Cà Kê Dê Ngỗng
Châu Âu có quá ngây thơ trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron duyệt hàng quân danh dự tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 09/01/2018. Ảnh minh họa.
REUTERS/Ludovic Marin/Pool
Ngày 23/01/2018 khai mạc diễn đàn kinh tế Davos, Thụy Sĩ.
Trong bối cảnh Hoa Kỳ thực thi chính sách bảo hộ mậu dịch và Trung Quốc tìm cách chiếm đoạt công nghệ tiên tiến, mục « Ý kiến – Thảo luận » của báo Les Echos có bài « Châu Âu nên thoát khỏi tình trạng ngây thơ khi đối mặt với Trung Quốc và Hoa Kỳ ».
Bài viết của nhà nghiên cứu chính trị Zaki Laidi, thuộc trường Khoa học Chính trị Pháp.
Kể từ khi vào Nhà Trắng, hầu như toàn bộ các quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump đều trái ngược với những nguyên tắc, ưu tiên của châu Âu bởi vì, các quyết định này nhằm làm suy yếu cơ chế quan hệ đa phương, được coi là thuộc tính của châu Âu.
Câu hỏi đặt ra là châu Âu nên làm gì để đối phó với những cách lập luận của các cường quốc như Hoa Kỳ hay Trung Quốc ?
Một trong những thách thức chính đối với châu Âu hiện nay là mối đe dọa nhắm vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới – WTO.
Đương nhiên, tổ chức này không thể giải quyết hết được mọi vấn đề, nhưng tổng thống Mỹ muốn làm tê liệt WTO, xóa bỏ nguyên tắc công bằng thương mại.
Đây là một thách thức lớn và Hội Đồng Châu Âu cần tái khẳng định sự gắn bó với WTO.
Nói một cách cụ thể là chiến lược của châu Âu phải dựa trên một nguyên tắc đơn giản và vững chắc : Đó là bảo vệ châu Âu nhưng không áp dụng bảo hộ.
Tác giả giải thích, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là một cái bẫy chết người vì hai lý do. Thứ nhất, chính sách bảo hộ sẽ dẫn đến hậu quả, phản ứng dây chuyền.
Ngay cả khi Donald Trump quyết định nâng cao mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc, điều này cũng không làm thay đổi gì.
Thâm hụt cán cân thương mại là hậu quả của việc mất cân đối giữa tiêu dùng và tiết kiệm.
Nếu người dân Mỹ tiếp tục chi tiêu nhiều hơn là tiết kiệm, thì Hoa Kỳ tiếp tục bị nhập siêu trong trao đổi thương mại với Trung Quốc.
Nước Đức ở trong trường hợp ngược lại. Dân Đức tiết kiệm quá nhiều và tiêu thụ quá ít, do vậy, mức xuất siêu của Đức rất lớn.
Thứ hai, tác giả nhấn mạnh, các biện pháp chống bán phá giá cũng ít hiệu quả. Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với các sản phẩm thép của Trung Quốc, nhưng ngành này của Mỹ vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Do vậy, nếu bảo hộ mà không tiến hành tái cơ cấu hoặc hiện đại hóa thì các biện pháp bảo hộ sẽ gây ra hậu quả « gậy ông đập lưng ông ».
Còn trong quan hệ với Trung Quốc, thì ưu tiên tuyệt đối của châu Âu là tránh để cho Trung Quốc chiếm đoạt các tiến bộ công nghệ. Không thể chấp nhận điều kiện mà Bắc Kinh đặt ra là nếu muốn vào thị trường Trung Quốc thì phải chuyển giao công nghệ.
Để làm được việc này, châu Âu có hai cách thức hành động : gây áp lực mạnh để thuyết phục Trung Quốc ký với châu Âu một hiệp định về đầu tư và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đầu tư, mua lại của Trung Quốc, đặc biệt đối với những ngành công nghệ tiên tiến của châu Âu.
Điều đáng phấn khởi là Đức đã chấp nhận ý tưởng này của Pháp để cùng hành động.
Điều đáng lo là một số nước Đông Âu có cái nhìn lệch lạc và thiển cận, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, chấp nhận các đầu tư của Trung Quốc bất chấp các quy định của Bruxelles.
Do vậy, châu Âu phải chú ý đấu tranh cùng lúc trên hai mặt trận : một bên là những nước chủ trương tự do hóa thương mại, không bao giờ muốn áp dụng các cơ chế kiểm soát, và bên kia là những quốc gia đề cao quá mức vấn đề chủ quyền quốc gia chỉ quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích của riêng mình.
Để thực hiện chiến lược này, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu và Ủy Ban Châu Âu phải phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau.
Tác giả kết luận : Trong một thế giới bị thống trị bởi những kẻ thèm khát ăn thịt, thì không có chỗ cho những người ăn chay.
Điểm báo Pháp
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Châu Âu có quá ngây thơ trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron duyệt hàng quân danh dự tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 09/01/2018. Ảnh minh họa.
REUTERS/Ludovic Marin/Pool
Ngày 23/01/2018 khai mạc diễn đàn kinh tế Davos, Thụy Sĩ.
Trong bối cảnh Hoa Kỳ thực thi chính sách bảo hộ mậu dịch và Trung Quốc tìm cách chiếm đoạt công nghệ tiên tiến, mục « Ý kiến – Thảo luận » của báo Les Echos có bài « Châu Âu nên thoát khỏi tình trạng ngây thơ khi đối mặt với Trung Quốc và Hoa Kỳ ».
Bài viết của nhà nghiên cứu chính trị Zaki Laidi, thuộc trường Khoa học Chính trị Pháp.
Kể từ khi vào Nhà Trắng, hầu như toàn bộ các quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump đều trái ngược với những nguyên tắc, ưu tiên của châu Âu bởi vì, các quyết định này nhằm làm suy yếu cơ chế quan hệ đa phương, được coi là thuộc tính của châu Âu.
Câu hỏi đặt ra là châu Âu nên làm gì để đối phó với những cách lập luận của các cường quốc như Hoa Kỳ hay Trung Quốc ?
Một trong những thách thức chính đối với châu Âu hiện nay là mối đe dọa nhắm vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới – WTO.
Đương nhiên, tổ chức này không thể giải quyết hết được mọi vấn đề, nhưng tổng thống Mỹ muốn làm tê liệt WTO, xóa bỏ nguyên tắc công bằng thương mại.
Đây là một thách thức lớn và Hội Đồng Châu Âu cần tái khẳng định sự gắn bó với WTO.
Nói một cách cụ thể là chiến lược của châu Âu phải dựa trên một nguyên tắc đơn giản và vững chắc : Đó là bảo vệ châu Âu nhưng không áp dụng bảo hộ.
Tác giả giải thích, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là một cái bẫy chết người vì hai lý do. Thứ nhất, chính sách bảo hộ sẽ dẫn đến hậu quả, phản ứng dây chuyền.
Ngay cả khi Donald Trump quyết định nâng cao mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc, điều này cũng không làm thay đổi gì.
Thâm hụt cán cân thương mại là hậu quả của việc mất cân đối giữa tiêu dùng và tiết kiệm.
Nếu người dân Mỹ tiếp tục chi tiêu nhiều hơn là tiết kiệm, thì Hoa Kỳ tiếp tục bị nhập siêu trong trao đổi thương mại với Trung Quốc.
Nước Đức ở trong trường hợp ngược lại. Dân Đức tiết kiệm quá nhiều và tiêu thụ quá ít, do vậy, mức xuất siêu của Đức rất lớn.
Thứ hai, tác giả nhấn mạnh, các biện pháp chống bán phá giá cũng ít hiệu quả. Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với các sản phẩm thép của Trung Quốc, nhưng ngành này của Mỹ vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Do vậy, nếu bảo hộ mà không tiến hành tái cơ cấu hoặc hiện đại hóa thì các biện pháp bảo hộ sẽ gây ra hậu quả « gậy ông đập lưng ông ».
Còn trong quan hệ với Trung Quốc, thì ưu tiên tuyệt đối của châu Âu là tránh để cho Trung Quốc chiếm đoạt các tiến bộ công nghệ. Không thể chấp nhận điều kiện mà Bắc Kinh đặt ra là nếu muốn vào thị trường Trung Quốc thì phải chuyển giao công nghệ.
Để làm được việc này, châu Âu có hai cách thức hành động : gây áp lực mạnh để thuyết phục Trung Quốc ký với châu Âu một hiệp định về đầu tư và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đầu tư, mua lại của Trung Quốc, đặc biệt đối với những ngành công nghệ tiên tiến của châu Âu.
Điều đáng phấn khởi là Đức đã chấp nhận ý tưởng này của Pháp để cùng hành động.
Điều đáng lo là một số nước Đông Âu có cái nhìn lệch lạc và thiển cận, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, chấp nhận các đầu tư của Trung Quốc bất chấp các quy định của Bruxelles.
Do vậy, châu Âu phải chú ý đấu tranh cùng lúc trên hai mặt trận : một bên là những nước chủ trương tự do hóa thương mại, không bao giờ muốn áp dụng các cơ chế kiểm soát, và bên kia là những quốc gia đề cao quá mức vấn đề chủ quyền quốc gia chỉ quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích của riêng mình.
Để thực hiện chiến lược này, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu và Ủy Ban Châu Âu phải phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau.
Tác giả kết luận : Trong một thế giới bị thống trị bởi những kẻ thèm khát ăn thịt, thì không có chỗ cho những người ăn chay.
Điểm báo Pháp