Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Cái “HOA” Tường Vi (2) _ Việt Nhân
Cái “HOA” Tường Vi (2) _ Việt Nhân
(HNPĐ) Nhà Hoa cuối con đường dốc ven sông, giáp cánh đồng lang đội tôi - Trong kín đáo, chúng tôi thoảng vẫn gặp nhau như hai người xa lạ trên đường, hay như tình cờ dưới bến sông, và dù chỉ trong thoáng giây nhưng cũng đủ để đôi mắt em nói thay lời thương nhớ. Những khi vắng nhau cả tháng trời, thì Cường là cái dây liên lạc, tuy là cô gái quê nhưng gặp phải cảnh cách xa, khiến tình yêu nơi em như sôi nổi hơn – Hạnh phúc nhất là lúc có việc đi ngang không ai, tôi dừng chân bên bờ dậu tường vi nhà em nghĩ chân, như kẻ qua đường, và rồi tiếng hát nho nhỏ thay lời để gọi em.
-Nhưng Hoa này, bây giờ anh chỉ thích có mỗi một loài hoa thôi em ạ
-Hoa gì thế anh?
-Tường Vi
-Ơ, anh cũng thích tường vi cơ à, em thích nó lắm, chỉ sợ anh cười mà khi anh vừa hỏi, em dấu mà không nói ra đấy, em và Cường trồng chúng đấy, trong nam có hoa tường vi không anh?
-Anh không biết nữa, chỉ có đến đây và cũng là lần đầu anh được biết nó và yêu nó ngay, thoạt đầu anh tưởng nó là môt loại hoa hồng dại vì thấy hoa ít cánh và màu sắc không đậm đà như hoa hồng, mà nó lại leo ở bờ dậu, có cái lạ là không biết sao anh càng nhìn thì càng thấy nó đẹp - Nó giản dị mà đẹp… cũng như em vậy.
-Thế nó đẹp sao không thấy trong sách vở nói đến nó, hỡ anh?
-Có đấy, anh có đọc đâu đấy nhưng không nhớ là ở đâu, người ta ví hoa Tường Vi đẹp như cô thôn nữ khiêm tốn tỏa sắc hương – Nhưng cái anh nhớ nhất là ngày mới lớn, anh vẫn thích một bài hát buồn chia ly. Bài hát đã có lâu lắm rồi, cũng là một trong những bản nhạc tiền chiến được xem là hay nhất – Nó mang cái buồn nhẹ nhàng của một câu chuyện tình buồn, đấy là bài hát “Cô Láng Giềng” của Hoàng Quý.
-Em có nghe Cường nói, anh đã hát trong lần đầu hai anh em biết nhau, Cường đã được nghe, và cũng từ đó Cường nói nhiều về anh cho em nghe, em biết nó mến anh, cũng từ khi nghe anh hát bài hát đó, nó chăm tưới cho giàn hoa hơn.
“Hôm nay trời xuân bao tươi thắm, Dừng gót phiêu linh về thăm nhà, Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi, Tôi đã hình dung nét ai đang cười…Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm, Đôi mắt trong đen màu hạt huyền, Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng, Xao xuyến nỗi niềm yêu... Năm xưa khi tôi bước chân ra đi, Đôi ta cùng đứng bên hàng tường vi, Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi, Đừng nói đến phân ly…Cô láng giềng ơi, Nay bóng hoa bên thềm đã thắm rồi, Chân bước vui trên bờ đường quê… Em có hay cho giờ tôi về?"
-Hát cho em nghe nữa đi anh…Em thương anh…Anh nhớ quay về, em hứa sẽ chờ đợi anh.
Hoa thì thầm bên tôi… những khi tiếng hát ngưng – Nhìn vào mắt em tôi thấy ánh mắt như thiết tha hơn, chứa một tình yêu thắm đẫm hơn – Và cũng từ đó tình yêu hai đứa như cánh hoa Tường vi, long lanh những giọt sương mai trên cánh – Và những lần Cường đến tìm tôi ngoài bãi hay bên bờ con suối, thì cánh hoa Tường vi mà Hoa nhờ cậu trao, cho tôi biết nàng muốn nhờ hoa nói hộ “Anh ơi… em nhớ, em không nói, nhớ cứ đầy lên, cứ rối lên”(NB).
Cũng từ độ đó tôi yêu thơ Nguyễn Bính, trước đây tôi vẫn theo mọi người coi Nguyễn Bính là nhà thơ của hương đồng của cỏ nội - Mà thời mới lớn thưở mới bắt đầu dệt mộng yêu, mấy ai không bị cuốn hút bởi những câu thơ lãng mạn, của Xuân Diệu hay Lưu Trọng Lư, tôi cũng thế. Cho tới một hôm bổng nhận thấy những lời nhẹ nhàng của nguyễn Bính như chiếm ngập lấy tôi, và tôi thấm những câu bình dị thơ ông, tôi như say với lời “đem thân đi với giang hồ, sân ga phẳng lặng, bến đò lênh đênh” – Có lẽ vì thương cái Hoa chăng?, nhất là những lúc nghĩ về em, lại thấy mê Nguyễn Bính nói yêu sao thật là tự nhiên “lâu nay tôi thấy ở lòng tôi, như có tơ vương đến một người”.
Mùa thu năm ấy, một cơn bệnh nặng đã làm người tôi yếu nhiều – Năm năm chịu đựng những khắc nghiệt của kiếp tù gặm mòn sức khỏe, nay không còn cho tôi một mảy may hy vọng thực hiện cái mong ước vượt trại. Hai chị em cái Hoa cũng nhận thấy sự sa sút nơi tôi, cái chăm chút dành cho tôi như nhiều hơn, nhưng tôi như kẻ mang tâm bệnh, luôn như con chim mong xoãi cánh bay về khung trời quen thuộc, tôi mơ một chuyến xuôi nam.
“Hoa đào từng cánh rơi như tướị, xuống mặt sân rêu những giọt buồn”(NB) - Mùa đông đã đến, tôi sợ nhất là mùa đông đói rét xứ bắc, làm nỗi nhớ về những người thân như đè nặng thêm trong lòng, mùa đông là mùa của tầng tầng mây xám kéo về nhuộm thẩm bầu trời xóm Giếng, số ngày tôi bệnh nhiều hơn số ngày đi lao động. Cường không vào nhà lô tìm tôi như vẫn thường, mà cậu kín đáo quanh khu vực đội đang làm, ám hiệu tìm nhau là những câu hát mà cả hai đều biết, cũng có khi cậu lẵng lặng bỏ ra bờ suối ngồi hát một mình. Tôi và cái Hoa thương nhau đã hơn năm, không một ai hay, hạnh phúc cả hai có được là những giây phút ngắn ngủi lúc hai đứa cùng nhau bên dàn hoa, và những lời hát mượt mà của các bản tình ca miền nam như ru thêm lòng cô gái đang yêu.
Đầu năm 1981 - Tin những người tù sẽ xuôi nam đã làm cái Hoa khóc, đôi mắt đẹp đẫm đầy nước mắt khi tôi tìm đến bên em chiều cuối đông lần cuối, cái chia ly đang làm buốt lòng cô gái quê tuổi đôi mươi “Tan mơ trời xuân đôi môi thắm, Đôi mắt trong đen màu hạt huyền, Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng…Tan vỡ cuộc tình duyên” Trong tôi một thứ tình cảm lẫn lộn buồn vui…“Chân bước xa xa dần đường quê, Ai biết cho bao giờ tôi về?".
Người và người cứ nối bước nhau, và trong cái ồn ào chuyển trại đó, công an thì ngược xuôi bận rộn, và những đoàn xe tải lần lượt nuốt chửng những đoàn tù - Phía nơi cánh cổng cơ quan tôi thấy Hoa, em đứng đó, nhìn ngược nhìn xuôi. Tôi biết em tìm tôi, bản năng tôi dơ tay định đưa lên cao vẫy vẫy gọi nàng, nhưng không biết sao tôi rụt tay lại, đầu cúi thấp
Tôi sẽ đi đây! Tôi sẽ quên,
Trọn đời làm một kẻ vô duyên,
Trọn đời làm một thân cô lữ,
Ở mọi đường xa, ở mọi miền…
Ai đi chắp lại cánh hoa rơi?,
Bắt bóng chim xa tận cuối trời
Có lẽ ngày mai đò ngược sớm,
Thôi nàng ở lại để… quên tôi.(NB)
Cái “HOA” Tường Vi (2) _ Việt Nhân
Cái “HOA” Tường Vi (2) _ Việt Nhân
(HNPĐ) Nhà Hoa cuối con đường dốc ven sông, giáp cánh đồng lang đội tôi - Trong kín đáo, chúng tôi thoảng vẫn gặp nhau như hai người xa lạ trên đường, hay như tình cờ dưới bến sông, và dù chỉ trong thoáng giây nhưng cũng đủ để đôi mắt em nói thay lời thương nhớ. Những khi vắng nhau cả tháng trời, thì Cường là cái dây liên lạc, tuy là cô gái quê nhưng gặp phải cảnh cách xa, khiến tình yêu nơi em như sôi nổi hơn – Hạnh phúc nhất là lúc có việc đi ngang không ai, tôi dừng chân bên bờ dậu tường vi nhà em nghĩ chân, như kẻ qua đường, và rồi tiếng hát nho nhỏ thay lời để gọi em.
-Nhưng Hoa này, bây giờ anh chỉ thích có mỗi một loài hoa thôi em ạ
-Hoa gì thế anh?
-Tường Vi
-Ơ, anh cũng thích tường vi cơ à, em thích nó lắm, chỉ sợ anh cười mà khi anh vừa hỏi, em dấu mà không nói ra đấy, em và Cường trồng chúng đấy, trong nam có hoa tường vi không anh?
-Anh không biết nữa, chỉ có đến đây và cũng là lần đầu anh được biết nó và yêu nó ngay, thoạt đầu anh tưởng nó là môt loại hoa hồng dại vì thấy hoa ít cánh và màu sắc không đậm đà như hoa hồng, mà nó lại leo ở bờ dậu, có cái lạ là không biết sao anh càng nhìn thì càng thấy nó đẹp - Nó giản dị mà đẹp… cũng như em vậy.
-Thế nó đẹp sao không thấy trong sách vở nói đến nó, hỡ anh?
-Có đấy, anh có đọc đâu đấy nhưng không nhớ là ở đâu, người ta ví hoa Tường Vi đẹp như cô thôn nữ khiêm tốn tỏa sắc hương – Nhưng cái anh nhớ nhất là ngày mới lớn, anh vẫn thích một bài hát buồn chia ly. Bài hát đã có lâu lắm rồi, cũng là một trong những bản nhạc tiền chiến được xem là hay nhất – Nó mang cái buồn nhẹ nhàng của một câu chuyện tình buồn, đấy là bài hát “Cô Láng Giềng” của Hoàng Quý.
-Em có nghe Cường nói, anh đã hát trong lần đầu hai anh em biết nhau, Cường đã được nghe, và cũng từ đó Cường nói nhiều về anh cho em nghe, em biết nó mến anh, cũng từ khi nghe anh hát bài hát đó, nó chăm tưới cho giàn hoa hơn.
“Hôm nay trời xuân bao tươi thắm, Dừng gót phiêu linh về thăm nhà, Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi, Tôi đã hình dung nét ai đang cười…Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm, Đôi mắt trong đen màu hạt huyền, Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng, Xao xuyến nỗi niềm yêu... Năm xưa khi tôi bước chân ra đi, Đôi ta cùng đứng bên hàng tường vi, Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi, Đừng nói đến phân ly…Cô láng giềng ơi, Nay bóng hoa bên thềm đã thắm rồi, Chân bước vui trên bờ đường quê… Em có hay cho giờ tôi về?"
-Hát cho em nghe nữa đi anh…Em thương anh…Anh nhớ quay về, em hứa sẽ chờ đợi anh.
Hoa thì thầm bên tôi… những khi tiếng hát ngưng – Nhìn vào mắt em tôi thấy ánh mắt như thiết tha hơn, chứa một tình yêu thắm đẫm hơn – Và cũng từ đó tình yêu hai đứa như cánh hoa Tường vi, long lanh những giọt sương mai trên cánh – Và những lần Cường đến tìm tôi ngoài bãi hay bên bờ con suối, thì cánh hoa Tường vi mà Hoa nhờ cậu trao, cho tôi biết nàng muốn nhờ hoa nói hộ “Anh ơi… em nhớ, em không nói, nhớ cứ đầy lên, cứ rối lên”(NB).
Cũng từ độ đó tôi yêu thơ Nguyễn Bính, trước đây tôi vẫn theo mọi người coi Nguyễn Bính là nhà thơ của hương đồng của cỏ nội - Mà thời mới lớn thưở mới bắt đầu dệt mộng yêu, mấy ai không bị cuốn hút bởi những câu thơ lãng mạn, của Xuân Diệu hay Lưu Trọng Lư, tôi cũng thế. Cho tới một hôm bổng nhận thấy những lời nhẹ nhàng của nguyễn Bính như chiếm ngập lấy tôi, và tôi thấm những câu bình dị thơ ông, tôi như say với lời “đem thân đi với giang hồ, sân ga phẳng lặng, bến đò lênh đênh” – Có lẽ vì thương cái Hoa chăng?, nhất là những lúc nghĩ về em, lại thấy mê Nguyễn Bính nói yêu sao thật là tự nhiên “lâu nay tôi thấy ở lòng tôi, như có tơ vương đến một người”.
Mùa thu năm ấy, một cơn bệnh nặng đã làm người tôi yếu nhiều – Năm năm chịu đựng những khắc nghiệt của kiếp tù gặm mòn sức khỏe, nay không còn cho tôi một mảy may hy vọng thực hiện cái mong ước vượt trại. Hai chị em cái Hoa cũng nhận thấy sự sa sút nơi tôi, cái chăm chút dành cho tôi như nhiều hơn, nhưng tôi như kẻ mang tâm bệnh, luôn như con chim mong xoãi cánh bay về khung trời quen thuộc, tôi mơ một chuyến xuôi nam.
“Hoa đào từng cánh rơi như tướị, xuống mặt sân rêu những giọt buồn”(NB) - Mùa đông đã đến, tôi sợ nhất là mùa đông đói rét xứ bắc, làm nỗi nhớ về những người thân như đè nặng thêm trong lòng, mùa đông là mùa của tầng tầng mây xám kéo về nhuộm thẩm bầu trời xóm Giếng, số ngày tôi bệnh nhiều hơn số ngày đi lao động. Cường không vào nhà lô tìm tôi như vẫn thường, mà cậu kín đáo quanh khu vực đội đang làm, ám hiệu tìm nhau là những câu hát mà cả hai đều biết, cũng có khi cậu lẵng lặng bỏ ra bờ suối ngồi hát một mình. Tôi và cái Hoa thương nhau đã hơn năm, không một ai hay, hạnh phúc cả hai có được là những giây phút ngắn ngủi lúc hai đứa cùng nhau bên dàn hoa, và những lời hát mượt mà của các bản tình ca miền nam như ru thêm lòng cô gái đang yêu.
Đầu năm 1981 - Tin những người tù sẽ xuôi nam đã làm cái Hoa khóc, đôi mắt đẹp đẫm đầy nước mắt khi tôi tìm đến bên em chiều cuối đông lần cuối, cái chia ly đang làm buốt lòng cô gái quê tuổi đôi mươi “Tan mơ trời xuân đôi môi thắm, Đôi mắt trong đen màu hạt huyền, Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng…Tan vỡ cuộc tình duyên” Trong tôi một thứ tình cảm lẫn lộn buồn vui…“Chân bước xa xa dần đường quê, Ai biết cho bao giờ tôi về?".
Người và người cứ nối bước nhau, và trong cái ồn ào chuyển trại đó, công an thì ngược xuôi bận rộn, và những đoàn xe tải lần lượt nuốt chửng những đoàn tù - Phía nơi cánh cổng cơ quan tôi thấy Hoa, em đứng đó, nhìn ngược nhìn xuôi. Tôi biết em tìm tôi, bản năng tôi dơ tay định đưa lên cao vẫy vẫy gọi nàng, nhưng không biết sao tôi rụt tay lại, đầu cúi thấp
Tôi sẽ đi đây! Tôi sẽ quên,
Trọn đời làm một kẻ vô duyên,
Trọn đời làm một thân cô lữ,
Ở mọi đường xa, ở mọi miền…
Ai đi chắp lại cánh hoa rơi?,
Bắt bóng chim xa tận cuối trời
Có lẽ ngày mai đò ngược sớm,
Thôi nàng ở lại để… quên tôi.(NB)