Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Các khóa Hoa Tiêu Trực Thăng Quốc nội

Đợt 1 gồm khóa 1 HTTT ở SĐ3KQ Biên Hòa, khóa 2 ở SĐ4KQ Cần Thơ và khóa 3 ở SĐ1KQ Đà Nẵng. Trong đợt 1 nầy, các khóa trước khi bắt đầu vào học UH-1 tại các phi đoàn huấn luyện



  1. Kể từ năm 1973, khối Huấn luyện BTLKQ đã đào tạo được 6 khóa trực thăng quốc nội chia làm 2 đợt :
    - Đợt 1 gồm khóa 1 HTTT ở SĐ3KQ Biên Hòa, khóa 2 ở SĐ4KQ Cần Thơ và khóa 3 ở SĐ1KQ Đà Nẵng. Trong đợt 1 nầy, các khóa trước khi bắt đầu vào học UH-1 tại các phi đoàn huấn luyện phải qua một giai đoạn học lái phi cơ U -17 tại Phi Đoàn Quan Sát 116 ( Thần Ưng?) thuộc SĐ4KQ Cần Thơ với khoảng 30 giờ bay để làm quen với mây trời.
    - Đợt 2 gồm các khóa 4 HTTT (Biên Hòa), khóa 5 tại Cần Thơ và khóa 6 tại Đà Nẵng thì phần học U - 17 được bải bỏ ( có lẽ vì tốn kém và cũng vì U-17 chẳng ăn nhập gì đến trực thăng, loại phi cơ vốn có một hệ thống control hoàn toàn khác và với hệ thống hydraulic thật nhạy cảm, nếu không nói là tạo khó khăn thêm cho việc học lái trực thăng sau nầy).
    Tất cả các khóa được học lái trực tiếp loại UH-1 đang được xử dụng trên chiến trường VN, do các Pilot Việt Nam nhiều kinh nghiệm chiến trường được chọn từ các Phi Đoàn trực thăng tác chiến trên 4 vùng CT với số giờ bay cao nhất và sau khi tu nghiệp một khóa IP tại Mỹ. Với địa hình quen thuộc trong lúc thực tập, IP giảng giải bằng tiếng Việt cặn kẽ cùng với loại trực thăng trực tiếp tham chiến trên chiến trường là những lợi điểm giúp ich rất nhiều cho các khóa sinh sau khi mãn khóa và về Phi Đoàn tác chiến. Được biết các khóa sau khi tốt nghiệp thì 60% khóa sinh tốt nghiệp sẽ ở lại Sư Đoàn nơi huấn luyện, 20% sẽ về SĐ2KQ Nha Trang và 20% còn lại sẽ về SĐ6KQ Pleiku. Các khóa H TTT đợt 1 sau khi tốt nghiệp thì về Phi đoàn bay hành quân ngay sau đó, trong khi các khóa thuộc đợt 2 phải học thêm giai đoạn 2 BTQS trước khi ra Phi Đoàn, cũng vì vậy mà một số hoa tiêu các khóa 1, 2 ,3 HTTT sau một thời gian hành quân ở PĐ vào cuối năm 1974 phải trở về Nha Trang tham dự khóa học Sĩ Quan Bổ Túc quân sự cùng với các hoa tiêu khắp nơi từ cấp Tr/u trở xuống (từ Mỹ về, với hàng ngàn giờ bay hành quân nhưng chưa qua giai đọan 2 căn bản Quân sự với ắc ê... một hai, hay thưc tập tháo ráp vũ khí cộng đồng "mọt chê" 60 và 80 ly... )

    Khoá 1 Hoa Tiêu Trực Thăng :

    Rời Ngân Hà đi học bay vào khoảng tháng 8-9/1973 tại PĐ 245 Biên Hòa. Như đã trình bày bên trên, trước đó các khóa sinh phải qua giai đoạn học U-17 tại Cần Thơ. Khóa có 41 khóa sinh gồm 37 SVSQ khóa 72A và 4 SVSQ khóa 72B, được chia làm 2 toán A và B thay phiên nhau học địa huấn và phi huấn. Khóa 1 HTTT hoàn tất với 40 SQ pilot trực thăng tốt nghiệp và 1 người bị loại vì lý do sức khỏe là Nguyễn Văn Châu (Châu Đá) ra bộ binh ở Long Thành. Khoá 1 HTTT gồm các SVSQ 72A sau khi tố nghiệp được phân phối như sau:

