Tham Khảo
Cầu Viện Để Đánh Giặc _Nguyễn Xuân Nghĩa
Hàng năm cứ đến Tháng Tư người Việt chúng ta lại nhớ đến biến cố 1975 với bao ngậm ngùi và nhiều câu hỏi về cái lẽ bại trận. Có một thắc mắc ít được
Nguyễn-Xuân Nghĩa
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"
Việt Nam Cộng Hoà còn thất thủ vì... lý do kinh tế
* Cảnh khủng bố thường tình - Tổn thất kinh tế là bao nhiêu? *
Hàng năm cứ đến Tháng Tư người Việt chúng ta lại nhớ đến biến cố 1975 với bao ngậm ngùi và nhiều câu hỏi về cái lẽ bại trận. Có một thắc mắc ít được nhắc tới là vì sao được Hoa Kỳ viện trợ dồi dào như vậy mà Việt Nam Cộng Hòa vẫn không thành công? Bài này xin nêu ra một trong nhiều lý lẽ: chính là vì viện trợ mà không thể thành công!
Một cái nhìn khác về kinh tế cũng là chính trị....
Về bối cảnh, trong 30 năm can thiệp vào Việt Nam, từ 1943 đến 1973, sáu đời Tổng thống Mỹ đã chẳng hiểu gì về Việt Nam, từ văn hoá đến lịch sử, mà lại có mục tiêu dời đổi thất thường. Nào là tìm đồng minh chống Nhật thời Thế chiến II, rồi hỗ trợ phong trào "giải thực" nên mặc nhiên chống Pháp tại Đông Dương, qua đến be bờ chặn làn sóng đỏ thời Chiến tranh lạnh, rồi xây dựng dân chủ để phát huy giá trị tinh thần của "Thế giới Tự do", trong khi vẫn dùng lá bài Việt Nam tác động vào quan hệ với Liên bang Xô viết, với Trung Quốc, v.v....
Mâu thuẫn giữa lý tưởng và thực tiễn khiến Hoa Kỳ là đế quốc có lúc ngây thơ mà đôi khi lật lọng khó tin. Ra vào hùng hổ như con voi trắng trong cửa hàng đồ sứ.
Với tinh thần đó, Hoa Kỳ lao vào cuộc chiến toàn diện, gồm các lãnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao, thông tin, văn hoá, qua nhiều hình thái như phá hoại, khủng bố, khuynh đảo, du kích chiến rồi trận địa chiến ở cấp sư đoàn trở lên. Và thực hiện việc đó dưới sự phán xét khắt khe của một hệ thống truyền thông có đầy tự do mà thiếu hiểu biết. Ngày nay, sự nông cạn đó vẫn làm nhiều người hiểu sai về cuộc chiến và tiếp tục nhục mạ miền Nam.
Trong khi ấy, bộ máy kinh tế lại vận hành theo quy luật khác.
Quốc hội có thẩm quyền về công chi thu thì đòi các khoản chi ngân sách phải ưu tiên phục vụ quyền lợi Hoa Kỳ. Một đồng viện trợ Mỹ phải đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp Mỹ - tính ra thành hệ số nhân - và cho các địa phương đã bầu lên người biểu quyết về ngân sách. Nhiều khi các đại diện dân cử đầy ảnh hưởng này lại chẳng biết gì về Á Châu, Đông Nam Á, Việt Nam hay cộng sản. Những ông nài mù cưỡi con voi trắng.
Vì vậy, Hoa Kỳ bị tổn thất về nhân mạng, kinh tế và tinh thần mà vẫn lãnh vết nhơ lịch sử là bại trận. Phần thiệt hại của người Việt Nam chỉ là một cước chú nhỏ trong tâm tư dân Mỹ. Đó là về bối cảnh.
Về kinh tế, Hoa Kỳ có hai mạch viện trợ song hành cho Việt Nam.
Một là chương trình CIP, một sao bản thời chiến của kế hoạch Marshall do Hoa Kỳ viện trợ cho Âu Châu tái thiết trong thời bình sau Thế chiến II. Chương trình CIP được áp dụng từ 1955 đến 1975, trừ mấy tháng gián đoạn khi Cậu ấm Kennedy gây áp lực với Chính quyền Ngô Đình Diệm. Chương trình kia là PL 480, được mệnh danh là "Nông phẩm Phụng sự Hoà bình" theo lối gọi mỹ miều từ Chính quyền Kennedy.
CIP hay Commercial Import Program hay Commodity Import Program, là "Chương trình Nhập cảng Thương phẩm". Vắn tắt thì Mỹ viện trợ cho ngân sách quốc gia Việt Nam một số ngoại tệ do Quốc hội phê chuẩn hàng năm để chính phủ Việt Nam bán lại cho doanh gia với hối suất ưu đãi và lãi suất thấp hầu nhập cảng một số hàng Mỹ. Doanh nghiệp xuất cảng hàng hóa Mỹ thì nhận đủ số đô la y như bán cho các thị trường tự do khác, còn doanh nghiệp Việt Nam thì tốn ít tiền hơn mà vẫn nhập được một lượng hàng cần thiết cho thị trường tiêu thụ nội địa. Tiền Việt Nam mà chính phủ Sàigon thu được từ doanh gia Việt Nam được đưa vào một quỹ đối giá để tài trợ ngân sách quốc gia, trong đó có cả quốc phòng, cảnh sát hay lương công chức.
Chế độ viện trợ này có nghĩa là dân ta càng tiêu thụ nhiều thì ngân sách quốc gia càng thêm tiền đánh giặc! Khi tóm lược như vậy, ta thấy ngay mâu thuẫn xương tủy giữa bài toán chiến tranh toàn diện với giải pháp đối phó về kinh tế, hối đoái và ngân sách! Hoa Kỳ tất nhiên bại trận với một chế độ viện trợ phi lý như vậy.
Khi Mỹ giảm viện trợ thì hậu phương miền Nam hết xài đồ nhập cảng do doanh nghiệp Mỹ cung cấp và ngân sách hết lương cho lính. Trong khi ấy, đầu tư vẫn bị cản trở so với tiêu thụ và càng bị cản trở vì hình thái chiến tranh phá hoại.
Tháng Tám năm 1971, khi Chính quyền Nixon đơn phương thả nổi đồng bạc và hủy bỏ hệ thống tài chánh Bretton Woods thì đấy là tín hiệu nguy ngập mà chúng ta chưa nhìn ra. Qua năm sau, cuộc khủng hoảng dầu hỏa vì tình hình Trung Đông là tín hiệu khác mà ít ai thấy. Hậu phương chỉ than vãn về lạm phát hay xăng dầu lên giá mà chưa hiểu rằng miền Nam đang bị bức tử - xiết bao tử trước.
Kỳ diệu nhất là chương trình CIP chứng minh lý luận tuyên truyền của phe Cộng sản. Rằng Mỹ gây chiến chỉ để doanh nghiệp hay tài phiệt Mỹ bán hàng!
Chương trình kia, PL 480 hay Nông phẩm Phụng sự Hoà bình, có nghĩa là Việt Nam nhận được một số nông sản Mỹ để bán lại cho dân và lấy tiền tài trợ ngân sách. Đây là một phi lý khác.
Lý tưởng ban đầu của PL480 từ Chính quyền Eisenhower vào năm 1954 là cứu đói các nước nghèo. Nhưng Quốc hội Mỹ chuyển dần qua mục tiêu chính trị là giúp nông gia Mỹ có thị trường còn Hành pháp thì viện dẫn mục tiêu chiến lược là dùng viện trợ nông sản để kết nạp đồng minh.
Thế rồi, quan niệm về đồng minh có thể dời đổi từng thời, thậm chí từng mùa bầu cử, trong khi quốc gia thọ nhận viện trợ do bộ Canh nông và Cơ quan USAID quản lý, tùy chương trình, thì xây dựng toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế trên chế độ viện trợ đó. Rồi bị ràng buộc mà thu hẹp khả năng xoay trở, cho tới khi bị bó tay.
Vì mục đích nâng đỡ nông gia Mỹ, Chương trình PL480 còn có quy định thắt họng: quốc gia cầu viện không được dùng nông sản viện trợ làm nguyên nhiên vật liệu chế biến ra mặt hàng khả dĩ cạnh tranh với hàng Mỹ. Bông vải hay sữa bột của Mỹ không thể làm áo quần hay thực phẩm bán trên các thị trường có loại sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ.
Ngoài hoàn cảnh ngặt nghèo do chiến cuộc gây ra, ngoại viện Mỹ khó giúp quốc gia cầu viện đầu tư theo hướng tích cực là phát triển ngoại thương để có độc lập về kinh tế. Nên chỉ còn chánh sách tiêu cực – mà ăn khách thời đó – là "thay thế nhập cảng".
Hai quốc gia giàu kinh nghiệm về viện trợ Mỹ là Đài Loan và Nam Hàn đã đặt ra quốc sách là phải chấm dứt sự lệ thuộc vào viện trợ càng sớm càng hay. Họ thắt lưng buộc bụng để tự túc tự cường rồi trở thành rồng cọp kinh tế. Miền Nam thì không, vì nhiều người tin rằng "Mỹ không thể bỏ Việt Nam". Có muốn xoay ra thì đã có miền Bắc kéo vào bằng pháo kích như mưa, nhờ nguồn viện trợ của Liên Xô và sự chỉ đạo của Trung Quốc!
Mà hình như là bi hài kịch đó vẫn chưa dứt, với những "món nợ đáng tởm" mà Hà Nội phải trả cho Bắc Kinh.... Thế hệ ngày nay nên suy ngẫm lại.
Và cử tri người Mỹ gốc Việt nên tận dụng sự hiểu biết lẫn lá phiếu để không tái diễn thảm kịch này cho xứ khác - và cho Việt Nam khi lãnh đạo Mỹ lại đòi "chuyển trục" tại Đông Á. Một thí dụ cụ thể là hãy nhìn vào đạo luật Nông sản, Farm Bill. Thê thảm....
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/04/cau-vien-e-anh-giac.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cầu Viện Để Đánh Giặc _Nguyễn Xuân Nghĩa
Hàng năm cứ đến Tháng Tư người Việt chúng ta lại nhớ đến biến cố 1975 với bao ngậm ngùi và nhiều câu hỏi về cái lẽ bại trận. Có một thắc mắc ít được
Nguyễn-Xuân Nghĩa
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"
Việt Nam Cộng Hoà còn thất thủ vì... lý do kinh tế
* Cảnh khủng bố thường tình - Tổn thất kinh tế là bao nhiêu? *
Hàng năm cứ đến Tháng Tư người Việt chúng ta lại nhớ đến biến cố 1975 với bao ngậm ngùi và nhiều câu hỏi về cái lẽ bại trận. Có một thắc mắc ít được nhắc tới là vì sao được Hoa Kỳ viện trợ dồi dào như vậy mà Việt Nam Cộng Hòa vẫn không thành công? Bài này xin nêu ra một trong nhiều lý lẽ: chính là vì viện trợ mà không thể thành công!
Một cái nhìn khác về kinh tế cũng là chính trị....
Về bối cảnh, trong 30 năm can thiệp vào Việt Nam, từ 1943 đến 1973, sáu đời Tổng thống Mỹ đã chẳng hiểu gì về Việt Nam, từ văn hoá đến lịch sử, mà lại có mục tiêu dời đổi thất thường. Nào là tìm đồng minh chống Nhật thời Thế chiến II, rồi hỗ trợ phong trào "giải thực" nên mặc nhiên chống Pháp tại Đông Dương, qua đến be bờ chặn làn sóng đỏ thời Chiến tranh lạnh, rồi xây dựng dân chủ để phát huy giá trị tinh thần của "Thế giới Tự do", trong khi vẫn dùng lá bài Việt Nam tác động vào quan hệ với Liên bang Xô viết, với Trung Quốc, v.v....
Mâu thuẫn giữa lý tưởng và thực tiễn khiến Hoa Kỳ là đế quốc có lúc ngây thơ mà đôi khi lật lọng khó tin. Ra vào hùng hổ như con voi trắng trong cửa hàng đồ sứ.
Với tinh thần đó, Hoa Kỳ lao vào cuộc chiến toàn diện, gồm các lãnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao, thông tin, văn hoá, qua nhiều hình thái như phá hoại, khủng bố, khuynh đảo, du kích chiến rồi trận địa chiến ở cấp sư đoàn trở lên. Và thực hiện việc đó dưới sự phán xét khắt khe của một hệ thống truyền thông có đầy tự do mà thiếu hiểu biết. Ngày nay, sự nông cạn đó vẫn làm nhiều người hiểu sai về cuộc chiến và tiếp tục nhục mạ miền Nam.
Trong khi ấy, bộ máy kinh tế lại vận hành theo quy luật khác.
Quốc hội có thẩm quyền về công chi thu thì đòi các khoản chi ngân sách phải ưu tiên phục vụ quyền lợi Hoa Kỳ. Một đồng viện trợ Mỹ phải đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp Mỹ - tính ra thành hệ số nhân - và cho các địa phương đã bầu lên người biểu quyết về ngân sách. Nhiều khi các đại diện dân cử đầy ảnh hưởng này lại chẳng biết gì về Á Châu, Đông Nam Á, Việt Nam hay cộng sản. Những ông nài mù cưỡi con voi trắng.
Vì vậy, Hoa Kỳ bị tổn thất về nhân mạng, kinh tế và tinh thần mà vẫn lãnh vết nhơ lịch sử là bại trận. Phần thiệt hại của người Việt Nam chỉ là một cước chú nhỏ trong tâm tư dân Mỹ. Đó là về bối cảnh.
Về kinh tế, Hoa Kỳ có hai mạch viện trợ song hành cho Việt Nam.
Một là chương trình CIP, một sao bản thời chiến của kế hoạch Marshall do Hoa Kỳ viện trợ cho Âu Châu tái thiết trong thời bình sau Thế chiến II. Chương trình CIP được áp dụng từ 1955 đến 1975, trừ mấy tháng gián đoạn khi Cậu ấm Kennedy gây áp lực với Chính quyền Ngô Đình Diệm. Chương trình kia là PL 480, được mệnh danh là "Nông phẩm Phụng sự Hoà bình" theo lối gọi mỹ miều từ Chính quyền Kennedy.
CIP hay Commercial Import Program hay Commodity Import Program, là "Chương trình Nhập cảng Thương phẩm". Vắn tắt thì Mỹ viện trợ cho ngân sách quốc gia Việt Nam một số ngoại tệ do Quốc hội phê chuẩn hàng năm để chính phủ Việt Nam bán lại cho doanh gia với hối suất ưu đãi và lãi suất thấp hầu nhập cảng một số hàng Mỹ. Doanh nghiệp xuất cảng hàng hóa Mỹ thì nhận đủ số đô la y như bán cho các thị trường tự do khác, còn doanh nghiệp Việt Nam thì tốn ít tiền hơn mà vẫn nhập được một lượng hàng cần thiết cho thị trường tiêu thụ nội địa. Tiền Việt Nam mà chính phủ Sàigon thu được từ doanh gia Việt Nam được đưa vào một quỹ đối giá để tài trợ ngân sách quốc gia, trong đó có cả quốc phòng, cảnh sát hay lương công chức.
Chế độ viện trợ này có nghĩa là dân ta càng tiêu thụ nhiều thì ngân sách quốc gia càng thêm tiền đánh giặc! Khi tóm lược như vậy, ta thấy ngay mâu thuẫn xương tủy giữa bài toán chiến tranh toàn diện với giải pháp đối phó về kinh tế, hối đoái và ngân sách! Hoa Kỳ tất nhiên bại trận với một chế độ viện trợ phi lý như vậy.
Khi Mỹ giảm viện trợ thì hậu phương miền Nam hết xài đồ nhập cảng do doanh nghiệp Mỹ cung cấp và ngân sách hết lương cho lính. Trong khi ấy, đầu tư vẫn bị cản trở so với tiêu thụ và càng bị cản trở vì hình thái chiến tranh phá hoại.
Tháng Tám năm 1971, khi Chính quyền Nixon đơn phương thả nổi đồng bạc và hủy bỏ hệ thống tài chánh Bretton Woods thì đấy là tín hiệu nguy ngập mà chúng ta chưa nhìn ra. Qua năm sau, cuộc khủng hoảng dầu hỏa vì tình hình Trung Đông là tín hiệu khác mà ít ai thấy. Hậu phương chỉ than vãn về lạm phát hay xăng dầu lên giá mà chưa hiểu rằng miền Nam đang bị bức tử - xiết bao tử trước.
Kỳ diệu nhất là chương trình CIP chứng minh lý luận tuyên truyền của phe Cộng sản. Rằng Mỹ gây chiến chỉ để doanh nghiệp hay tài phiệt Mỹ bán hàng!
Chương trình kia, PL 480 hay Nông phẩm Phụng sự Hoà bình, có nghĩa là Việt Nam nhận được một số nông sản Mỹ để bán lại cho dân và lấy tiền tài trợ ngân sách. Đây là một phi lý khác.
Lý tưởng ban đầu của PL480 từ Chính quyền Eisenhower vào năm 1954 là cứu đói các nước nghèo. Nhưng Quốc hội Mỹ chuyển dần qua mục tiêu chính trị là giúp nông gia Mỹ có thị trường còn Hành pháp thì viện dẫn mục tiêu chiến lược là dùng viện trợ nông sản để kết nạp đồng minh.
Thế rồi, quan niệm về đồng minh có thể dời đổi từng thời, thậm chí từng mùa bầu cử, trong khi quốc gia thọ nhận viện trợ do bộ Canh nông và Cơ quan USAID quản lý, tùy chương trình, thì xây dựng toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế trên chế độ viện trợ đó. Rồi bị ràng buộc mà thu hẹp khả năng xoay trở, cho tới khi bị bó tay.
Vì mục đích nâng đỡ nông gia Mỹ, Chương trình PL480 còn có quy định thắt họng: quốc gia cầu viện không được dùng nông sản viện trợ làm nguyên nhiên vật liệu chế biến ra mặt hàng khả dĩ cạnh tranh với hàng Mỹ. Bông vải hay sữa bột của Mỹ không thể làm áo quần hay thực phẩm bán trên các thị trường có loại sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ.
Ngoài hoàn cảnh ngặt nghèo do chiến cuộc gây ra, ngoại viện Mỹ khó giúp quốc gia cầu viện đầu tư theo hướng tích cực là phát triển ngoại thương để có độc lập về kinh tế. Nên chỉ còn chánh sách tiêu cực – mà ăn khách thời đó – là "thay thế nhập cảng".
Hai quốc gia giàu kinh nghiệm về viện trợ Mỹ là Đài Loan và Nam Hàn đã đặt ra quốc sách là phải chấm dứt sự lệ thuộc vào viện trợ càng sớm càng hay. Họ thắt lưng buộc bụng để tự túc tự cường rồi trở thành rồng cọp kinh tế. Miền Nam thì không, vì nhiều người tin rằng "Mỹ không thể bỏ Việt Nam". Có muốn xoay ra thì đã có miền Bắc kéo vào bằng pháo kích như mưa, nhờ nguồn viện trợ của Liên Xô và sự chỉ đạo của Trung Quốc!
Mà hình như là bi hài kịch đó vẫn chưa dứt, với những "món nợ đáng tởm" mà Hà Nội phải trả cho Bắc Kinh.... Thế hệ ngày nay nên suy ngẫm lại.
Và cử tri người Mỹ gốc Việt nên tận dụng sự hiểu biết lẫn lá phiếu để không tái diễn thảm kịch này cho xứ khác - và cho Việt Nam khi lãnh đạo Mỹ lại đòi "chuyển trục" tại Đông Á. Một thí dụ cụ thể là hãy nhìn vào đạo luật Nông sản, Farm Bill. Thê thảm....
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/04/cau-vien-e-anh-giac.html