Tham Khảo
Các tổ chức nhân quyền châu Âu cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về án tử hình
Các tổ chức nhân quyền tại châu Âu yêu cầu nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tự chế khi ông thúc đẩy việc thi hành án tử hình sau cuộc đảo chánh bất thành vào tháng trước.
Lời kêu gọi tái lập án tử hình đã trở nên thường xuyên trong những tuần lễ mới đây kể từ khi âm mưu đảo chánh bất thành giữa lúc ông Erdogan tiến hành thanh trừng sâu rộng những người ông nghi là tham gia cuộc đảo chánh.
Việc thanh trừng hầu hết nhằm vào các thành viên quân đội, cảnh sát, và tình báo, các nhà báo và các học giả thuộc một phong trào đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật do giáo sĩ Futhullah Gulen, hiện cư ngụ tại Mỹ, lãnh đạo. Hàng ngàn người đã bị bắt giữ hay ngưng chức.
Ngày hôm qua hàng triệu người đã tụ tập tại Istanbul để nghe tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với việc hợp pháp hóa án tử hình lần đầu tiên kể từ năm 2004 nếu quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ quyết định đưa ra một dự luật như vậy.
Ông Erdogan nói với đám đông “Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc có án tử hình. Hầu hết các nước trên thế giới có án tử hình. Các nước này cho phép có án tử hình. Chủ quyền thuộc về toàn dân, do đó nếu người dân quyết định tôi chắc chắn là các đảng phái sẽ tuân thủ.”
Ngày hôm nay các giới chức Ân xá Quốc tế tại London nói tổ chức này được báo động vì lời tuyên bố của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, xem đây là một điều rõ ràng là án tử hình sẽ dùng để trừng phạt những người chịu trách nhiệm trong âm mưu đảo chánh ngày 15 tháng 7 vừa qua. Hơn 200 người thiệt mạng trong cuộc đảo chánh bất thành, một số người bị giết vì các binh sĩ tham gia đảo chánh bắn vào thường dân đổ ra đường phố để ngăn chặn đảo chánh.
Ông Fotis Filippou Phó Giám đốc châu Âu của Ân xá Quốc tế nói “Bạo động kinh hoàng do những người đứng đằng sau cuộc đảo chánh bất thành ngày 15 tháng 7 thực hiện đã làm cho hơn 200 người thiệt mạng và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phải mang những người chịu trách nhiệm tội ác này ra trước công lý. Tuy nhiên việc này phải được thi hành qua những vụ xử án công bằng, và không trừng phạt bằng án tử hình.”
Các giới chức Istanbul đã dành ra một khu đất mà họ gọi là “nghĩa trang của những kẻ phản bội” gần một nơi tạm trú của chó bên ngoài thành phố. Khi loan báo kế hoạch thành lập nghĩa trang, Thị trưởng Istanbul Kadir Topbas nói “Hãy để cho những người đi ngang qua đó nguyền rủa chúng và không để chúng yên nghỉ trong mộ.” Ông Topbas nói thêm là những người được chôn tại nghĩa trang này sẽ không được mai táng theo nghi thức Hồi giáo.
Hiện nay nghĩa trang này chỉ có mộ của ông Mehmet Karabekir, một sĩ quan tham gia âm mưu đảo chánh và chết trong cuộc đảo chánh bất thành này. Tin tức cho biết gia đình ông từ chối nhận xác ông vì xấu hổ và có thể vì sợ hãi.
Trái ngược với tiếng reo hò ông Erdogan nhận được trong cuộc biểu tình ngày hôm qua, kế hoạch thành lập nghĩa trang và những lời lẽ nặng nề của ông thị trưởng đã là lý do khiến một số người Thổ Nhĩ Kỳ ngần ngại. Các giới chức phần lớn không ủng hộ kế hoạch và đã cho di dời bảng hiệu “Nghĩa trang của những Kẻ phản bội” ra khỏi nơi này. Các nhà phân tích nói đây có thể là một dấu hiệu cho thấy những hành động trả đủa của ông Erdoban càng ngày càng không được ủng hộ và nhiều người xem đây là tàn ác và cực đoan.
Việc ông Erdogan ủng hộ tái lập án tử hình đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xa hơn trong khả năng gia nhập Liên hiệp châu Âu. Nỗ lực này đã được tái khởi động do thỏa thuận hoán chuyển di dân được Thổ Nhĩ Kỳ hứa tiến hành cùng với những thỏa thuận khác, như là các công dân Thổ Nhĩ Kỳ du lịch sang châu Âu khỏi phải xin visa, để đổi lấy hàng tỉ đôla tiền viện trợ nhằm giải quyết vấn đề di dân.
Các giới chức EU đã nhanh chóng nói rõ là việc trở lại án tử hình sẽ chấm dứt hy vọng trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Federica Mogherini, người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU tuyên bố sau khi gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong tháng trước là Thổ Nhĩ Kỳ bị ràng buộc bởi Công ước châu Âu về nhân quyền và “không quốc gia nào có thể trở thành thành viên của EU nếu có án tử hình.”
Ông Erdogan đã đe dọa rút khỏi thỏa thuận di dân với EU và nói rằng thỏa thuận “có thể không thi hành được” nếu EU không tôn trọng các cam kết trong đó có việc du hành không cần visa.
Ông Fadi Hakura, một chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ thuộc tổ chức Chatham House viết “Việc ông Erdogan ủng hộ án tử hình có thể là một chỉ dấu chấm dứt hy vọng gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ và gây thêm căng thẳng trong quan hệ với châu Âu và Hoa Kỳ.”
Ông Hakura viết tiếp “khuynh hướng không thỏa hiệp này sau cuộc đảo chánh sẽ có ảnh hưởng tiêu cực sâu rộng đối với chính trị nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ, đối với an ninh và chính sách ngoại giao có thể đoán trước trong tương lai, và phương hại đến ổn định và thịnh vượng của nước này.”
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Các tổ chức nhân quyền châu Âu cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về án tử hình
Các tổ chức nhân quyền tại châu Âu yêu cầu nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tự chế khi ông thúc đẩy việc thi hành án tử hình sau cuộc đảo chánh bất thành vào tháng trước.
Lời kêu gọi tái lập án tử hình đã trở nên thường xuyên trong những tuần lễ mới đây kể từ khi âm mưu đảo chánh bất thành giữa lúc ông Erdogan tiến hành thanh trừng sâu rộng những người ông nghi là tham gia cuộc đảo chánh.
Việc thanh trừng hầu hết nhằm vào các thành viên quân đội, cảnh sát, và tình báo, các nhà báo và các học giả thuộc một phong trào đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật do giáo sĩ Futhullah Gulen, hiện cư ngụ tại Mỹ, lãnh đạo. Hàng ngàn người đã bị bắt giữ hay ngưng chức.
Ngày hôm qua hàng triệu người đã tụ tập tại Istanbul để nghe tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với việc hợp pháp hóa án tử hình lần đầu tiên kể từ năm 2004 nếu quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ quyết định đưa ra một dự luật như vậy.
Ông Erdogan nói với đám đông “Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc có án tử hình. Hầu hết các nước trên thế giới có án tử hình. Các nước này cho phép có án tử hình. Chủ quyền thuộc về toàn dân, do đó nếu người dân quyết định tôi chắc chắn là các đảng phái sẽ tuân thủ.”
Ngày hôm nay các giới chức Ân xá Quốc tế tại London nói tổ chức này được báo động vì lời tuyên bố của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, xem đây là một điều rõ ràng là án tử hình sẽ dùng để trừng phạt những người chịu trách nhiệm trong âm mưu đảo chánh ngày 15 tháng 7 vừa qua. Hơn 200 người thiệt mạng trong cuộc đảo chánh bất thành, một số người bị giết vì các binh sĩ tham gia đảo chánh bắn vào thường dân đổ ra đường phố để ngăn chặn đảo chánh.