    - Phi Đoàn 221 Lôi Vũ, Biên Hòa (7): Đỗ Văn Bính, Nguyễn Công Chánh, Ngô Đình Chi, Nguyễn Văn Chiến, Trần Văn Duy, Đinh Đông Định, Nguyễn Đình Hòe.
    - Phi Đoàn 215 Thần Tượng, Nha Trang (5) : Đỗ Văn Ban, Nguyễn văn Bực, Nguyễn Văn Hóa, Võ Kim Phi, Phạm Duy Sơn.
    - Phi Đoàn 251, Biên Hòa (9) : Hứa Văn Bảo, Nguyễn Văn Cửu, Huỳnh Thanh Hải, Đinh Sĩ Hưng, Hoàng Hữu Khuê, Phùng Văn Ninh, Liêu Huỳnh Phong, Vũ Xuân Quảng, Nguyễn Xuân Sơn.
    - Phi Đoàn 245 Biên Hòa (3) : Nguyễn Văn Đại (221), Ủ Văn Anh Dũng (221), Nguyễn Văn Sơn (221)
    - Phi Đoàn 223, Biên Hòa (6) : Nguyễn Đình Hồng, Nguyễn Quang Hưng, Hoàng Đình Lai, Đặng Thanh Liêm,Trần Đình Long, Lê Văn Nguyên.
    - Phi Đoàn 235 Sơn Dương, Cù Hanh, Pleiku : Võ Đức Di.
    -Phi Đoàn 243 Mãnh Sư, Phù Cát : Lê Minh Hài
    - Phi Đoàn 229, Pleiku : Châu Minh Hoàng, Châu Thiên Huệ.
    ..........

    Khoá 2 Hoa Tiêu Trực Thăng :

    Được khai giảng 1 tháng sau khóa 1 tại phi trường Trà Nóc, Cần Thơ và kết thúc vào đầu năm 1974. Một người bị loại về Nha Trang là Hoàng Văn Thanh. Một số các pilot tốt nghiệp thuộc SVSQ khóa 72A được phân phối về đơn vị như sau:

    - Phi Đoàn 255 Cần Thơ ( 5) : Nguyễn Văn Dân, Trần Hữu Du, Mai Thanh Hoàng,Trương Tấn Phát, Hà Tấn Thông.
    - Phi Đoàn 225 Ác Điểu, Cần Thơ ( 7) : Nguyễn Đình Hồng (Hồng già), Lê Quang Sang, Phạm Hoàng Tảo, Nguyễn Đình Tài, Phạn Văn Thế, Quách Dũng Tiến, Nguyễn Hữu Tín.
    - Phi Đoàn 227 Cần Thơ ( 6) : Nghiêm Xuân Mạnh, Nguyễn Hoàng Thọ, Nguyễn Thái Thọ, Võ Văn Triên, Vũ Đức Trọng, Trương Đình Tuyền.
    - Phi Đoàn 229 Pleiku : Nguyễn Thành Hơn.
    - Phi Đoàn 215 Thần Tượng: Thạch Thành
    - Phi Đoàn 243 Mãnh Sư, Phù Cát : Lê Công Ngữ,
    - Phi Đoàn 217 Thần Điểu : Nguyễn Minh Đức (72E)
    .......................

    Khoá 3 Hoa Tiêu Trực Thăng :

    Khai giảng sau khóa 2 một tháng tại Phi Đoàn 233 Thiên Ưng, Đà Nẵng.

    Tiểu sử khóa 3 THTT cũng khá ly kỳ. Vào khoảng giữa năm 1973, hơn 40 SVSQ đủ ECL từ Trường SN Nha Trang được chuyền về Sài Gòn chờ học bổ túc để chuẩn bị "xuất dương". Đa số thuộc các khóa 72 trừ 2 cán bộ là Nguyễn Văn Viết và Trần Văn Út (Út small 70A) .
    Cả toán do Th/u Tấn (HLV Địa Hình trại Phi Dũng) hướng dẫn về trình diện Bộ Tư Lệnh.
    Sau khi C-130 đáp xuống Tân Sơn Nhất, nhằm ngày Thứ Năm (hay Thứ Sáu), anh em xin Th/U Tấn cho về thăm gia đình cho đến sáng thứ hai sẽ trở lại trình diện. Thế rồi cả đám đồng lòng tan hàng và hẹn gặp lại sáng thứ hai tại cổng sau gầnTent City để vào trình diện. Thiếu Úy Tấn báo cáo với Phòng Nhân Viên BTL vào ngày thứ sáu. Đúng hẹn tất cả đều có mặt, sau khi sắp hàng điểm danh xong thì Phó Hoàng Trí đến cổng gặp Quân Cảnh xin vào trình diện. Quân cảnh trả lời là phải chờ Bộ Tư Lệnh quyết định. Anh em ngồi chờ dài cổ cho đến khoảng một giờ trưa thì cả toán được cho vào làm thủ tục nhập trại và nhận Tent. Sau khi nhập trại, cả toán hơn 40 SVSQ Liên Khóa 72 ngày qua ngày gần một tháng nằm chơi xơi... nóng, chẳng ai thèm ngó ngàng tới, trong lúc những anh em từ Nha Trang về sau đã có tên vào trường SNQĐ kế bên để học tiếp Anh văn. Có vài SVSQ trong các khóa đàn anh không biết săn tin ở đâu về cho biết có lẽ cả nhóm sẽ ra bộ binh. Tinh thần anh em tuột dốc thê thảm, một số dù dzọt liên miên. Rồi vào một buổi trưa, văn phòng thông báo văn thư của Bộ Tư Lệnh KQ gởi đến cho biết có 3 người được làm thủ tục vào học tiếp trong trường SNQĐ là Phó Hoàng Trí, Đoàn Anh Tú và một người nữa ( hình như là COCC thì phải). Cả toán bất bình nên đè 3 chàng trúng số nầy ra mà khảo xem có phải vì 3 vị đã "xé rào" vào trình diện BTL trước hay không nhưng cả 3 đều phủ nhận. Theo lời yêu cầu của một số anh em trong toán nên 3 người đã xác nhận bằng giấy tờ là không có trình diện trước anh em sau khi từ Nha Trang trở về. Với lời xác nhận nầy, cả toán đã viết thư yêu cầu BTL giải thích lý do.
    Sau một thời gian chờ đợi thì vào một buổi sáng, cả toán được lệnh tập họp lên xe bus chở đi du lịch Sài Gòn. Anh em hồi hộp trên xe, một số vui vẻ vì được ngắm cảnh thủ đô Saigon hoa lệ. Xe ngừng trước số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phòng an ninh quân đội của Không Quân. Tại đây bị ghép tội "đào ngủ tập thể", mỗi người được phát cho một tờ giấy khai báo sự việc trình diện BTL chậm trể, sau đó từng người một được gọi vào gặp thiếu tá Thức để trả lời trực tiếp. Tất cả đều khai báo và trả lời giống nhau là do Th/u Tấn cho phép về thăm nhà (sorry Thu/u Tấn) sau nhiều tháng học ở Nha Trang. Kết quả là Th/u Tấn bị ký củ và giam lon 6 tháng vì lúc đó ông ta đã có quyết định thăng cấp Trung úy. Riêng Phó Hoàng Trí và Đoàn Anh Tú đã bị ra bộ binh (?) còn người thứ ba trong văn thư đầu tiên thì không biết đi về mô.
    Cả toán sau đó được cho học khóa 3 HTTT tại Đà Nẵng gồm 41 người, 1 người bị loại là Trần Khánh Hội khóa 72H (vì chuyện tình cảm lăng nhăng có dính líu đến một SQ cao cấp trong Không Đoàn 51), còn lại 40 người hoàn tất khóa học vào ngày 02/05/74. Khóa 3 có 60% quân số phục vụ tại các Phi Đoàn trực thuộc SĐ1KQ như Phi Đoàn 213 Song Chùy, Phi Đoàn 239 Hoàng Ưng và PĐ 253 Sói Thần. Một số bốc thăm về Pleiku và Nha Trang. Danh sách khóa 3 THTT ra trường do Tr/Tg Trần Văn Minh TLKQ ký ngày 30.4.1974 được niêm yết trong Phòng Trực của HQPD.

