Kinh Đời
Cháo tim gan, bầu dục. - Người Buôn Gió
Mình vẫn day dứt khi ăn bát cháo tốn kém như vậy, cảm tưởng như ăn mất phần của anh chị em trong nhà, nhưng bố mình bảo đó là thuốc đấy con ạ. Con bị bệnh trong người, cố ăn đi con.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/11/chao-tim-gan-bau-duc.html
Mùa hè ăn cháo đậu xanh, cà pháo, đậu rán tẩm hành.
Mùa đông ăn cháo gà, cháo tim, bầu dục.
Hàng cháo gà không quá khó kiếm như cháo đậu xanh. Hàng cháo tim bầu dục
thì hiếm hơn chút. Bây giờ thì nhiều nhan nhản rồi, một hàng ăn người
ta làm nồi cháo chung. Thịt gà thái xé nhỏ , lươn khô, tim , bầu dục ,
óc....bày sẵn trên đĩa. Ai thích ăn gì thì múc cháo ra, bỏ thứ đó vào
là thành loại đấy.
Nhưng hồi mình bé thì không thế, hàng cháo nào ra hàng cháo đó.
Hàng cháo gà của bà Ý cuối ngõ Phất Lộc lúc nào cũng thơm lừng. Cháo mà
thơm được là rất khó, bạn có thể thấy mùi thơm của nước phở chứ ít khi
thấy mùi thơm từ hàng cháo gà toả ra. Chả hiểu sao bát cháo của bà Ý
ngày trước thơm được như vậy. Thịt gà thái hạt lựu chứ không xé như bây
giờ. Lòng, mề, gan cũng thái hạt lưụ , phi hành với mỡ gà xong cho lòng
mề vào xào. Múc ra tô đựng, mấy thứ đó ngập trong nước mỡ gà vàng óng.
Hành hoa, tía tô thái nhỏ để đáy bát, rồi đến thịt gà thái hạt lựu. Múc
cháo đổ lên rồi mới múc ít lòng mề cùng mỡ gà thả trên mặt bát cháo.
Lúc này mỡ loang ra màu óng ả, bát cháo rắc thêm tí hạt tiêu dậy mùi
thơm phức. Tối mùa đông lạnh, đi đâu về bụng đói có bát cháo như vậy thì
thật sảng khoái.
Mà cháo thơm cũng phải thôi, con gà nuôi cả năm mới lớn. Luộc xong nước
gà đã thơm sẵn. Hành, tía tô cũng mất vài tháng. Gạo trồng không có phân
bón thúc, cứ tự nhiên nên tuy sản lượng không nhiều, nhưng tám thơm hay
nếp hương thì khỏi nói về mùi vị.
Người ta cứ bảo bây giờ sẵn, không đói khổ như ngày xưa, ăn thấy thường
không ngon. Cái đó chỉ đúng một phần, phần khác là bởi cách thức nuôi
trồng của ngày xưa thuần nông nghiệp, không công nghiệp với hoá chất,
thức ăn sẵn như bây giờ. Nên nói gì thì nói, người sành ăn vẫn phải công
nhận đồ ăn ngày trước thơm ngon hơn là vậy.
Hàng cháo tim, bầu dục thì xa hơn. Ở tận cuối phố Lương Ngọc Quyến, giáp
với Hàng Giầy. Cái lối vào của ngôi nhà to thời Pháp cũ, trong đó có
nhiều căn hộ. Ở tầng 2 ban ngày có nhà bán cà phê phin. Còn tầng dưới,
ngay cái hành lang đi vào rộng chừng mét rưỡi, một hộ khác bán cháo bầu
dục, tim.
Chủ hàng có vẻ là một nhà trí thức, ông thường đọc cái gì đó trong lúc
chưa có khách. Cái bàn là một miếng gỗ treo sát tường rộng chừng 30
phân. Khách ăn ngồi còn phải nhường lối đi cho các hộ khác bên trong.
Khách không liên tục và nhiều, người bán hàng cũng tác phong rất chậm
rãi. Mỗi khi có khách, ông múc cháo từ nồi to cho sang cái xoong nhỏ
trên bếp điện. Rồi ông quay ra thái bầu dục, hay tim. Mỗi bát cháo chỉ
nửa quả bầu dục. Nhìn cách ông thái miếng bầu dục như thợ kim hoàn, rất
chi là trân trọng. Có vẻ ông cũng thèm ăn những lát bầu dục đó. Đấy là
ấn tượng làm mình nhớ mãi, mấy người bán hàng ăn nào mà nhìn sản phẩm
của mình với con mắt thèm thuồng như thế. Ngày nay người ta bốc thịt,
bốc rau , múc cháo, chan nước dùng thậm chí chả thèm nhìn cái bát.
Chủ hàng múc cháo, thái rau, thái tim, bâù dục đều rất tỉ mỉ. Bê cháo
đặt trước măt khách xong, ông hỏi cần gì nữa không. Nếu khách không cần
gì, ông về chỗ ngồi nép sát tường đọc sách hay báo gì đó.
Bố hay cho mình ăn cháo bầu dục. Cái phố Lương Ngọc Quyến hút gió từ
ngoài sông Hồng, mùa đông gió thổi cắt da thịt. Phố vắng teo, có hàng
ngô nướng ở ngã tư Mã Mây, Lương Ngọc Quyến lập loè ánh lửa. Giữa phố
Lương Ngọc Quyến là rạp hát, cửa hàng lương thực, trường học một bên
văng tanh. Còn bên kia cũng chả nhà dân nào mở cửa hàng , cửa hiệu gì
cả. Thửo ấy nhà mặt phố không có giá trị gì vì ít người buôn bán. Đã thế
lại còn hay mất điện, đèn đường đã tù mù thì chớ. Mình nắm tay bố dắt
đi, bố mặc cái áo dạ gọi là Ba đờ xuy từ thời Pháp. Trong túi áo bố có
một mẩu nhỏ cao hổ cốt. Khi đến hàng cháo, bố móc túi ra gói nilong lần
dở mấy lượt ra miếng cao bằng hai đón ngón tay của mình. Bố đưa cho chú
bán cháo, bảo cho vào bát của mình khi múc cháo đun. Miếng cao sẽ tan
cùng với cháo trong cái xoong nhỏ.
Mình bị bệnh từ bé, bố có vẻ lo lắng căn bệnh của mình. Chắc bố biết
được cao hổ cốt là vị thuốc có thể chữa được bênh cho mình, nhưng không
dùng nhiều, cho nên một tháng bố dẫn đi ăn cháo như thế một lần. Nhà
mình không khá giả gì, anh em lại đông, mỗi khi cho mình đi ăn như thế
bố dẫn đi như giấu mọi người. Lúc mình ăn, bố ngồi nhìn, mắt cứ đau đáu.
Một bát cháo như thế mà không có cao hổ cốt cũng đã bằng tiền mua thức
ăn một ngày cho cả nhà. Vì nhà mình cũng như bao nhà khác thời đó , bữa
cơm chỉ có rau muống, bắp cải xào cà chua, có mỡ xào đã là tốt. Nếu xông
xênh sẽ đập hai quả trứng vịt vào nồi bắp cải xào đánh tan trứng ra.
Mâm cơm chỉ có cơm và món bắp cải xào như vậy.
Mình vẫn day dứt khi ăn bát cháo tốn kém như vậy, cảm tưởng như ăn mất
phần của anh chị em trong nhà, nhưng bố mình bảo đó là thuốc đấy con ạ.
Con bị bệnh trong người, cố ăn đi con. Khi gần hết bát cháo, bố sẽ bê
bát lên và tự vén sạch để đút cho mình.
Những đêm mùa đông thế này, bố hay dẫn mình đi ăn cháo. Và thường tỉnh
dậy xem mình ngủ có tung chăn ra không. Mình thật lắm bệnh, bé tí đã bị
gan, phổi, thận, mật. Bố rất hay cáu với mình, nhiều khi mình nghich gì
là bị ăn đòn và mắng trong khi các anh hay em mình cũng thế lại không
đến nỗi bị bố đánh mắng vậy. Lúc đó mình không hiểu, nhiều khi tủi thân
lắm. Lúc mình chớm hai mươi tuổi, bố sắp mất. Bố gọi vào giường bệnh nói
. Mình mới biết bố thấy mình tính khí khác các anh em trong nhà từ nhỏ
nên bố dạy thế. Bảo sao lúc mình 15 tuổi, đi học võ, bị bố cấm. Bố bảo
loại mày mà học võ vào thì thành giặc, đọc sách mới thành người thôi
con ạ. Mình cũng hiểu tại sao nhà khó khăn mà chưa bao giờ bố từ chối
mình khi xin tiền mua sách , truyện để đọc. Những khi mình đọc truyện,
ánh mắt bố nhìn mình rất ấm áp, trìu mến.
Bây giờ đã vào mùa đông, 5 giờ chiều trời đã tôí mịt. Thế là mình đã ở
đây sang mùa đông thứ hai. Đường phố ở đây cũng vắng và hun hút như khu
phố nhà mình thửo xưa, cái lạnh cũng thế, có gió, có mưa phùn lất phất.
Và cũng có một bát cháo bầu dục, mình tự nấu theo đúng cách của chú bán hàng góc Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến.
Nhưng quê hương thì xa và bố thì mất lâu rồi.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/11/chao-tim-gan-bau-duc.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cháo tim gan, bầu dục. - Người Buôn Gió
Mình vẫn day dứt khi ăn bát cháo tốn kém như vậy, cảm tưởng như ăn mất phần của anh chị em trong nhà, nhưng bố mình bảo đó là thuốc đấy con ạ. Con bị bệnh trong người, cố ăn đi con.
Mùa hè ăn cháo đậu xanh, cà pháo, đậu rán tẩm hành.
Mùa đông ăn cháo gà, cháo tim, bầu dục.
Hàng cháo gà không quá khó kiếm như cháo đậu xanh. Hàng cháo tim bầu dục
thì hiếm hơn chút. Bây giờ thì nhiều nhan nhản rồi, một hàng ăn người
ta làm nồi cháo chung. Thịt gà thái xé nhỏ , lươn khô, tim , bầu dục ,
óc....bày sẵn trên đĩa. Ai thích ăn gì thì múc cháo ra, bỏ thứ đó vào
là thành loại đấy.
Nhưng hồi mình bé thì không thế, hàng cháo nào ra hàng cháo đó.
Hàng cháo gà của bà Ý cuối ngõ Phất Lộc lúc nào cũng thơm lừng. Cháo mà
thơm được là rất khó, bạn có thể thấy mùi thơm của nước phở chứ ít khi
thấy mùi thơm từ hàng cháo gà toả ra. Chả hiểu sao bát cháo của bà Ý
ngày trước thơm được như vậy. Thịt gà thái hạt lựu chứ không xé như bây
giờ. Lòng, mề, gan cũng thái hạt lưụ , phi hành với mỡ gà xong cho lòng
mề vào xào. Múc ra tô đựng, mấy thứ đó ngập trong nước mỡ gà vàng óng.
Hành hoa, tía tô thái nhỏ để đáy bát, rồi đến thịt gà thái hạt lựu. Múc
cháo đổ lên rồi mới múc ít lòng mề cùng mỡ gà thả trên mặt bát cháo.
Lúc này mỡ loang ra màu óng ả, bát cháo rắc thêm tí hạt tiêu dậy mùi
thơm phức. Tối mùa đông lạnh, đi đâu về bụng đói có bát cháo như vậy thì
thật sảng khoái.
Mà cháo thơm cũng phải thôi, con gà nuôi cả năm mới lớn. Luộc xong nước
gà đã thơm sẵn. Hành, tía tô cũng mất vài tháng. Gạo trồng không có phân
bón thúc, cứ tự nhiên nên tuy sản lượng không nhiều, nhưng tám thơm hay
nếp hương thì khỏi nói về mùi vị.
Người ta cứ bảo bây giờ sẵn, không đói khổ như ngày xưa, ăn thấy thường
không ngon. Cái đó chỉ đúng một phần, phần khác là bởi cách thức nuôi
trồng của ngày xưa thuần nông nghiệp, không công nghiệp với hoá chất,
thức ăn sẵn như bây giờ. Nên nói gì thì nói, người sành ăn vẫn phải công
nhận đồ ăn ngày trước thơm ngon hơn là vậy.
Hàng cháo tim, bầu dục thì xa hơn. Ở tận cuối phố Lương Ngọc Quyến, giáp
với Hàng Giầy. Cái lối vào của ngôi nhà to thời Pháp cũ, trong đó có
nhiều căn hộ. Ở tầng 2 ban ngày có nhà bán cà phê phin. Còn tầng dưới,
ngay cái hành lang đi vào rộng chừng mét rưỡi, một hộ khác bán cháo bầu
dục, tim.
Chủ hàng có vẻ là một nhà trí thức, ông thường đọc cái gì đó trong lúc
chưa có khách. Cái bàn là một miếng gỗ treo sát tường rộng chừng 30
phân. Khách ăn ngồi còn phải nhường lối đi cho các hộ khác bên trong.
Khách không liên tục và nhiều, người bán hàng cũng tác phong rất chậm
rãi. Mỗi khi có khách, ông múc cháo từ nồi to cho sang cái xoong nhỏ
trên bếp điện. Rồi ông quay ra thái bầu dục, hay tim. Mỗi bát cháo chỉ
nửa quả bầu dục. Nhìn cách ông thái miếng bầu dục như thợ kim hoàn, rất
chi là trân trọng. Có vẻ ông cũng thèm ăn những lát bầu dục đó. Đấy là
ấn tượng làm mình nhớ mãi, mấy người bán hàng ăn nào mà nhìn sản phẩm
của mình với con mắt thèm thuồng như thế. Ngày nay người ta bốc thịt,
bốc rau , múc cháo, chan nước dùng thậm chí chả thèm nhìn cái bát.
Chủ hàng múc cháo, thái rau, thái tim, bâù dục đều rất tỉ mỉ. Bê cháo
đặt trước măt khách xong, ông hỏi cần gì nữa không. Nếu khách không cần
gì, ông về chỗ ngồi nép sát tường đọc sách hay báo gì đó.
Bố hay cho mình ăn cháo bầu dục. Cái phố Lương Ngọc Quyến hút gió từ
ngoài sông Hồng, mùa đông gió thổi cắt da thịt. Phố vắng teo, có hàng
ngô nướng ở ngã tư Mã Mây, Lương Ngọc Quyến lập loè ánh lửa. Giữa phố
Lương Ngọc Quyến là rạp hát, cửa hàng lương thực, trường học một bên
văng tanh. Còn bên kia cũng chả nhà dân nào mở cửa hàng , cửa hiệu gì
cả. Thửo ấy nhà mặt phố không có giá trị gì vì ít người buôn bán. Đã thế
lại còn hay mất điện, đèn đường đã tù mù thì chớ. Mình nắm tay bố dắt
đi, bố mặc cái áo dạ gọi là Ba đờ xuy từ thời Pháp. Trong túi áo bố có
một mẩu nhỏ cao hổ cốt. Khi đến hàng cháo, bố móc túi ra gói nilong lần
dở mấy lượt ra miếng cao bằng hai đón ngón tay của mình. Bố đưa cho chú
bán cháo, bảo cho vào bát của mình khi múc cháo đun. Miếng cao sẽ tan
cùng với cháo trong cái xoong nhỏ.
Mình bị bệnh từ bé, bố có vẻ lo lắng căn bệnh của mình. Chắc bố biết
được cao hổ cốt là vị thuốc có thể chữa được bênh cho mình, nhưng không
dùng nhiều, cho nên một tháng bố dẫn đi ăn cháo như thế một lần. Nhà
mình không khá giả gì, anh em lại đông, mỗi khi cho mình đi ăn như thế
bố dẫn đi như giấu mọi người. Lúc mình ăn, bố ngồi nhìn, mắt cứ đau đáu.
Một bát cháo như thế mà không có cao hổ cốt cũng đã bằng tiền mua thức
ăn một ngày cho cả nhà. Vì nhà mình cũng như bao nhà khác thời đó , bữa
cơm chỉ có rau muống, bắp cải xào cà chua, có mỡ xào đã là tốt. Nếu xông
xênh sẽ đập hai quả trứng vịt vào nồi bắp cải xào đánh tan trứng ra.
Mâm cơm chỉ có cơm và món bắp cải xào như vậy.
Mình vẫn day dứt khi ăn bát cháo tốn kém như vậy, cảm tưởng như ăn mất
phần của anh chị em trong nhà, nhưng bố mình bảo đó là thuốc đấy con ạ.
Con bị bệnh trong người, cố ăn đi con. Khi gần hết bát cháo, bố sẽ bê
bát lên và tự vén sạch để đút cho mình.
Những đêm mùa đông thế này, bố hay dẫn mình đi ăn cháo. Và thường tỉnh
dậy xem mình ngủ có tung chăn ra không. Mình thật lắm bệnh, bé tí đã bị
gan, phổi, thận, mật. Bố rất hay cáu với mình, nhiều khi mình nghich gì
là bị ăn đòn và mắng trong khi các anh hay em mình cũng thế lại không
đến nỗi bị bố đánh mắng vậy. Lúc đó mình không hiểu, nhiều khi tủi thân
lắm. Lúc mình chớm hai mươi tuổi, bố sắp mất. Bố gọi vào giường bệnh nói
. Mình mới biết bố thấy mình tính khí khác các anh em trong nhà từ nhỏ
nên bố dạy thế. Bảo sao lúc mình 15 tuổi, đi học võ, bị bố cấm. Bố bảo
loại mày mà học võ vào thì thành giặc, đọc sách mới thành người thôi
con ạ. Mình cũng hiểu tại sao nhà khó khăn mà chưa bao giờ bố từ chối
mình khi xin tiền mua sách , truyện để đọc. Những khi mình đọc truyện,
ánh mắt bố nhìn mình rất ấm áp, trìu mến.
Bây giờ đã vào mùa đông, 5 giờ chiều trời đã tôí mịt. Thế là mình đã ở
đây sang mùa đông thứ hai. Đường phố ở đây cũng vắng và hun hút như khu
phố nhà mình thửo xưa, cái lạnh cũng thế, có gió, có mưa phùn lất phất.
Và cũng có một bát cháo bầu dục, mình tự nấu theo đúng cách của chú bán hàng góc Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến.
Nhưng quê hương thì xa và bố thì mất lâu rồi.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/11/chao-tim-gan-bau-duc.html