Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Các đơn vị an ninh, tình báo của Anh: GCHQ, MI5, MI6
Phóng viên cần đảm bảo không nhầm lẫn giữa ba đơn vị tình báo khác nhau của Anh: GCHQ, MI5 and MI6.
Chúng ta dễ bị nhầm lẫn giữa ba đơn vị tình báo Anh khác nhau, gồm GCHQ, MI5 và MI6. Học viện Báo chí BBC sẽ giúp bạn 'hóa giải' những sai lầm này.
Ngạn ngữ xưa có câu: "Những người biết thì không nói, những người nói thì không biết."
Đó không phải là một quy tắc tồi khi ta nhìn vào những câu chuyện về ngành an ninh, tình báo. Tất nhiên là không tính trường hợp bạn có những mối liên hệ ở cấp cao nhất.
Ngay cả khi đó, bạn cũng hiếm khi nêu rõ nguồn cung cấp tin cho mình và phải sẵn sàng chấp nhận chuyện những gì bạn tường thuật dựa trên cơ sở nguồn tin bí mật sẽ bị giới chức bác bỏ thẳng tay.
GCHQ
GCHQ thu thập tin tức tình báo từ các hoạt động thông tin liên lạc trên toàn cầu. Đây chính là hậu duệ của những người chuyên làm công tác giải mật mã trong thời chiến tại Bletchley Park.
GCHQ cung cấp cho các cơ quan thuộc chính phủ và quân đội các tín hiệu tình báo (SIGINT - signals intelligence) thu thập được qua việc theo dõi toàn bộ các thông tin liên lạc điện tử và các hệ thống thông tin khác, bao gồm cả internet.
Mục tiêu là nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định của chính phủ trong các lĩnh vực như an ninh quốc gia, các chiến dịch quân sự và cho việc thực thi pháp luật.
Đồng thời, GCHQ chịu trách nhiệm đảm bảo tình trạng cài 'bọ' nghe lén không xâm nhập được vào các hệ thống thông tin liên lạc của chính phủ Anh. Do vậy, cơ quan này tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh và mã hóa.
Mục tiêu là nhằm bảo vệ hệ thống trực tuyến của chính phủ khỏi sự xâm nhập từ bên ngoài.
GCHQ cũng có nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc gia (nước, điện, hệ thống liên lạc, v.v...) không bị bên ngoài làm xáo trộn và gây gián đoạn.
GCHQ chịu trách nhiệm trước Ngoại trưởng, nhưng không phải là đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao Anh.
MI5
MI5 có trụ sở chính tại tòa nhà Thames House, nơi từng là trụ sở của ICI bên dòng sông Thames ở khu vực Millbank của London.
Mục tiêu hoạt động của cơ quan này được quy định tại Đạo luật Hoạt động An ninh 1989 như sau: "Bảo vệ an ninh quốc gia và cụ thể là bảo vệ trước các mối đe dọa phản quốc, khủng bố và phá hoại, trước các hoạt động của các điệp viên nước ngoài và trước các hành động nhằm lật đổ hoặc làm suy yếu nền dân chủ nghị viện qua các biện pháp chính trị, nghiệp đoàn hoặc bạo lực, và bảo vệ sự lành mạnh của nền kinh tế Anh quốc."
MI5 có khoảng 3.800 nhân viên. Bộ trưởng Nội vụ chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan này.
MI6
Đây là lãnh địa của James Bond. Hoặc ít ra đó cũng là điều hầu hết các phóng viên cho là vậy.
Theo nội dung ghi trên trang web của mình thì Cơ quan Tình báo Mật (SIS - Secret Intelligence Service), hay được biết đến nhiều hơn với tên gọi MI6, đem đến cho chính phủ Anh khả năng theo dõi âm thầm trên toàn cầu nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và kinh tế Anh.
Những thứ mà SIS quan tâm đến là chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu ma túy, phổ biến vũ khí có sức phá hủy hàng loạt và gây bất ổn khu vực.
MI6 từng kín tiếng tới mức chưa bao giờ cơ quan này được nhắc đến một cách chính thức. Sự tồn tại của nó bị chối biến, hoặc ít nhất cũng là không được thừa nhận. Cho đến tận 1994 cơ quan này mới được đề cập công khai.
Hiện đây vẫn là một tổ chức vô cùng bí mật. Giám đốc là người duy nhất được chính thức nêu công khai danh tính, và thường được nhắc tới với bí danh 'C', chữ cái viết tắt theo tên của giám đốc đầu tiên, Mansfield Cumming.
Trụ sở chính của SIS là một địa điểm nổi tiếng ở London, nằm bên bờ nam sông Thames, gần cầu Vauxhall.
Hồi 2006, MI6 lần đầu tiên đã cho phép thực hiện một cuộc phỏng vấn giữa các nhân viên đang tại nhiệm với Colin Murray trong chương trình phát thanh BBC Radio 1.
Giọng nó của hai nhân viên tham gia cuộc phỏng vấn (một nam giới, một phụ nữ) đã được làm biến dạng đi vì lý do an ninh.
Họ đã làm giảm nhẹ bớt những ánh màu rực rỡ mà mọi người thường nghĩ về cơ quan an ninh này. Họ nói họ chủ yếu làm công tác thu thập tin tình báo.
Cơ quan này thậm chí còn quảng cáo công khai việc tuyển ứng viên trong những ngày này.
MI6 báo cáo hoạt động của mình trước Ngoại trưởng Anh.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Các đơn vị an ninh, tình báo của Anh: GCHQ, MI5, MI6
Phóng viên cần đảm bảo không nhầm lẫn giữa ba đơn vị tình báo khác nhau của Anh: GCHQ, MI5 and MI6.
Chúng ta dễ bị nhầm lẫn giữa ba đơn vị tình báo Anh khác nhau, gồm GCHQ, MI5 và MI6. Học viện Báo chí BBC sẽ giúp bạn 'hóa giải' những sai lầm này.
Ngạn ngữ xưa có câu: "Những người biết thì không nói, những người nói thì không biết."
Đó không phải là một quy tắc tồi khi ta nhìn vào những câu chuyện về ngành an ninh, tình báo. Tất nhiên là không tính trường hợp bạn có những mối liên hệ ở cấp cao nhất.
Ngay cả khi đó, bạn cũng hiếm khi nêu rõ nguồn cung cấp tin cho mình và phải sẵn sàng chấp nhận chuyện những gì bạn tường thuật dựa trên cơ sở nguồn tin bí mật sẽ bị giới chức bác bỏ thẳng tay.
GCHQ
GCHQ thu thập tin tức tình báo từ các hoạt động thông tin liên lạc trên toàn cầu. Đây chính là hậu duệ của những người chuyên làm công tác giải mật mã trong thời chiến tại Bletchley Park.
GCHQ cung cấp cho các cơ quan thuộc chính phủ và quân đội các tín hiệu tình báo (SIGINT - signals intelligence) thu thập được qua việc theo dõi toàn bộ các thông tin liên lạc điện tử và các hệ thống thông tin khác, bao gồm cả internet.
Mục tiêu là nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định của chính phủ trong các lĩnh vực như an ninh quốc gia, các chiến dịch quân sự và cho việc thực thi pháp luật.
Đồng thời, GCHQ chịu trách nhiệm đảm bảo tình trạng cài 'bọ' nghe lén không xâm nhập được vào các hệ thống thông tin liên lạc của chính phủ Anh. Do vậy, cơ quan này tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh và mã hóa.
Mục tiêu là nhằm bảo vệ hệ thống trực tuyến của chính phủ khỏi sự xâm nhập từ bên ngoài.
GCHQ cũng có nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc gia (nước, điện, hệ thống liên lạc, v.v...) không bị bên ngoài làm xáo trộn và gây gián đoạn.
GCHQ chịu trách nhiệm trước Ngoại trưởng, nhưng không phải là đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao Anh.
MI5
MI5 có trụ sở chính tại tòa nhà Thames House, nơi từng là trụ sở của ICI bên dòng sông Thames ở khu vực Millbank của London.
Mục tiêu hoạt động của cơ quan này được quy định tại Đạo luật Hoạt động An ninh 1989 như sau: "Bảo vệ an ninh quốc gia và cụ thể là bảo vệ trước các mối đe dọa phản quốc, khủng bố và phá hoại, trước các hoạt động của các điệp viên nước ngoài và trước các hành động nhằm lật đổ hoặc làm suy yếu nền dân chủ nghị viện qua các biện pháp chính trị, nghiệp đoàn hoặc bạo lực, và bảo vệ sự lành mạnh của nền kinh tế Anh quốc."
MI5 có khoảng 3.800 nhân viên. Bộ trưởng Nội vụ chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan này.
MI6
Đây là lãnh địa của James Bond. Hoặc ít ra đó cũng là điều hầu hết các phóng viên cho là vậy.
Theo nội dung ghi trên trang web của mình thì Cơ quan Tình báo Mật (SIS - Secret Intelligence Service), hay được biết đến nhiều hơn với tên gọi MI6, đem đến cho chính phủ Anh khả năng theo dõi âm thầm trên toàn cầu nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và kinh tế Anh.
Những thứ mà SIS quan tâm đến là chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu ma túy, phổ biến vũ khí có sức phá hủy hàng loạt và gây bất ổn khu vực.
MI6 từng kín tiếng tới mức chưa bao giờ cơ quan này được nhắc đến một cách chính thức. Sự tồn tại của nó bị chối biến, hoặc ít nhất cũng là không được thừa nhận. Cho đến tận 1994 cơ quan này mới được đề cập công khai.
Hiện đây vẫn là một tổ chức vô cùng bí mật. Giám đốc là người duy nhất được chính thức nêu công khai danh tính, và thường được nhắc tới với bí danh 'C', chữ cái viết tắt theo tên của giám đốc đầu tiên, Mansfield Cumming.
Trụ sở chính của SIS là một địa điểm nổi tiếng ở London, nằm bên bờ nam sông Thames, gần cầu Vauxhall.
Hồi 2006, MI6 lần đầu tiên đã cho phép thực hiện một cuộc phỏng vấn giữa các nhân viên đang tại nhiệm với Colin Murray trong chương trình phát thanh BBC Radio 1.
Giọng nó của hai nhân viên tham gia cuộc phỏng vấn (một nam giới, một phụ nữ) đã được làm biến dạng đi vì lý do an ninh.
Họ đã làm giảm nhẹ bớt những ánh màu rực rỡ mà mọi người thường nghĩ về cơ quan an ninh này. Họ nói họ chủ yếu làm công tác thu thập tin tình báo.
Cơ quan này thậm chí còn quảng cáo công khai việc tuyển ứng viên trong những ngày này.
MI6 báo cáo hoạt động của mình trước Ngoại trưởng Anh.
( BBC )