Tham Khảo

Câu chuyện nước Mỹ: Ngoại giao thời Obama

Chả hiểu nước Mỹ thiếu chuyện hay sao mà báo chí thi nhau đưa tin, nhân viên Bộ Ngoại giao gửi quà tặng John Kerry bánh sinh nhật của hãng Kilvert and

 

Chú chó Ben và ông Kerry đang mở quà SN 70. Ảnh: BNG HK

Chú chó Ben và ông Kerry đang mở quà SN 70. Ảnh: BNG HK

Chả hiểu nước Mỹ thiếu chuyện hay sao mà báo chí thi nhau đưa tin, nhân viên Bộ Ngoại giao gửi quà tặng John Kerry bánh sinh nhật của hãng Kilvert and Forbes, chuyên sản xuất socola nổi tiếng ở Boston. Bên cạnh là chú chó Ben đang thèm. Ông vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 70 (11-12-2013), nổi tiếng trong giới thượng lưu là thích socola ngọt ngào.

 

Thông điệp cho Việt Nam

Tin cho hay, Ngoại trưởng Hoa Kỳ kiêm cựu binh chiến tranh Việt Nam (1968-1970), sắp thăm Hà Nội. Thế nào chả có những cú bắt tay…lịch sử. Trước khi đi ông còn có video clip gửi nhân dân Việt Nam.

Dân ngoại giao đã chọn ảnh, âm thanh, nói gì rất cẩn thận. Xem qua cũng biết ông sành sỏi. Ông nói năm 1991 đến Hà Nội toàn xe đạp. Nhưng sau đó chục năm, sau khi Mỹ bỏ embargo, đất nước này đã sang một vị thế khác, xe máy, xe hơi chật đường. Khoe khéo công lao Mỹ, ý bảo, chơi với Mỹ rất có lợi, và cũng dọa, không bỏ embargo, còn đi xe đạp dài dài.

Phải công nhận đó là sự thật. Nếu không có vụ bỏ embargo làm sao dân ta du lịch khắp thế giới như đi chợ, gần 20 ngàn sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ. Con cái làm dâu, rể Mỹ như châu chấu. Kim ngạch trao đổi từ vài triệu đô la viện trợ nhân đạo nay đã mấy chục tỷ đô la. Thu nhập đầu người từ 100$/năm nay đã gần 2000$/năm.

Gọi Viêt Nam là “country on the move – đất nước đang chuyển mình”,  John còn khoe, nhắm mắt cũng biết các dòng mương, ngõ phố của xứ này. Dọa đấy “tôi quá hiểu các anh, đừng có mà lừa đi dây”.

Đôi điều về Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Hồi đến Boston chơi, anh Nguyễn Anh Tuấn (NAT) đưa tôi đi thăm phố Mount Vernon của khu Beacon Hill cổ kính, lối đi còn lát gạch từ thế kỷ trước. Anh chỉ nhà townhouse của John Kerry đã có cây thường xuân leo khắp tường (ivy), khu nhà của dòng họ Kennedy trước công viên, gần nhà anh là nơi ở của Henry Cabot Lodge, đại sứ Sài Gòn thời kỳ 1963-1965.

Nghe nói TT Nguyễn Văn Thiệu từng ở trong khu này, rồi cụ Hồ cũng đến đây, có lẽ cụ tìm ra Tuyên ngôn Độc lập của Jefferson rồi về dịch sang…tiếng Việt.

Vài chi tiết ấy đủ nói lên dân xứ Massachusetts có nguồn gốc từ nước Anh ảnh hưởng lớn đến Hoa Kỳ và thế giới như thế nào. Khu Beacon Hill có tới hai nhà ngoại giao nổi tiếng ở đó, đủ nói lên tầm vóc của New England, tiếng lóng để nói về vùng Massachusetts.

Năm 1787, Hiến pháp Hoa Kỳ đã qui định Tổng thống kiêm luôn chức ngoại giao, nghĩa là thời đó các bố cũng tham quyền cố vị ghê lắm. Nhưng sau một thời gian, ôm rơm rặm bụng, Quốc hội thấy Tổng thống phải lo từ “con hổ dân nuôi đến xây cái chùa hay thuyền đánh cá bị tầu lạ đâm”, chẳng làm ăn gì được, nên thành lập ra Bộ Ngoại giao giúp việc Tổng thống.

Tổng thống George Washington ký thành luật vào ngày 27 tháng 7 thành lập Bộ Ngoại vụ Hoa Kỳ (Department of Foreign Affairs). Sau đó hai tháng, đổi thành Department of State, trong tiếng Việt vẫn là…Bộ Ngoại Giao. Thomas Jefferson, cha đẻ của Hiến pháp Hoa Kỳ, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên.

Nhà ở của John Kerry. Ảnh: HM

Nhà ở của John Kerry. Ảnh: HM

Ngày 27-7-1789 được coi là ngày thành lập ra bộ quan trọng này. Hình như trùng với ngày thương binh liệt sỹ của Việt Nam, nên dân ngoại giao Mỹ suốt đời đi giải quyết hậu quả do Lầu Năm Góc gây ra.

Hồi mới thành lập, bên ngoại giao còn phụ trách cả nhà máy đúc tiền kim loại, giữ dấu (đại ấn quốc gia), và điều tra dân số. Nhưng ngoại giao đúc tiền làm gì, dễ tham ô cho con cái du học, nên TT Washington quyết định đưa mấy chức năng cho bên dịch vụ.

Bộ Ngoại giao là cố vấn về chính sách đối ngoại cho Tổng thống Hoa Kỳ, đề xuất các mục tiêu và những mối quan tâm của Hoa Kỳ trên trường quốc tế. Đương nhiên là còn nhiều bộ và ngành khác ảnh hưởng, nhưng trách nhiệm chính vẫn là anh cựu binh Kerry.

Bộ cũng hỗ trợ các hoạt động ngoại giao của các ban ngành khác trong Chính phủ Hoa Kỳ trong đó có Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (U.S. Agency for International Development).

Bộ Ngoại Giao dùng ngân sách chiếm khoảng 1% tổng ngân sách liên bang, tương đương 12 cents mà mỗi người Mỹ phải đóng thuế một ngày cho bộ này hoạt động với chức năng sau:

  1. Bảo vệ và giúp đỡ công dân Hoa Kỳ sống hoặc du lịch ở ngoại quốc;
  2. Hỗ trợ các công ty Hoa Kỳ trên thị trường quốc tế;
  3. Hỗ trợ các hoạt động của các cơ quan Hoa Kỳ khác, các cuộc viếng thăm chính thức ở ngoại quốc và tại quốc nội, và các nỗ lực ngoại giao khác.
  4. Thông tin cho công chúng biết về chính sách ngoại giao và quan hệ của Hoa Kỳ với các quốc gia, tiếp nhận và chuyển vận các thông tin phản hồi từ công chúng đến các giới chức hành chính.
  5. Cấp giấy đăng ký xe cho các xe của các nhân viên không làm việc trong ngành ngoại giao và các xe của các nhân viên ngoại giao các quốc gia có quyền miễn tố ngoại giao tại Hoa Kỳ.

Xem các mục chẳng thấy chỗ nào nói về nhân quyền, dân chủ hay cấm buôn sừng tê giác Nam Phi. Nhưng có câu ở Mission Statement viết “Advance freedom for the benefit of the American people and the international community by helping to build and sustain a more democratic, secure, and prosperous world composed of well-governed states that respond to the needs of their people, reduce widespread poverty, and act responsibly within the international”. (Nhờ bác nào văn hay, dịch hộ ra chút).

Ngoại giao mềm Oba-ma-ry – socola

Các đời tổng thống Hoa Kỳ không đánh nhau không sướng. No fire no fun. Nhưng thời của Obama không có cuộc chiến lớn như trước đó của Bush hay Clinton.

Hai bố con nhà ông Bush đánh Saddam Hussein đến cùng. Bố đánh không xong, đến lượt ông con xử lý cho đến khi độc tài Iraq bị treo cổ.

Bill Clinton thấy mấy sứ quán, rồi tầu chiến bị Al Qaeda tấn công, lại nhân vụ tình ái Lewinsky đang làm mất uy tín, liền ra lệnh bắn tên lửa Tomahawk vào trại huấn luyện ở Afganistan nhưng Bin Laden trốn thoát.

Nhiệm kỳ của Obama bỗng nhiên im ắng hẳn. Xuất thân từ sinh viên luật, chẳng đánh nhau bao giờ, Obama chủ hòa hơn là chủ chiến.

Mấy tháng trước thấy bố dọa Syria, cứ tưởng đánh nhau tới nơi. Nhưng rồi Kerry đi tháo ngòi nổ bởi ông từng tham chiến Việt Nam nên hiểu rõ thế nào là đánh nhau, đầu rơi, máu chảy.

Nhiệm kỳ trước, phần ngoại giao do Hillary Clinton phụ trách. Với kiểu cách uyển chuyển của phái yếu, cái gậy và củ cà rốt của sen đầm, thế giới có dịp ngưỡng mộ nền ngoại giao mềm của Obama.

Nhiệm kỳ này, John Kerry lại được chọn vào vị trí thay cho Hillary vừa về quê đuổi gà cho Bill đi chơi golf và bàn thế nào kiếm được chân tổng thống vào năm 2016.

Obama còn chọn Chuck Hagel, cựu binh chiến tranh Việt Mỹ 1967-1968, vào chức Bộ trưởng Bộ đánh nhau.  Để đoàn kết hai đảng như “bảo vệ con ngươi của mắt mình”, Obama dành chức chuyên đi đánh nước người cho đảng Cộng hòa vốn rất diều hâu.

Cặp bài trùng Kerry – Hagel đi khắp thế giới, vừa dụ dỗ, vừa dọa, thế mà “khối anh sợ chứ chẳng chơi”. Định dọa ai là hai ông này gọi thẳng tên chứ không dùng mật danh X.

Dùng hai người có đuôi “ry – Hillary và Kerry” vào ngoại giao nên hang Cua gán cho Obama thêm cái nick Oba-ma-ry cho giống Obamacare.

Nếu nhớ Kerry thích socola thì nên thêm nick Obama-socola – kiểu ngoại giao ngọt ngào Hoa Kỳ đang trình diễn.  Ông đến Hà Nội để làm gì thì chịu, chả biết có ăn nhằm gì không, cách đặt vấn đề có đắng với người tiếp chuyện, nhưng nếu chủ mang socola ra mời, thế nào cựu binh này cũng cười.

HM. 12-12-2013.

http://hieuminh.org/2013/12/12/ngoai-giao-thoi-oba-ma-ry/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Câu chuyện nước Mỹ: Ngoại giao thời Obama

Chả hiểu nước Mỹ thiếu chuyện hay sao mà báo chí thi nhau đưa tin, nhân viên Bộ Ngoại giao gửi quà tặng John Kerry bánh sinh nhật của hãng Kilvert and

 

Chú chó Ben và ông Kerry đang mở quà SN 70. Ảnh: BNG HK

Chú chó Ben và ông Kerry đang mở quà SN 70. Ảnh: BNG HK

Chả hiểu nước Mỹ thiếu chuyện hay sao mà báo chí thi nhau đưa tin, nhân viên Bộ Ngoại giao gửi quà tặng John Kerry bánh sinh nhật của hãng Kilvert and Forbes, chuyên sản xuất socola nổi tiếng ở Boston. Bên cạnh là chú chó Ben đang thèm. Ông vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 70 (11-12-2013), nổi tiếng trong giới thượng lưu là thích socola ngọt ngào.

 

Thông điệp cho Việt Nam

Tin cho hay, Ngoại trưởng Hoa Kỳ kiêm cựu binh chiến tranh Việt Nam (1968-1970), sắp thăm Hà Nội. Thế nào chả có những cú bắt tay…lịch sử. Trước khi đi ông còn có video clip gửi nhân dân Việt Nam.

Dân ngoại giao đã chọn ảnh, âm thanh, nói gì rất cẩn thận. Xem qua cũng biết ông sành sỏi. Ông nói năm 1991 đến Hà Nội toàn xe đạp. Nhưng sau đó chục năm, sau khi Mỹ bỏ embargo, đất nước này đã sang một vị thế khác, xe máy, xe hơi chật đường. Khoe khéo công lao Mỹ, ý bảo, chơi với Mỹ rất có lợi, và cũng dọa, không bỏ embargo, còn đi xe đạp dài dài.

Phải công nhận đó là sự thật. Nếu không có vụ bỏ embargo làm sao dân ta du lịch khắp thế giới như đi chợ, gần 20 ngàn sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ. Con cái làm dâu, rể Mỹ như châu chấu. Kim ngạch trao đổi từ vài triệu đô la viện trợ nhân đạo nay đã mấy chục tỷ đô la. Thu nhập đầu người từ 100$/năm nay đã gần 2000$/năm.

Gọi Viêt Nam là “country on the move – đất nước đang chuyển mình”,  John còn khoe, nhắm mắt cũng biết các dòng mương, ngõ phố của xứ này. Dọa đấy “tôi quá hiểu các anh, đừng có mà lừa đi dây”.

Đôi điều về Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Hồi đến Boston chơi, anh Nguyễn Anh Tuấn (NAT) đưa tôi đi thăm phố Mount Vernon của khu Beacon Hill cổ kính, lối đi còn lát gạch từ thế kỷ trước. Anh chỉ nhà townhouse của John Kerry đã có cây thường xuân leo khắp tường (ivy), khu nhà của dòng họ Kennedy trước công viên, gần nhà anh là nơi ở của Henry Cabot Lodge, đại sứ Sài Gòn thời kỳ 1963-1965.

Nghe nói TT Nguyễn Văn Thiệu từng ở trong khu này, rồi cụ Hồ cũng đến đây, có lẽ cụ tìm ra Tuyên ngôn Độc lập của Jefferson rồi về dịch sang…tiếng Việt.

Vài chi tiết ấy đủ nói lên dân xứ Massachusetts có nguồn gốc từ nước Anh ảnh hưởng lớn đến Hoa Kỳ và thế giới như thế nào. Khu Beacon Hill có tới hai nhà ngoại giao nổi tiếng ở đó, đủ nói lên tầm vóc của New England, tiếng lóng để nói về vùng Massachusetts.

Năm 1787, Hiến pháp Hoa Kỳ đã qui định Tổng thống kiêm luôn chức ngoại giao, nghĩa là thời đó các bố cũng tham quyền cố vị ghê lắm. Nhưng sau một thời gian, ôm rơm rặm bụng, Quốc hội thấy Tổng thống phải lo từ “con hổ dân nuôi đến xây cái chùa hay thuyền đánh cá bị tầu lạ đâm”, chẳng làm ăn gì được, nên thành lập ra Bộ Ngoại giao giúp việc Tổng thống.

Tổng thống George Washington ký thành luật vào ngày 27 tháng 7 thành lập Bộ Ngoại vụ Hoa Kỳ (Department of Foreign Affairs). Sau đó hai tháng, đổi thành Department of State, trong tiếng Việt vẫn là…Bộ Ngoại Giao. Thomas Jefferson, cha đẻ của Hiến pháp Hoa Kỳ, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên.

Nhà ở của John Kerry. Ảnh: HM

Nhà ở của John Kerry. Ảnh: HM

Ngày 27-7-1789 được coi là ngày thành lập ra bộ quan trọng này. Hình như trùng với ngày thương binh liệt sỹ của Việt Nam, nên dân ngoại giao Mỹ suốt đời đi giải quyết hậu quả do Lầu Năm Góc gây ra.

Hồi mới thành lập, bên ngoại giao còn phụ trách cả nhà máy đúc tiền kim loại, giữ dấu (đại ấn quốc gia), và điều tra dân số. Nhưng ngoại giao đúc tiền làm gì, dễ tham ô cho con cái du học, nên TT Washington quyết định đưa mấy chức năng cho bên dịch vụ.

Bộ Ngoại giao là cố vấn về chính sách đối ngoại cho Tổng thống Hoa Kỳ, đề xuất các mục tiêu và những mối quan tâm của Hoa Kỳ trên trường quốc tế. Đương nhiên là còn nhiều bộ và ngành khác ảnh hưởng, nhưng trách nhiệm chính vẫn là anh cựu binh Kerry.

Bộ cũng hỗ trợ các hoạt động ngoại giao của các ban ngành khác trong Chính phủ Hoa Kỳ trong đó có Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (U.S. Agency for International Development).

Bộ Ngoại Giao dùng ngân sách chiếm khoảng 1% tổng ngân sách liên bang, tương đương 12 cents mà mỗi người Mỹ phải đóng thuế một ngày cho bộ này hoạt động với chức năng sau:

  1. Bảo vệ và giúp đỡ công dân Hoa Kỳ sống hoặc du lịch ở ngoại quốc;
  2. Hỗ trợ các công ty Hoa Kỳ trên thị trường quốc tế;
  3. Hỗ trợ các hoạt động của các cơ quan Hoa Kỳ khác, các cuộc viếng thăm chính thức ở ngoại quốc và tại quốc nội, và các nỗ lực ngoại giao khác.
  4. Thông tin cho công chúng biết về chính sách ngoại giao và quan hệ của Hoa Kỳ với các quốc gia, tiếp nhận và chuyển vận các thông tin phản hồi từ công chúng đến các giới chức hành chính.
  5. Cấp giấy đăng ký xe cho các xe của các nhân viên không làm việc trong ngành ngoại giao và các xe của các nhân viên ngoại giao các quốc gia có quyền miễn tố ngoại giao tại Hoa Kỳ.

Xem các mục chẳng thấy chỗ nào nói về nhân quyền, dân chủ hay cấm buôn sừng tê giác Nam Phi. Nhưng có câu ở Mission Statement viết “Advance freedom for the benefit of the American people and the international community by helping to build and sustain a more democratic, secure, and prosperous world composed of well-governed states that respond to the needs of their people, reduce widespread poverty, and act responsibly within the international”. (Nhờ bác nào văn hay, dịch hộ ra chút).

Ngoại giao mềm Oba-ma-ry – socola

Các đời tổng thống Hoa Kỳ không đánh nhau không sướng. No fire no fun. Nhưng thời của Obama không có cuộc chiến lớn như trước đó của Bush hay Clinton.

Hai bố con nhà ông Bush đánh Saddam Hussein đến cùng. Bố đánh không xong, đến lượt ông con xử lý cho đến khi độc tài Iraq bị treo cổ.

Bill Clinton thấy mấy sứ quán, rồi tầu chiến bị Al Qaeda tấn công, lại nhân vụ tình ái Lewinsky đang làm mất uy tín, liền ra lệnh bắn tên lửa Tomahawk vào trại huấn luyện ở Afganistan nhưng Bin Laden trốn thoát.

Nhiệm kỳ của Obama bỗng nhiên im ắng hẳn. Xuất thân từ sinh viên luật, chẳng đánh nhau bao giờ, Obama chủ hòa hơn là chủ chiến.

Mấy tháng trước thấy bố dọa Syria, cứ tưởng đánh nhau tới nơi. Nhưng rồi Kerry đi tháo ngòi nổ bởi ông từng tham chiến Việt Nam nên hiểu rõ thế nào là đánh nhau, đầu rơi, máu chảy.

Nhiệm kỳ trước, phần ngoại giao do Hillary Clinton phụ trách. Với kiểu cách uyển chuyển của phái yếu, cái gậy và củ cà rốt của sen đầm, thế giới có dịp ngưỡng mộ nền ngoại giao mềm của Obama.

Nhiệm kỳ này, John Kerry lại được chọn vào vị trí thay cho Hillary vừa về quê đuổi gà cho Bill đi chơi golf và bàn thế nào kiếm được chân tổng thống vào năm 2016.

Obama còn chọn Chuck Hagel, cựu binh chiến tranh Việt Mỹ 1967-1968, vào chức Bộ trưởng Bộ đánh nhau.  Để đoàn kết hai đảng như “bảo vệ con ngươi của mắt mình”, Obama dành chức chuyên đi đánh nước người cho đảng Cộng hòa vốn rất diều hâu.

Cặp bài trùng Kerry – Hagel đi khắp thế giới, vừa dụ dỗ, vừa dọa, thế mà “khối anh sợ chứ chẳng chơi”. Định dọa ai là hai ông này gọi thẳng tên chứ không dùng mật danh X.

Dùng hai người có đuôi “ry – Hillary và Kerry” vào ngoại giao nên hang Cua gán cho Obama thêm cái nick Oba-ma-ry cho giống Obamacare.

Nếu nhớ Kerry thích socola thì nên thêm nick Obama-socola – kiểu ngoại giao ngọt ngào Hoa Kỳ đang trình diễn.  Ông đến Hà Nội để làm gì thì chịu, chả biết có ăn nhằm gì không, cách đặt vấn đề có đắng với người tiếp chuyện, nhưng nếu chủ mang socola ra mời, thế nào cựu binh này cũng cười.

HM. 12-12-2013.

http://hieuminh.org/2013/12/12/ngoai-giao-thoi-oba-ma-ry/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm