Sức khỏe và đời sống
Cân Bằng Lại Cảm Xúc, Cảm Thấy Khỏe Tức Thì
Bạn có biết chỉ cần kiểm soát được cảm xúc của bản thân là bạn đã có thể duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Theo Trung Y thì tinh thần và thân thể liên kết với nhau. Những thay đổi cảm xúc thái quá sẽ làm gián đoạn vòng tuần hoàn của khí (là loại năng lượng thiết yếu) lưu thông trong cơ thể, tạo tiền đề cho bệnh tật xuất hiện.
Trung Y nhìn nhận bảy loại cảm xúc và tác động của chúng lên cơ thể . Vui quá hại tim , tức giận hại gan, lo-buồn hại phổi, ưu-tư hại tỳ (lá lách), còn hoảng-sợ hại thận.
Đây là cách mà bảy loại cảm xúc này ảnh hưởng bạn nếu không chúng được kiểm soát.
1. Vui vẻ
Hãy cẩn thận không để cho hạnh phúc của bạn tổn thương trái tim của bạn. (Ảnh: từ Shutterstock)
Vâng, điều gì tốt cũng có thể trở nên thái quá.
Vui vẻ cũng là một nguồn phát xuất căng thẳng, dẫu là căng thẳng này có tính chất tích cực. Vui sướng quá mức khiến cho dòng khí lưu thông đến tim không ổn định, dẫn đến sự lo lắng, hồi hộp, và mất ngủ.
Làm thế nào để biết rằng liệu bạn có vui sướng hơi quá hay không? Hãy cảnh giác với các ham muốn vô tình khiến bạn bật cười và những thay đổi cảm xúc vu vơ..
Mách nhỏ: Không, bạn không nên vì thế mà trở nên lạnh lùng. Chỉ là giữ lại một chút sự tán dương và biểu lộ của vui sướng chừng mực, và như thế bạn sẽ ổn thôi.
2.Tức giận
Giận quá khiến đầu bạn như vỡ tung? Đã đến lúc nên nghĩ đến thiền định. (Ảnh: từ Shutterstock)
Giận quá mất khôn. Việc dồn ép khí vào lá lách và gan sẽ gây ra đau đầu, chóng mặt, biếng ăn, và thậm chí gây nôn nao và tiêu chảy!
Tất nhiên cũng có những bài thuốc thảo dược Trung Y được dùng để giúp giải tỏa khí vượng tại gan, nhưng nếu bạn luôn luôn giận dữ, chúng sẽ không có tác dụng về lâu dài.
Mách nhỏ: Một lời khuyên tốt nhất? Cứ học cách giữ bình tĩnh bằng cách tu dưỡng tâm tính và thiền định, bạn sẽ thấy các chứng bệnh liên quan biến mất khi tâm trạng bình ổn trở lại.
3. Hoảng loạn
Khi đang trong lúc hoảng loạn, hãy giữ bình tĩnh và đếm đến mười. (Ảnh: từ Shutterstock)
Chắc chắn, chúng ta sẽ mất bình tĩnh mỗi lần lỡ chuyến tàu cuối cùng hoặc khi vội vã làm cho kịp thời gian hạn định đang cận kề, nhưng một điều chắc chắn rằng không tốt cho sức khỏe khi chuyện gì bạn cũng dễ hốt hoảng trước cuộc sống xô đẩy..
Hoảng loạn liên tục dẫn đến căng thẳng mãn tính, ảnh hưởng tới dòng khí lưu thông đến tim và thận. Người lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, sẽ trải nghiệm cảm giác tim đập nhanh và mất ngủ.
Mách nhỏ: Một thủ thuật tốt để ngăn chặn sự tấn công của cảm xúc hoảng loạn là trong các tình huống căng thẳng như thế, hãy đếm đến 10. Đừng vội phản ứng với các tình huống đó ngay.
4. Phiền muộn
Lo lắng thái quá có thể dẫn đến sự cô đơn mãnh liệt và một sức khỏe kém. (Ảnh: từ Shutterstock)
Hai cảm xúc này có liên quan với nhau. Một người lo lắng quá mức về mọi thứ cuối cùng sẽ khép mình lại với thế giới xung quanh, bắt đầu di vào vòng luẩn quẩn của những căng thẳng tiêu cực tác động lên cơ thể.
Kết quả là biếng ăn, mất cảm xúc về màu sắc, khó thở và cảm giác như khí lưu thông một cách khó khăn qua lá lách và phổi. Cuối cùng, tim của người này cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Mách nhỏ: Tốt hơn là bạn có thể thổ lộ tình trạng căng thẳng của mình cho một đôi tai thân thiện và biết lắng nghe. Vấn đề được nói ra sẽ khiến cho bạn thấy rằng chúng trở nên nhỏ bé hơn, khi đó bạn có thể thôi lo lắng và bước tiếp hành trình cuộc sống.
5. Đau khổ
Thể hiện sự động viên cho những người đang đau khổ. (Ảnh: từ Shutterstock)
Cảm thấy liên tục bị hụt hơi, chóng mệt, và suy sụp chán nản? Trung Y cho rằng sầu muộn có thể hạn chế dòng khí vào phổi, gây bộc phát những triệu chứng tương tự.
Mách nhỏ: Đôi khi, lo buồn thực sự là không thể tránh khỏi, chẳng hạn cảnh chia ly hoặc bị sa thải. Bạn có thể giúp đỡ những người đang trong đau khổ thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách giúp họ trở lên lạc quan hơn, nhắc nhở họ về những mặt tích cực của cuộc sống. Hãy cho họ thấy rằng bạn luôn ở bên cạnh để động viên, hỗ trợ họ, chỉ cần như thế cũng đủ để làm làm nên điều kỳ diệu.
6. Sợ hãi
Cảm thấy rất sợ hãi tới mức chỉ muốn chui vào nằm dưới mấy lớp chăn? (Ảnh: từ Shutterstock)
Là cảm xúc mất cân bằng nhất, sợ hãi có thể khiến cho một người trở nên tái mét như xác chết, liên tục cảm thấy choáng váng, và nghiêm trọng hơn thì có thể quỵ ngã.
Trong trường hợp cực kỳ sợ hãi, cả người lớn và trẻ em thậm chí sẽ mất kiểm soát bàng quang, dẫn đến những tình huống cực kì xấu hổ. Tình trạng tiểu tiện vô thức này bắt nguồn từ sự sụt giảm dòng khí lưu thông đến thận. Suy khí ở thận trong một thời gian dài chắc chắn sẽ gây ra mệt mỏi kinh niên.
Mách nhỏ: Sợ hãi là chuyện bình thường, nhưng cần phải học cách đối phó sau mỗi lần đối diện với sợ hãi. Hãy đứng lên sau khi ngã, và không ngừng cố gắng để cuộc sống của bạn tuyệt vời hơn và không còn sợ hãi.
http://vietdaikynguyen.com/v3/health/can-bang-lai-cam-xuc-cam-thay-khoe-tuc-thi-loi-khuyen-cua-cac-danh-y-trung-quoc-co-dai/
Cân Bằng Lại Cảm Xúc, Cảm Thấy Khỏe Tức Thì
Bạn có biết chỉ cần kiểm soát được cảm xúc của bản thân là bạn đã có thể duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Theo Trung Y thì tinh thần và thân thể liên kết với nhau. Những thay đổi cảm xúc thái quá sẽ làm gián đoạn vòng tuần hoàn của khí (là loại năng lượng thiết yếu) lưu thông trong cơ thể, tạo tiền đề cho bệnh tật xuất hiện.
Trung Y nhìn nhận bảy loại cảm xúc và tác động của chúng lên cơ thể . Vui quá hại tim , tức giận hại gan, lo-buồn hại phổi, ưu-tư hại tỳ (lá lách), còn hoảng-sợ hại thận.
Đây là cách mà bảy loại cảm xúc này ảnh hưởng bạn nếu không chúng được kiểm soát.
1. Vui vẻ
Hãy cẩn thận không để cho hạnh phúc của bạn tổn thương trái tim của bạn. (Ảnh: từ Shutterstock)
Vâng, điều gì tốt cũng có thể trở nên thái quá.
Vui vẻ cũng là một nguồn phát xuất căng thẳng, dẫu là căng thẳng này có tính chất tích cực. Vui sướng quá mức khiến cho dòng khí lưu thông đến tim không ổn định, dẫn đến sự lo lắng, hồi hộp, và mất ngủ.
Làm thế nào để biết rằng liệu bạn có vui sướng hơi quá hay không? Hãy cảnh giác với các ham muốn vô tình khiến bạn bật cười và những thay đổi cảm xúc vu vơ..
Mách nhỏ: Không, bạn không nên vì thế mà trở nên lạnh lùng. Chỉ là giữ lại một chút sự tán dương và biểu lộ của vui sướng chừng mực, và như thế bạn sẽ ổn thôi.
2.Tức giận
Giận quá khiến đầu bạn như vỡ tung? Đã đến lúc nên nghĩ đến thiền định. (Ảnh: từ Shutterstock)
Giận quá mất khôn. Việc dồn ép khí vào lá lách và gan sẽ gây ra đau đầu, chóng mặt, biếng ăn, và thậm chí gây nôn nao và tiêu chảy!
Tất nhiên cũng có những bài thuốc thảo dược Trung Y được dùng để giúp giải tỏa khí vượng tại gan, nhưng nếu bạn luôn luôn giận dữ, chúng sẽ không có tác dụng về lâu dài.
Mách nhỏ: Một lời khuyên tốt nhất? Cứ học cách giữ bình tĩnh bằng cách tu dưỡng tâm tính và thiền định, bạn sẽ thấy các chứng bệnh liên quan biến mất khi tâm trạng bình ổn trở lại.
3. Hoảng loạn
Khi đang trong lúc hoảng loạn, hãy giữ bình tĩnh và đếm đến mười. (Ảnh: từ Shutterstock)
Chắc chắn, chúng ta sẽ mất bình tĩnh mỗi lần lỡ chuyến tàu cuối cùng hoặc khi vội vã làm cho kịp thời gian hạn định đang cận kề, nhưng một điều chắc chắn rằng không tốt cho sức khỏe khi chuyện gì bạn cũng dễ hốt hoảng trước cuộc sống xô đẩy..
Hoảng loạn liên tục dẫn đến căng thẳng mãn tính, ảnh hưởng tới dòng khí lưu thông đến tim và thận. Người lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, sẽ trải nghiệm cảm giác tim đập nhanh và mất ngủ.
Mách nhỏ: Một thủ thuật tốt để ngăn chặn sự tấn công của cảm xúc hoảng loạn là trong các tình huống căng thẳng như thế, hãy đếm đến 10. Đừng vội phản ứng với các tình huống đó ngay.
4. Phiền muộn
Lo lắng thái quá có thể dẫn đến sự cô đơn mãnh liệt và một sức khỏe kém. (Ảnh: từ Shutterstock)
Hai cảm xúc này có liên quan với nhau. Một người lo lắng quá mức về mọi thứ cuối cùng sẽ khép mình lại với thế giới xung quanh, bắt đầu di vào vòng luẩn quẩn của những căng thẳng tiêu cực tác động lên cơ thể.
Kết quả là biếng ăn, mất cảm xúc về màu sắc, khó thở và cảm giác như khí lưu thông một cách khó khăn qua lá lách và phổi. Cuối cùng, tim của người này cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Mách nhỏ: Tốt hơn là bạn có thể thổ lộ tình trạng căng thẳng của mình cho một đôi tai thân thiện và biết lắng nghe. Vấn đề được nói ra sẽ khiến cho bạn thấy rằng chúng trở nên nhỏ bé hơn, khi đó bạn có thể thôi lo lắng và bước tiếp hành trình cuộc sống.
5. Đau khổ
Thể hiện sự động viên cho những người đang đau khổ. (Ảnh: từ Shutterstock)
Cảm thấy liên tục bị hụt hơi, chóng mệt, và suy sụp chán nản? Trung Y cho rằng sầu muộn có thể hạn chế dòng khí vào phổi, gây bộc phát những triệu chứng tương tự.
Mách nhỏ: Đôi khi, lo buồn thực sự là không thể tránh khỏi, chẳng hạn cảnh chia ly hoặc bị sa thải. Bạn có thể giúp đỡ những người đang trong đau khổ thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách giúp họ trở lên lạc quan hơn, nhắc nhở họ về những mặt tích cực của cuộc sống. Hãy cho họ thấy rằng bạn luôn ở bên cạnh để động viên, hỗ trợ họ, chỉ cần như thế cũng đủ để làm làm nên điều kỳ diệu.
6. Sợ hãi
Cảm thấy rất sợ hãi tới mức chỉ muốn chui vào nằm dưới mấy lớp chăn? (Ảnh: từ Shutterstock)
Là cảm xúc mất cân bằng nhất, sợ hãi có thể khiến cho một người trở nên tái mét như xác chết, liên tục cảm thấy choáng váng, và nghiêm trọng hơn thì có thể quỵ ngã.
Trong trường hợp cực kỳ sợ hãi, cả người lớn và trẻ em thậm chí sẽ mất kiểm soát bàng quang, dẫn đến những tình huống cực kì xấu hổ. Tình trạng tiểu tiện vô thức này bắt nguồn từ sự sụt giảm dòng khí lưu thông đến thận. Suy khí ở thận trong một thời gian dài chắc chắn sẽ gây ra mệt mỏi kinh niên.
Mách nhỏ: Sợ hãi là chuyện bình thường, nhưng cần phải học cách đối phó sau mỗi lần đối diện với sợ hãi. Hãy đứng lên sau khi ngã, và không ngừng cố gắng để cuộc sống của bạn tuyệt vời hơn và không còn sợ hãi.
http://vietdaikynguyen.com/v3/health/can-bang-lai-cam-xuc-cam-thay-khoe-tuc-thi-loi-khuyen-cua-cac-danh-y-trung-quoc-co-dai/