bè thân hữu mỗi khi gặp tôi cứ hỏi “ Liệu ông có viết lại các mẫu chuyện về Ca Sĩ Sài Gòn trước năm 75 được không ? ”. Bởi dù gì ngày trước ở Sài Gòn tôi viết chuyên mục về điện ảnh tân nhạc cho nhiều báo và tạp chí, mà nhật báo Trắng Đen với số bán chạy nhất thời đó là chủ chốt ; đồng thời cũng là sáng lập viên “ Nhóm thân hữu ký giả Điện ảnh Tân nhạc Việt Nam ” , thuộc “ thiên lý nhãn ” …. trăm tai ngàn mắt thời đó .
Viết về giới ca nhạc sĩ Sài Gòn thời trước 1975, là viết những chuyện đằng sau hậu trường, những chuyện dính dáng vào đời tư nhưng không đến nỗi phải bồi thường “một đồng danh dự”; có thể có những vụ việc đã từng được đăng hoặc chưa được đăng trên báo, viết về người còn ở lại và người đã xa quê hương,quả thật hết sức phức tạp !
Lý do “ sự thật hay mích lòng ”, nhưng đã hơn 30 năm xin cứ coi đây là kỷ niệm, thật hư thế nào chính người trong cuộc sẽ hiểu !!! …. Nhưng vì một lẽ giản đơn “ không muốn vạch áo cho gười xem lưng ” đó thôi .!!!???
Cuối cùng, những phần hồi ký này chỉ trích đăng từng phần, nếu có dịp xin sẽ viết tiếp… và viết ra để những người về sau tham khảo và biết về các Nhạc Sĩ & Ca Sĩ trước 1975 , đang ở VN Hải ngoại đã thành danh như thế nào . ( TV )
CA SĨ SAIGON – XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU ?
Nói đến ca sĩ từ đâu đến hay nôm na từ đâu mà thành danh. Tôi chợt nhớ đến Chế Linh đầu tiên, nhớ ngay cái ngày một thanh niên gốc Chàm khúm núm đến gặp Tùng Lâm ở hậu trường rạp Olympic, một sân khấu đại nhạc hội do quái kiệt Tùng Lâm tổ chức song song với Duy Ngọc ở bên rạp Hưng Đạo vào mỗi sáng chủ nhật .
Tôi nhớ buổi sáng chủ nhật hôm đó khi anh chàng da ngâm đen tóc quăn, ăn mặc nguyên bộ đồ jean. Đến Tùng Lâm cũng không hiểu tại sao anh ta một người lạ mat vào được tận trong hậu trường. Còn đang ngạc nhiên thì anh chàng người Chàm đã tới gặp ngay Tùng Lâm xin cho được hát vào những lúc ca sĩ còn chạy show chưa đến kịp.
Tùng Lâm quyết liệt từ chối, dù lúc đó phải đóng màn chờ ca sĩ cũng không dám cho anh chàng người Chàm này lên hát, một phần do anh ta là người dân tộc thiểu số và cũng chưa từng nghe anh ta hát bao giờ.
Nhưng kế tiếp những tuần sau, anh chàng người Chàm lì lợm vẫn đều đặn xuất hiện xin Tùng Lâm cho được hát, và rồi Tùng Lâm cũng đành thua sự lì quá mức, đành chấp nhận cho anh ta hát một bài để thử, với lời dặn chỉ hát một bài và không có tiền “cát sê”
Tôi chứng kiến các buổi anh chàng người Chàm đến và cả buổi đầu tiên được Tùng Lâm cho hên hát một nhạc phẩm của Duy Khánh, với tên được giới thiệu là Chế Linh. Không rõ Chế Linh có được học hát hay có thiên bẫm hát theo đĩa hay băng nhạc mà nhiều nam nữ mầm non ca sĩ thường hát nhái đến thuộc lòng, đến khi bài hát chấm dứt thì hàng loạt tiếng vỗ tay nổi lên tán thưởng kèm theo những tiếng gào “bis, bis” nổi lên ầm ỉ nơi hàng ghế khán giả.
Nhưng nhìn những người ái mộ vo tay gào thét kia chính là đồng hương của Chế Linh, do chính Chế Linh bỏ tiền ra mua vé cho họ vao xem và chờ đợi cái ngày hôm đó, để chỉ làm một động tác vỗ tay hoan hô và gào lên những tiếng bis, bis.
Do không được ai lăng xê, không được ai kèm cặp, Chế Linh thường hát nhái theo giọng ca Duy Khánh và cả những bài hát từ Duy Khánh từng thành đạt . Và nhờ những đồng hương hàng tuần đến vỗ tay, sau này Chế Linh được Tùng Lâm nhận làm “đệ tử” trong lò đào tạo ca sĩ của mình (?).
Từ lúc đó Chế Linh mới được uốn nắn rèn giũa lại chính giọng ca của mình. Khi nói đến những lò “đào tạo ca sĩ” thường là những nơi có môi trường “lăng xê”, như nhạc sĩ Nguyễn Đức có hai chươ ng trình trên Đài truyền hình số 9 là Ban Thiếu nhi Sao Băng và chương trình Nguyễn Đức, cùng hai chương trình trên Đài phát thanh là Ban Việt Nhi, ban ABC.
Còn quái kiệt Tùng Lâm có Đại nhạc Hội, và chương trình Tạp Lục trên truyền hình. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông với đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương của TC/CTCT mà Song Ngọc đứng đầu tàu.
Nhạc sĩ Ngọc Chánh có phòng trà Quốc Tế (International) và hàng loạt nhãn băng như Shotguns, Thanh Thúy, Nhạc Trẻ , Hồn Nước, Chế Linh.