Ông Fotis Filippou Phó Giám đốc châu Âu của Ân xá Quốc tế nói “Bạo động kinh hoàng do những người đứng đằng sau cuộc đảo chánh bất thành ngày 15 tháng 7 thực hiện đã làm cho hơn 200 người thiệt mạng và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phải mang những người chịu trách nhiệm tội ác này ra trước công lý. Tuy nhiên việc này phải được thi hành qua những vụ xử án công bằng, và không trừng phạt bằng án tử hình.”
Các giới chức Istanbul đã dành ra một khu đất mà họ gọi là “nghĩa trang của những kẻ phản bội” gần một nơi tạm trú của chó bên ngoài thành phố. Khi loan báo kế hoạch thành lập nghĩa trang, Thị trưởng Istanbul Kadir Topbas nói “Hãy để cho những người đi ngang qua đó nguyền rủa chúng và không để chúng yên nghỉ trong mộ.” Ông Topbas nói thêm là những người được chôn tại nghĩa trang này sẽ không được mai táng theo nghi thức Hồi giáo.
Hiện nay nghĩa trang này chỉ có mộ của ông Mehmet Karabekir, một sĩ quan tham gia âm mưu đảo chánh và chết trong cuộc đảo chánh bất thành này. Tin tức cho biết gia đình ông từ chối nhận xác ông vì xấu hổ và có thể vì sợ hãi.
Trái ngược với tiếng reo hò ông Erdogan nhận được trong cuộc biểu tình ngày hôm qua, kế hoạch thành lập nghĩa trang và những lời lẽ nặng nề của ông thị trưởng đã là lý do khiến một số người Thổ Nhĩ Kỳ ngần ngại. Các giới chức phần lớn không ủng hộ kế hoạch và đã cho di dời bảng hiệu “Nghĩa trang của những Kẻ phản bội” ra khỏi nơi này. Các nhà phân tích nói đây có thể là một dấu hiệu cho thấy những hành động trả đủa của ông Erdoban càng ngày càng không được ủng hộ và nhiều người xem đây là tàn ác và cực đoan.
Việc ông Erdogan ủng hộ tái lập án tử hình đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xa hơn trong khả năng gia nhập Liên hiệp châu Âu. Nỗ lực này đã được tái khởi động do thỏa thuận hoán chuyển di dân được Thổ Nhĩ Kỳ hứa tiến hành cùng với những thỏa thuận khác, như là các công dân Thổ Nhĩ Kỳ du lịch sang châu Âu khỏi phải xin visa, để đổi lấy hàng tỉ đôla tiền viện trợ nhằm giải quyết vấn đề di dân.
Các giới chức EU đã nhanh chóng nói rõ là việc trở lại án tử hình sẽ chấm dứt hy vọng trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Federica Mogherini, người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU tuyên bố sau khi gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong tháng trước là Thổ Nhĩ Kỳ bị ràng buộc bởi Công ước châu Âu về nhân quyền và “không quốc gia nào có thể trở thành thành viên của EU nếu có án tử hình.”
Ông Erdogan đã đe dọa rút khỏi thỏa thuận di dân với EU và nói rằng thỏa thuận “có thể không thi hành được” nếu EU không tôn trọng các cam kết trong đó có việc du hành không cần visa.
Ông Fadi Hakura, một chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ thuộc tổ chức Chatham House viết “Việc ông Erdogan ủng hộ án tử hình có thể là một chỉ dấu chấm dứt hy vọng gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ và gây thêm căng thẳng trong quan hệ với châu Âu và Hoa Kỳ.”
Ông Hakura viết tiếp “khuynh hướng không thỏa hiệp này sau cuộc đảo chánh sẽ có ảnh hưởng tiêu cực sâu rộng đối với chính trị nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ, đối với an ninh và chính sách ngoại giao có thể đoán trước trong tương lai, và phương hại đến ổn định và thịnh vượng của nước này.”
VOA