Tham Khảo
Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump
Nguồn: Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp‑Hooper, “How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, 24/01/2017.
Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Dựa vào hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ sau khi thắng cử, cũng như qua thông điệp rõ ràng theo hướng biệt lập chủ nghĩa trong tuyên bố nhậm chức của ông, có vẻ như sẽ an toàn nếu đánh giá rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Trump sẽ xóa tan nhiều giả định lâu nay về vai trò của Mỹ trên thế giới. Điều này có thể sẽ gây hoang mang lớn cho các đồng minh châu Á của Mỹ.
Vẫn còn quá sớm để kết luận chính xác ý nghĩa thực sự mà nhiệm kỳ tổng thống của Trump có thể có đối với châu Á là gì. Rất nhiều khả năng có thể xảy ra. Trump có thể đảo ngược chính sách “xoay trục” chiến lược sang châu Á của Tổng thống Barack Obama, để cho khu vực này nằm trong tình trạng hỗn mang. Cũng có thể ông vẫn duy trì sự tập trung vào châu Á, song bằng một cách thức tiếp cận thiên về quân sự hơn. Hoặc ông có thể cùng Trung Quốc tạo nên thứ gọi là G2 của hai cường quốc lớn nhất thế giới.
Trong bất cứ trường hợp nào thì rõ ràng là sau nhiều thập kỷ duy trì sự tiếp nối (trong chính sách), kể từ khi Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger thực hiện chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc vào năm 1972, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc giờ lại đang là một câu hỏi bỏ ngỏ. Những quốc gia vốn có nền quốc phòng phụ thuộc vào sự bảo đảm an ninh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đều bày tỏ sự quan ngại sâu sắc.
Nhiều quốc gia châu Á đã quen với cam kết bảo đảm an ninh của Mỹ thông qua sự can dự chính trị sâu sắc và có thể đoán trước với Mỹ. Trái với các thỏa thuận an ninh đa phương như NATO, các liên minh của Mỹ ở châu Á được dựa trên các hiệp ước song phương riêng lẻ. Do đó, những nước này rất dễ bị tổn thương trước các dao động của chính quyền Trump.
Các liên minh song phương gia tăng sự kiểm soát của một cường quốc lên các đồng minh nhỏ hơn, trong khi những thỏa thuận đa phương phân bổ quyền lực và sự ảnh hưởng một cách đồng đều hơn. Đây chính là thực tế đang diễn ra tại châu Á, khi Mỹ là trung tâm của hệ thống ‘trục và nan hoa’, còn các quốc gia khác được kết nối với nhau thông qua duy nhất một trung tâm đó. Cấu trúc này còn được gọi là mạng lưới hình ngôi sao, rất hữu hiệu để phối hợp hành động và tích tụ nguồn lực.
Như nhà khoa học chính trị Victor Cha lập luận trước bầu cử, những dịch chuyển về năng lực trong khu vực, sự nổi lên của các mối đe dọa và thách thức mới, cũng như việc mở rộng kết nối trong thế kỷ 21 đòi hỏi một cấu trúc an ninh mới có tính đa phương hơn. Việc Trump nghi ngờ các thể chế đa phương và không chấp nhận các chi phí cho sự thuyết phục, chi phí bên lề và cơ cấu mà một sự lãnh đạo tập trung yêu cầu, khiến quá trình chuyển đổi đó càng thêm cấp thiết.
Thay vì thất vọng, các đồng minh châu Á của Mỹ nên tự giải quyết vấn đề và bắt đầu liên kết với nhau. Bằng cách xây dựng và thể chế hóa quan hệ với nhau, những nước này có thể tái định hình mạng lưới an ninh của mình trong khu vực từ cấu trúc hình ngôi sao mà Mỹ là trung tâm thành kiểu mô hình dạng lưới, trong đó họ liên kết với nhau như đã làm với Mỹ. Hệ thống này có thể củng cố sự ổn định trong những giai đoạn bất ổn theo ba cách cốt yếu.
Thứ nhất, nếu Mỹ không thể thực hiện các cam kết khu vực, ví dụ như tham gia xây dựng năng lực cho các đối tác đang đương đầu với các yêu sách chủ quyền hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, thì các đối tác liên kết có thể giúp các đồng minh của Mỹ bù đắp điều đó. Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc đã hỗ trợ an ninh cho các quốc gia Đông Nam Á trên cơ sở song phương. Một cơ chế phối hợp đa phương sẽ giúp cho những nước này hài hòa hóa các nỗ lực của mình, từ đó thúc đẩy năng lực theo đuổi các lợi ích an ninh chung, ngay cả khi nguồn lực và khả năng lãnh đạo của Mỹ đang bị suy yếu.
Mặt khác, nếu các đồng minh ở châu Á đang nghi ngờ các ý định của Mỹ, thì những đối tác liên kết có thể tạo cho họ sự ảnh hưởng nhằm đòi hỏi tính minh bạch lớn hơn. Mỹ thường thảo luận riêng lẻ với từng đồng minh ở Nhật Bản và Hàn Quốc về các vấn đề quốc phòng và nhân quyền nhạy cảm liên quan tới Triều Tiên. Đây là lý do khiến hai nước này đều phải phụ thuộc vào Mỹ về thông tin lẫn năng lực.
Tuy nhiên, bằng cách ứng phó với Triều Tiên dựa theo cấu trúc ba bên, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể liên kết thông tin nhận được từ Mỹ và tăng cường vai trò của mình trong việc hình thành biện pháp đối phó. Thỏa thuận chia sẻ tình báo chung GSOMIA mới đây giữa hai nước là một bước đi quan trọng để nâng cao tính minh bạch như vậy thông qua hình thức liên kết.
Tương tự, cách thức tiếp cận liên kết này có thể đặt các quốc gia châu Á vào một vị trí vững chắc hơn để kiềm chế Mỹ nếu chính quyền của Trump có những hành động gây bất ổn trong khu vực, ví dụ như việc gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Trump hiện đang làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của ông ta đối với chính sách “một Trung Quốc”, bao gồm việc nhận một cuộc điện thoại chúc mừng của tổng thống Đài Loan sau cuộc bầu cử, và đe dọa áp thuế quan cao lên Trung Quốc, nước vốn bị ông cáo buộc (sai) là phá giá tiền tệ trong nước để giành được lợi thế thương mại không công bằng.
Nếu Trump tiếp tục duy trì hướng đi này, Trung Quốc sẽ đáp trả bằng hành động tương tự như đã từng tuyên bố. Những động thái này đều không có lợi đối với các đồng minh của Mỹ.
Dĩ nhiên, nếu một trong số các đồng minh tương đối nhỏ của Mỹ nỗ lực thách thức các hành động của Mỹ, thì nước đó sẽ phải đối mặt với cái giá rất đắt còn cơ hội thành công là rất thấp. Nhưng nếu các đồng minh bắt tay nhau thông qua các thể chế quốc tế và đối thoại đa phương, thì họ sẽ có thể thuyết phục được chính quyền của Trump thay đổi phương thức giải quyết mà không gây tổn hại tới lợi ích cốt lõi của riêng mình.
Tin tốt là các đồng minh của Mỹ ở châu Á sẽ không bắt đầu từ con số không. Trong vài năm trở lại đây, một số mạng lưới đang dần hình thành một cách hữu cơ. Nhật Bản đã ký kết nhiều thỏa thuận an ninh và kinh tế song phương với Philippines và Australia. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á không chỉ là một tổ chức liên kết chặt chẽ, mà nó còn tích cực nuôi dưỡng nhiều mối quan hệ đối tác với các nước láng giềng Đông Bắc Á thông qua một loạt các thỏa thuận song và đa phương.
Chính quyền của ông Obama từng công nhận xu thế này. Năm 2016, nước Mỹ tiến hành xúc tiến ý tưởng một “mạng lưới an ninh có nguyên tắc” tại châu Á, một khẩu hiệu mà dường như không thể tồn tại dưới thời của tổng thống Trump. Obama cũng từng tổ chức nhiều cuộc gặp ba bên với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Những hệ thống dạng mạng lưới có đặc điểm rất bền chắc, bởi vì không một nốt riêng lẻ nào quan trọng đối với sự sống còn của cấu trúc đó, ngay cả khi một liên kết bị gãy thì cấu trúc vẫn tồn tại. Lô-gich này được sử dụng để thiết kế mọi thứ từ hàng rào cho tới lưới đánh cá. Đã đến lúc áp dụng nó trong các dàn xếp an ninh của châu Á. Nếu các đồng minh của Mỹ ở châu Á đi những nước cờ đúng đắn, họ có thể sẽ nổi lên từ kỷ nguyên của Trump một cách bền bỉ và vững chắc hơn bao giờ hết.
Anne-Marie Slaughter, cựu Vụ trưởng Vụ hoạch định chính sách, Bộ Ngoại giao Mỹ (2009-2011), là Chủ tịch và CEO của viện nghiên cứu chính sách New America, Giáo sư hưu trí về Chính trị và Quan hệ quốc tế tại Đại học Princeton, và là tác giả của cuốn sách: Unfinished Business: Women Men Work Family.
Mira Rapp‑Hooper là thành viên cao cấp của Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới (CNAS).
Copyright: Project Syndicate 2016 – How America’s Asian Allies Can Survive Trump
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump
Nguồn: Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp‑Hooper, “How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, 24/01/2017.
Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Dựa vào hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ sau khi thắng cử, cũng như qua thông điệp rõ ràng theo hướng biệt lập chủ nghĩa trong tuyên bố nhậm chức của ông, có vẻ như sẽ an toàn nếu đánh giá rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Trump sẽ xóa tan nhiều giả định lâu nay về vai trò của Mỹ trên thế giới. Điều này có thể sẽ gây hoang mang lớn cho các đồng minh châu Á của Mỹ.
Vẫn còn quá sớm để kết luận chính xác ý nghĩa thực sự mà nhiệm kỳ tổng thống của Trump có thể có đối với châu Á là gì. Rất nhiều khả năng có thể xảy ra. Trump có thể đảo ngược chính sách “xoay trục” chiến lược sang châu Á của Tổng thống Barack Obama, để cho khu vực này nằm trong tình trạng hỗn mang. Cũng có thể ông vẫn duy trì sự tập trung vào châu Á, song bằng một cách thức tiếp cận thiên về quân sự hơn. Hoặc ông có thể cùng Trung Quốc tạo nên thứ gọi là G2 của hai cường quốc lớn nhất thế giới.
Trong bất cứ trường hợp nào thì rõ ràng là sau nhiều thập kỷ duy trì sự tiếp nối (trong chính sách), kể từ khi Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger thực hiện chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc vào năm 1972, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc giờ lại đang là một câu hỏi bỏ ngỏ. Những quốc gia vốn có nền quốc phòng phụ thuộc vào sự bảo đảm an ninh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đều bày tỏ sự quan ngại sâu sắc.
Nhiều quốc gia châu Á đã quen với cam kết bảo đảm an ninh của Mỹ thông qua sự can dự chính trị sâu sắc và có thể đoán trước với Mỹ. Trái với các thỏa thuận an ninh đa phương như NATO, các liên minh của Mỹ ở châu Á được dựa trên các hiệp ước song phương riêng lẻ. Do đó, những nước này rất dễ bị tổn thương trước các dao động của chính quyền Trump.
Các liên minh song phương gia tăng sự kiểm soát của một cường quốc lên các đồng minh nhỏ hơn, trong khi những thỏa thuận đa phương phân bổ quyền lực và sự ảnh hưởng một cách đồng đều hơn. Đây chính là thực tế đang diễn ra tại châu Á, khi Mỹ là trung tâm của hệ thống ‘trục và nan hoa’, còn các quốc gia khác được kết nối với nhau thông qua duy nhất một trung tâm đó. Cấu trúc này còn được gọi là mạng lưới hình ngôi sao, rất hữu hiệu để phối hợp hành động và tích tụ nguồn lực.
Như nhà khoa học chính trị Victor Cha lập luận trước bầu cử, những dịch chuyển về năng lực trong khu vực, sự nổi lên của các mối đe dọa và thách thức mới, cũng như việc mở rộng kết nối trong thế kỷ 21 đòi hỏi một cấu trúc an ninh mới có tính đa phương hơn. Việc Trump nghi ngờ các thể chế đa phương và không chấp nhận các chi phí cho sự thuyết phục, chi phí bên lề và cơ cấu mà một sự lãnh đạo tập trung yêu cầu, khiến quá trình chuyển đổi đó càng thêm cấp thiết.
Thay vì thất vọng, các đồng minh châu Á của Mỹ nên tự giải quyết vấn đề và bắt đầu liên kết với nhau. Bằng cách xây dựng và thể chế hóa quan hệ với nhau, những nước này có thể tái định hình mạng lưới an ninh của mình trong khu vực từ cấu trúc hình ngôi sao mà Mỹ là trung tâm thành kiểu mô hình dạng lưới, trong đó họ liên kết với nhau như đã làm với Mỹ. Hệ thống này có thể củng cố sự ổn định trong những giai đoạn bất ổn theo ba cách cốt yếu.
Thứ nhất, nếu Mỹ không thể thực hiện các cam kết khu vực, ví dụ như tham gia xây dựng năng lực cho các đối tác đang đương đầu với các yêu sách chủ quyền hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, thì các đối tác liên kết có thể giúp các đồng minh của Mỹ bù đắp điều đó. Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc đã hỗ trợ an ninh cho các quốc gia Đông Nam Á trên cơ sở song phương. Một cơ chế phối hợp đa phương sẽ giúp cho những nước này hài hòa hóa các nỗ lực của mình, từ đó thúc đẩy năng lực theo đuổi các lợi ích an ninh chung, ngay cả khi nguồn lực và khả năng lãnh đạo của Mỹ đang bị suy yếu.
Mặt khác, nếu các đồng minh ở châu Á đang nghi ngờ các ý định của Mỹ, thì những đối tác liên kết có thể tạo cho họ sự ảnh hưởng nhằm đòi hỏi tính minh bạch lớn hơn. Mỹ thường thảo luận riêng lẻ với từng đồng minh ở Nhật Bản và Hàn Quốc về các vấn đề quốc phòng và nhân quyền nhạy cảm liên quan tới Triều Tiên. Đây là lý do khiến hai nước này đều phải phụ thuộc vào Mỹ về thông tin lẫn năng lực.
Tuy nhiên, bằng cách ứng phó với Triều Tiên dựa theo cấu trúc ba bên, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể liên kết thông tin nhận được từ Mỹ và tăng cường vai trò của mình trong việc hình thành biện pháp đối phó. Thỏa thuận chia sẻ tình báo chung GSOMIA mới đây giữa hai nước là một bước đi quan trọng để nâng cao tính minh bạch như vậy thông qua hình thức liên kết.
Tương tự, cách thức tiếp cận liên kết này có thể đặt các quốc gia châu Á vào một vị trí vững chắc hơn để kiềm chế Mỹ nếu chính quyền của Trump có những hành động gây bất ổn trong khu vực, ví dụ như việc gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Trump hiện đang làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của ông ta đối với chính sách “một Trung Quốc”, bao gồm việc nhận một cuộc điện thoại chúc mừng của tổng thống Đài Loan sau cuộc bầu cử, và đe dọa áp thuế quan cao lên Trung Quốc, nước vốn bị ông cáo buộc (sai) là phá giá tiền tệ trong nước để giành được lợi thế thương mại không công bằng.
Nếu Trump tiếp tục duy trì hướng đi này, Trung Quốc sẽ đáp trả bằng hành động tương tự như đã từng tuyên bố. Những động thái này đều không có lợi đối với các đồng minh của Mỹ.
Dĩ nhiên, nếu một trong số các đồng minh tương đối nhỏ của Mỹ nỗ lực thách thức các hành động của Mỹ, thì nước đó sẽ phải đối mặt với cái giá rất đắt còn cơ hội thành công là rất thấp. Nhưng nếu các đồng minh bắt tay nhau thông qua các thể chế quốc tế và đối thoại đa phương, thì họ sẽ có thể thuyết phục được chính quyền của Trump thay đổi phương thức giải quyết mà không gây tổn hại tới lợi ích cốt lõi của riêng mình.
Tin tốt là các đồng minh của Mỹ ở châu Á sẽ không bắt đầu từ con số không. Trong vài năm trở lại đây, một số mạng lưới đang dần hình thành một cách hữu cơ. Nhật Bản đã ký kết nhiều thỏa thuận an ninh và kinh tế song phương với Philippines và Australia. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á không chỉ là một tổ chức liên kết chặt chẽ, mà nó còn tích cực nuôi dưỡng nhiều mối quan hệ đối tác với các nước láng giềng Đông Bắc Á thông qua một loạt các thỏa thuận song và đa phương.
Chính quyền của ông Obama từng công nhận xu thế này. Năm 2016, nước Mỹ tiến hành xúc tiến ý tưởng một “mạng lưới an ninh có nguyên tắc” tại châu Á, một khẩu hiệu mà dường như không thể tồn tại dưới thời của tổng thống Trump. Obama cũng từng tổ chức nhiều cuộc gặp ba bên với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Những hệ thống dạng mạng lưới có đặc điểm rất bền chắc, bởi vì không một nốt riêng lẻ nào quan trọng đối với sự sống còn của cấu trúc đó, ngay cả khi một liên kết bị gãy thì cấu trúc vẫn tồn tại. Lô-gich này được sử dụng để thiết kế mọi thứ từ hàng rào cho tới lưới đánh cá. Đã đến lúc áp dụng nó trong các dàn xếp an ninh của châu Á. Nếu các đồng minh của Mỹ ở châu Á đi những nước cờ đúng đắn, họ có thể sẽ nổi lên từ kỷ nguyên của Trump một cách bền bỉ và vững chắc hơn bao giờ hết.
Anne-Marie Slaughter, cựu Vụ trưởng Vụ hoạch định chính sách, Bộ Ngoại giao Mỹ (2009-2011), là Chủ tịch và CEO của viện nghiên cứu chính sách New America, Giáo sư hưu trí về Chính trị và Quan hệ quốc tế tại Đại học Princeton, và là tác giả của cuốn sách: Unfinished Business: Women Men Work Family.
Mira Rapp‑Hooper là thành viên cao cấp của Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới (CNAS).
Copyright: Project Syndicate 2016 – How America’s Asian Allies Can Survive Trump