Văn Học & Nghệ Thuật
Cao Thoại Châu: Những người Thầy của tôi
Thần Tháp rùa
Dòng sông định mệnh
Áo lụa Hà Đông
Trí nhớ vốn tệ nhưng những nét chấm phá về một số người Thầy vẫn còn sắc sảo trong lòng tôi cho dù nhiều năm đã đi qua. Có điều là vào những lúc thấy mình khô khan cứng nhắc tôi lại nghĩ mình không có may mắn được học với các cô giáo, chỉ trong mấy năm đại học tôi mới có hai người cô, họ rất giỏi nhưng đáng tiếc lúc đó tôi đã thành một thanh niên 20 hơi bị chai. Có phải vì thiếu những người cô ở thời thơ ấu mà sau này tôi vụng về nóng nảy trong ứng xử, thường hay rút vào trong vỏ một con ốc?
Bậc tiểu học tôi học tại làng, ngôi trường lợp ngói một trệt thôi nhưng có nhiều bậc thềm, bề thế sừng sững do ông nội tôi xây tặng cho làng mà sau này tôi chưa hề thấy ở đâu. Gia đình gửi tôi ở trọ luôn nhà thầy dạy tôi năm lớp Nhất. Thầy Lại Xuân Tính từ xa tới làng tôi đã nhiều năm, dáng thanh mảnh nhưng cao, hàm răng đen bóng nhưng Thầy mặc đồ Tây. Đó là một người Thầy từ tốn, mẫu mực trong mọi sinh hoạt từ ở nhà tới ở trường. Tôi còn nhớ những cây bút chì của Thầy được chuốt rất nhọn, cân đối và như gọt bằng máy dù thời ấy chỉ có con dao cho việc này. Nhà thầy khá đông con, trong đó có chị Thảo thân với tôi nhất, học cùng lớp với tôi, chị khá xinh và giỏi việc nhà. Lên trung học tôi xa quê và cho mãi tới khi vào Sài Gòn mới có dịp nối lại liên hệ với gia đình Thầy, lúc này làm giám thị ở một trường trung học. Thời gian đi nhanh, khi có thể lập gia đình, tôi nghĩ đến “chị” vì nghĩ người cha là một bảo đảm cho con gái là …chỗ dựa cho tôi. Khi thăm dò thì “chị”- bây giờ xinh lắm- má ửng hồng, cười bóng gió cho biết… “cậu” lơ đãng quá! Chắc chắn là chậm mất rồi, “cậu” ngẩn ngơ vài ngày nhưng nghĩ “Thế… cũng may cho Thầy”!
Trở lại với ngày tới Sài Gòn khi 15 tuổi, mất đứt một năm học lớp Đệ Ngũ! Niên khóa 1955-1956 thi nhảy vào Đệ Tứ trường Trần Lục, một trường di cư từ Bắc vào học nhờ trường tiểu học Đồ Chiểu ở Tân Định. Sáng đi bộ từ trường đua ngựa Phú Thọ và bắt đầu học từ 10h - 2h chiều giữa cái nóng Sài Gòn gay gắt, đó là một thời khóa biểu đày ải! Học trò Thầy Doãn Quốc Sĩ năm đó. Tác giả “Dòng sông định mệnh” cuốn hút tôi vừa qua phong cách chân phương, lời giảng của một người nghệ sĩ từng trải, vừa bằng những tác phẩm của ông. Thầy Sĩ ăn mặc đơn giản như một ông đồ thích ứng được Tây học, đi mobylette tàng nhưng gịong sang sảng ấy giảng “Đôi Bạn” của Nhất Linh và bài “Giây phút chạnh lòng” (thơ Thế Lữ) thì sau này tôi không thể nào làm nổi!
Tác giả “Thần Tháp Rùa”, thầy dạy Việt văn ăn mặc rất chải chuốt lịch sự, học với Thầy 3 năm và chẳng bao giờ thấy nụ cười của ông.! Một lần Thầy giảng chỗ Kiều bị bán về Lâm Truy, không hiểu ma đưa lối quỷ đưa đường thế nào mà tôi lại buột miệng nói leo “Kiều mất trinh…”. Đận ấy thêm một lần tôi hiểu cách “chửi” học sinh của ông thầy dạy văn. Và sau khi nghe nhức tai xấu hổ với bạn bè chỉ muốn chui xuống gầm bàn, cũng không hiểu sao vốn là kẻ nhút nhát mà tôi lại hỏi “Thưa thầy, không…mất trinh thì là gì ạ? ”, đôi mắt to của người Thầy lạnh nhìn xuống lớp: “Là…thất thân…!”. Thì ra thế! Trau chuốt áo quần, trau chuốt ngôn từ, đi dạy không thấy dùng xe gắn máy mà chuyên trị xích lô-Vũ Khắc Khoan là vậy! Sau này trở thành người dạy học, không biết tự bao giờ cách giảng bài, đi đứng, la rầy học trò và cả việc hút thuốc trong lớp không cần hộp quẹt…có lúc chợt nhận ra mình mang chất “Vũ Khắc Khoan” trong người.