    Khoá 4 Hoa Tiêu Trực Thăng:

    Đến khóa 4 HTTT thì các SVSQ lại trở về Biên Hòa học bay. Khóa 4 bao gồm nhiều SVSQ thuộc LK 72 A, E,F G,H... được biết trong đó 72A có Trần Hớn Dân, Đỗ Văn Kỷ, Lê Hoàng Lân, Vũ Văn Ninh... 72E có Nguyễn Đình Chí, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Chấn Hải... , 72F có Trần Viêt Hỷ..., 72G Trần Thanh Thiếc ... về Phi Đoàn 251 Biên Hòa.

    Khoá 5 Hoa Tiêu Trực Thăng:

    Khóa 5 HTTT học bay ở Cần Thơ. Được biết khóa 5 ngoài các SVSQ thuộc LK 72 trong đó có 72E là Lê Minh Chí ( thuộc về diện ngồi chơi xơi nước bị BTL bỏ quên), 72H Nguyễn Tấn Hùng... còn có "13 con ma" thuộc khóa 72A. Lịch sử 13 SVSQ 72A nầy cũng gắn liền với việc "dzù dzọt" được kể lại như sau:
    Vào khoảng đầu năm 1973, 14 SVSQ khóa 72A có danh sách về Trung Tâm Giám Định Y Khoa TSN khám sức khỏe để theo học khóa 2 HTTT tại Cần Thơ. Sau khi khám sức khỏe xong, cả toán đồng ý "dzù" về thăm nhà sau một thời gian dài nằm ngoài Nha Trang và hẹn một tuần sau sẽ trở ra trình diện ông Bé. Chỉ có bạn Nguyễn Thành Hơn là "quên" đi lời hẹn ước đầu xuân, lót tót trở ra Nha Trang trình diện trước một mình. Thế là th/t Bé liền cho toán khác về Sài Gòn khám sức khỏe trám vô chỗ 13 người đang thực tập nhảy dù. Sau khi trở ra trình diện ông Bé, cả nhóm 13 người bị ký loại khỏi khóa 2 HTTT cùng với 26 ngày trọng cấm ngồi chưởi đổng trong Cải Hối Thất Phi Dũng. Chỉ có Nguyễn Thành Hơn thuộc nhóm được theo học khóa 2 HTTT. Còn lại "13 con ma" sống dật dờ, được th/t Bé "vinh thăng" cho làm cán bộ chăm sóc các khóa đàn em. Tuy nhiên theo bạn Út small thì có 2 người bất phục không chịu ra "hàng" là Võ Thành Long Châu và Phan Văn Út nên bị đì làm "tạp dịch" trong văn phòng ông Bé. Sau gần một năm chờ đợi BTL KQ "xóa bỏ hận thù" cả nhóm mới được theo học khóa 5 HTTT... Có còn hơn không !
    Hoàn tất học bay tại Cần Thơ, lại phải trở về Nha Trang học thêm giai đoạn 2 quân sự, khóa 5 ra trường vào tháng 12/1974, một số trở về Cần Thơ phục vụ tại các Phi Đoàn được biết như:

    - Phi Đoàn 255 Xà Vương : 72A có Võ Thành Long Châu, Nguyễn Hữu Đức, Võ Thanh Hà, Trần Thanh Hảo, Lê Văn Lâm (Lâm chùa), Nguyễn Văn Luông, Nguyễn Văn Son.
    - Phi Đoàn 227 Hải Âu : 72A có Trần Văn Thành, Lê Ngọc Thảo..
    - Phi Đoàn 217 Thần Điểu : 72A có Phan Văn Út ( Út small), Trương Thanh Vân, Nguyễn Hồng Việt, Trương Văn Vĩnh; 72E có Lê Minh Chí, 72H có Nguyễn Tấn Hùng (Hùng ruồi)...

    Khoá 6 Hoa Tiêu Trực Thăng:

    Khóa 6 HTTT được gởi ra Đà Nẵng học bay trong giai đoạn cuối mùa của Đoàn SVSQ nên khá trầm lặng. Sau khi mãn khóa bay tại Phi Đoàn 233 Đà Nẵng và tốt nghiệp giai đoạn 2 QS tại Nha Trang, các pilot đã được phân phối về các phi đoàn trong giai đoạn chiến cuộc đang sắp đến hồi quyết định, cũng giống như giai đoạn quyết định trước đó tại TTHLKQ Nha Trang.
    Theo Võ Thanh Hà 72A, vào khoảng trườc Tết con Cọp tức là đầu tháng 2/1974, Bộ Tư Lệnh KQ thông báo danh sách của 3 khóa Hoa Tiêu Trực Thăng 4, 5 và 6 và đồng thời cho biết rằng tất cả những SVSQ còn lại đều phải ra bộ binh.... Cũng theo bạn Út small, một trong những người " tử thủ" đoàn SVSQ cho tới phút cuối, Đoàn SVSQ còn có cả khóa 74A (?), tuy nhiên sau đó anh em cùng chung số phận với một số SVSQ khóa 73 phải ra Long Thành thụ huấn.
    Tháng 12 năm 1974, ngày lễ ra trường tập thể của các khóa 4, 5, 6 HTTT cùng với khóa 2 T-37 ( tức khóa 44 Hoa Tiêu Quan Sát) và khóa 1/74 Quan Sát Viên được cử hành rất trọng thể tại Nha Trang, chấm dứt giai đoạn huấn luyện SVSQ của TTKLKQ Nha Trang một thời tấp nập.

    Lời kết:

    Bài viết trên đây được viết lại theo các chi tiết được ghi trong quyển "Không Gian Hằn Nỗi Nhớ" của khoá 72A cũng như theo lời kể của các SVSQ thuộc Liên Khóa có liên hệ ít nhiều đến các khóa học, chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong được các bạn bổ túc thêm cũng như xin bỏ lỗi cho những tin tức không chính xác.
    Thực ra từ khi chọn cuộc đời SVSQKQ là dường như đã bắt đầu chọn ít nhiều vào con đường mai rủi, không giống như các khóa học trong các quân trường SQ lục quân : đồng loạt và thống nhất.
    SVSQ phi hành thuộc Liên Khóa 72-73 ngoài khả năng Anh ngữ, sự quyết định học bay tùy thuộc vào tài khóa có được trong lúc đủ khả năng Anh ngữ, cũng như khi nhu cầu KQ cần nhân sự cho loại phi cơ gì. Cùng một khóa nhưng người thì phản lực, kẻ thì quan sát, người thì trực thăng, chữ "chọn" được dùng chỉ có một lần duy nhất là khi gia nhập không quân, ngoài ra là "được chọn".
    Cũng thuần là một sự mai mắn, một người đi trước vài tuần lễ, một tháng là khác khóa; đủ ECL trước sau 1 tháng là cuộc đời sẽ khác xa. Một người "được chọn" theo học quan sát hoặc các khóa trực thăng học quốc nội thường tỏ ra không hài lòng, vì mục đích học anh ngữ để chuẩn bị du học. Sau khi ra trường về đơn vị thì mới chợt nhận ra sự quý báo của một cánh chim trời được tung cánh và cảm thấy rất mãn nguyện và tự hào. Các bạn thuộc LK 72- 73 được "mai mắn" theo học các khóa bay tại Mỹ một số có mai mắn thực sự khi "kịp" ra trường trước khi ngân sách bị cắt giảm, về nước và ra đơn vị kịp lúc để "hiến máu" hay còn đang chờ đợi tại quân trường, trong khi một số thì đang dang dở vẫn bị "triệu hồi" về nước và được "xuyên huấn" tại Long Thành.
    Như những cánh chim vừa tập tễnh rời tổ, tang bồng chưa thỏa dạ....... nhưng Liên Khóa 72-73 cũng rất tự hào vì đã ít nhiều "rình rang" một thuở, đã vinh hạnh đóng góp it nhiều cho sự trưởng thành của Không Lực và góp phần vào cuộc chiến bảo vệ miền Nam VN.