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có sân khấu phòng trà Maxim’s, đoàn Văn nghệ và băng nhạc mang cùng tên do hãng đĩa Việt Nam sản xuất v.v…
Đây là những lò nhạc giới thiệu nhiều ca sĩ nhất trong thời gian đó. Như lò Nguyễn Đức có một lô ca sĩ họ Phương gồm Phương Hồng Loan, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc (Cẩm Hồng) hay trước đó là Hoàng Oanh có cả nghệ sĩ hài Thanh Hoài, Trần Tỷ.
Lò Tùng Tâm giới thiệu Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Yến rồi Chế Linh, Giang Tử.
Lớp nhạc Bảo Thu có Thanh Mai, Thanh Tâm sau này Kim Loan; Hoàng20Thi Thơ có Sơn Ca, Bùi Thiện, Họa Mi v.v…
Trở lại với Chế Linh, tuy quái kiệt Tùng Lâm có môi trường “ lăng xê” nhưng về chuyên môn dạy thanh âm cho ca sĩ lại “mù tịt”; qua đó đã liên kết với nhạc sĩ Bảo Thu và Duy Khánh đào tạo hay lăng xê Chế Linh trở thành một danh ca như từng đào tạo lăng xê ra những Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Yến…
Vì từ lò Bảo Thu ( còn là ảo thuật gia Nguyễn Khuyến ) cùng Duy Khánh (khi đó ở chung cư Trần Hưng Đạo) đã cho “ ra lò ” nhiều ca nhạc sĩ như Quốc Dũng, Thanh Mai, Thanh Tâm, Kim Loan…
Việc liên kết giữa Tùng Lâm – Bảo Thu – Duy Khánh làm cho nhiều lò đào tạo ca sĩ bấy giờ lên cơn sốt, bởi ở đây có đủ môi tr ờng để các tài năng trẻ thi thố tài năng, Tùng Lâm có sân khấu đại nhạc hội, Bảo Thu có chương trình truyền hình; dạy thanh âm và cung cách biểu diễn. Chế Linh nhờ vào “ lò ” Tùng Lâm mà thành danh cho đến ngày nay.
Tuy nhiên ngoài những lò “ đào tạo ca sĩ ” nói trên cũng có những ca sĩ thành danh từ những phòng trà khiêu vũ trường, trong phong trào văn nghệ học đường, đại hội nhạc trẻ, những đoàn văn nghệ do chính quyền thành lập .
Như Vi Vân, Julie Quang, Carol Kim, Đức Huy, Ngọc Bích, Thúy Hà Tú ( Khánh Hà – Anh Tú ), Thanh Tuyền, hài có Khả Nang, Thanh Việt, Phi Thoàn, Xuân Phát…
Elvis Phương nổi danh từ lúc 1972 do Thanh Thúy khai thác phòng trà Queen Bee với ông Tuất ( sau thời kỳ Khánh Ly ), nhưng Elvis Phương đã tạo cho mình một chổ đứng lúc còn là học sinh cùng với ban nhạc trẻ học đường. Sau đó Elvis Phương đi hát cho nhiều phòng trà nhưng do không ai dìu dắt lăng xê đến nơi đến chốn nên vẫn chỉ là cái bóng của những đàn anh àn chị.
Khi Thanh Thúy khai thác Queen Bee, có nhạc sĩ Ngọc Chánh làm trưởng ban nhạc Shotguns cùng Cao Phi Long, Hoàng Liêm, Đan Hà; và hội nhập vào làng sản xuât băng nhạc 1972 .
Elvis Phương mới được biết đến từ đó ( 1969 ) . Tuy vậy Ngọc Chánh không cho mình đã tạo ra tên tuổi Elvis Phương, anh chỉ có công “ lăng xê ” còn giọng hát của Elvis Phương là do thiên phú hay từ môi trường văn nghệ học đường mà thành công.
Các lò đào tạo ca sĩ ngoài những môi trường để dễ dàng“ lăng xê ” gà nhà, nhưng muốn lăng xê một ca sĩ còn phải qua nhiều cửa ải khác, như tìm một nhạc phẩm thích hợp với giọng ca để ca sĩ chọn làm bài hát tủ như người ta thường ví đo ni đóng giày.
Bài hát tủ như khi nghe Phương Dung hát chỉ có bài Nổi Buồn Gác Trọ là nổi bật, nghe Túy Hồng biết đang hát nhạc của Lam Phương (cũng là chồng của Túy Hồng), nghe Thanh Thúy lúc nào cũng có bản Ngăn Cách của Y Vân, Thanh Lan với các ca khúc Bài không tên cuối cùng của Vũ Thành An hay Tình khúc… của Từ Công Phụng, Lệ Thu với Nữa hồn thương đau của Phạm Đình Chương, Thái Thanh thì chỉ có Dòng Sông Xanh nhạc Việt hóa của Phạm Duy, Khánh Ly ngoài những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, thường tìm cho mình con đường mới là hát nhạc tiền chiến của Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Văn Cao. Phương Hồng Quế với Phố Đêm, Những chuyện tình không suy tư của Tâm Anh v.v…
Sau khi ca sĩ có những bài hát tủ, các lò còn phải nhờ báo chí viết bài ca tụng tán dương, bỏ tiền cho các tạp ch í lên ảnh bìa hay nhờ báo chí cho đứng tên một mục thường xuyên nào đó như phụ trách trang nhi đồng, giải đáp tâm tình, trả lời thư tín, nhưng các ông bầu đào tạo thường trao đổi ca sĩ cho nhau giữa các show truyền hình truyền thanh, vì ít tốn kém và hiệu quả, tạo đến tai nghe mắt nhìn cho khán thính giả một cách thực tế, được chú ý hơn.
Một Phương Hồng Quế có thời gian chiếm lĩnh trọn vẹn trên truyền hình, từ show này đến show khác, được phong tặng ” Tivi Chi Bảo “, giữ trang Vườn Hồng, Họa Mi trên báo Tin Điển, Chuông Mai, Trắng Đen, Đồng Nai, Hòa Bình cùng Phương Hồng Hạnh.
Nhưng ai có biết Nguyễn Đức đã bỏ ra bao nhiêu tiền để Phương Hồng Quế, Phương Hồng Hạnh dược như thế ?! Chị em Thanh Thúy, Thanh Mỹ giữ mục Trả lời thư tín trên báo Tiếng Dân, sau này cô em út là Thanh Châu trên báo Trắng Đen v.v..
Tất cả chỉ là cái tên trên báo, vì đã có người làm giúp viết giúp và lãnh tiền giúp, đó là những ngón nghề lăng xê ca sĩ từ các lò ” đào tạo ca sĩ “. Đa số các lò nhạc chỉ thích lăng xê ” nữ ca sĩ ” hơn nam vì có nhiều lý do, nhưng lý do dễ hiểu nhất đa số … các ông thầy đều có máu dê .
Có một giai thoại, người ta đồn một nhạc sĩ gốc mật vụ đệ tử Trần Kim Tuyến thời Ngô Đình Diệm, rất thích các nữ nghệ sĩ, muốn cô nào từ ca sĩ đến kịch sĩ là nhờ bọn đàn em mời về cơ quan hứa hẹn dành cho ho. nhiều ưu đãi trong nghề nghiệp với điều kiện cho ông ta được ” thưởng thức “, sau đó giữ bí mật chuyện giữa ông ta với nàng.
Chuyện bí mật đó là gì ? Trước đó tức trước khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, có lần ông nhạc sĩ mật vụ còn cao hứng đòi lấy một nữ nghệ sĩ làm vợ, khiến cô nàng sợ quá vọt trốn ra nước ngoài sống mấy năm mới dám về Sài Gòn hoạt động kĩch nghệ trở lại ( cũng nhờ ra nước ngoài mà sau này được trọng vọng thành người thân cộng ).
Không phải người nữ nghệ sĩ này không khoái ông sĩ quan mật vụ , mà không khoái khi nghe ông show bầu quái kiệt Trần Văn Trạch của “ Đại nhạc hội một cây ” nói đến tính bất lực của ông ta. Vậy mà sau này có những con thiêu thân “ ca sĩ mầm non ” đang bán phở hủ tíu chấp nhận cho ông ta được “thưởng thức” để có môi trường trở thành nữ danh ca ..
TOÀN CẢNH TÂN NHẠC MIỀN NAM
Bước vào những năm 63 – 70 của thập kỷ trước , phong trào Kich Dong Nhac va Nhạc trẻ bắt đầu xâm nhập mạnh , các ca khúc lãng mạn hay lá cải gần như chìm lắng nhường cho nh1c ngoại quốc được Việt hóa , lý do bộ thong tin & tâm lý chiến bấy giờ ra lệnh các nhạc phẩm VN phải có lời mang tính ca tụng người lính hay tính chiến đấu.
Những nhạc phẩm sặc mùi chiến tranh tâm lý chiến như Lính dù lên điểm, Người ở lại Charlie, Đám cưới nhà binh, Hoa biển, Anh không chết đâu em, Câu chuyện chiếc cầu đã gãy, Kỷ vật cho em, Mùa thu chết v.v.. ra đời. Loại Kich Dong Nhac , nhạc VN tâm lý chiến có Trần Trịnh viết cho Mai L7 Huyền lúc đó đang còn sống chung ( sau Mai Lệ Huyền lấy một đạo diễn trên Đài truyền hình số 9 rồi mới vượt biên ), hát cặp với Hùng Cường thuộc loại ăn khách.
Nhật Trường – Trần Thiện Thanh viết cho chính anh cùng với Thanh Lan; Còn Khánh Ly, Lệ Thu chỉ nỉ non hát những bài của Phạm Duy như Mùa Thu Chết, Kỷ vật cho Em, Giọt mưa trên lá… Còn các nhạc sĩ khác không có nhạc phẩm mới chỉ cho ca sĩ nhai đi nhai lại các bài hát cũ.
Vì vậy nhạc Pop Rock – Việt hóa ăn khách do không nằm trong lệnh của bộthong tin & tâm lý chiến. Những ca khúc trữ tình như Hởi người tình La-ra nhạc phim Dr.Zivago, Roméo Juliette, Giàn thiên lý đã xa, Khi xưa ta bé, Lịch sử một chuyện tình… được ra đời. Truoc do’ xuất hiện cùng những ca sĩ ban nhạc Black Caps , Les Vampires , Rockin Stars , The 46 , Fanatiques , Spotlights , va` phong trao` Viet Hoa’ như Phượng Hoàng , Mây Trắng ( Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Trung Hành, Elvis Phương ), CBC ( Bích Liên ), Crazy Dog ( Những đứa con của cặp nghệ sĩ Việt Hùng – Ngọc Nuôi với Ngọc Bích đầu đàn ),
Ba Con Mèo ( có Vi Vân, Julie và Mỹ Hòa ), Tú Hà Thúy ( Anh Tú, Khánh Hà, Thuy’ Anh ) và những ” thủ lãnh ” phong trào lúc đó là Nhac Tre : Trường Kỳ, Tùng Giang, Đức Huy , Kỳ Phát , Nam Lộc .
Saigon 1972
Nên phải nói rằng nền ca nhạc ở Sài Gòn từ những năm 60 đến 75 mới thực sự có nhiều điều để nói, vì trước đó thời Ngô Đình Diệm cấm mở khiêu vũ trường, nên sinh hoạt tân nhạc còn trong phạm vi thu hẹp chỉ có Đài phát thanh, Phòng trà và Đại Nhạc Hội. Trong thời gian này có Ban Thăng Long với Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Thanh, Thái Hằng, nhạc hài hước có Trần Văn Trạch, song ca Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết hay Thúy Nga với tiếng đàn phong cầm ( sau th nh vợ Hoàng Thi Thơ ) , Duy Trác, Bạch Yến, Thanh Thúy , Minh Hiếu , Phương Dung, Ánh Tuyết , Cao Thái…
Bach Yen 2007
Do thiếu hụt ca sĩ, các tay tổ chức Đai Nhạc Hội thường đưa vào các tiết mục múa của Lưu Bình, LB 0u Hồng, Trịnh Toàn, kịch nói chưa phát hiện ra Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân, Vân Hùng… chỉ có những nghệ sĩ gần đứng tuổi như Phùng Há, Bảy Nam, Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nhiêu, Hoàng Mai, Anh Lân, Kim Lan, Kim Cúc, Túy Hoa, Xuân Dung hay cua-rơ Phượng Hoàng Lê Thành Cát kịch sĩ nghiệp dư chiếm lĩnh sân khấu cùng kịch sĩ đất Bắc như Lê Văn, Vũ Huân, Vũ Huyến…
Thời gian 1965 – 1975 giới thưởng thức tân nhạc bắt đầu chia khán giả cho từng loại ca sĩ :
- SVHS thì thích những giọng hát của Thanh Lan, Khánh Ly, Lệ Thu, Xuân Sơn, Anh Khoa, Jo Marcel, Sĩ Phú , Paolo Tuan , Elvis Phương bởi khi hát có chọn lọc nhạc phẩm mang tính nghệ thuat cao cấp .
- Đại đa số quần chúng lại thích nghe Thanh Thúy, Minh Hiếu, Phương Dung, Thanh Tuyền, Túy Hồng, Nhật Trường, Thái Châu hát những nhạc phẩm bậc trung nẳm giữa nghệ thuật và thị hiếu.
Còn lại các ca sĩ như Chế Linh, Duy Khánh, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Phương Hồng Quế, Sơn Ca, Giang Tử, Trang Thanh Lan, Thanh Hùng , Trang Mỹ Dung, Thiên Trang hát các bài được soạn theo kiểu tiểu thuyết lá cải như Chuyện tình Lan và Điệp, Nhẫn cỏ cho em, Đồi thông hai mộ, Rước tình về với quê hương … được giới bình dân ưa thích.
Cho nên giới sản xuất băng nhạc bấy giờ rất kén ca sĩ hat’ cho nhãn băng nhạc, nếu nhãn băng nhạc nào có những Lệ Thu, Khánh Ly, Elvis Phương , Paolo Tuan , Thanh Lan v.v… thì sẽ không có những Chế Linh, Giao Linh, Trang Mỹ Dung , Giang Tử, Duy Khánh v.v…
Nữ Danh ca THANH LAN
Khán thính giả đã phân chia hạng bậc ca sĩ nhạc phẩm để thưởng thức . Ông bầu Ngọc Chánh liền cho ra nhiều nhãn hiệu băng mong chiếm trọn thị trường, vì làm băng nhạc phải nhạy bén với lớp người thưởng ngoạn do đã phân chia ra từng lớp :
- Shotguns dành cho lớp người có trình độ thưởng thức cao.
- Nhãn băng Thanh Thúy dành cho mọi tầng lớp khán thính giả.
- Nhãn băng Hồn Nước có Chế Li nh, Duy Khánh, Trang Mỹ Dung, Phương Hồng Quế v.v…
- Phục vụ thành phần cao niên hoài cổ có băng nhạc Tơ Vàng của Văn Phụng Châu Hà, quy tụ những ca sĩ di cư từ đất Bắc như Duy Trác, Châu Hà, Kim Tước, Thái Thanh, Sĩ Phú qua những nhạc phẩm tiền chiến của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Dương Thiệu Tước, Nghiêm Phú Phi, Phạm Duy, Phạm Đình Chương… vừa có nhạc tiền chiến vừa có nhạc hiện đại của những nhạc sĩ tên tuổi.
- Tầng lớp SVHS có nhãn bang hieu Shotguns, Khánh Ly, Jo Marcel để nghe nhạc phẩm Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Y Vân, Phạm Thế Mỹ, Nguyễn Ánh 9.
Giới bình dân có rất nhiều nhãn hiệu băng như Hoàng Thi Thơ, Họa Mi, Hồn Nước, Chế Linh, Âm Thanh, Trường Sơn, Nguồn Sống qua nhạc phẩm Châu Kỳ, Mạnh Phát, Anh Việt Thu, Đỗ Lễ, Trầm Tử Thiêng, Vinh Sử, Tú Nhi, Hàn Châu, Song Ngọc, Duy Khánh, Thanh Sơn, Y Vũ, Trần Trịnh, Tâm Anh, Đynh Trầm Ca…
- Nhạc trẻ có nhóm Trường Kỳ, Tùng Giang, Kỳ Phát đều có nhãn băng nhạc riêng, riêng kiosque của chị em Thúy Nga ( không phải vợ Hoàng Thi Thơ ) lúc đó chỉ chuyên sang nhạc đĩa nhac Ngoai Quoc nước ngoai` mang nhãn Selection hay Anna / Hon Hoang .
Thế giới ca nhạc Saigon VN đã phân chia thứ bậc theo sự thưởng ngoạn, ca sĩ cũng được phân chia ngôi thứ rõ ràng, đó là đặc tính của tân nhạc miền Nam ngày trước… thang’ 04 /1975 .
Saigon 1972
Thiên Việt
Bàn ra tán vào (0)
Ca Nhạc sĩ Sài Gòn, trước 04 / 1975
Tác giả trao giải Kim Khánh ( do báo Trắng Đen tổ chức )
cho nữ nghệ sĩ Kim Ngọc
Lời người viết :
Lâu rồi các bạn bè thân hữu mỗi khi gặp tôi cứ hỏi “ Liệu ông có viết lại các mẫu chuyện về Ca Sĩ Sài Gòn trước năm 75 được không ? ”. Bởi dù gì ngày trước ở Sài Gòn tôi viết chuyên mục về điện ảnh tân nhạc cho nhiều báo và tạp chí, mà nhật báo Trắng Đen với số bán chạy nhất thời đó là chủ chốt ; đồng thời cũng là sáng lập viên “ Nhóm thân hữu ký giả Điện ảnh Tân nhạc Việt Nam ” , thuộc “ thiên lý nhãn ” …. trăm tai ngàn mắt thời đó .
Viết về giới ca nhạc sĩ Sài Gòn thời trước 1975, là viết những chuyện đằng sau hậu trường, những chuyện dính dáng vào đời tư nhưng không đến nỗi phải bồi thường “một đồng danh dự”; có thể có những vụ việc đã từng được đăng hoặc chưa được đăng trên báo, viết về người còn ở lại và người đã xa quê hương,quả thật hết sức phức tạp !
Lý do “ sự thật hay mích lòng ”, nhưng đã hơn 30 năm xin cứ coi đây là kỷ niệm, thật hư thế nào chính người trong cuộc sẽ hiểu !!! …. Nhưng vì một lẽ giản đơn “ không muốn vạch áo cho gười xem lưng ” đó thôi .!!!???
Cuối cùng, những phần hồi ký này chỉ trích đăng từng phần, nếu có dịp xin sẽ viết tiếp… và viết ra để những người về sau tham khảo và biết về các Nhạc Sĩ & Ca Sĩ trước 1975 , đang ở VN Hải ngoại đã thành danh như thế nào . ( TV )
CA SĨ SAIGON – XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU ?
Nói đến ca sĩ từ đâu đến hay nôm na từ đâu mà thành danh. Tôi chợt nhớ đến Chế Linh đầu tiên, nhớ ngay cái ngày một thanh niên gốc Chàm khúm núm đến gặp Tùng Lâm ở hậu trường rạp Olympic, một sân khấu đại nhạc hội do quái kiệt Tùng Lâm tổ chức song song với Duy Ngọc ở bên rạp Hưng Đạo vào mỗi sáng chủ nhật .
Tôi nhớ buổi sáng chủ nhật hôm đó khi anh chàng da ngâm đen tóc quăn, ăn mặc nguyên bộ đồ jean. Đến Tùng Lâm cũng không hiểu tại sao anh ta một người lạ mat vào được tận trong hậu trường. Còn đang ngạc nhiên thì anh chàng người Chàm đã tới gặp ngay Tùng Lâm xin cho được hát vào những lúc ca sĩ còn chạy show chưa đến kịp.
Tùng Lâm quyết liệt từ chối, dù lúc đó phải đóng màn chờ ca sĩ cũng không dám cho anh chàng người Chàm này lên hát, một phần do anh ta là người dân tộc thiểu số và cũng chưa từng nghe anh ta hát bao giờ.
Nhưng kế tiếp những tuần sau, anh chàng người Chàm lì lợm vẫn đều đặn xuất hiện xin Tùng Lâm cho được hát, và rồi Tùng Lâm cũng đành thua sự lì quá mức, đành chấp nhận cho anh ta hát một bài để thử, với lời dặn chỉ hát một bài và không có tiền “cát sê”
Tôi chứng kiến các buổi anh chàng người Chàm đến và cả buổi đầu tiên được Tùng Lâm cho hên hát một nhạc phẩm của Duy Khánh, với tên được giới thiệu là Chế Linh. Không rõ Chế Linh có được học hát hay có thiên bẫm hát theo đĩa hay băng nhạc mà nhiều nam nữ mầm non ca sĩ thường hát nhái đến thuộc lòng, đến khi bài hát chấm dứt thì hàng loạt tiếng vỗ tay nổi lên tán thưởng kèm theo những tiếng gào “bis, bis” nổi lên ầm ỉ nơi hàng ghế khán giả.
Nhưng nhìn những người ái mộ vo tay gào thét kia chính là đồng hương của Chế Linh, do chính Chế Linh bỏ tiền ra mua vé cho họ vao xem và chờ đợi cái ngày hôm đó, để chỉ làm một động tác vỗ tay hoan hô và gào lên những tiếng bis, bis.
Do không được ai lăng xê, không được ai kèm cặp, Chế Linh thường hát nhái theo giọng ca Duy Khánh và cả những bài hát từ Duy Khánh từng thành đạt . Và nhờ những đồng hương hàng tuần đến vỗ tay, sau này Chế Linh được Tùng Lâm nhận làm “đệ tử” trong lò đào tạo ca sĩ của mình (?).
Từ lúc đó Chế Linh mới được uốn nắn rèn giũa lại chính giọng ca của mình. Khi nói đến những lò “đào tạo ca sĩ” thường là những nơi có môi trường “lăng xê”, như nhạc sĩ Nguyễn Đức có hai chươ ng trình trên Đài truyền hình số 9 là Ban Thiếu nhi Sao Băng và chương trình Nguyễn Đức, cùng hai chương trình trên Đài phát thanh là Ban Việt Nhi, ban ABC.
Còn quái kiệt Tùng Lâm có Đại nhạc Hội, và chương trình Tạp Lục trên truyền hình. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông với đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương của TC/CTCT mà Song Ngọc đứng đầu tàu.
Nhạc sĩ Ngọc Chánh có phòng trà Quốc Tế (International) và hàng loạt nhãn băng như Shotguns, Thanh Thúy, Nhạc Trẻ , Hồn Nước, Chế Linh.
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có sân khấu phòng trà Maxim’s, đoàn Văn nghệ và băng nhạc mang cùng tên do hãng đĩa Việt Nam sản xuất v.v…
Đây là những lò nhạc giới thiệu nhiều ca sĩ nhất trong thời gian đó. Như lò Nguyễn Đức có một lô ca sĩ họ Phương gồm Phương Hồng Loan, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc (Cẩm Hồng) hay trước đó là Hoàng Oanh có cả nghệ sĩ hài Thanh Hoài, Trần Tỷ.
Lò Tùng Tâm giới thiệu Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Yến rồi Chế Linh, Giang Tử.
Lớp nhạc Bảo Thu có Thanh Mai, Thanh Tâm sau này Kim Loan; Hoàng20Thi Thơ có Sơn Ca, Bùi Thiện, Họa Mi v.v…
Trở lại với Chế Linh, tuy quái kiệt Tùng Lâm có môi trường “ lăng xê” nhưng về chuyên môn dạy thanh âm cho ca sĩ lại “mù tịt”; qua đó đã liên kết với nhạc sĩ Bảo Thu và Duy Khánh đào tạo hay lăng xê Chế Linh trở thành một danh ca như từng đào tạo lăng xê ra những Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Yến…
Vì từ lò Bảo Thu ( còn là ảo thuật gia Nguyễn Khuyến ) cùng Duy Khánh (khi đó ở chung cư Trần Hưng Đạo) đã cho “ ra lò ” nhiều ca nhạc sĩ như Quốc Dũng, Thanh Mai, Thanh Tâm, Kim Loan…
Việc liên kết giữa Tùng Lâm – Bảo Thu – Duy Khánh làm cho nhiều lò đào tạo ca sĩ bấy giờ lên cơn sốt, bởi ở đây có đủ môi tr ờng để các tài năng trẻ thi thố tài năng, Tùng Lâm có sân khấu đại nhạc hội, Bảo Thu có chương trình truyền hình; dạy thanh âm và cung cách biểu diễn. Chế Linh nhờ vào “ lò ” Tùng Lâm mà thành danh cho đến ngày nay.
Tuy nhiên ngoài những lò “ đào tạo ca sĩ ” nói trên cũng có những ca sĩ thành danh từ những phòng trà khiêu vũ trường, trong phong trào văn nghệ học đường, đại hội nhạc trẻ, những đoàn văn nghệ do chính quyền thành lập .
Như Vi Vân, Julie Quang, Carol Kim, Đức Huy, Ngọc Bích, Thúy Hà Tú ( Khánh Hà – Anh Tú ), Thanh Tuyền, hài có Khả Nang, Thanh Việt, Phi Thoàn, Xuân Phát…
Elvis Phương nổi danh từ lúc 1972 do Thanh Thúy khai thác phòng trà Queen Bee với ông Tuất ( sau thời kỳ Khánh Ly ), nhưng Elvis Phương đã tạo cho mình một chổ đứng lúc còn là học sinh cùng với ban nhạc trẻ học đường. Sau đó Elvis Phương đi hát cho nhiều phòng trà nhưng do không ai dìu dắt lăng xê đến nơi đến chốn nên vẫn chỉ là cái bóng của những đàn anh àn chị.
Khi Thanh Thúy khai thác Queen Bee, có nhạc sĩ Ngọc Chánh làm trưởng ban nhạc Shotguns cùng Cao Phi Long, Hoàng Liêm, Đan Hà; và hội nhập vào làng sản xuât băng nhạc 1972 .
Elvis Phương mới được biết đến từ đó ( 1969 ) . Tuy vậy Ngọc Chánh không cho mình đã tạo ra tên tuổi Elvis Phương, anh chỉ có công “ lăng xê ” còn giọng hát của Elvis Phương là do thiên phú hay từ môi trường văn nghệ học đường mà thành công.
Các lò đào tạo ca sĩ ngoài những môi trường để dễ dàng“ lăng xê ” gà nhà, nhưng muốn lăng xê một ca sĩ còn phải qua nhiều cửa ải khác, như tìm một nhạc phẩm thích hợp với giọng ca để ca sĩ chọn làm bài hát tủ như người ta thường ví đo ni đóng giày.
Bài hát tủ như khi nghe Phương Dung hát chỉ có bài Nổi Buồn Gác Trọ là nổi bật, nghe Túy Hồng biết đang hát nhạc của Lam Phương (cũng là chồng của Túy Hồng), nghe Thanh Thúy lúc nào cũng có bản Ngăn Cách của Y Vân, Thanh Lan với các ca khúc Bài không tên cuối cùng của Vũ Thành An hay Tình khúc… của Từ Công Phụng, Lệ Thu với Nữa hồn thương đau của Phạm Đình Chương, Thái Thanh thì chỉ có Dòng Sông Xanh nhạc Việt hóa của Phạm Duy, Khánh Ly ngoài những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, thường tìm cho mình con đường mới là hát nhạc tiền chiến của Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Văn Cao. Phương Hồng Quế với Phố Đêm, Những chuyện tình không suy tư của Tâm Anh v.v…
Sau khi ca sĩ có những bài hát tủ, các lò còn phải nhờ báo chí viết bài ca tụng tán dương, bỏ tiền cho các tạp ch í lên ảnh bìa hay nhờ báo chí cho đứng tên một mục thường xuyên nào đó như phụ trách trang nhi đồng, giải đáp tâm tình, trả lời thư tín, nhưng các ông bầu đào tạo thường trao đổi ca sĩ cho nhau giữa các show truyền hình truyền thanh, vì ít tốn kém và hiệu quả, tạo đến tai nghe mắt nhìn cho khán thính giả một cách thực tế, được chú ý hơn.
Một Phương Hồng Quế có thời gian chiếm lĩnh trọn vẹn trên truyền hình, từ show này đến show khác, được phong tặng ” Tivi Chi Bảo “, giữ trang Vườn Hồng, Họa Mi trên báo Tin Điển, Chuông Mai, Trắng Đen, Đồng Nai, Hòa Bình cùng Phương Hồng Hạnh.
Nhưng ai có biết Nguyễn Đức đã bỏ ra bao nhiêu tiền để Phương Hồng Quế, Phương Hồng Hạnh dược như thế ?! Chị em Thanh Thúy, Thanh Mỹ giữ mục Trả lời thư tín trên báo Tiếng Dân, sau này cô em út là Thanh Châu trên báo Trắng Đen v.v..
Tất cả chỉ là cái tên trên báo, vì đã có người làm giúp viết giúp và lãnh tiền giúp, đó là những ngón nghề lăng xê ca sĩ từ các lò ” đào tạo ca sĩ “. Đa số các lò nhạc chỉ thích lăng xê ” nữ ca sĩ ” hơn nam vì có nhiều lý do, nhưng lý do dễ hiểu nhất đa số … các ông thầy đều có máu dê .
Có một giai thoại, người ta đồn một nhạc sĩ gốc mật vụ đệ tử Trần Kim Tuyến thời Ngô Đình Diệm, rất thích các nữ nghệ sĩ, muốn cô nào từ ca sĩ đến kịch sĩ là nhờ bọn đàn em mời về cơ quan hứa hẹn dành cho ho. nhiều ưu đãi trong nghề nghiệp với điều kiện cho ông ta được ” thưởng thức “, sau đó giữ bí mật chuyện giữa ông ta với nàng.
Chuyện bí mật đó là gì ? Trước đó tức trước khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, có lần ông nhạc sĩ mật vụ còn cao hứng đòi lấy một nữ nghệ sĩ làm vợ, khiến cô nàng sợ quá vọt trốn ra nước ngoài sống mấy năm mới dám về Sài Gòn hoạt động kĩch nghệ trở lại ( cũng nhờ ra nước ngoài mà sau này được trọng vọng thành người thân cộng ).
Không phải người nữ nghệ sĩ này không khoái ông sĩ quan mật vụ , mà không khoái khi nghe ông show bầu quái kiệt Trần Văn Trạch của “ Đại nhạc hội một cây ” nói đến tính bất lực của ông ta. Vậy mà sau này có những con thiêu thân “ ca sĩ mầm non ” đang bán phở hủ tíu chấp nhận cho ông ta được “thưởng thức” để có môi trường trở thành nữ danh ca ..
TOÀN CẢNH TÂN NHẠC MIỀN NAM
Bước vào những năm 63 – 70 của thập kỷ trước , phong trào Kich Dong Nhac va Nhạc trẻ bắt đầu xâm nhập mạnh , các ca khúc lãng mạn hay lá cải gần như chìm lắng nhường cho nh1c ngoại quốc được Việt hóa , lý do bộ thong tin & tâm lý chiến bấy giờ ra lệnh các nhạc phẩm VN phải có lời mang tính ca tụng người lính hay tính chiến đấu.
Những nhạc phẩm sặc mùi chiến tranh tâm lý chiến như Lính dù lên điểm, Người ở lại Charlie, Đám cưới nhà binh, Hoa biển, Anh không chết đâu em, Câu chuyện chiếc cầu đã gãy, Kỷ vật cho em, Mùa thu chết v.v.. ra đời. Loại Kich Dong Nhac , nhạc VN tâm lý chiến có Trần Trịnh viết cho Mai L7 Huyền lúc đó đang còn sống chung ( sau Mai Lệ Huyền lấy một đạo diễn trên Đài truyền hình số 9 rồi mới vượt biên ), hát cặp với Hùng Cường thuộc loại ăn khách.
Nhật Trường – Trần Thiện Thanh viết cho chính anh cùng với Thanh Lan; Còn Khánh Ly, Lệ Thu chỉ nỉ non hát những bài của Phạm Duy như Mùa Thu Chết, Kỷ vật cho Em, Giọt mưa trên lá… Còn các nhạc sĩ khác không có nhạc phẩm mới chỉ cho ca sĩ nhai đi nhai lại các bài hát cũ.
Vì vậy nhạc Pop Rock – Việt hóa ăn khách do không nằm trong lệnh của bộthong tin & tâm lý chiến. Những ca khúc trữ tình như Hởi người tình La-ra nhạc phim Dr.Zivago, Roméo Juliette, Giàn thiên lý đã xa, Khi xưa ta bé, Lịch sử một chuyện tình… được ra đời. Truoc do’ xuất hiện cùng những ca sĩ ban nhạc Black Caps , Les Vampires , Rockin Stars , The 46 , Fanatiques , Spotlights , va` phong trao` Viet Hoa’ như Phượng Hoàng , Mây Trắng ( Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Trung Hành, Elvis Phương ), CBC ( Bích Liên ), Crazy Dog ( Những đứa con của cặp nghệ sĩ Việt Hùng – Ngọc Nuôi với Ngọc Bích đầu đàn ),
Ba Con Mèo ( có Vi Vân, Julie và Mỹ Hòa ), Tú Hà Thúy ( Anh Tú, Khánh Hà, Thuy’ Anh ) và những ” thủ lãnh ” phong trào lúc đó là Nhac Tre : Trường Kỳ, Tùng Giang, Đức Huy , Kỳ Phát , Nam Lộc .
Saigon 1972
Nên phải nói rằng nền ca nhạc ở Sài Gòn từ những năm 60 đến 75 mới thực sự có nhiều điều để nói, vì trước đó thời Ngô Đình Diệm cấm mở khiêu vũ trường, nên sinh hoạt tân nhạc còn trong phạm vi thu hẹp chỉ có Đài phát thanh, Phòng trà và Đại Nhạc Hội. Trong thời gian này có Ban Thăng Long với Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Thanh, Thái Hằng, nhạc hài hước có Trần Văn Trạch, song ca Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết hay Thúy Nga với tiếng đàn phong cầm ( sau th nh vợ Hoàng Thi Thơ ) , Duy Trác, Bạch Yến, Thanh Thúy , Minh Hiếu , Phương Dung, Ánh Tuyết , Cao Thái…
Bach Yen 2007
Do thiếu hụt ca sĩ, các tay tổ chức Đai Nhạc Hội thường đưa vào các tiết mục múa của Lưu Bình, LB 0u Hồng, Trịnh Toàn, kịch nói chưa phát hiện ra Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân, Vân Hùng… chỉ có những nghệ sĩ gần đứng tuổi như Phùng Há, Bảy Nam, Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nhiêu, Hoàng Mai, Anh Lân, Kim Lan, Kim Cúc, Túy Hoa, Xuân Dung hay cua-rơ Phượng Hoàng Lê Thành Cát kịch sĩ nghiệp dư chiếm lĩnh sân khấu cùng kịch sĩ đất Bắc như Lê Văn, Vũ Huân, Vũ Huyến…
Thời gian 1965 – 1975 giới thưởng thức tân nhạc bắt đầu chia khán giả cho từng loại ca sĩ :
- SVHS thì thích những giọng hát của Thanh Lan, Khánh Ly, Lệ Thu, Xuân Sơn, Anh Khoa, Jo Marcel, Sĩ Phú , Paolo Tuan , Elvis Phương bởi khi hát có chọn lọc nhạc phẩm mang tính nghệ thuat cao cấp .
- Đại đa số quần chúng lại thích nghe Thanh Thúy, Minh Hiếu, Phương Dung, Thanh Tuyền, Túy Hồng, Nhật Trường, Thái Châu hát những nhạc phẩm bậc trung nẳm giữa nghệ thuật và thị hiếu.
Còn lại các ca sĩ như Chế Linh, Duy Khánh, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Phương Hồng Quế, Sơn Ca, Giang Tử, Trang Thanh Lan, Thanh Hùng , Trang Mỹ Dung, Thiên Trang hát các bài được soạn theo kiểu tiểu thuyết lá cải như Chuyện tình Lan và Điệp, Nhẫn cỏ cho em, Đồi thông hai mộ, Rước tình về với quê hương … được giới bình dân ưa thích.
Cho nên giới sản xuất băng nhạc bấy giờ rất kén ca sĩ hat’ cho nhãn băng nhạc, nếu nhãn băng nhạc nào có những Lệ Thu, Khánh Ly, Elvis Phương , Paolo Tuan , Thanh Lan v.v… thì sẽ không có những Chế Linh, Giao Linh, Trang Mỹ Dung , Giang Tử, Duy Khánh v.v…
Nữ Danh ca THANH LAN
Khán thính giả đã phân chia hạng bậc ca sĩ nhạc phẩm để thưởng thức . Ông bầu Ngọc Chánh liền cho ra nhiều nhãn hiệu băng mong chiếm trọn thị trường, vì làm băng nhạc phải nhạy bén với lớp người thưởng ngoạn do đã phân chia ra từng lớp :
- Shotguns dành cho lớp người có trình độ thưởng thức cao.
- Nhãn băng Thanh Thúy dành cho mọi tầng lớp khán thính giả.
- Nhãn băng Hồn Nước có Chế Li nh, Duy Khánh, Trang Mỹ Dung, Phương Hồng Quế v.v…
- Phục vụ thành phần cao niên hoài cổ có băng nhạc Tơ Vàng của Văn Phụng Châu Hà, quy tụ những ca sĩ di cư từ đất Bắc như Duy Trác, Châu Hà, Kim Tước, Thái Thanh, Sĩ Phú qua những nhạc phẩm tiền chiến của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Dương Thiệu Tước, Nghiêm Phú Phi, Phạm Duy, Phạm Đình Chương… vừa có nhạc tiền chiến vừa có nhạc hiện đại của những nhạc sĩ tên tuổi.
- Tầng lớp SVHS có nhãn bang hieu Shotguns, Khánh Ly, Jo Marcel để nghe nhạc phẩm Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Y Vân, Phạm Thế Mỹ, Nguyễn Ánh 9.
Giới bình dân có rất nhiều nhãn hiệu băng như Hoàng Thi Thơ, Họa Mi, Hồn Nước, Chế Linh, Âm Thanh, Trường Sơn, Nguồn Sống qua nhạc phẩm Châu Kỳ, Mạnh Phát, Anh Việt Thu, Đỗ Lễ, Trầm Tử Thiêng, Vinh Sử, Tú Nhi, Hàn Châu, Song Ngọc, Duy Khánh, Thanh Sơn, Y Vũ, Trần Trịnh, Tâm Anh, Đynh Trầm Ca…
- Nhạc trẻ có nhóm Trường Kỳ, Tùng Giang, Kỳ Phát đều có nhãn băng nhạc riêng, riêng kiosque của chị em Thúy Nga ( không phải vợ Hoàng Thi Thơ ) lúc đó chỉ chuyên sang nhạc đĩa nhac Ngoai Quoc nước ngoai` mang nhãn Selection hay Anna / Hon Hoang .
Thế giới ca nhạc Saigon VN đã phân chia thứ bậc theo sự thưởng ngoạn, ca sĩ cũng được phân chia ngôi thứ rõ ràng, đó là đặc tính của tân nhạc miền Nam ngày trước… thang’ 04 /1975 .
Saigon 1972
Thiên Việt