Lên lớp cuối trung học, là học trò Thầy Nguyên Sa, nhận ở ông một mẫu nhà thơ - giáo sư, dạy triết không đầu bù tóc rối, không “gàn gàn”, trái lại Thầy rất thoáng vui vẻ têu tếu giảng bài nghe như lọt vào xương. Riêng với tôi, kẻ trốn học thường xuyên liên tục chỉ vì toán-dốt, lý hoá-kém,vạn vật-lười, thì giờ triết là giờ duy nhất tôi có mặt. Trường Chu Văn An của tôi thời ấy rất “hách” ở chỗ, thầy nổi tiếng, trò học giỏi và nghịch hơn mọi trường khác, cũng là do “chấp nhận” cá tính ấy mà trường “kệ” cho tôi trốn học?. Nhưng Thầy Lan thì bảo “Khi đi thi đừng nộp học bạ (vì tôi trốn luôn cả thi lục cá nguyệt) họ không vớt cho đâu, ráng sao cho đủ điểm”.Và tôi không rớt tú tài, khi vào vấn đáp trúng ngay Thầy thật sung sướng không còn gì để đo, Thầy cười rất tươi đầy thiện cảm và cho…14 điểm, một điểm không cao! Nhà thơ mà kẹo! Xong tú tài không gặp Thầy trong nhiều năm, lúc tôi ra trường, trong nhiều kỳ chấm thi Thầy trò gặp nhau, khác với những nhà thơ cùng trang lứa gọi Thầy là anh, tôi vẫn xưng hô với Thầy như cũ, không phải quá câu nệ mà vì tôi không thích quên quan hệ khởi đầu.
Cho đến một ngày, lâu sau ngày rời ngôi trường ấy, chúng tôi cùng bị động viên có dịp gặp nhau hàng ngày trong trường sĩ quan Thủ Đức đội nón sắt đi giày saut. Tôi nhỏ con xoay trở dễ dàng trong trang phục lính, còn thầy hình như hơi ì ạch với thân hình dường như gấp rưỡi tôi. Lúc ấy tôi mới nhận ra Thầy nhiều hơn: khó tính mà tinh tế giả lơ như không nhận ra gì. Thời gian ở Thủ Đức là lúc Thầy và một thư ký tòa soạn tờ báo có tiếng đang xảy ra bất hòa nặng. Có thể vì biết tôi đang viết ở đó và cũng có thể vì bản tính của ông nên không một lần nào Thầy có nhận xét không tốt về người kia, một người tôi cũng rất yêu mến. Bị kẹt giữa “hai làn đạn...cà nông”, tôi cũng khổ tâm nhưng không một lần hé môi. Thầy có vẻ bằng lòng về sự tỉnh bơ ấy của tôi.
Trong thời gian còn học trong trường sĩ quan tôi có đọc bài của Thầy viết trên tờ nhật báo Sống, trong đó nhắc đến nhiều anh em văn nghệ đang học tại đó. Với tôi, Thầy nhắc kỹ hơn, có kể nghề nghiệp, học vấn và "văn tài" của tôi, về sau Thầy bảo viết cốt cho họ chú ý đừng đưa bọn nhà văn chúng tôi ra mặt trận. Ngày mãn khóa, người ta đọc tên tôi được về một đơn vị nghe khá “cù lần” nhưng xem ra chữ thọ thì lớn thuộc ngành quân nhu mà lại ở ngay Sài Gòn. Sau đó một lần đi công tác về Cục Quân nhu, có việc phải vào phòng ông Cục trưởng, đọc giấy tờ tôi mang đến bỗng ông cười hỏi: Cậu là CTC hả? Có đọc thơ cậu, sao mà chán chiến tranh đến thế. Cậu là thế nào với ông Lan, ông ấy là bạn tôi đấy”, “Trình đại tá, tôi là học trò của Thầy”, ông đại tá bảo “Lan nói tôi lấy cậu về đây đấy!”. Thì ra là vậy, Thầy là thế đấy, Thầy ơi!
Tôi không có những người Thầy cũ, mãi chỉ là những người Thầy và họ như thế đấy!
Cao Thoại Châu
( Hồ Công Tâm chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Cao Thoại Châu: Những người Thầy của tôi
Thần Tháp rùa
Dòng sông định mệnh
Áo lụa Hà Đông
Trí nhớ vốn tệ nhưng những nét chấm phá về một số người Thầy vẫn còn sắc sảo trong lòng tôi cho dù nhiều năm đã đi qua. Có điều là vào những lúc thấy mình khô khan cứng nhắc tôi lại nghĩ mình không có may mắn được học với các cô giáo, chỉ trong mấy năm đại học tôi mới có hai người cô, họ rất giỏi nhưng đáng tiếc lúc đó tôi đã thành một thanh niên 20 hơi bị chai. Có phải vì thiếu những người cô ở thời thơ ấu mà sau này tôi vụng về nóng nảy trong ứng xử, thường hay rút vào trong vỏ một con ốc?
Bậc tiểu học tôi học tại làng, ngôi trường lợp ngói một trệt thôi nhưng có nhiều bậc thềm, bề thế sừng sững do ông nội tôi xây tặng cho làng mà sau này tôi chưa hề thấy ở đâu. Gia đình gửi tôi ở trọ luôn nhà thầy dạy tôi năm lớp Nhất. Thầy Lại Xuân Tính từ xa tới làng tôi đã nhiều năm, dáng thanh mảnh nhưng cao, hàm răng đen bóng nhưng Thầy mặc đồ Tây. Đó là một người Thầy từ tốn, mẫu mực trong mọi sinh hoạt từ ở nhà tới ở trường. Tôi còn nhớ những cây bút chì của Thầy được chuốt rất nhọn, cân đối và như gọt bằng máy dù thời ấy chỉ có con dao cho việc này. Nhà thầy khá đông con, trong đó có chị Thảo thân với tôi nhất, học cùng lớp với tôi, chị khá xinh và giỏi việc nhà. Lên trung học tôi xa quê và cho mãi tới khi vào Sài Gòn mới có dịp nối lại liên hệ với gia đình Thầy, lúc này làm giám thị ở một trường trung học. Thời gian đi nhanh, khi có thể lập gia đình, tôi nghĩ đến “chị” vì nghĩ người cha là một bảo đảm cho con gái là …chỗ dựa cho tôi. Khi thăm dò thì “chị”- bây giờ xinh lắm- má ửng hồng, cười bóng gió cho biết… “cậu” lơ đãng quá! Chắc chắn là chậm mất rồi, “cậu” ngẩn ngơ vài ngày nhưng nghĩ “Thế… cũng may cho Thầy”!
Trở lại với ngày tới Sài Gòn khi 15 tuổi, mất đứt một năm học lớp Đệ Ngũ! Niên khóa 1955-1956 thi nhảy vào Đệ Tứ trường Trần Lục, một trường di cư từ Bắc vào học nhờ trường tiểu học Đồ Chiểu ở Tân Định. Sáng đi bộ từ trường đua ngựa Phú Thọ và bắt đầu học từ 10h - 2h chiều giữa cái nóng Sài Gòn gay gắt, đó là một thời khóa biểu đày ải! Học trò Thầy Doãn Quốc Sĩ năm đó. Tác giả “Dòng sông định mệnh” cuốn hút tôi vừa qua phong cách chân phương, lời giảng của một người nghệ sĩ từng trải, vừa bằng những tác phẩm của ông. Thầy Sĩ ăn mặc đơn giản như một ông đồ thích ứng được Tây học, đi mobylette tàng nhưng gịong sang sảng ấy giảng “Đôi Bạn” của Nhất Linh và bài “Giây phút chạnh lòng” (thơ Thế Lữ) thì sau này tôi không thể nào làm nổi!
Tác giả “Thần Tháp Rùa”, thầy dạy Việt văn ăn mặc rất chải chuốt lịch sự, học với Thầy 3 năm và chẳng bao giờ thấy nụ cười của ông.! Một lần Thầy giảng chỗ Kiều bị bán về Lâm Truy, không hiểu ma đưa lối quỷ đưa đường thế nào mà tôi lại buột miệng nói leo “Kiều mất trinh…”. Đận ấy thêm một lần tôi hiểu cách “chửi” học sinh của ông thầy dạy văn. Và sau khi nghe nhức tai xấu hổ với bạn bè chỉ muốn chui xuống gầm bàn, cũng không hiểu sao vốn là kẻ nhút nhát mà tôi lại hỏi “Thưa thầy, không…mất trinh thì là gì ạ? ”, đôi mắt to của người Thầy lạnh nhìn xuống lớp: “Là…thất thân…!”. Thì ra thế! Trau chuốt áo quần, trau chuốt ngôn từ, đi dạy không thấy dùng xe gắn máy mà chuyên trị xích lô-Vũ Khắc Khoan là vậy! Sau này trở thành người dạy học, không biết tự bao giờ cách giảng bài, đi đứng, la rầy học trò và cả việc hút thuốc trong lớp không cần hộp quẹt…có lúc chợt nhận ra mình mang chất “Vũ Khắc Khoan” trong người.
Lên lớp cuối trung học, là học trò Thầy Nguyên Sa, nhận ở ông một mẫu nhà thơ - giáo sư, dạy triết không đầu bù tóc rối, không “gàn gàn”, trái lại Thầy rất thoáng vui vẻ têu tếu giảng bài nghe như lọt vào xương. Riêng với tôi, kẻ trốn học thường xuyên liên tục chỉ vì toán-dốt, lý hoá-kém,vạn vật-lười, thì giờ triết là giờ duy nhất tôi có mặt. Trường Chu Văn An của tôi thời ấy rất “hách” ở chỗ, thầy nổi tiếng, trò học giỏi và nghịch hơn mọi trường khác, cũng là do “chấp nhận” cá tính ấy mà trường “kệ” cho tôi trốn học?. Nhưng Thầy Lan thì bảo “Khi đi thi đừng nộp học bạ (vì tôi trốn luôn cả thi lục cá nguyệt) họ không vớt cho đâu, ráng sao cho đủ điểm”.Và tôi không rớt tú tài, khi vào vấn đáp trúng ngay Thầy thật sung sướng không còn gì để đo, Thầy cười rất tươi đầy thiện cảm và cho…14 điểm, một điểm không cao! Nhà thơ mà kẹo! Xong tú tài không gặp Thầy trong nhiều năm, lúc tôi ra trường, trong nhiều kỳ chấm thi Thầy trò gặp nhau, khác với những nhà thơ cùng trang lứa gọi Thầy là anh, tôi vẫn xưng hô với Thầy như cũ, không phải quá câu nệ mà vì tôi không thích quên quan hệ khởi đầu.
Cho đến một ngày, lâu sau ngày rời ngôi trường ấy, chúng tôi cùng bị động viên có dịp gặp nhau hàng ngày trong trường sĩ quan Thủ Đức đội nón sắt đi giày saut. Tôi nhỏ con xoay trở dễ dàng trong trang phục lính, còn thầy hình như hơi ì ạch với thân hình dường như gấp rưỡi tôi. Lúc ấy tôi mới nhận ra Thầy nhiều hơn: khó tính mà tinh tế giả lơ như không nhận ra gì. Thời gian ở Thủ Đức là lúc Thầy và một thư ký tòa soạn tờ báo có tiếng đang xảy ra bất hòa nặng. Có thể vì biết tôi đang viết ở đó và cũng có thể vì bản tính của ông nên không một lần nào Thầy có nhận xét không tốt về người kia, một người tôi cũng rất yêu mến. Bị kẹt giữa “hai làn đạn...cà nông”, tôi cũng khổ tâm nhưng không một lần hé môi. Thầy có vẻ bằng lòng về sự tỉnh bơ ấy của tôi.
Trong thời gian còn học trong trường sĩ quan tôi có đọc bài của Thầy viết trên tờ nhật báo Sống, trong đó nhắc đến nhiều anh em văn nghệ đang học tại đó. Với tôi, Thầy nhắc kỹ hơn, có kể nghề nghiệp, học vấn và "văn tài" của tôi, về sau Thầy bảo viết cốt cho họ chú ý đừng đưa bọn nhà văn chúng tôi ra mặt trận. Ngày mãn khóa, người ta đọc tên tôi được về một đơn vị nghe khá “cù lần” nhưng xem ra chữ thọ thì lớn thuộc ngành quân nhu mà lại ở ngay Sài Gòn. Sau đó một lần đi công tác về Cục Quân nhu, có việc phải vào phòng ông Cục trưởng, đọc giấy tờ tôi mang đến bỗng ông cười hỏi: Cậu là CTC hả? Có đọc thơ cậu, sao mà chán chiến tranh đến thế. Cậu là thế nào với ông Lan, ông ấy là bạn tôi đấy”, “Trình đại tá, tôi là học trò của Thầy”, ông đại tá bảo “Lan nói tôi lấy cậu về đây đấy!”. Thì ra là vậy, Thầy là thế đấy, Thầy ơi!
Tôi không có những người Thầy cũ, mãi chỉ là những người Thầy và họ như thế đấy!
Cao Thoại Châu
( Hồ Công Tâm chuyển )