    (Viết theo đặc san 72A "Không Gian Hằn Nỗi Nhớ")
  2. hoiquanphidung.com
  3. Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Các khóa Hoa Tiêu Trực Thăng Quốc nội

Đợt 1 gồm khóa 1 HTTT ở SĐ3KQ Biên Hòa, khóa 2 ở SĐ4KQ Cần Thơ và khóa 3 ở SĐ1KQ Đà Nẵng. Trong đợt 1 nầy, các khóa trước khi bắt đầu vào học UH-1 tại các phi đoàn huấn luyện



  1. Kể từ năm 1973, khối Huấn luyện BTLKQ đã đào tạo được 6 khóa trực thăng quốc nội chia làm 2 đợt :
    - Đợt 1 gồm khóa 1 HTTT ở SĐ3KQ Biên Hòa, khóa 2 ở SĐ4KQ Cần Thơ và khóa 3 ở SĐ1KQ Đà Nẵng. Trong đợt 1 nầy, các khóa trước khi bắt đầu vào học UH-1 tại các phi đoàn huấn luyện phải qua một giai đoạn học lái phi cơ U -17 tại Phi Đoàn Quan Sát 116 ( Thần Ưng?) thuộc SĐ4KQ Cần Thơ với khoảng 30 giờ bay để làm quen với mây trời.
    - Đợt 2 gồm các khóa 4 HTTT (Biên Hòa), khóa 5 tại Cần Thơ và khóa 6 tại Đà Nẵng thì phần học U - 17 được bải bỏ ( có lẽ vì tốn kém và cũng vì U-17 chẳng ăn nhập gì đến trực thăng, loại phi cơ vốn có một hệ thống control hoàn toàn khác và với hệ thống hydraulic thật nhạy cảm, nếu không nói là tạo khó khăn thêm cho việc học lái trực thăng sau nầy).
    Tất cả các khóa được học lái trực tiếp loại UH-1 đang được xử dụng trên chiến trường VN, do các Pilot Việt Nam nhiều kinh nghiệm chiến trường được chọn từ các Phi Đoàn trực thăng tác chiến trên 4 vùng CT với số giờ bay cao nhất và sau khi tu nghiệp một khóa IP tại Mỹ. Với địa hình quen thuộc trong lúc thực tập, IP giảng giải bằng tiếng Việt cặn kẽ cùng với loại trực thăng trực tiếp tham chiến trên chiến trường là những lợi điểm giúp ich rất nhiều cho các khóa sinh sau khi mãn khóa và về Phi Đoàn tác chiến. Được biết các khóa sau khi tốt nghiệp thì 60% khóa sinh tốt nghiệp sẽ ở lại Sư Đoàn nơi huấn luyện, 20% sẽ về SĐ2KQ Nha Trang và 20% còn lại sẽ về SĐ6KQ Pleiku. Các khóa H TTT đợt 1 sau khi tốt nghiệp thì về Phi đoàn bay hành quân ngay sau đó, trong khi các khóa thuộc đợt 2 phải học thêm giai đoạn 2 BTQS trước khi ra Phi Đoàn, cũng vì vậy mà một số hoa tiêu các khóa 1, 2 ,3 HTTT sau một thời gian hành quân ở PĐ vào cuối năm 1974 phải trở về Nha Trang tham dự khóa học Sĩ Quan Bổ Túc quân sự cùng với các hoa tiêu khắp nơi từ cấp Tr/u trở xuống (từ Mỹ về, với hàng ngàn giờ bay hành quân nhưng chưa qua giai đọan 2 căn bản Quân sự với ắc ê... một hai, hay thưc tập tháo ráp vũ khí cộng đồng "mọt chê" 60 và 80 ly... )

    Khoá 1 Hoa Tiêu Trực Thăng :

    Rời Ngân Hà đi học bay vào khoảng tháng 8-9/1973 tại PĐ 245 Biên Hòa. Như đã trình bày bên trên, trước đó các khóa sinh phải qua giai đoạn học U-17 tại Cần Thơ. Khóa có 41 khóa sinh gồm 37 SVSQ khóa 72A và 4 SVSQ khóa 72B, được chia làm 2 toán A và B thay phiên nhau học địa huấn và phi huấn. Khóa 1 HTTT hoàn tất với 40 SQ pilot trực thăng tốt nghiệp và 1 người bị loại vì lý do sức khỏe là Nguyễn Văn Châu (Châu Đá) ra bộ binh ở Long Thành. Khoá 1 HTTT gồm các SVSQ 72A sau khi tố nghiệp được phân phối như sau:

