Văn Học & Nghệ Thuật

Cậu bé ve chai và ngôi sao Minh Cảnh

Năm 11 tuổi, Minh Cảnh phải đi lượm ve chai, bán chuối chiên… kiếm tiền giúp gia đình. Mê vọng cổ từ vài lần nghe dĩa hát của NSND Út Trà Ôn, cơ duyên đưa đẩy Minh Cảnh đến đoàn Kim Chung và vụt sáng từ đó

Cậu bé ve chai và ngôi sao Minh Cảnh

Năm 11 tuổi, Minh Cảnh phải đi lượm ve chai, bán chuối chiên… kiếm tiền giúp gia đình. Mê vọng cổ từ vài lần nghe dĩa hát của NSND Út Trà Ôn, cơ duyên đưa đẩy Minh Cảnh đến đoàn Kim Chung và vụt sáng từ đó

Nghệ sĩ (NS) cải lương Minh Cảnh đã sang Mỹ định cư sau khi kết hôn với một phụ nữ ở tiểu bang Texas. Mới đây, tại TP Garland, các nhóm cổ nhạc đã tổ chức vinh danh người NS dù 73 tuổi nhưng vẫn còn xuất hiện trên sân khấu và nhất là vẫn trung thành với trường phái ca vọng cổ hơi dài từng làm nên tên tuổi NS Minh Cảnh.

 “Thần đồng”… 21 tuổi

NS Minh Cảnh (tên thật Nguyễn Văn Cảnh, SN 1939) xuất hiện trên sân khấu khá muộn, năm 21 tuổi. Ông nhớ lại: “Với dáng người nhỏ nhắn, đôi vai gầy guộc, nhìn tôi lúc ấy giống một bé trai. Tôi còn nhớ ký giả Nguyễn Ang Ca khi đó đã gọi tôi là “thần đồng” sau suất diễn tạo làn sóng người hâm mộ trên sân khấu Đoàn Cải lương Kim Chung”.


Nghệ sĩ Minh Cảnh trong chương trình Những cánh chim không mỏi
do HTV tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM năm 2001

Quê nội của NS Minh Cảnh ở tận Quảng Bình. “Cha tôi vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề đạp xích lô, sau đó chạy taxi. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền thục, mua gánh bán bưng phụ giúp chồng nuôi đàn con. Bà sanh đến 20 lần nhưng 12 người vì nghèo khó, bệnh tật mà mất đi, chỉ còn lại 8 người, trong đó tôi lớn nhất” - ông cho biết.

Năm 11 tuổi, Minh Cảnh về sống với bà ngoại ở góc đường Nguyễn Thiện Thuật - Điện Biên Phủ (quận 3 - TPHCM). “Năm đó, tôi phải nghỉ học để đi lượm ve chai ở các bô rác; buổi trưa còn tranh thủ bán chuối chiên, bánh cam. Chỗ tôi nhận chuối, bánh nằm trong con hẻm sau lưng nhà NSND Út Trà Ôn. Bữa nào đến sớm, tôi cũng ngồi tựa vào vách nhà ông để nghe máy dĩa bên trong phát ra những bài vọng cổ, riết rồi mê luôn. Vì thế, hôm nào tôi cũng ráng lượm ve chai, bán bánh để kiếm thêm tiền mua bài vọng cổ” - NS Minh Cảnh hồi tưởng.

Khi bà ngoại Minh Cảnh dọn nhà về quận 8, cậu bé mê vọng cổ được một anh thợ hớt tóc dạy ca theo đờn. “Dịp giỗ tổ sân khấu năm 1960, tôi bán bánh gần rạp Aristo trên đường Lê Lai. Tình cờ làm quen nhạc sĩ Năm Được, đàn violon trong ban cổ nhạc Đoàn Cải lương Kim Chung, tôi được anh dẫn vào hậu trường chơi. Sau đó, tôi được giới thiệu ca 6 câu vọng cổ Lá thư người tình. Không ngờ, ông bầu Long chấp nhận cho tôi vào đoàn, ký hợp đồng 2 năm. Nghệ danh Minh Cảnh của tôi là do vợ nhạc sĩ Năm Được đặt” - ông kể.

NS Minh Cảnh nổi tiếng trong giới cải lương vì vận dụng hơi ca dài để sáng tạo trường phái mới. Cách ca hơi dài, vô câu vọng cổ 53 chữ, chêm vào bài hò Huế trong tuyệt phẩm đầu tiên Quán gấm đầu làng (soạn giả Loan Thảo) đã tạo nên “thương hiệu” Minh Cảnh.

Nếu các NS khác nổi danh trên sân khấu rồi mới được các hãng dĩa mời mọc thì ngược lại, Minh Cảnh chưa làm kép một ngày nào đã là ngôi sao làng dĩa nhựa với số lượng phát hành vượt trội. “Tôi không được đào tạo qua trường lớp mà chỉ có giọng ca trời cho. Tôi cũng không phải làm kép con, quân sĩ… để đi lên kép chính, chỉ nhờ giọng ca mà nên danh phận” - ông tự hào.

Gặp tướng cướp Điền Khắc Kim

Sau khi tạo dựng tên tuổi trên sân khấu gánh Kim Chung, NS Minh Cảnh đứng ra lập Đoàn Cải lương Minh Cảnh và Đoàn Thiên Cảnh.

NS Minh Cảnh cho biết trước năm 1975, các băng nhóm thế giới ngầm hoạt động rộng, công khai ở Sài Gòn, chia nhau lãnh địa để bảo kê nhà hàng, sòng bạc, đâm thuê, chém mướn… Nhiều “đại ca” khét tiếng thời đó như Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Long “trăng”, Tạ Tình, Vũ Thế Hùng, Tín Mã Nàm, Điền Khắc Kim… tuy bản chất tàn ác nhưng cũng có nhiều tay mê cải lương. Trong đó, tướng cướp Điền Khắc Kim là một khán giả trung thành của NS Minh Cảnh.

“Mỗi lần đi xem hát, tay này đều mua tặng tôi lẵng hoa với dòng chữ “Một khán giả vô cùng ái mộ Minh Cảnh”. Ban đầu, tôi đâu biết Điền Khắc Kim là ai, cứ ngỡ đó là một khán giả bình thường và cũng chỉ mấy lần sơ giao. Một hôm, tôi bỗng thấy hình ảnh gã trên báo đăng kèm tin tức một vụ cướp tiệm vàng táo tợn. Tôi giật nảy mình nhưng rồi sau đó vẫn thấy gã đi xem hát và tiếp tục tặng hoa” - NS Minh Cảnh nhớ lại.

“Một lần, khi vãn hát, tôi mời gã đi ăn khuya và hỏi thẳng chuyện báo đăng. Điền Khắc Kim cười cười, giải thích: “Vụ này em làm để kiếm tiền cứu đám đàn em bị bắt quân dịch. Đại ca yên tâm, lo lót xong vụ này, em giải nghệ xin theo đoàn hát làm quân sĩ”. “Không rõ lời Điền Khắc Kim có chính xác hay không, tôi chỉ biết ký tặng gã bài ca cổ Tu là cội phúc của soạn giả Viễn Châu như một lời gửi gắm” - NS Minh Cảnh ngậm ngùi.

Trước đây, cố NS Lê Vũ Cầu từng xuất thân từ một băng nhóm xã hội đen ở Quy Nhơn - Bình Định và cũng được NS Minh Cảnh ra tay cưu mang, rứt ra được hang ổ đó rồi theo đoàn của ông và trở thành NS. “Bài học ở đời mà tôi luôn ghi nhớ là lấy chữ tâm của nghề để hướng thiện con người” - ông chiêm nghiệm.

Kỳ tới: Thanh Tú và cuộc tình sóng gió

Khóc cười sau bức màn nhung

Khán giả biết đến Minh Cảnh, Minh Vương, Thanh Tú, Văn Chung, Mỹ Châu, Ngọc Giàu… với những hào quang của các nghệ sĩ cải lương tài danh. Song, để đạt được danh vọng đó, con đường của họ không ít
thăng trầm, buồn vui.

Khuất phục “đại ca” miệt vườn

NS Minh Cảnh tiết lộ khi đã có tên tuổi, ông quyết học võ, không phải phục vụ cho diễn xuất mà để… làm bầu. Ông từng chọn những vùng quê xa xôi để đưa gánh hát của mình đến lưu diễn và thường bị quậy phá bởi những kẻ côn đồ miệt vườn khoái xem hát nhưng không muốn tốn tiền mua vé.

“Một lần, đoàn của tôi diễn ở Bình Định, có đám thanh niên do một tên để râu quai nón đến quậy phá. Tôi dùng vài đường quyền hạ đo ván gã ngay trước rạp. Không ngờ, gã đó lại là chủ một lò võ, sau đêm hát đã mang gà, rượu tới xin kết nghĩa đệ huynh với tôi. Lần khác, khoảng năm 1969-1970, khi lưu diễn ở Phan Rí, chúng tôi bị một đám lính đến gây sự. Khi ra hòa giải, tôi bị 2 tên gí súng vào đầu dọa bắn. Không thể nhịn được nên tôi xuất chiêu, tước hết vũ khí và khống chế chúng. Thấy sự việc nghiêm trọng, tôi quyết định hạ phông màn để chuyển bến, ai dè “đại ca” của nhóm này đã tìm đến xin lỗi...” - ông nhớ lại.

Bài và ảnh: THANH HIỆP

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cậu bé ve chai và ngôi sao Minh Cảnh

Năm 11 tuổi, Minh Cảnh phải đi lượm ve chai, bán chuối chiên… kiếm tiền giúp gia đình. Mê vọng cổ từ vài lần nghe dĩa hát của NSND Út Trà Ôn, cơ duyên đưa đẩy Minh Cảnh đến đoàn Kim Chung và vụt sáng từ đó

Cậu bé ve chai và ngôi sao Minh Cảnh

Năm 11 tuổi, Minh Cảnh phải đi lượm ve chai, bán chuối chiên… kiếm tiền giúp gia đình. Mê vọng cổ từ vài lần nghe dĩa hát của NSND Út Trà Ôn, cơ duyên đưa đẩy Minh Cảnh đến đoàn Kim Chung và vụt sáng từ đó

Nghệ sĩ (NS) cải lương Minh Cảnh đã sang Mỹ định cư sau khi kết hôn với một phụ nữ ở tiểu bang Texas. Mới đây, tại TP Garland, các nhóm cổ nhạc đã tổ chức vinh danh người NS dù 73 tuổi nhưng vẫn còn xuất hiện trên sân khấu và nhất là vẫn trung thành với trường phái ca vọng cổ hơi dài từng làm nên tên tuổi NS Minh Cảnh.

 “Thần đồng”… 21 tuổi

NS Minh Cảnh (tên thật Nguyễn Văn Cảnh, SN 1939) xuất hiện trên sân khấu khá muộn, năm 21 tuổi. Ông nhớ lại: “Với dáng người nhỏ nhắn, đôi vai gầy guộc, nhìn tôi lúc ấy giống một bé trai. Tôi còn nhớ ký giả Nguyễn Ang Ca khi đó đã gọi tôi là “thần đồng” sau suất diễn tạo làn sóng người hâm mộ trên sân khấu Đoàn Cải lương Kim Chung”.


Nghệ sĩ Minh Cảnh trong chương trình Những cánh chim không mỏi
do HTV tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM năm 2001

Quê nội của NS Minh Cảnh ở tận Quảng Bình. “Cha tôi vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề đạp xích lô, sau đó chạy taxi. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền thục, mua gánh bán bưng phụ giúp chồng nuôi đàn con. Bà sanh đến 20 lần nhưng 12 người vì nghèo khó, bệnh tật mà mất đi, chỉ còn lại 8 người, trong đó tôi lớn nhất” - ông cho biết.

Năm 11 tuổi, Minh Cảnh về sống với bà ngoại ở góc đường Nguyễn Thiện Thuật - Điện Biên Phủ (quận 3 - TPHCM). “Năm đó, tôi phải nghỉ học để đi lượm ve chai ở các bô rác; buổi trưa còn tranh thủ bán chuối chiên, bánh cam. Chỗ tôi nhận chuối, bánh nằm trong con hẻm sau lưng nhà NSND Út Trà Ôn. Bữa nào đến sớm, tôi cũng ngồi tựa vào vách nhà ông để nghe máy dĩa bên trong phát ra những bài vọng cổ, riết rồi mê luôn. Vì thế, hôm nào tôi cũng ráng lượm ve chai, bán bánh để kiếm thêm tiền mua bài vọng cổ” - NS Minh Cảnh hồi tưởng.

Khi bà ngoại Minh Cảnh dọn nhà về quận 8, cậu bé mê vọng cổ được một anh thợ hớt tóc dạy ca theo đờn. “Dịp giỗ tổ sân khấu năm 1960, tôi bán bánh gần rạp Aristo trên đường Lê Lai. Tình cờ làm quen nhạc sĩ Năm Được, đàn violon trong ban cổ nhạc Đoàn Cải lương Kim Chung, tôi được anh dẫn vào hậu trường chơi. Sau đó, tôi được giới thiệu ca 6 câu vọng cổ Lá thư người tình. Không ngờ, ông bầu Long chấp nhận cho tôi vào đoàn, ký hợp đồng 2 năm. Nghệ danh Minh Cảnh của tôi là do vợ nhạc sĩ Năm Được đặt” - ông kể.

NS Minh Cảnh nổi tiếng trong giới cải lương vì vận dụng hơi ca dài để sáng tạo trường phái mới. Cách ca hơi dài, vô câu vọng cổ 53 chữ, chêm vào bài hò Huế trong tuyệt phẩm đầu tiên Quán gấm đầu làng (soạn giả Loan Thảo) đã tạo nên “thương hiệu” Minh Cảnh.

Nếu các NS khác nổi danh trên sân khấu rồi mới được các hãng dĩa mời mọc thì ngược lại, Minh Cảnh chưa làm kép một ngày nào đã là ngôi sao làng dĩa nhựa với số lượng phát hành vượt trội. “Tôi không được đào tạo qua trường lớp mà chỉ có giọng ca trời cho. Tôi cũng không phải làm kép con, quân sĩ… để đi lên kép chính, chỉ nhờ giọng ca mà nên danh phận” - ông tự hào.

Gặp tướng cướp Điền Khắc Kim

Sau khi tạo dựng tên tuổi trên sân khấu gánh Kim Chung, NS Minh Cảnh đứng ra lập Đoàn Cải lương Minh Cảnh và Đoàn Thiên Cảnh.

NS Minh Cảnh cho biết trước năm 1975, các băng nhóm thế giới ngầm hoạt động rộng, công khai ở Sài Gòn, chia nhau lãnh địa để bảo kê nhà hàng, sòng bạc, đâm thuê, chém mướn… Nhiều “đại ca” khét tiếng thời đó như Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Long “trăng”, Tạ Tình, Vũ Thế Hùng, Tín Mã Nàm, Điền Khắc Kim… tuy bản chất tàn ác nhưng cũng có nhiều tay mê cải lương. Trong đó, tướng cướp Điền Khắc Kim là một khán giả trung thành của NS Minh Cảnh.

“Mỗi lần đi xem hát, tay này đều mua tặng tôi lẵng hoa với dòng chữ “Một khán giả vô cùng ái mộ Minh Cảnh”. Ban đầu, tôi đâu biết Điền Khắc Kim là ai, cứ ngỡ đó là một khán giả bình thường và cũng chỉ mấy lần sơ giao. Một hôm, tôi bỗng thấy hình ảnh gã trên báo đăng kèm tin tức một vụ cướp tiệm vàng táo tợn. Tôi giật nảy mình nhưng rồi sau đó vẫn thấy gã đi xem hát và tiếp tục tặng hoa” - NS Minh Cảnh nhớ lại.

“Một lần, khi vãn hát, tôi mời gã đi ăn khuya và hỏi thẳng chuyện báo đăng. Điền Khắc Kim cười cười, giải thích: “Vụ này em làm để kiếm tiền cứu đám đàn em bị bắt quân dịch. Đại ca yên tâm, lo lót xong vụ này, em giải nghệ xin theo đoàn hát làm quân sĩ”. “Không rõ lời Điền Khắc Kim có chính xác hay không, tôi chỉ biết ký tặng gã bài ca cổ Tu là cội phúc của soạn giả Viễn Châu như một lời gửi gắm” - NS Minh Cảnh ngậm ngùi.

Trước đây, cố NS Lê Vũ Cầu từng xuất thân từ một băng nhóm xã hội đen ở Quy Nhơn - Bình Định và cũng được NS Minh Cảnh ra tay cưu mang, rứt ra được hang ổ đó rồi theo đoàn của ông và trở thành NS. “Bài học ở đời mà tôi luôn ghi nhớ là lấy chữ tâm của nghề để hướng thiện con người” - ông chiêm nghiệm.

Kỳ tới: Thanh Tú và cuộc tình sóng gió

Khóc cười sau bức màn nhung

Khán giả biết đến Minh Cảnh, Minh Vương, Thanh Tú, Văn Chung, Mỹ Châu, Ngọc Giàu… với những hào quang của các nghệ sĩ cải lương tài danh. Song, để đạt được danh vọng đó, con đường của họ không ít
thăng trầm, buồn vui.

Khuất phục “đại ca” miệt vườn

NS Minh Cảnh tiết lộ khi đã có tên tuổi, ông quyết học võ, không phải phục vụ cho diễn xuất mà để… làm bầu. Ông từng chọn những vùng quê xa xôi để đưa gánh hát của mình đến lưu diễn và thường bị quậy phá bởi những kẻ côn đồ miệt vườn khoái xem hát nhưng không muốn tốn tiền mua vé.

“Một lần, đoàn của tôi diễn ở Bình Định, có đám thanh niên do một tên để râu quai nón đến quậy phá. Tôi dùng vài đường quyền hạ đo ván gã ngay trước rạp. Không ngờ, gã đó lại là chủ một lò võ, sau đêm hát đã mang gà, rượu tới xin kết nghĩa đệ huynh với tôi. Lần khác, khoảng năm 1969-1970, khi lưu diễn ở Phan Rí, chúng tôi bị một đám lính đến gây sự. Khi ra hòa giải, tôi bị 2 tên gí súng vào đầu dọa bắn. Không thể nhịn được nên tôi xuất chiêu, tước hết vũ khí và khống chế chúng. Thấy sự việc nghiêm trọng, tôi quyết định hạ phông màn để chuyển bến, ai dè “đại ca” của nhóm này đã tìm đến xin lỗi...” - ông nhớ lại.

Bài và ảnh: THANH HIỆP

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm