Cà Kê Dê Ngỗng
Các Bảng Hiệu Trên Đường Phố Ở Việt Nam Ngày Nay - Trần Văn Giang (ghi lại)
Lời Giới thiệu
Những dòng dưới đây là trích từ một “Trang Nhật Ký Ghi Vội" về “Những Ngày tháng ở Việt Nam" của một Việt kiều đã về chơi Saigon năm 2023.
TVG
*
Năm 2023 tôi về Việt Nam chơi. Ở Saigon ngày
nay việc đi bộ trên đường phố rất nguy hiểm. Chỉ khi quá cần thiết và
không có phương tiện nào khác hơn, người ta mới phải đi bộ một đoạn
đường ngắn. Đi bộ nguy hiểm vì phải đi dưới lòng đường, chen lấn với xe
cộ đủ loại. Tất cả lề đường đều đã bị chiếm làm chỗ buôn bán, làm nơi để
hàng ngàn xe gắn máy! Chỗ lề đường nào còn trống, thì xe gắn máy lại
lưu thông… hai chiều (!) ngay trên vỉa hè! Vì vậy, mỗi khi đi phố, tôi
phải dùng xe hơi.
Ngồi trên xe hơi, có thể nhìn quang cảnh đường phố, nhưng không thể nhìn kỹ một nơi nào, vì xe chạy lướt qua khá nhanh. Tôi thấy trên đường phố Saigon, vài nơi ở Hà Nội, và các tỉnh miền Bắc có những bảng hiệu của các cửa tiệm buôn bán ghi những tên hiệu khá khôi hài. Sự cạnh tranh buôn bán dữ dội, trong một nước tự nhận là Xã Hội Chủ Nghĩa, cố nhiên là một điều mỉa mai, tự chửi cha cái chế độ chuyên nghề “đánh tư sản.” Sự cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho người ta phải chế ra các bảng hiệu kỳ dị để lôi cuốn sự chú ý của khách mua. Nhưng vì cố gắng “sáng tạo” quá trớn cho nên hóa ra buồn cười. Khi đi dạo phố, vì tôi không có ý và không chuẩn bị để ghi chép, tôi chỉ còn nhớ được một số bảng hiệu “ấn tượng” khá tiếu lâm. Tiếc đã không có hinh chụp để quý vị thấy tận mắt. Xin ghi lại đây vài tên tiệm mà tôi còn nhớ để quý vị thấy được một vẻ đặc biệt của Việt Nam hôm nay. Tôi cũng có ghi thêm vài nhận xét của cá nhân tôi sau mỗi tên bảng hiệu, nhưng dĩ nhiên tôi không chắc đó là những nhận xét đúng. Quý vị nên đoán thêm ý nghĩa của chúng; may ra chính xác hơn chăng!
Nhai Nhóp Nhép: Đây chắc hẳn là tiệm bán dồ ăn rồi. Nhưng nó bán cái gì để "nhai nhóp nhép" (?) thì khó mà biết được, nếu không chịu bỏ tiền để vào ăn thử!
Mô Rứa: Chịu thua, không biết nó muốn bán cái gì?
Phê Đây: Có thể là tiệm bán cà phê hoặc bán rượu? Nhưng không chắc!
Bánh Mì Biết Nói: Đúng là tiệm bán bánh mì rồi. Còn như nó “nói” cái gì, thì bố tôi cũng không hiểu được!
Đây Rồi: Bán cái gì vậy hà? Tôi chịu thua luôn!
Tìm Chi Nữa: Cũng lại không thể biết nó bán cái thứ gì nữa?
Sáng Còn Tối Còn: Là cái củ cải gì? Xin Chào thua!
Điều Hòa Châu Âu: Cố nhiên tiệm này không thể điều hòa bất cứ cái gì ở Châu Âu. Giản dị, nó chỉ là tiệm bán máy lạnh chế tạo tại Châu Âu. Dễ hiểu?
Hoa Sự Kiện: Hoa bán để dùng cho mọi việc, mọi trường hợp, như trang hoàng, tặng hoa, phúng điếu… Nghe ra “sự kiện” quá phải không quý vị!
Đầu Vòi Tăng Áp: Đây chắc hẳn phải là cái vòi để phun nước rửa xe hay sàn nhà. Nước cần được phun mạnh, cần có áp lực (?) Nhưng cái dấu huyền - trên chữ vòi đã mòn nhạt quá, nhìn loáng quáng, tôi đã đọc nhầm là đầu VOI tăng áp; và cứ thắc mắc mãi, không biết người ta bán cái "đầu con voi" dùng để tăng áp (suất) cái quái gì?
Bò Né: Chắc chắn tiệm này bán thịt bò; Nhưng thịt bò nó “né tránh” cái gì (?) thì không ai hiểu! Hình như đó chỉ là tên gọi món thịt bò nướng trên vỉ sắt?
Khúc Xạ: Đó là tiệm bán kính quý vị ơi! Nhưng tại sao nó không để là “Tiệm Kính” mà lại là “Khúc Xạ?” Có lẻ nó muốn biểu diễn cái tài quang học vật lý của chủ tiệm chăng!
Thiết Bị Chống Lưng: Chịu thua, không biết nó bán cái gì! Nhưng chắc chắn không phải là cái gậy hay cái nạng để chống lưng cho người đau chân hay đau lưng; bởi vì tôi không hề nhìn thấy những thứ đó bên trong tiệm.
Bếp Có Gu: Có nhiều bảng hiệu bán Bếp Ga, Bếp Điện, Bếp Từ (?)… Nhưng “Bếp Có Gu”thì không biết nó là cái “gu” gì! Còn cái gọi là “Bếp Từ” thì tôi cũng chỉ biết là một cái bếp để nấu đồ ăn uống, dù không biết “Từ” là cái quỷ gì. Còn như Bếp Có Gu thì xin vái! Tôi có “chất vấn” một người ở Saigon về ý nghĩa của cái “Bếp” này. Ông ta giải thích rằng: Chữ “Bếp” ở đây không có nghĩa là cái Bếp để đun, nấu. Nó có nghĩa là “món ăn” hoặc “Người nấu ăn.” Còn như “Có Gu,” thì chữ “Gu” chính là tiếng Pháp “Gout” có nghĩa là “sở thích.” Thí dụ: Cái “Gu” của ông ta là uống rượu “champagne” mỗi buổi sáng; Cái “gu” của thằng đó là các cô có ngực bự v..v.. Như thế thì “Bếp Có Gu” chính là nơi bán đồ ăn cho những người sành điệu, người có “gu” vậy ! Chà chà! Chữ nghĩa văn miêng dữ quá ta!
Bánh Mì Rau Mầm: Chắc đây là tiệm bán bánh mì. Còn như “rau mầm” là cái rau chi (?) thì hơi khó hiểu! Rau có mầm? Rau quái gì vậy cà?
Khoai Lang Lúc Lắc: Không biết khoai lang này được chế biến ra sao! Chắc hẳn là khoai phải được “lúc lắc” dữ lắm! Nhưng mà lúc lắc như thế thì khoai lang bể hết còn gì? Ngon hơn chăng?
Trâu Tươi: Chắc là nơi bán thịt trâu mới giết, mới mổ. Không biết có tiệm “Trâu Khô” nào không đây?
Dê Núi: Đoán là tiệm bán thịt dê được nuôi trên núi… Có lẽ khác với thịt dê nuôi ở các nơi không phải là núi (?)
Lợn Cắp Nách: Tôi đoán là nơi bán lợn con để nuôi! Nhưng vô lý, vì đây có vẻ là nơi bán đồ ăn. Vậy thì “Lợn Cắp Nách” chỉ có thể là nơi bán thịt heo con, thứ heo còn có thể “kẹp vào nách” - tức là heo còn nhỏ.
Chim To Dần: Đây
là một tiệm bán một món... hấp dẫn cho nam giới chăng? Tôi hỏi một ông
Bắc Kỳ đi cùng xe xem đó là tiệm bán chim gì? Ông lắc đầu đáp “Hiểu được, chết liền!” Chắc chắn đây là tiệm bán chim, hay thịt chim. Nhưng “To Dần” thì xin chào thua! Mới đọc qua có thể nghĩ là “Con chim bỗng nhiên lại cứ to lên dần dần!”
Nhưng làm sao có thể chim lại to dần lên được? Hãi thật? Có ông còn
giải thích rằng: Đây là tiệm bán thức ăn đại bổ cho quý ông bị bênh "teo chim"; thường là những ông "nớn" trong các Bộ kể cả Bộ Chính Chị. Các ông cần có thứ đồ ăn để "Chim To Dần" lên! Xứ Công sản “Đỉnh Cao Trí Tệ loài người” mà; phải hơn đời chứ! Người thường như chúng ta, chớ nên đụng tới món ăn đó; vì "chim" của ta cũng sẽ cứ to dần lên. Hết hồn luôn!
Tôi nghi ngờ cái cách cắt nghĩa trên đây, nên tôi muốn “cương quyết” phải tìm hiểu đến nơi đến chốn cái bảng hiệu kỳ cục này đã nói cái gì! Tôi thấy cái bảng hiệu “Chim To Dần” này khi tôi đang trên đường đi tới thành phố Sa Pa ở ngoài Bắc. Về Saigon, tôi kể lại tên cái tiệm này, thì có một ông cho là tôi “sáng tác” ra cái tên này, chứ ai mà đặt cái tên lạ như rứa! Nhưng mà may quá, ở ngay một con đường vùng Phú Nhuận Saigon, tôi cũng tìm thấy có một tiệm có tên “Chim To Dần.” Thì ra đây là một thương hiệu đã có tiếng, chớ không phải chuyện đùa! Các ông bà đang ở Saigon có thể thấy cái tiệm này dễ dàng.
Như đã nói, đây là một món nổi tiếng, nên có rất nhiều tiệm “Chim To Dần" ở nhiều thành phố khác nhau, chứ đâu phải là chuyện nói dỡn. Cho nên phải tìm xem nó bán món chim gì mà lại "to dần" lên mãi!
Một ông bạn khác đã giải nghĩa thêm cho tôi cái “bí mật” này, nhưng tôi không tin ông đã nói đúng. Ông giải thích rằng: “CHIM” đây đích thị có nghĩa là… con chim. Còn chữ “TO” là một tính từ chỉ cái sự lớn. Vậy “CHIM TO” tức là chim Lớn. “DẦN” có nghĩa là lấy một vật cứng như xống dao, hoăc cái chày đập vào một vật khác, làm cho vật ấy mềm ra. Chẳng hạn, khi tức giận nhau, có người đã nói: “Để tao DẦN cho mày một trận,” tức là dọa sẽ đánh cho nhừ tử, cho mềm người ra.
Vậy thì “Chim To Dần” chỉ có nghĩa là một “con chim lớn” đã được “dần” (làm mềm) ra... Vậy thôi! Nghe ra hơi có lý! Nhưng mà "dần" chim như thế, thì có làm cho chim ngon hơn hoặc hấp dẫn khẩu vị hơn? Tới đây, tôi xin để quý vị tự tìm hiểu lấy vì đã bàn loạn về "chim to" hới quá đà rồi....
Dĩ nhiên còn vô số bảng hiệu loại “cù léc” khác, nhưng tôi không kịp ghi lại, nên quên mất, và không thể nhớ hết được.
Hết biết!
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Các Bảng Hiệu Trên Đường Phố Ở Việt Nam Ngày Nay - Trần Văn Giang (ghi lại)
Lời Giới thiệu
Những dòng dưới đây là trích từ một “Trang Nhật Ký Ghi Vội" về “Những Ngày tháng ở Việt Nam" của một Việt kiều đã về chơi Saigon năm 2023.
TVG
*
Năm 2023 tôi về Việt Nam chơi. Ở Saigon ngày
nay việc đi bộ trên đường phố rất nguy hiểm. Chỉ khi quá cần thiết và
không có phương tiện nào khác hơn, người ta mới phải đi bộ một đoạn
đường ngắn. Đi bộ nguy hiểm vì phải đi dưới lòng đường, chen lấn với xe
cộ đủ loại. Tất cả lề đường đều đã bị chiếm làm chỗ buôn bán, làm nơi để
hàng ngàn xe gắn máy! Chỗ lề đường nào còn trống, thì xe gắn máy lại
lưu thông… hai chiều (!) ngay trên vỉa hè! Vì vậy, mỗi khi đi phố, tôi
phải dùng xe hơi.
Ngồi trên xe hơi, có thể nhìn quang cảnh đường phố, nhưng không thể nhìn kỹ một nơi nào, vì xe chạy lướt qua khá nhanh. Tôi thấy trên đường phố Saigon, vài nơi ở Hà Nội, và các tỉnh miền Bắc có những bảng hiệu của các cửa tiệm buôn bán ghi những tên hiệu khá khôi hài. Sự cạnh tranh buôn bán dữ dội, trong một nước tự nhận là Xã Hội Chủ Nghĩa, cố nhiên là một điều mỉa mai, tự chửi cha cái chế độ chuyên nghề “đánh tư sản.” Sự cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho người ta phải chế ra các bảng hiệu kỳ dị để lôi cuốn sự chú ý của khách mua. Nhưng vì cố gắng “sáng tạo” quá trớn cho nên hóa ra buồn cười. Khi đi dạo phố, vì tôi không có ý và không chuẩn bị để ghi chép, tôi chỉ còn nhớ được một số bảng hiệu “ấn tượng” khá tiếu lâm. Tiếc đã không có hinh chụp để quý vị thấy tận mắt. Xin ghi lại đây vài tên tiệm mà tôi còn nhớ để quý vị thấy được một vẻ đặc biệt của Việt Nam hôm nay. Tôi cũng có ghi thêm vài nhận xét của cá nhân tôi sau mỗi tên bảng hiệu, nhưng dĩ nhiên tôi không chắc đó là những nhận xét đúng. Quý vị nên đoán thêm ý nghĩa của chúng; may ra chính xác hơn chăng!
Nhai Nhóp Nhép: Đây chắc hẳn là tiệm bán dồ ăn rồi. Nhưng nó bán cái gì để "nhai nhóp nhép" (?) thì khó mà biết được, nếu không chịu bỏ tiền để vào ăn thử!
Mô Rứa: Chịu thua, không biết nó muốn bán cái gì?
Phê Đây: Có thể là tiệm bán cà phê hoặc bán rượu? Nhưng không chắc!
Bánh Mì Biết Nói: Đúng là tiệm bán bánh mì rồi. Còn như nó “nói” cái gì, thì bố tôi cũng không hiểu được!
Đây Rồi: Bán cái gì vậy hà? Tôi chịu thua luôn!
Tìm Chi Nữa: Cũng lại không thể biết nó bán cái thứ gì nữa?
Sáng Còn Tối Còn: Là cái củ cải gì? Xin Chào thua!
Điều Hòa Châu Âu: Cố nhiên tiệm này không thể điều hòa bất cứ cái gì ở Châu Âu. Giản dị, nó chỉ là tiệm bán máy lạnh chế tạo tại Châu Âu. Dễ hiểu?
Hoa Sự Kiện: Hoa bán để dùng cho mọi việc, mọi trường hợp, như trang hoàng, tặng hoa, phúng điếu… Nghe ra “sự kiện” quá phải không quý vị!
Đầu Vòi Tăng Áp: Đây chắc hẳn phải là cái vòi để phun nước rửa xe hay sàn nhà. Nước cần được phun mạnh, cần có áp lực (?) Nhưng cái dấu huyền - trên chữ vòi đã mòn nhạt quá, nhìn loáng quáng, tôi đã đọc nhầm là đầu VOI tăng áp; và cứ thắc mắc mãi, không biết người ta bán cái "đầu con voi" dùng để tăng áp (suất) cái quái gì?
Bò Né: Chắc chắn tiệm này bán thịt bò; Nhưng thịt bò nó “né tránh” cái gì (?) thì không ai hiểu! Hình như đó chỉ là tên gọi món thịt bò nướng trên vỉ sắt?
Khúc Xạ: Đó là tiệm bán kính quý vị ơi! Nhưng tại sao nó không để là “Tiệm Kính” mà lại là “Khúc Xạ?” Có lẻ nó muốn biểu diễn cái tài quang học vật lý của chủ tiệm chăng!
Thiết Bị Chống Lưng: Chịu thua, không biết nó bán cái gì! Nhưng chắc chắn không phải là cái gậy hay cái nạng để chống lưng cho người đau chân hay đau lưng; bởi vì tôi không hề nhìn thấy những thứ đó bên trong tiệm.
Bếp Có Gu: Có nhiều bảng hiệu bán Bếp Ga, Bếp Điện, Bếp Từ (?)… Nhưng “Bếp Có Gu”thì không biết nó là cái “gu” gì! Còn cái gọi là “Bếp Từ” thì tôi cũng chỉ biết là một cái bếp để nấu đồ ăn uống, dù không biết “Từ” là cái quỷ gì. Còn như Bếp Có Gu thì xin vái! Tôi có “chất vấn” một người ở Saigon về ý nghĩa của cái “Bếp” này. Ông ta giải thích rằng: Chữ “Bếp” ở đây không có nghĩa là cái Bếp để đun, nấu. Nó có nghĩa là “món ăn” hoặc “Người nấu ăn.” Còn như “Có Gu,” thì chữ “Gu” chính là tiếng Pháp “Gout” có nghĩa là “sở thích.” Thí dụ: Cái “Gu” của ông ta là uống rượu “champagne” mỗi buổi sáng; Cái “gu” của thằng đó là các cô có ngực bự v..v.. Như thế thì “Bếp Có Gu” chính là nơi bán đồ ăn cho những người sành điệu, người có “gu” vậy ! Chà chà! Chữ nghĩa văn miêng dữ quá ta!
Bánh Mì Rau Mầm: Chắc đây là tiệm bán bánh mì. Còn như “rau mầm” là cái rau chi (?) thì hơi khó hiểu! Rau có mầm? Rau quái gì vậy cà?
Khoai Lang Lúc Lắc: Không biết khoai lang này được chế biến ra sao! Chắc hẳn là khoai phải được “lúc lắc” dữ lắm! Nhưng mà lúc lắc như thế thì khoai lang bể hết còn gì? Ngon hơn chăng?
Trâu Tươi: Chắc là nơi bán thịt trâu mới giết, mới mổ. Không biết có tiệm “Trâu Khô” nào không đây?
Dê Núi: Đoán là tiệm bán thịt dê được nuôi trên núi… Có lẽ khác với thịt dê nuôi ở các nơi không phải là núi (?)
Lợn Cắp Nách: Tôi đoán là nơi bán lợn con để nuôi! Nhưng vô lý, vì đây có vẻ là nơi bán đồ ăn. Vậy thì “Lợn Cắp Nách” chỉ có thể là nơi bán thịt heo con, thứ heo còn có thể “kẹp vào nách” - tức là heo còn nhỏ.
Chim To Dần: Đây
là một tiệm bán một món... hấp dẫn cho nam giới chăng? Tôi hỏi một ông
Bắc Kỳ đi cùng xe xem đó là tiệm bán chim gì? Ông lắc đầu đáp “Hiểu được, chết liền!” Chắc chắn đây là tiệm bán chim, hay thịt chim. Nhưng “To Dần” thì xin chào thua! Mới đọc qua có thể nghĩ là “Con chim bỗng nhiên lại cứ to lên dần dần!”
Nhưng làm sao có thể chim lại to dần lên được? Hãi thật? Có ông còn
giải thích rằng: Đây là tiệm bán thức ăn đại bổ cho quý ông bị bênh "teo chim"; thường là những ông "nớn" trong các Bộ kể cả Bộ Chính Chị. Các ông cần có thứ đồ ăn để "Chim To Dần" lên! Xứ Công sản “Đỉnh Cao Trí Tệ loài người” mà; phải hơn đời chứ! Người thường như chúng ta, chớ nên đụng tới món ăn đó; vì "chim" của ta cũng sẽ cứ to dần lên. Hết hồn luôn!
Tôi nghi ngờ cái cách cắt nghĩa trên đây, nên tôi muốn “cương quyết” phải tìm hiểu đến nơi đến chốn cái bảng hiệu kỳ cục này đã nói cái gì! Tôi thấy cái bảng hiệu “Chim To Dần” này khi tôi đang trên đường đi tới thành phố Sa Pa ở ngoài Bắc. Về Saigon, tôi kể lại tên cái tiệm này, thì có một ông cho là tôi “sáng tác” ra cái tên này, chứ ai mà đặt cái tên lạ như rứa! Nhưng mà may quá, ở ngay một con đường vùng Phú Nhuận Saigon, tôi cũng tìm thấy có một tiệm có tên “Chim To Dần.” Thì ra đây là một thương hiệu đã có tiếng, chớ không phải chuyện đùa! Các ông bà đang ở Saigon có thể thấy cái tiệm này dễ dàng.
Như đã nói, đây là một món nổi tiếng, nên có rất nhiều tiệm “Chim To Dần" ở nhiều thành phố khác nhau, chứ đâu phải là chuyện nói dỡn. Cho nên phải tìm xem nó bán món chim gì mà lại "to dần" lên mãi!
Một ông bạn khác đã giải nghĩa thêm cho tôi cái “bí mật” này, nhưng tôi không tin ông đã nói đúng. Ông giải thích rằng: “CHIM” đây đích thị có nghĩa là… con chim. Còn chữ “TO” là một tính từ chỉ cái sự lớn. Vậy “CHIM TO” tức là chim Lớn. “DẦN” có nghĩa là lấy một vật cứng như xống dao, hoăc cái chày đập vào một vật khác, làm cho vật ấy mềm ra. Chẳng hạn, khi tức giận nhau, có người đã nói: “Để tao DẦN cho mày một trận,” tức là dọa sẽ đánh cho nhừ tử, cho mềm người ra.
Vậy thì “Chim To Dần” chỉ có nghĩa là một “con chim lớn” đã được “dần” (làm mềm) ra... Vậy thôi! Nghe ra hơi có lý! Nhưng mà "dần" chim như thế, thì có làm cho chim ngon hơn hoặc hấp dẫn khẩu vị hơn? Tới đây, tôi xin để quý vị tự tìm hiểu lấy vì đã bàn loạn về "chim to" hới quá đà rồi....
Dĩ nhiên còn vô số bảng hiệu loại “cù léc” khác, nhưng tôi không kịp ghi lại, nên quên mất, và không thể nhớ hết được.
Hết biết!
Trần Văn Giang (ghi lại)