Di Sản Hồ Chí Minh
Cảm ơn truyền thông và pháp luật nước ngoài
Cuối tháng 3 đầu tháng 4 có 2 sự kiện chính rất có thể trở thành “sự kiện quốc gia” năm 2016: đó là thông tin về vụ việc nghệ sĩ hài Minh Béo bị khởi tố tại Mỹ với tội danh liên quan đến xâm hại tình dục trẻ vị thành niên, và cơn bão mạnh mẽ đến từ Hàn Quốc làm mê mẩn giới trẻ Việt với bộ phim Hậu duệ mặt trời. Hai sự kiện tôi vừa nhắc đến chả liên quan gì đến nhau, nhưng có một tác động không hề nhỏ trong việc “đánh thức” ý niệm về những vấn đề tiềm ẩn và nhạy cảm ở Việt Nam mà trước giờ rất ít người để tâm đến.
Ngay sau vụ việc của Minh Béo, trên các mặt báo bắt đầu tràn ngập hàng loạt các bài viết về vấn đề xâm hại, lợi dụng trẻ em. Các bài báo phê phán kịch liệt xuất hiện liên tục, các kiến thức được phổ cập hàng ngày trên trang tin gia đình trẻ em cùng những phương pháp để nhận biết, phòng tránh dành cho các ông bố bà mẹ cũng được khai thác hết sức triệt để. Có một video của UNICEF về kiến thức căn bản về nan đề này tôi đã được xem từ khá lâu, nay cũng được chia sẻ một cách rộng rãi.
Chưa bao giờ một vấn đề mang tính “tầm nhìn xa” như thế này lại được quan tâm nhiều đến vậy ở Việt Nam, và quả thực đây là một dấu hiệu hết sức đáng mừng. Có điều làn sóng khơi gợi trong thời gian này này có đủ sức tạo hiệu quả được trong đời sống thực tế hay không thì tôi cũng chưa dám chắc, nhưng rất hi vọng vào ý thức cao, bền bỉ, lâu dài của người dân Việt trong vấn đề này sẽ mang lại thay đổi lớn trong tương lai gần.
Vấn đề thứ hai, và cũng là vấn đề chính trong bài viết này của tôi, về những tranh cãi khá bất ngờ xoay quanh bộ phim Hàn Quốc đang gây “sốt” trong giới trẻ Việt, đặc biệt là với phái nữ. Bộ phim này đã được bàn tán trong một thời gian dài khi mới ra mắt khán giả. Bộ phim là cuộc tình lãng mạn của một chàng trai Hàn Quốc, là đội trưởng quân đội lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc và một nữ bác sĩ trong tổ chức Bác sĩ không biên giới. Sự hấp dẫn của điện ảnh Hàn từ trước đến nay thì khỏi bàn cãi, tuy nhiên Hậu duệ mặt trời đã tạo được một cú hích khi đánh động người Việt phải tự nhìn lại về lịch sử của chính đất nước mình.
Dựa hơi bộ phim, một ứng dụng điện thoại ra đời, cho phép khán giả ghép hình khuôn mặt của mình cùng bộ trang phục quân đội của nam nhân vật chính và đã thu hút được rất nhiều người sử dụng, trong đó có cả những nghệ sĩ, người nổi tiếng trong cộng đồng giới trẻ Việt. Những hình ảnh tưởng chừng vô hại đó ngay lập tức làm “nóng mắt” một bộ phận người Việt Nam - nạn nhân và người nhà của nạn nhân cũng như những người dân biết đến tội ác của quân đội Hàn gây nên nhiều thương đau cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam khi Nam Hàn tham chiến và gửi vào lãnh thổ Việt Nam hơn 300 ngàn binh sĩ.
Một nhà báo từ miền Trung, anh trải bày nỗi lòng của mình về cả một miền lịch sử từ năm 1964 đến năm 1973, về những cuộc thảm sát hàng loạt, về những ngôi làng bị xóa sổ chỉ trong một đêm, về những hình ảnh kinh hoàng đến ám ảnh cả cuộc đời nếu phải chứng kiến tận mắt người thân, người thương, đồng bào mình bị đối xử một cách dã man.. Và không chỉ khi đó, chiến tranh đi qua, là còn lại vết sẹo nặng nề của ký ức. Vết sẹo ấy nhức nhối đớn đau khi nhìn thế hệ trẻ đang thờ ơ với quá khứ, quay lưng với nỗi đau một thời của dân tộc khi vô tư “khoác” lên mình tấm áo lính Hàn, và họ lập tức phản kháng.
Thực chất, tất cả đều ngỡ ngàng. Nếu nhà báo kia, đại diện cho một lớp người đã bước qua lịch sử ngỡ ngàng về cách mà thế hệ chúng tôi đang vùi lấp lịch sử, thì chính những người trẻ lại ngỡ ngàng về những thông tin “trên trời” đó. Cả 2 đều đang vô tình làm tổn hại lẫn nhau dù họ đều là nạn nhân của một chế độ giáo dục giấu giếm và truyền thông lệch lạc. Tuy nhiên, điều tôi băn khoăn là, ừ thì những người lớn với ký ức nhiều vết sẹo kia, họ hiển nhiên đang đớn đau và tự ái, vậy những đứa trẻ đang ngày đêm mê mẩn thần tượng giờ đọc được trải lòng về lịch sử u ám, họ có đau lòng không khi biết rằng thế hệ mình đã và đang bị dối lừa trắng trợn? Hay giận dữ, ngơ ngác vì sở thích của mình bị lên án chỉ trích?
Cuộc chiến trên đảo Gạc ma, cuộc chiến biên giới 1979, chiến tranh Việt Nam và những giằng co miền Nam miền Bắc… phải đến khi có ngoại cảnh vô tình tác động, những sự kiện lịch sử ấy mới vô tình được hé mở. Nếu vụ án Minh Béo làm người Việt tự nhận biết được về sự hệ trọng của một vấn đề xã hội khiến tôi có cảm xúc mừng rỡ, thì việc Hậu duệ mặt trời đánh thức ý niệm về lòng tự trọng dân tộc lại bỗng trở nên trớ trêu đến vô cùng.
Có rất nhiều ý kiến trái ngược lại với nhà báo miền Trung kia khi cho rằng anh đang quan trọng hóa một vấn đề đơn thuần giải trí và nên tha thứ cho quá khứ. Nhưng đơn giản thôi, khi không có một ý niệm nào về quá khứ, sẽ chẳng ai học được cách thứ tha đúng nghĩa. Nó vô tình, vô tâm đến độ thù hằn như cái cách mà thế hệ Việt chúng ta vẫn hồ hởi ăn mừng 30/4 hàng năm vậy.
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Cảm ơn truyền thông và pháp luật nước ngoài
Cuối tháng 3 đầu tháng 4 có 2 sự kiện chính rất có thể trở thành “sự kiện quốc gia” năm 2016: đó là thông tin về vụ việc nghệ sĩ hài Minh Béo bị khởi tố tại Mỹ với tội danh liên quan đến xâm hại tình dục trẻ vị thành niên, và cơn bão mạnh mẽ đến từ Hàn Quốc làm mê mẩn giới trẻ Việt với bộ phim Hậu duệ mặt trời. Hai sự kiện tôi vừa nhắc đến chả liên quan gì đến nhau, nhưng có một tác động không hề nhỏ trong việc “đánh thức” ý niệm về những vấn đề tiềm ẩn và nhạy cảm ở Việt Nam mà trước giờ rất ít người để tâm đến.
Ngay sau vụ việc của Minh Béo, trên các mặt báo bắt đầu tràn ngập hàng loạt các bài viết về vấn đề xâm hại, lợi dụng trẻ em. Các bài báo phê phán kịch liệt xuất hiện liên tục, các kiến thức được phổ cập hàng ngày trên trang tin gia đình trẻ em cùng những phương pháp để nhận biết, phòng tránh dành cho các ông bố bà mẹ cũng được khai thác hết sức triệt để. Có một video của UNICEF về kiến thức căn bản về nan đề này tôi đã được xem từ khá lâu, nay cũng được chia sẻ một cách rộng rãi.
Chưa bao giờ một vấn đề mang tính “tầm nhìn xa” như thế này lại được quan tâm nhiều đến vậy ở Việt Nam, và quả thực đây là một dấu hiệu hết sức đáng mừng. Có điều làn sóng khơi gợi trong thời gian này này có đủ sức tạo hiệu quả được trong đời sống thực tế hay không thì tôi cũng chưa dám chắc, nhưng rất hi vọng vào ý thức cao, bền bỉ, lâu dài của người dân Việt trong vấn đề này sẽ mang lại thay đổi lớn trong tương lai gần.
Vấn đề thứ hai, và cũng là vấn đề chính trong bài viết này của tôi, về những tranh cãi khá bất ngờ xoay quanh bộ phim Hàn Quốc đang gây “sốt” trong giới trẻ Việt, đặc biệt là với phái nữ. Bộ phim này đã được bàn tán trong một thời gian dài khi mới ra mắt khán giả. Bộ phim là cuộc tình lãng mạn của một chàng trai Hàn Quốc, là đội trưởng quân đội lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc và một nữ bác sĩ trong tổ chức Bác sĩ không biên giới. Sự hấp dẫn của điện ảnh Hàn từ trước đến nay thì khỏi bàn cãi, tuy nhiên Hậu duệ mặt trời đã tạo được một cú hích khi đánh động người Việt phải tự nhìn lại về lịch sử của chính đất nước mình.
Dựa hơi bộ phim, một ứng dụng điện thoại ra đời, cho phép khán giả ghép hình khuôn mặt của mình cùng bộ trang phục quân đội của nam nhân vật chính và đã thu hút được rất nhiều người sử dụng, trong đó có cả những nghệ sĩ, người nổi tiếng trong cộng đồng giới trẻ Việt. Những hình ảnh tưởng chừng vô hại đó ngay lập tức làm “nóng mắt” một bộ phận người Việt Nam - nạn nhân và người nhà của nạn nhân cũng như những người dân biết đến tội ác của quân đội Hàn gây nên nhiều thương đau cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam khi Nam Hàn tham chiến và gửi vào lãnh thổ Việt Nam hơn 300 ngàn binh sĩ.
Một nhà báo từ miền Trung, anh trải bày nỗi lòng của mình về cả một miền lịch sử từ năm 1964 đến năm 1973, về những cuộc thảm sát hàng loạt, về những ngôi làng bị xóa sổ chỉ trong một đêm, về những hình ảnh kinh hoàng đến ám ảnh cả cuộc đời nếu phải chứng kiến tận mắt người thân, người thương, đồng bào mình bị đối xử một cách dã man.. Và không chỉ khi đó, chiến tranh đi qua, là còn lại vết sẹo nặng nề của ký ức. Vết sẹo ấy nhức nhối đớn đau khi nhìn thế hệ trẻ đang thờ ơ với quá khứ, quay lưng với nỗi đau một thời của dân tộc khi vô tư “khoác” lên mình tấm áo lính Hàn, và họ lập tức phản kháng.
Thực chất, tất cả đều ngỡ ngàng. Nếu nhà báo kia, đại diện cho một lớp người đã bước qua lịch sử ngỡ ngàng về cách mà thế hệ chúng tôi đang vùi lấp lịch sử, thì chính những người trẻ lại ngỡ ngàng về những thông tin “trên trời” đó. Cả 2 đều đang vô tình làm tổn hại lẫn nhau dù họ đều là nạn nhân của một chế độ giáo dục giấu giếm và truyền thông lệch lạc. Tuy nhiên, điều tôi băn khoăn là, ừ thì những người lớn với ký ức nhiều vết sẹo kia, họ hiển nhiên đang đớn đau và tự ái, vậy những đứa trẻ đang ngày đêm mê mẩn thần tượng giờ đọc được trải lòng về lịch sử u ám, họ có đau lòng không khi biết rằng thế hệ mình đã và đang bị dối lừa trắng trợn? Hay giận dữ, ngơ ngác vì sở thích của mình bị lên án chỉ trích?
Cuộc chiến trên đảo Gạc ma, cuộc chiến biên giới 1979, chiến tranh Việt Nam và những giằng co miền Nam miền Bắc… phải đến khi có ngoại cảnh vô tình tác động, những sự kiện lịch sử ấy mới vô tình được hé mở. Nếu vụ án Minh Béo làm người Việt tự nhận biết được về sự hệ trọng của một vấn đề xã hội khiến tôi có cảm xúc mừng rỡ, thì việc Hậu duệ mặt trời đánh thức ý niệm về lòng tự trọng dân tộc lại bỗng trở nên trớ trêu đến vô cùng.
Có rất nhiều ý kiến trái ngược lại với nhà báo miền Trung kia khi cho rằng anh đang quan trọng hóa một vấn đề đơn thuần giải trí và nên tha thứ cho quá khứ. Nhưng đơn giản thôi, khi không có một ý niệm nào về quá khứ, sẽ chẳng ai học được cách thứ tha đúng nghĩa. Nó vô tình, vô tâm đến độ thù hằn như cái cách mà thế hệ Việt chúng ta vẫn hồ hởi ăn mừng 30/4 hàng năm vậy.
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.