Tham Khảo
Căng thẳng gia tăng trước phán quyết về Biển Đông
Dù quốc tế đã kêu gọi Bắc Kinh chấp hành phán quyết, Trung Quốc nói rằng họ sẽ phớt lờ phán quyết mà dự kiến sẽ được đưa ra trong vài tuần tới.
Những nhà hoạt động sinh viên Philippines cầm mô hình tàu Trung Quốc để phản đối việc xây dựng đảo gần đây và yêu cầu Trung Quốc ra khỏi nhóm các đảo đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông, trong một cuộc biểu tình tại Manila, Philippines, ngày 03 tháng 3 năm 2016.
BẮC KINH—
Trong khi Philippines chờ đợi phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế về vụ kiện thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, dường như rõ ràng là bất kể phán quyết ra sao thì tranh chấp cũng đang gia tăng cường độ.
Trung Quốc nói những mối quan hệ quân sự đang gia tăng của Washington và sự hiện diện của Mỹ trong khu vực là điều đang khơi lên căng thẳng ở Biển Đông - không phải những tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Bắc Kinh chồng lấn những vùng đặc quyền kinh tế của những nước khác.
Dù quốc tế đã kêu gọi Bắc Kinh chấp hành phán quyết, Trung Quốc nói rằng họ sẽ phớt lờ phán quyết mà dự kiến sẽ được đưa ra trong vài tuần tới.
Những quan chức Mỹ nói rằng việc tăng cường quân lực không nhắm vào Trung Quốc, nhưng những lo ngại về những ý định và hành động của Bắc Kinh trong khu vực rõ ràng đang đóng một vai trò.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói: "Chúng tôi đang tăng cường vai trò quân sự của mình trong khu vực nhưng việc đó không phải là để khiêu khích bất cứ điều gì. Việc đó là để tiếp tục ủng hộ hệ thống những nguyên tắc và hòa bình và an ninh mà đã cho phép khu vực này phát triển thịnh vượng suốt mấy thập niên ở đây."
Không rõ những hành động mà Trung Quốc có thể đưa ra để đáp trả là gì. Một số người cho rằng giống như họ đã làm ở nơi khác, Bắc Kinh có thể bắt đầu cải tạo đất để xây cất Bãi cạn Scarborough, một bãi đá đang tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Đảo Hoàng Nham.
Bãi đá này cách Vịnh Subic chưa đầy 200 kilômét và nằm hẳn bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Giới chức Trung Quốc chưa loại trừ khả năng đó.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: "Tôi muốn nhắc lại rằng Bãi cạn Scarborough là một phần cố hữu của lãnh thổ Trung Quốc. Bất kể hành động nào mà Trung Quốc có thể thực hiện hoặc không thực hiện thì nó vẫn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc."
Dù phán quyết đứng về bên nào, Bắc Kinh sẽ không im tiếng.
Chỉ mới cuối tuần này, một hàng không mẫu hạm của Mỹ đã bị từ chối cho cập cảng ở Hong Kong. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã lên chính hàng không mẫu hạm này vào tháng 4 trong khi nó đang hoạt động ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng đang ve vãn sự ủng hộ đối với những tuyên bố của mình, với việc Nga đã tuyên bố hậu thuẫn Bắc Kinh. Ba nước Đông Nam Á cũng đã lên tiếng ủng hộ, nhưng chỉ một nước trong số này thực sự có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển tranh chấp.
Bill Ide
03.05.2016
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Căng thẳng gia tăng trước phán quyết về Biển Đông
Dù quốc tế đã kêu gọi Bắc Kinh chấp hành phán quyết, Trung Quốc nói rằng họ sẽ phớt lờ phán quyết mà dự kiến sẽ được đưa ra trong vài tuần tới.
Những nhà hoạt động sinh viên Philippines cầm mô hình tàu Trung Quốc để phản đối việc xây dựng đảo gần đây và yêu cầu Trung Quốc ra khỏi nhóm các đảo đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông, trong một cuộc biểu tình tại Manila, Philippines, ngày 03 tháng 3 năm 2016.
BẮC KINH—
Trong khi Philippines chờ đợi phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế về vụ kiện thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, dường như rõ ràng là bất kể phán quyết ra sao thì tranh chấp cũng đang gia tăng cường độ.
Trung Quốc nói những mối quan hệ quân sự đang gia tăng của Washington và sự hiện diện của Mỹ trong khu vực là điều đang khơi lên căng thẳng ở Biển Đông - không phải những tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Bắc Kinh chồng lấn những vùng đặc quyền kinh tế của những nước khác.
Dù quốc tế đã kêu gọi Bắc Kinh chấp hành phán quyết, Trung Quốc nói rằng họ sẽ phớt lờ phán quyết mà dự kiến sẽ được đưa ra trong vài tuần tới.
Những quan chức Mỹ nói rằng việc tăng cường quân lực không nhắm vào Trung Quốc, nhưng những lo ngại về những ý định và hành động của Bắc Kinh trong khu vực rõ ràng đang đóng một vai trò.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói: "Chúng tôi đang tăng cường vai trò quân sự của mình trong khu vực nhưng việc đó không phải là để khiêu khích bất cứ điều gì. Việc đó là để tiếp tục ủng hộ hệ thống những nguyên tắc và hòa bình và an ninh mà đã cho phép khu vực này phát triển thịnh vượng suốt mấy thập niên ở đây."
Không rõ những hành động mà Trung Quốc có thể đưa ra để đáp trả là gì. Một số người cho rằng giống như họ đã làm ở nơi khác, Bắc Kinh có thể bắt đầu cải tạo đất để xây cất Bãi cạn Scarborough, một bãi đá đang tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Đảo Hoàng Nham.
Bãi đá này cách Vịnh Subic chưa đầy 200 kilômét và nằm hẳn bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Giới chức Trung Quốc chưa loại trừ khả năng đó.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: "Tôi muốn nhắc lại rằng Bãi cạn Scarborough là một phần cố hữu của lãnh thổ Trung Quốc. Bất kể hành động nào mà Trung Quốc có thể thực hiện hoặc không thực hiện thì nó vẫn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc."
Dù phán quyết đứng về bên nào, Bắc Kinh sẽ không im tiếng.
Chỉ mới cuối tuần này, một hàng không mẫu hạm của Mỹ đã bị từ chối cho cập cảng ở Hong Kong. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã lên chính hàng không mẫu hạm này vào tháng 4 trong khi nó đang hoạt động ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng đang ve vãn sự ủng hộ đối với những tuyên bố của mình, với việc Nga đã tuyên bố hậu thuẫn Bắc Kinh. Ba nước Đông Nam Á cũng đã lên tiếng ủng hộ, nhưng chỉ một nước trong số này thực sự có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển tranh chấp.
Bill Ide
03.05.2016
(VOA)