    - Phi Đoàn 221 Lôi Vũ, Biên Hòa (7): Đỗ Văn Bính, Nguyễn Công Chánh, Ngô Đình Chi, Nguyễn Văn Chiến, Trần Văn Duy, Đinh Đông Định, Nguyễn Đình Hòe.
    - Phi Đoàn 215 Thần Tượng, Nha Trang (5) : Đỗ Văn Ban, Nguyễn văn Bực, Nguyễn Văn Hóa, Võ Kim Phi, Phạm Duy Sơn.
    - Phi Đoàn 251, Biên Hòa (9) : Hứa Văn Bảo, Nguyễn Văn Cửu, Huỳnh Thanh Hải, Đinh Sĩ Hưng, Hoàng Hữu Khuê, Phùng Văn Ninh, Liêu Huỳnh Phong, Vũ Xuân Quảng, Nguyễn Xuân Sơn.
    - Phi Đoàn 245 Biên Hòa (3) : Nguyễn Văn Đại (221), Ủ Văn Anh Dũng (221), Nguyễn Văn Sơn (221)
    - Phi Đoàn 223, Biên Hòa (6) : Nguyễn Đình Hồng, Nguyễn Quang Hưng, Hoàng Đình Lai, Đặng Thanh Liêm,Trần Đình Long, Lê Văn Nguyên.
    - Phi Đoàn 235 Sơn Dương, Cù Hanh, Pleiku : Võ Đức Di.
    -Phi Đoàn 243 Mãnh Sư, Phù Cát : Lê Minh Hài
    - Phi Đoàn 229, Pleiku : Châu Minh Hoàng, Châu Thiên Huệ.
    ..........

    Khoá 2 Hoa Tiêu Trực Thăng :

    Được khai giảng 1 tháng sau khóa 1 tại phi trường Trà Nóc, Cần Thơ và kết thúc vào đầu năm 1974. Một người bị loại về Nha Trang là Hoàng Văn Thanh. Một số các pilot tốt nghiệp thuộc SVSQ khóa 72A được phân phối về đơn vị như sau:

    - Phi Đoàn 255 Cần Thơ ( 5) : Nguyễn Văn Dân, Trần Hữu Du, Mai Thanh Hoàng,Trương Tấn Phát, Hà Tấn Thông.
    - Phi Đoàn 225 Ác Điểu, Cần Thơ ( 7) : Nguyễn Đình Hồng (Hồng già), Lê Quang Sang, Phạm Hoàng Tảo, Nguyễn Đình Tài, Phạn Văn Thế, Quách Dũng Tiến, Nguyễn Hữu Tín.
    - Phi Đoàn 227 Cần Thơ ( 6) : Nghiêm Xuân Mạnh, Nguyễn Hoàng Thọ, Nguyễn Thái Thọ, Võ Văn Triên, Vũ Đức Trọng, Trương Đình Tuyền.
    - Phi Đoàn 229 Pleiku : Nguyễn Thành Hơn.
    - Phi Đoàn 215 Thần Tượng: Thạch Thành
    - Phi Đoàn 243 Mãnh Sư, Phù Cát : Lê Công Ngữ,
    - Phi Đoàn 217 Thần Điểu : Nguyễn Minh Đức (72E)
    .......................

    Khoá 3 Hoa Tiêu Trực Thăng :

    Khai giảng sau khóa 2 một tháng tại Phi Đoàn 233 Thiên Ưng, Đà Nẵng.

    Tiểu sử khóa 3 THTT cũng khá ly kỳ. Vào khoảng giữa năm 1973, hơn 40 SVSQ đủ ECL từ Trường SN Nha Trang được chuyền về Sài Gòn chờ học bổ túc để chuẩn bị "xuất dương". Đa số thuộc các khóa 72 trừ 2 cán bộ là Nguyễn Văn Viết và Trần Văn Út (Út small 70A) .
    Cả toán do Th/u Tấn (HLV Địa Hình trại Phi Dũng) hướng dẫn về trình diện Bộ Tư Lệnh.
    Sau khi C-130 đáp xuống Tân Sơn Nhất, nhằm ngày Thứ Năm (hay Thứ Sáu), anh em xin Th/U Tấn cho về thăm gia đình cho đến sáng thứ hai sẽ trở lại trình diện. Thế rồi cả đám đồng lòng tan hàng và hẹn gặp lại sáng thứ hai tại cổng sau gầnTent City để vào trình diện. Thiếu Úy Tấn báo cáo với Phòng Nhân Viên BTL vào ngày thứ sáu. Đúng hẹn tất cả đều có mặt, sau khi sắp hàng điểm danh xong thì Phó Hoàng Trí đến cổng gặp Quân Cảnh xin vào trình diện. Quân cảnh trả lời là phải chờ Bộ Tư Lệnh quyết định. Anh em ngồi chờ dài cổ cho đến khoảng một giờ trưa thì cả toán được cho vào làm thủ tục nhập trại và nhận Tent. Sau khi nhập trại, cả toán hơn 40 SVSQ Liên Khóa 72 ngày qua ngày gần một tháng nằm chơi xơi... nóng, chẳng ai thèm ngó ngàng tới, trong lúc những anh em từ Nha Trang về sau đã có tên vào trường SNQĐ kế bên để học tiếp Anh văn. Có vài SVSQ trong các khóa đàn anh không biết săn tin ở đâu về cho biết có lẽ cả nhóm sẽ ra bộ binh. Tinh thần anh em tuột dốc thê thảm, một số dù dzọt liên miên. Rồi vào một buổi trưa, văn phòng thông báo văn thư của Bộ Tư Lệnh KQ gởi đến cho biết có 3 người được làm thủ tục vào học tiếp trong trường SNQĐ là Phó Hoàng Trí, Đoàn Anh Tú và một người nữa ( hình như là COCC thì phải). Cả toán bất bình nên đè 3 chàng trúng số nầy ra mà khảo xem có phải vì 3 vị đã "xé rào" vào trình diện BTL trước hay không nhưng cả 3 đều phủ nhận. Theo lời yêu cầu của một số anh em trong toán nên 3 người đã xác nhận bằng giấy tờ là không có trình diện trước anh em sau khi từ Nha Trang trở về. Với lời xác nhận nầy, cả toán đã viết thư yêu cầu BTL giải thích lý do.
    Sau một thời gian chờ đợi thì vào một buổi sáng, cả toán được lệnh tập họp lên xe bus chở đi du lịch Sài Gòn. Anh em hồi hộp trên xe, một số vui vẻ vì được ngắm cảnh thủ đô Saigon hoa lệ. Xe ngừng trước số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phòng an ninh quân đội của Không Quân. Tại đây bị ghép tội "đào ngủ tập thể", mỗi người được phát cho một tờ giấy khai báo sự việc trình diện BTL chậm trể, sau đó từng người một được gọi vào gặp thiếu tá Thức để trả lời trực tiếp. Tất cả đều khai báo và trả lời giống nhau là do Th/u Tấn cho phép về thăm nhà (sorry Thu/u Tấn) sau nhiều tháng học ở Nha Trang. Kết quả là Th/u Tấn bị ký củ và giam lon 6 tháng vì lúc đó ông ta đã có quyết định thăng cấp Trung úy. Riêng Phó Hoàng Trí và Đoàn Anh Tú đã bị ra bộ binh (?) còn người thứ ba trong văn thư đầu tiên thì không biết đi về mô.
    Cả toán sau đó được cho học khóa 3 HTTT tại Đà Nẵng gồm 41 người, 1 người bị loại là Trần Khánh Hội khóa 72H (vì chuyện tình cảm lăng nhăng có dính líu đến một SQ cao cấp trong Không Đoàn 51), còn lại 40 người hoàn tất khóa học vào ngày 02/05/74. Khóa 3 có 60% quân số phục vụ tại các Phi Đoàn trực thuộc SĐ1KQ như Phi Đoàn 213 Song Chùy, Phi Đoàn 239 Hoàng Ưng và PĐ 253 Sói Thần. Một số bốc thăm về Pleiku và Nha Trang. Danh sách khóa 3 THTT ra trường do Tr/Tg Trần Văn Minh TLKQ ký ngày 30.4.1974 được niêm yết trong Phòng Trực của HQPD.

    Khoá 4 Hoa Tiêu Trực Thăng:

    Đến khóa 4 HTTT thì các SVSQ lại trở về Biên Hòa học bay. Khóa 4 bao gồm nhiều SVSQ thuộc LK 72 A, E,F G,H... được biết trong đó 72A có Trần Hớn Dân, Đỗ Văn Kỷ, Lê Hoàng Lân, Vũ Văn Ninh... 72E có Nguyễn Đình Chí, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Chấn Hải... , 72F có Trần Viêt Hỷ..., 72G Trần Thanh Thiếc ... về Phi Đoàn 251 Biên Hòa.

    Khoá 5 Hoa Tiêu Trực Thăng:

    Khóa 5 HTTT học bay ở Cần Thơ. Được biết khóa 5 ngoài các SVSQ thuộc LK 72 trong đó có 72E là Lê Minh Chí ( thuộc về diện ngồi chơi xơi nước bị BTL bỏ quên), 72H Nguyễn Tấn Hùng... còn có "13 con ma" thuộc khóa 72A. Lịch sử 13 SVSQ 72A nầy cũng gắn liền với việc "dzù dzọt" được kể lại như sau:
    Vào khoảng đầu năm 1973, 14 SVSQ khóa 72A có danh sách về Trung Tâm Giám Định Y Khoa TSN khám sức khỏe để theo học khóa 2 HTTT tại Cần Thơ. Sau khi khám sức khỏe xong, cả toán đồng ý "dzù" về thăm nhà sau một thời gian dài nằm ngoài Nha Trang và hẹn một tuần sau sẽ trở ra trình diện ông Bé. Chỉ có bạn Nguyễn Thành Hơn là "quên" đi lời hẹn ước đầu xuân, lót tót trở ra Nha Trang trình diện trước một mình. Thế là th/t Bé liền cho toán khác về Sài Gòn khám sức khỏe trám vô chỗ 13 người đang thực tập nhảy dù. Sau khi trở ra trình diện ông Bé, cả nhóm 13 người bị ký loại khỏi khóa 2 HTTT cùng với 26 ngày trọng cấm ngồi chưởi đổng trong Cải Hối Thất Phi Dũng. Chỉ có Nguyễn Thành Hơn thuộc nhóm được theo học khóa 2 HTTT. Còn lại "13 con ma" sống dật dờ, được th/t Bé "vinh thăng" cho làm cán bộ chăm sóc các khóa đàn em. Tuy nhiên theo bạn Út small thì có 2 người bất phục không chịu ra "hàng" là Võ Thành Long Châu và Phan Văn Út nên bị đì làm "tạp dịch" trong văn phòng ông Bé. Sau gần một năm chờ đợi BTL KQ "xóa bỏ hận thù" cả nhóm mới được theo học khóa 5 HTTT... Có còn hơn không !
    Hoàn tất học bay tại Cần Thơ, lại phải trở về Nha Trang học thêm giai đoạn 2 quân sự, khóa 5 ra trường vào tháng 12/1974, một số trở về Cần Thơ phục vụ tại các Phi Đoàn được biết như:

    - Phi Đoàn 255 Xà Vương : 72A có Võ Thành Long Châu, Nguyễn Hữu Đức, Võ Thanh Hà, Trần Thanh Hảo, Lê Văn Lâm (Lâm chùa), Nguyễn Văn Luông, Nguyễn Văn Son.
    - Phi Đoàn 227 Hải Âu : 72A có Trần Văn Thành, Lê Ngọc Thảo..
    - Phi Đoàn 217 Thần Điểu : 72A có Phan Văn Út ( Út small), Trương Thanh Vân, Nguyễn Hồng Việt, Trương Văn Vĩnh; 72E có Lê Minh Chí, 72H có Nguyễn Tấn Hùng (Hùng ruồi)...

    Khoá 6 Hoa Tiêu Trực Thăng:

    Khóa 6 HTTT được gởi ra Đà Nẵng học bay trong giai đoạn cuối mùa của Đoàn SVSQ nên khá trầm lặng. Sau khi mãn khóa bay tại Phi Đoàn 233 Đà Nẵng và tốt nghiệp giai đoạn 2 QS tại Nha Trang, các pilot đã được phân phối về các phi đoàn trong giai đoạn chiến cuộc đang sắp đến hồi quyết định, cũng giống như giai đoạn quyết định trước đó tại TTHLKQ Nha Trang.
    Theo Võ Thanh Hà 72A, vào khoảng trườc Tết con Cọp tức là đầu tháng 2/1974, Bộ Tư Lệnh KQ thông báo danh sách của 3 khóa Hoa Tiêu Trực Thăng 4, 5 và 6 và đồng thời cho biết rằng tất cả những SVSQ còn lại đều phải ra bộ binh.... Cũng theo bạn Út small, một trong những người " tử thủ" đoàn SVSQ cho tới phút cuối, Đoàn SVSQ còn có cả khóa 74A (?), tuy nhiên sau đó anh em cùng chung số phận với một số SVSQ khóa 73 phải ra Long Thành thụ huấn.
    Tháng 12 năm 1974, ngày lễ ra trường tập thể của các khóa 4, 5, 6 HTTT cùng với khóa 2 T-37 ( tức khóa 44 Hoa Tiêu Quan Sát) và khóa 1/74 Quan Sát Viên được cử hành rất trọng thể tại Nha Trang, chấm dứt giai đoạn huấn luyện SVSQ của TTKLKQ Nha Trang một thời tấp nập.

    Lời kết:

    Bài viết trên đây được viết lại theo các chi tiết được ghi trong quyển "Không Gian Hằn Nỗi Nhớ" của khoá 72A cũng như theo lời kể của các SVSQ thuộc Liên Khóa có liên hệ ít nhiều đến các khóa học, chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong được các bạn bổ túc thêm cũng như xin bỏ lỗi cho những tin tức không chính xác.
    Thực ra từ khi chọn cuộc đời SVSQKQ là dường như đã bắt đầu chọn ít nhiều vào con đường mai rủi, không giống như các khóa học trong các quân trường SQ lục quân : đồng loạt và thống nhất.
    SVSQ phi hành thuộc Liên Khóa 72-73 ngoài khả năng Anh ngữ, sự quyết định học bay tùy thuộc vào tài khóa có được trong lúc đủ khả năng Anh ngữ, cũng như khi nhu cầu KQ cần nhân sự cho loại phi cơ gì. Cùng một khóa nhưng người thì phản lực, kẻ thì quan sát, người thì trực thăng, chữ "chọn" được dùng chỉ có một lần duy nhất là khi gia nhập không quân, ngoài ra là "được chọn".
    Cũng thuần là một sự mai mắn, một người đi trước vài tuần lễ, một tháng là khác khóa; đủ ECL trước sau 1 tháng là cuộc đời sẽ khác xa. Một người "được chọn" theo học quan sát hoặc các khóa trực thăng học quốc nội thường tỏ ra không hài lòng, vì mục đích học anh ngữ để chuẩn bị du học. Sau khi ra trường về đơn vị thì mới chợt nhận ra sự quý báo của một cánh chim trời được tung cánh và cảm thấy rất mãn nguyện và tự hào. Các bạn thuộc LK 72- 73 được "mai mắn" theo học các khóa bay tại Mỹ một số có mai mắn thực sự khi "kịp" ra trường trước khi ngân sách bị cắt giảm, về nước và ra đơn vị kịp lúc để "hiến máu" hay còn đang chờ đợi tại quân trường, trong khi một số thì đang dang dở vẫn bị "triệu hồi" về nước và được "xuyên huấn" tại Long Thành.
    Như những cánh chim vừa tập tễnh rời tổ, tang bồng chưa thỏa dạ....... nhưng Liên Khóa 72-73 cũng rất tự hào vì đã ít nhiều "rình rang" một thuở, đã vinh hạnh đóng góp it nhiều cho sự trưởng thành của Không Lực và góp phần vào cuộc chiến bảo vệ miền Nam VN.

    (Viết theo đặc san 72A "Không Gian Hằn Nỗi Nhớ")
  2. hoiquanphidung.com
  3. Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm