Tham Khảo

Cảm nghĩ về loạt bài Đối Thoại và Lòng Tin của TS Nguyễn Thị Từ Huy

Từ lúc đọc bài Đối Thoại Và Lòng Tin của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, phần I đăng ngày 31.08.2016, tôi đã định viết lên nhận định và cảm nghĩ của mình về bài viết, nhưng thấy cuối bài ghi ,

Thạch Đạt Lang

20-9-2016

Đối thoại. Ảnh: internet

Đối thoại. Ảnh: internet

Từ lúc đọc bài Đối Thoại Và Lòng Tin của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, phần I đăng ngày 31.08.2016, tôi đã định viết lên nhận định và cảm nghĩ của mình về bài viết, nhưng thấy cuối bài ghi  “còn tiếp” nên tôi chờ đợi đọc hết những gì TS. Từ Huy muốn bày tỏ rồi mới nêu lên ý kiến. Đến nay, bài thứ III, khi tác giả Từ Huy kết thúc loạt bài của mình với câu:

“Dĩ nhiên quý vị hoàn toàn có quyền không đồng tình với tôi. Nhưng khi đi tìm lý do để đồng tình hay không, mong quý vị hãy đặt lợi ích quốc gia, tương lai dân tộc và số phận nhân dân thành một trong những lập luận quan trọng nhất của quý vị.

Tôi thấy đã đến lúc mình có thể nói ra suy nghĩ, nhận định về vấn đề Đối Thoại, phần Lòng Tin xin để một dịp khác.

Không thể phủ nhận rằng TS Từ Huy đã có những bài viết nghiên cứu về chính trị rất có giá trị. Những bài phân tích tình hình đất nước, nội bộ ĐCSVN, về thực trạng xã hội cùng những ưu tư, lo lắng cho tương lại dân tộc, vận mệnh quốc gia, chứng tỏ một công trình nghiên cứu sâu rộng, những suy nghĩ chín chắn với những tình cảm nồng nàn, thiết tha dành cho đất nước, dân tộc Việt Nam.

Những điều Từ Huy nêu lên trong ba bài viết Đối Thoại &Lòng Tin (ĐT & LT) không có gì để tranh luận, tất cả đều đúng, nhưng đem đặt thành một câu hỏi như phần cuối bài trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, tôi thấy không thích hợp, có vẻ viễn tưởng vì những nguyên nhân sau:

1. Người Việt Nam không hoặc chưa có khả năng đối thoại. Ngay cả những người có học, có bằng cấp, sống đã lâu trong một môi trường dân chủ, tự do, đòi hỏi sự đối thoại trong sinh hoạt hàng ngày, cũng rất ít người hiểu đối thoại là gì. Bởi muốn đối thoại, người ta phải biết lắng nghe, sau khi lắng nghe phải suy nghĩ, tìm hiểu, so sánh sự khác biệt giữa các ý kiến rồi đúc kết lại, đưa ra nhận định chung. Từ đó mới đưa đến biểu quyết.

Quan sát những buổi họp của các tổ chức, cộng đồng NVHN…, dễ dàng nhận thấy các ý kiến về môt mục đích, kế hoạch nào đó được đưa ra, thường có tính đối chọi nhau nhiều hơn là tìm cách dung hòa. Khi đã đưa đến biểu quyết theo tình thần dân chủ, quyết định thường bị phe lép vế không phục. Phe thiểu số nhiều lúc không phản đối ngay tại buổi họp nhưng sau đó tìm cách phá thối hay tách ra, thành lập một hội đoàn, tổ chức tương tự và dùng những cái tên giống hệt nhau. Hơn nữa, trong rất nhiều buổi họp, một ý kiến đưa ra không hợp với cảm tính của đám đông rất dễ bị đã đảo thay vì họ cần im lặng suy nghĩ, tìm những điểm tương đồng để đi đến môt giải pháp tốt đẹp.

Trước đây, cũng trên trang Anh Ba Sàm tôi có viết một bài với tựa đề “40 năm ta đã trưởng thành?” nhận định về cá tính của người Việt Nam trong cộng đồng NVHN. Cộng đồng NVHN ở Mỹ là cộng đồng đông nhất với 1.724.508 người (thống kê năm 2013), do đó cũng là cộng đồng tiêu biểu để đánh giá về sự phát triển. Nhìn vào những sinh hoạt cộng đồng người Việt ở Mỹ, dễ dàng nhận thấy sự chia rẽ, manh mún, thiếu hẳn sự đoàn kết cần thiết để trở thanh một cộng đồng mạnh mẽ so với các cộng đồng khác.

2. Chế độ CS Ba Lan không được thành lập bởi phong trào giải phóng đất nước. Dân tộc Ba Lan bị áp đặt chủ nghĩa CS bởi hồng quân Xô Viết vào năm 1945, khi chế độ quốc xã của Hitler bị đánh bật khỏi Ba Lan, Hồng quân Liên Xô ồ ạt tiến vào thủ đô Warsaw thành lập chính phủ Ba Lan dưới quyền kiểm soát của họ. Vì chế độ không hình thành bởi người dân Ba Lan nên mầm mống chống đối Liên Xô của hầu hết những người trong chế độ lúc nào cũng âm ỉ trong lòng, nhưng vì sự sống còn của bản thân, gia đình, họ đành cam tâm nhẫn nhục, im lặng cho qua ngày, chờ cơ hội, bản thân tướng W. Jaruzelski là một thí dụ cụ thể.

Ở cương vị của mình, tướng Jaruzelski nhận ra sự sụp đổ của Liên bang Xô viết sớm hơn người khác, vì thế ông lên tiếng ủng hộ hội nghị bàn tròn để tìm đường đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi sự kềm kẹp của Liên Xô. Cũng chính nhờ điểm này mà ông đã được bầu làm Tổng thống Ba Lan khi có bản hiến pháp mới. Hơn nữa, ngay cả khi chế độ CS Liên Xô chưa có dấu hiệu sụp đổ rõ rệt, người dân Ba Lan cũng được hưởng nhiều tự do hơn người dân VN. Người viết đã từng mời 2 người quen từ Ba Lan qua Đức chơi vào năm 1987-1988. Sau khi đến Đức họ chạy qua Pháp xin tị nạn chính trị.

Dân tộc Ba Lan sở dĩ thành công trong hội nghị bàn tròn ngày 19.07.1989 là nhờ có Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan hoạt động hữu hiệu với cả chục triệu thành viên từ thập niên 80. Ba Lan cũng là một nước có nền công nghiệp phát triển, giai cấp công nhân ý thức được quyền lợi của mình nên có tinh thần đoàn kết cao, dễ dàng kết hợp thành tổ chức thống nhất hơn người công nhân Việt Nam, đa số vốn gốc nông dân, bản tính ích kỷ, không nhìn xa, không chịu hi sinh một chút quyền lợi bản thân nhỏ nhoi để chiến đấu, đòi hỏi quyền lợi nhiều hơn, lâu dài, chắc chắn hơn.

Dân tộc VN không may mắn người dân Ba Lan. Chế độ CSVN hình thành bởi sự tự nguyện du nhập chế độ CS của ông Hồ Chí Minh. Do đó hầu hết cán bộ, đảng viên đảng CSVN đều trở nên những kẻ cuồng tín, cộng với sự tuyên truyền, tiêm nhiễm vào đầu óc từ lúc còn thơ, lòng sùng kính lãnh tụ là ông Hồ Chí Minh, điều mà dân Ba Lan không có.

3. Do bị Pháp đô hộ gần một thế kỷ, ước mơ thoát vòng nô lệ của dân tộc VN đã bị lợi dụng cho mưu đồ cá nhân ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Xâm chiếm miền Nam bằng bạo lực, ông Minh và đảng CS đã kích động, gây chia rẽ, hận thù giữa người miền Nam với người miền Bắc, giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo, giữa các giai cấp khác nhau trong xã hội… để dễ bề thao túng, cướp lấy chính quyền.

Sau hơn 71 năm cai trị ở miền Bắc, 41 năm ở miền Nam, dùng tuyên truyền dối trá, bạo lực, nhà tù, chế độ CSVN đã thuần hóa được dân chúng, tạo nên quan niệm sống từ trong tâm thức là thờ ơ, vô cảm với xã hội, tê liệt trong phản kháng với những biến động của đất nước, hoặc chỉ hành động theo sự điều khiển, giật dây của chính quyền, của chế độ. Đảng CSVN vì thế mặc tình thao túng, khuynh đảo xã hội từ kinh tế đến văn hóa, từ ngoại giao đến đối nội, quốc phòng… Chỉ một số ít người yêu nước ý thức được sự tồn vong của dân tộc, đất nước, tìm cách phản kháng, chống đối với phương pháp bất bạo động thì bị đàn áp, giam giữ, đe dọa, khủng bố một cách dã man từ trong trứng nước.

Bài viết của tiến sĩ Từ Huy phần I có nói đến lời đề xuất của giáo sư Chu Hảo, kêu gọi một cuộc Đối Thoại giữa chính quyền, đại diện các mạng xã hội, đại diện nhân dân, vì tình hình đất nước đã khẩn cấp lăm rồi, không thể chờ đợi thêm được nữa.

Tôi không dám nghi ngờ tấm lòng yêu nước của ông Chu Hảo hay của bà Từ Huy nhưng quả thật thấy lời kêu gọi này giống như một đứa trẻ đang van xin ông bố đừng uống rượu say xỉn, cờ bạc, đánh vợ, chửi con nữa, hãy nói chuyện với chúng con, nhà đã hết gạo rồi, con và các em đang đói, đồ đạc trong nhà không còn gì để bán, chủ nợ đang chửi bới, hăm dọa đốt nhà ồn ào trước cửa… nhưng ông bố vẫn đang say sưa cười đùa, vui vẻ nhậu nhẹt với tên hàng xóm to lớn, mạnh khỏe, giàu có, vừa tiếp tế rượu, đồ nhắm, vừa dúi tiền vào túi ông bố.

Hơn thế nữa, nhân sự được đề nghị đối thoại trong bài của ông Chu Hảo về phía quần chúng không hợp lý bởi họ là những nhân sĩ, trí thức, không là những người trực tiếp đấu tranh cho tự do, dân chủ của đất nước. Như thế, giả sử đảng CSVN đồng ý tổ chức một cuộc đối thoại thì ai sẽ là người đại diện cho các tổ chức, mạng xã hội dân sự, cho người dân trong tình trạng các tổ chức dân sự đều bất hợp pháp dưới mắt chính quyền? Tôi không rõ nhân sự được đề nghị trong bài của ông Chu Hảo gồm những ai nhưng chắc chắn không có những khuôn mặt hoàn toàn đối lập với chính quyền đã từng bị tù tội, giam hãm, tra tấn, đánh đập… Trong tình trạng phân tán, chia rẽ, không ai phục ai thì ai có thể là những đại diện để đi đối thoại với chế độ CS cầm quyền? Đó là chưa kể có những khuôn mặt nổi bật trong mạng xã hội dân sự, có bề dầy trong thành tích đấu tranh, tù tội nhưng đời sống riêng tư thì bê bối như trai gái, rượu chè, tiền bạc lem nhem… chẳng hạn, liệu họ có được mọi người chấp nhận, tha thứ để họ hoàn thành nhiệm vụ được giao phó không?

4. Cuối cùng là nhu cầu đối thoại của đảng CSVN. Những chỉ dấu và những biến cố liên tiếp xảy ra gần đây như vụ án mạng Yên Bái, vụ Trịnh Xuân Thanh, phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang bỏ trốn vì làm thất thoát 3.200 tỉ VNĐ, bị truy nã quốc tế, việc san bằng chùa Liên Trì… chứng tỏ cộng sản Hà Nội chưa bao giờ nhận ra họ đang có nhu cầu cần phải đối thoại. Họ chỉ có một nhu cầu là giữ sự tồn tại của ĐCSVN bằng mọi giá, kể cả bán nước, làm nô lệ cho Tầu Cộng.

Việc một cá nhân lãnh đạo cao cấp nào đó trong đảng CSVN có đủ tư cách đứng ra đảm nhận vai trò như tướng Jaruzelski ở Ba Lan, chỉ có thể là một uớc mơ đẹp nhưng sẽ không bao giờ xảy ra. Do biết rằng không thể xảy ra nên tôi… bỏ phiếu trắng. Không ai có thể biết mình có nên lượm đồng tiền rơi trên mặt đường khi chưa thấy nó.

Với hiểu biết hạn hẹp, kiến văn ít ỏi, nghèo nàn, sự nhận định thiếu bao quát của mình, tôi thấy chỉ có một biến động quốc tế ở tầm mức to lớn, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ở Đông Nam Á mới có hi vọng thay đổi tương lại đất nước VN, không bị Bắc thuộc lần thứ ba.

( Ba Sam )


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cảm nghĩ về loạt bài Đối Thoại và Lòng Tin của TS Nguyễn Thị Từ Huy

Từ lúc đọc bài Đối Thoại Và Lòng Tin của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, phần I đăng ngày 31.08.2016, tôi đã định viết lên nhận định và cảm nghĩ của mình về bài viết, nhưng thấy cuối bài ghi ,

Thạch Đạt Lang

20-9-2016

Đối thoại. Ảnh: internet

Đối thoại. Ảnh: internet

Từ lúc đọc bài Đối Thoại Và Lòng Tin của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, phần I đăng ngày 31.08.2016, tôi đã định viết lên nhận định và cảm nghĩ của mình về bài viết, nhưng thấy cuối bài ghi  “còn tiếp” nên tôi chờ đợi đọc hết những gì TS. Từ Huy muốn bày tỏ rồi mới nêu lên ý kiến. Đến nay, bài thứ III, khi tác giả Từ Huy kết thúc loạt bài của mình với câu:

“Dĩ nhiên quý vị hoàn toàn có quyền không đồng tình với tôi. Nhưng khi đi tìm lý do để đồng tình hay không, mong quý vị hãy đặt lợi ích quốc gia, tương lai dân tộc và số phận nhân dân thành một trong những lập luận quan trọng nhất của quý vị.

Tôi thấy đã đến lúc mình có thể nói ra suy nghĩ, nhận định về vấn đề Đối Thoại, phần Lòng Tin xin để một dịp khác.

Không thể phủ nhận rằng TS Từ Huy đã có những bài viết nghiên cứu về chính trị rất có giá trị. Những bài phân tích tình hình đất nước, nội bộ ĐCSVN, về thực trạng xã hội cùng những ưu tư, lo lắng cho tương lại dân tộc, vận mệnh quốc gia, chứng tỏ một công trình nghiên cứu sâu rộng, những suy nghĩ chín chắn với những tình cảm nồng nàn, thiết tha dành cho đất nước, dân tộc Việt Nam.

Những điều Từ Huy nêu lên trong ba bài viết Đối Thoại &Lòng Tin (ĐT & LT) không có gì để tranh luận, tất cả đều đúng, nhưng đem đặt thành một câu hỏi như phần cuối bài trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, tôi thấy không thích hợp, có vẻ viễn tưởng vì những nguyên nhân sau:

1. Người Việt Nam không hoặc chưa có khả năng đối thoại. Ngay cả những người có học, có bằng cấp, sống đã lâu trong một môi trường dân chủ, tự do, đòi hỏi sự đối thoại trong sinh hoạt hàng ngày, cũng rất ít người hiểu đối thoại là gì. Bởi muốn đối thoại, người ta phải biết lắng nghe, sau khi lắng nghe phải suy nghĩ, tìm hiểu, so sánh sự khác biệt giữa các ý kiến rồi đúc kết lại, đưa ra nhận định chung. Từ đó mới đưa đến biểu quyết.

Quan sát những buổi họp của các tổ chức, cộng đồng NVHN…, dễ dàng nhận thấy các ý kiến về môt mục đích, kế hoạch nào đó được đưa ra, thường có tính đối chọi nhau nhiều hơn là tìm cách dung hòa. Khi đã đưa đến biểu quyết theo tình thần dân chủ, quyết định thường bị phe lép vế không phục. Phe thiểu số nhiều lúc không phản đối ngay tại buổi họp nhưng sau đó tìm cách phá thối hay tách ra, thành lập một hội đoàn, tổ chức tương tự và dùng những cái tên giống hệt nhau. Hơn nữa, trong rất nhiều buổi họp, một ý kiến đưa ra không hợp với cảm tính của đám đông rất dễ bị đã đảo thay vì họ cần im lặng suy nghĩ, tìm những điểm tương đồng để đi đến môt giải pháp tốt đẹp.

Trước đây, cũng trên trang Anh Ba Sàm tôi có viết một bài với tựa đề “40 năm ta đã trưởng thành?” nhận định về cá tính của người Việt Nam trong cộng đồng NVHN. Cộng đồng NVHN ở Mỹ là cộng đồng đông nhất với 1.724.508 người (thống kê năm 2013), do đó cũng là cộng đồng tiêu biểu để đánh giá về sự phát triển. Nhìn vào những sinh hoạt cộng đồng người Việt ở Mỹ, dễ dàng nhận thấy sự chia rẽ, manh mún, thiếu hẳn sự đoàn kết cần thiết để trở thanh một cộng đồng mạnh mẽ so với các cộng đồng khác.

2. Chế độ CS Ba Lan không được thành lập bởi phong trào giải phóng đất nước. Dân tộc Ba Lan bị áp đặt chủ nghĩa CS bởi hồng quân Xô Viết vào năm 1945, khi chế độ quốc xã của Hitler bị đánh bật khỏi Ba Lan, Hồng quân Liên Xô ồ ạt tiến vào thủ đô Warsaw thành lập chính phủ Ba Lan dưới quyền kiểm soát của họ. Vì chế độ không hình thành bởi người dân Ba Lan nên mầm mống chống đối Liên Xô của hầu hết những người trong chế độ lúc nào cũng âm ỉ trong lòng, nhưng vì sự sống còn của bản thân, gia đình, họ đành cam tâm nhẫn nhục, im lặng cho qua ngày, chờ cơ hội, bản thân tướng W. Jaruzelski là một thí dụ cụ thể.

Ở cương vị của mình, tướng Jaruzelski nhận ra sự sụp đổ của Liên bang Xô viết sớm hơn người khác, vì thế ông lên tiếng ủng hộ hội nghị bàn tròn để tìm đường đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi sự kềm kẹp của Liên Xô. Cũng chính nhờ điểm này mà ông đã được bầu làm Tổng thống Ba Lan khi có bản hiến pháp mới. Hơn nữa, ngay cả khi chế độ CS Liên Xô chưa có dấu hiệu sụp đổ rõ rệt, người dân Ba Lan cũng được hưởng nhiều tự do hơn người dân VN. Người viết đã từng mời 2 người quen từ Ba Lan qua Đức chơi vào năm 1987-1988. Sau khi đến Đức họ chạy qua Pháp xin tị nạn chính trị.

Dân tộc Ba Lan sở dĩ thành công trong hội nghị bàn tròn ngày 19.07.1989 là nhờ có Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan hoạt động hữu hiệu với cả chục triệu thành viên từ thập niên 80. Ba Lan cũng là một nước có nền công nghiệp phát triển, giai cấp công nhân ý thức được quyền lợi của mình nên có tinh thần đoàn kết cao, dễ dàng kết hợp thành tổ chức thống nhất hơn người công nhân Việt Nam, đa số vốn gốc nông dân, bản tính ích kỷ, không nhìn xa, không chịu hi sinh một chút quyền lợi bản thân nhỏ nhoi để chiến đấu, đòi hỏi quyền lợi nhiều hơn, lâu dài, chắc chắn hơn.

Dân tộc VN không may mắn người dân Ba Lan. Chế độ CSVN hình thành bởi sự tự nguyện du nhập chế độ CS của ông Hồ Chí Minh. Do đó hầu hết cán bộ, đảng viên đảng CSVN đều trở nên những kẻ cuồng tín, cộng với sự tuyên truyền, tiêm nhiễm vào đầu óc từ lúc còn thơ, lòng sùng kính lãnh tụ là ông Hồ Chí Minh, điều mà dân Ba Lan không có.

3. Do bị Pháp đô hộ gần một thế kỷ, ước mơ thoát vòng nô lệ của dân tộc VN đã bị lợi dụng cho mưu đồ cá nhân ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Xâm chiếm miền Nam bằng bạo lực, ông Minh và đảng CS đã kích động, gây chia rẽ, hận thù giữa người miền Nam với người miền Bắc, giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo, giữa các giai cấp khác nhau trong xã hội… để dễ bề thao túng, cướp lấy chính quyền.

Sau hơn 71 năm cai trị ở miền Bắc, 41 năm ở miền Nam, dùng tuyên truyền dối trá, bạo lực, nhà tù, chế độ CSVN đã thuần hóa được dân chúng, tạo nên quan niệm sống từ trong tâm thức là thờ ơ, vô cảm với xã hội, tê liệt trong phản kháng với những biến động của đất nước, hoặc chỉ hành động theo sự điều khiển, giật dây của chính quyền, của chế độ. Đảng CSVN vì thế mặc tình thao túng, khuynh đảo xã hội từ kinh tế đến văn hóa, từ ngoại giao đến đối nội, quốc phòng… Chỉ một số ít người yêu nước ý thức được sự tồn vong của dân tộc, đất nước, tìm cách phản kháng, chống đối với phương pháp bất bạo động thì bị đàn áp, giam giữ, đe dọa, khủng bố một cách dã man từ trong trứng nước.

Bài viết của tiến sĩ Từ Huy phần I có nói đến lời đề xuất của giáo sư Chu Hảo, kêu gọi một cuộc Đối Thoại giữa chính quyền, đại diện các mạng xã hội, đại diện nhân dân, vì tình hình đất nước đã khẩn cấp lăm rồi, không thể chờ đợi thêm được nữa.

Tôi không dám nghi ngờ tấm lòng yêu nước của ông Chu Hảo hay của bà Từ Huy nhưng quả thật thấy lời kêu gọi này giống như một đứa trẻ đang van xin ông bố đừng uống rượu say xỉn, cờ bạc, đánh vợ, chửi con nữa, hãy nói chuyện với chúng con, nhà đã hết gạo rồi, con và các em đang đói, đồ đạc trong nhà không còn gì để bán, chủ nợ đang chửi bới, hăm dọa đốt nhà ồn ào trước cửa… nhưng ông bố vẫn đang say sưa cười đùa, vui vẻ nhậu nhẹt với tên hàng xóm to lớn, mạnh khỏe, giàu có, vừa tiếp tế rượu, đồ nhắm, vừa dúi tiền vào túi ông bố.

Hơn thế nữa, nhân sự được đề nghị đối thoại trong bài của ông Chu Hảo về phía quần chúng không hợp lý bởi họ là những nhân sĩ, trí thức, không là những người trực tiếp đấu tranh cho tự do, dân chủ của đất nước. Như thế, giả sử đảng CSVN đồng ý tổ chức một cuộc đối thoại thì ai sẽ là người đại diện cho các tổ chức, mạng xã hội dân sự, cho người dân trong tình trạng các tổ chức dân sự đều bất hợp pháp dưới mắt chính quyền? Tôi không rõ nhân sự được đề nghị trong bài của ông Chu Hảo gồm những ai nhưng chắc chắn không có những khuôn mặt hoàn toàn đối lập với chính quyền đã từng bị tù tội, giam hãm, tra tấn, đánh đập… Trong tình trạng phân tán, chia rẽ, không ai phục ai thì ai có thể là những đại diện để đi đối thoại với chế độ CS cầm quyền? Đó là chưa kể có những khuôn mặt nổi bật trong mạng xã hội dân sự, có bề dầy trong thành tích đấu tranh, tù tội nhưng đời sống riêng tư thì bê bối như trai gái, rượu chè, tiền bạc lem nhem… chẳng hạn, liệu họ có được mọi người chấp nhận, tha thứ để họ hoàn thành nhiệm vụ được giao phó không?

4. Cuối cùng là nhu cầu đối thoại của đảng CSVN. Những chỉ dấu và những biến cố liên tiếp xảy ra gần đây như vụ án mạng Yên Bái, vụ Trịnh Xuân Thanh, phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang bỏ trốn vì làm thất thoát 3.200 tỉ VNĐ, bị truy nã quốc tế, việc san bằng chùa Liên Trì… chứng tỏ cộng sản Hà Nội chưa bao giờ nhận ra họ đang có nhu cầu cần phải đối thoại. Họ chỉ có một nhu cầu là giữ sự tồn tại của ĐCSVN bằng mọi giá, kể cả bán nước, làm nô lệ cho Tầu Cộng.

Việc một cá nhân lãnh đạo cao cấp nào đó trong đảng CSVN có đủ tư cách đứng ra đảm nhận vai trò như tướng Jaruzelski ở Ba Lan, chỉ có thể là một uớc mơ đẹp nhưng sẽ không bao giờ xảy ra. Do biết rằng không thể xảy ra nên tôi… bỏ phiếu trắng. Không ai có thể biết mình có nên lượm đồng tiền rơi trên mặt đường khi chưa thấy nó.

Với hiểu biết hạn hẹp, kiến văn ít ỏi, nghèo nàn, sự nhận định thiếu bao quát của mình, tôi thấy chỉ có một biến động quốc tế ở tầm mức to lớn, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ở Đông Nam Á mới có hi vọng thay đổi tương lại đất nước VN, không bị Bắc thuộc lần thứ ba.

( Ba Sam )


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm