Mỗi Ngày Một Chuyện
Câu hỏi cho Đinh La Thăng: Vì sao chính quyền Sài Gòn đàn áp thoát Trung sắt máu hơn Hà Nội?
Ai đã ra lệnh cho những cuộc đàn áp ấy? Nhằm ý đồ gì trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp diễn can thiệp vùng biển và vùng trời của Việt Nam, tái diễn bắt giữ và bắn giết ngư dân Việt?
Ngày tưởng niệm 17/2 cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung cộng xâm lược 1979 vào năm nay đã để lại một dư âm bất bình thường.
Trong lúc tinh thần chống Trung cộng vẫn được duy trì và ngày càng dâng cao trong giới trí thức và người dân, kế hoạch tưởng niệm vẫn được tiến hành đều đặn như những năm trước, thì về phía chính quyền lại diễn ra những động thái hoàn toàn trái ngược nhau.
Khác hẳn với thái độ hằn học và dùng tiểu xảo vào năm 2015, vào năm nay chính quyền Hà Nội tỏ ra ôn hòa hơn. Vài trăm trí thức và người dân đã tập hợp được trước tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm mà hầu như không gặp một sự cản quấy nào.
Nhưng ngược lại ở phía đầu cầu bên kia của Việt Nam, Sài Gòn vẫn chứng kiến hành vi ngăn chặn, đàn áp rất thô bạo và không thiếu kiên quyết của lực lượng an ninh.
Chưa kể nhiều cuộc đàn áp biểu tình xảy ra trong những năm trước, chỉ trong hơn 3 tháng qua, ba lần chính quyền và công an Sài Gòn đã tỏ ra sắt máu hơn hẳn Hà Nội, hiển lộ ý đồ và hành vi đàn áp tinh thần thoát Trung một cách có hệ thống.
Ai đã ra lệnh cho những cuộc đàn áp ấy? Nhằm ý đồ gì trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp diễn can thiệp vùng biển và vùng trời của Việt Nam, tái diễn bắt giữ và bắn giết ngư dân Việt?
Có một âm hưởng và những dấu hiệu nào đó khiến người ta buộc phải nhớ lại sự kiện - vụ việc hàng chục ngàn công nhân kéo xuống đường biểu tình phản đối Trung cộng ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh vào giữa năm 2014, khi Trung cộng cho giàn khoan Hải Dương 981 vào hải phận Việt Nam ở Biển Đông.
Nhưng những cuộc xuống đường trên đã mau chóng bị biến thành một chiến dịch đập phá và thậm chí sát hại người Hoa. Câu hỏi cho tới nay vẫn còn chìm trong vòng bí mật là ai, thế lực nào và nhằm mục đích gì đã tổ chứcg hướng công nhân vào hành vi bạo lực như thế? Liệu có đúng như một luồng thông tin ngoài lề cho rằng có một trò đấu đá phe phái nào đó trong nội bộ đảng?
Giờ đây, chính quyền Sài Gòn cũng đang khiến dư luận xã hội đầy nghi ngờ về một mối toan tính nào đó. Có thể có nguyên do nội bộ. Nhưng sau hết, Trung cộng mới là người hưởng lợi. Và người đã ra lệnh cho công an Sài Gòn tiến hành đàn áp phong trào thoát Trung một cách bài bản, có hệ thống và đặc biệt quyết liệt trong những năm gần đây, kể cả vào thời gian Công an Hà Nội đã có dấu hiệu “buông”, đã gián tiếp hoặc trực tiếp làm lợi cho Bắc Kinh.
Liệu nhân vật hoặc thế lực ra lệnh đó có mối liên đới mật thiết nào với Trung cộng?
Liệu ý đồ đàn áp thẳng tay ấy có liên đới gì với cựu bí thư thành ủy Sài Gòn Lê Thanh Hải – người từ lâu bị đồn đoán là “gốc Hoa”?
Hoặc còn liên đới với những nhân vật cấp cao hơn nữa?
Ngay trước mắt, người thay thế Lê Thanh Hải là Đinh La Thăng đang phải đối mặt với nguy cơ “đâm dao sau lưng”. Có thể trong quá khứ, ông Thăng không có mối liên hệ nào với một Sài Gòn đầy rẫy tham nhũng, mafia và các đường dây chính trị. Nhưng cũng bởi thế, ông Thăng khó tránh được những cạm bẫy đang giăng chờ sẵn.
Một trong những cạm bẫy như thế là dùng nhân quyền là mồi hy sinh, đàn áp thoát Trung để phục vụ những mưu đồ xung đột quyền lực phe phái. Chưa kể đến việc không thể loại trừ trong chính quyền Sài Gòn có những kẻ ẩn mặt làm việc cho Bắc Kinh…
Nếu không tự điều tra làm rõ tất cả những ẩn giấu trên, Đinh La Thăng khó tránh khỏi sụp bẫy vào một thời điểm nào đó.
Lê Dung
(SBTN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Câu hỏi cho Đinh La Thăng: Vì sao chính quyền Sài Gòn đàn áp thoát Trung sắt máu hơn Hà Nội?
Ai đã ra lệnh cho những cuộc đàn áp ấy? Nhằm ý đồ gì trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp diễn can thiệp vùng biển và vùng trời của Việt Nam, tái diễn bắt giữ và bắn giết ngư dân Việt?
Ngày tưởng niệm 17/2 cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung cộng xâm lược 1979 vào năm nay đã để lại một dư âm bất bình thường.
Trong lúc tinh thần chống Trung cộng vẫn được duy trì và ngày càng dâng cao trong giới trí thức và người dân, kế hoạch tưởng niệm vẫn được tiến hành đều đặn như những năm trước, thì về phía chính quyền lại diễn ra những động thái hoàn toàn trái ngược nhau.
Khác hẳn với thái độ hằn học và dùng tiểu xảo vào năm 2015, vào năm nay chính quyền Hà Nội tỏ ra ôn hòa hơn. Vài trăm trí thức và người dân đã tập hợp được trước tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm mà hầu như không gặp một sự cản quấy nào.
Nhưng ngược lại ở phía đầu cầu bên kia của Việt Nam, Sài Gòn vẫn chứng kiến hành vi ngăn chặn, đàn áp rất thô bạo và không thiếu kiên quyết của lực lượng an ninh.
Chưa kể nhiều cuộc đàn áp biểu tình xảy ra trong những năm trước, chỉ trong hơn 3 tháng qua, ba lần chính quyền và công an Sài Gòn đã tỏ ra sắt máu hơn hẳn Hà Nội, hiển lộ ý đồ và hành vi đàn áp tinh thần thoát Trung một cách có hệ thống.
Ai đã ra lệnh cho những cuộc đàn áp ấy? Nhằm ý đồ gì trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp diễn can thiệp vùng biển và vùng trời của Việt Nam, tái diễn bắt giữ và bắn giết ngư dân Việt?
Có một âm hưởng và những dấu hiệu nào đó khiến người ta buộc phải nhớ lại sự kiện - vụ việc hàng chục ngàn công nhân kéo xuống đường biểu tình phản đối Trung cộng ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh vào giữa năm 2014, khi Trung cộng cho giàn khoan Hải Dương 981 vào hải phận Việt Nam ở Biển Đông.
Nhưng những cuộc xuống đường trên đã mau chóng bị biến thành một chiến dịch đập phá và thậm chí sát hại người Hoa. Câu hỏi cho tới nay vẫn còn chìm trong vòng bí mật là ai, thế lực nào và nhằm mục đích gì đã tổ chứcg hướng công nhân vào hành vi bạo lực như thế? Liệu có đúng như một luồng thông tin ngoài lề cho rằng có một trò đấu đá phe phái nào đó trong nội bộ đảng?
Giờ đây, chính quyền Sài Gòn cũng đang khiến dư luận xã hội đầy nghi ngờ về một mối toan tính nào đó. Có thể có nguyên do nội bộ. Nhưng sau hết, Trung cộng mới là người hưởng lợi. Và người đã ra lệnh cho công an Sài Gòn tiến hành đàn áp phong trào thoát Trung một cách bài bản, có hệ thống và đặc biệt quyết liệt trong những năm gần đây, kể cả vào thời gian Công an Hà Nội đã có dấu hiệu “buông”, đã gián tiếp hoặc trực tiếp làm lợi cho Bắc Kinh.
Liệu nhân vật hoặc thế lực ra lệnh đó có mối liên đới mật thiết nào với Trung cộng?
Liệu ý đồ đàn áp thẳng tay ấy có liên đới gì với cựu bí thư thành ủy Sài Gòn Lê Thanh Hải – người từ lâu bị đồn đoán là “gốc Hoa”?
Hoặc còn liên đới với những nhân vật cấp cao hơn nữa?
Ngay trước mắt, người thay thế Lê Thanh Hải là Đinh La Thăng đang phải đối mặt với nguy cơ “đâm dao sau lưng”. Có thể trong quá khứ, ông Thăng không có mối liên hệ nào với một Sài Gòn đầy rẫy tham nhũng, mafia và các đường dây chính trị. Nhưng cũng bởi thế, ông Thăng khó tránh được những cạm bẫy đang giăng chờ sẵn.
Một trong những cạm bẫy như thế là dùng nhân quyền là mồi hy sinh, đàn áp thoát Trung để phục vụ những mưu đồ xung đột quyền lực phe phái. Chưa kể đến việc không thể loại trừ trong chính quyền Sài Gòn có những kẻ ẩn mặt làm việc cho Bắc Kinh…
Nếu không tự điều tra làm rõ tất cả những ẩn giấu trên, Đinh La Thăng khó tránh khỏi sụp bẫy vào một thời điểm nào đó.
Lê Dung
(SBTN)