Mỗi Ngày Một Chuyện
Chết/ qua đời/ quá vãng/ mất
Tác Giả: Bùi Bảo Trúc
Tối Thứ Tư (2/3/2016) rạng ngày thứ năm khoảng gần 2 giờ sáng tôi
còn thức, đang ngồi một mình với một chai Châteauneuf du Pape, không
biết làm gì, bèn mở email ra, thì đọc được lời nhắn của một người bạn
vỏn vẹn mấy chữ: “NNBích chết rồi, trên chuyến bay đi Manila.”
Chỉ có thế. Phải đợi tới hôm sau tôi mới có được những chi tiết khác về sự ra đi của Bích.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. (Hình: Triết Trần/Người Việt)
Tôi hơi ngạc nhiên nghĩ tại sao người nhắn lại cộc lốc thế. Một cái
tin về một người mà cả hai chúng tôi đều rất thân và yêu mến, mà chỉ mấy
chữ như vậy thôi sao. Ít ra thì cũng vài ba chi tiết khác cho cái tin
khủng khiếp và quá đột ngột ấy nhẹ đi phần nào chứ. Chẳng hạn cũng phải
cho biết nguyên do làm Bích qua đời, bên cạnh có ai không, sự ra đi có
yên lành, thanh thản, nhẹ nhàng không... Nhưng thực ra, điều làm cho tôi
“sốc” nhiều hơn hết, là chữ “chết” trong cái tin nhắn. Tôi nghĩ chữ
“chết” nặng quá, vô tình quá, lạnh nhạt, dữ dội quá. Tại sao lại không
là một chữ khác? Không là những chữ dành cho vua chúa ngày trước như
“thăng hà” hay “băng hà” đã đành. Nhưng thiếu gì những cách nói, những
chữ khác hơn là chữ “chết” để có thể dùng cho sự ra đi của một người mà
chúng tôi rất thân như Nguyễn Ngọc Bích, một người chúng tôi yêu quí từ
gần nửa thế kỷ nay?
Tại sao không là “mãn phần,” “ra đi,” “quá
vãng,”... và hàng chục chữ khác để nói về chuyện Bích không còn ở với
chúng tôi nữa. Nhưng khi tôi thử dùng những chữ ấy thay thế cho chữ
“chết” trong câu nhắn qua email của bạn tôi để thông báo về chuyện Bích
không còn ở với chúng tôi nữa thì tôi thấy... “không được” như cách nói
của Mai Thảo khi ông còn sống.
Đúng vậy, không thể dùng những chữ nghĩa lạnh tanh đó để nói về sự vắng mặt rồi sẽ là mãi mãi của Nguyễn Ngọc Bích.
Người
đàn ông luôn luôn với với một nụ cười, một ánh mắt lạc quan suốt bằng
ấy năm mà tôi biết ông, từ năm 1972 cho đến nay, ở Sài Gòn rồi qua
Virginia, và cuối cùng trong những năm một người ở Virginia, một người ở
California... lúc nào cũng nhiệt tình, trẻ trung, vui vẻ như hồi còn ở
Princeton, Columbia, Georgetown, George Mason... nơi chàng đi học trong
những năm 50, 60, 70.
Nói Nguyễn Ngọc Bích “quá vãng,” “mãn
phần,”... nghe không ổn chút nào. Nghe không... thân tình chút nào. Ai
lại nói Bích “quá vãng” trên máy bay. Cũng không ai nói Bích “qua đời”
trên chuyến bay đi Manila. Nghe không được. Đó là những sự ra đi hình
như không nhanh chóng. Sự từ giã không nhanh chóng và thanh thản, nhẹ
nhàng như sự ra đi của Bích, bạn tôi.
Lẩm nhẩm đọc lại email của
người bạn trong Internet bỗng nhiên tôi thấy chính bạn tôi mới đúng khi
dùng chữ “chết” trong thông báo về Bích. Lời nhắn ngắn ngủi và hơi cộc
lốc của chàng mới hay nhất và đúng nhất, đúng với tâm trạng của chúng
tôi trước sự ra đi vĩnh viễn của Bích.
Phải thân lắm, phải gần gũi lắm mới dùng chữ ấy.
Nguyên
Sa, một người không thiếu gì chữ nghĩa, trong một bài thơ viết nhân đám
tang của một người bạn mà tôi nghĩ là rất thân của ông, Nguyễn Duy
Diễn, đã mở đầu như thế này :
Diễn đã chết, Diễn đã chết
Chúng tôi nhẩy múa hò reo...
(Đám tang Nguyễn Duy Diễn)
Vậy thì lạnh nhạt, vô tình... ở chỗ nào? Phải thân tình, gần gũi... lắm đấy chứ!
Bỗng
tôi chợt nhớ chính tôi cũng đã có vài ba lần chữ nghĩa như thế. Có một
vài lần tôi hỏi ông chú tôi về ông bà nội của tôi, hai bà cô, hai ông
chú của tôi, những người không còn ở với chúng tôi nữa, tôi luôn luôn
dùng chữ “mất.” Thí dụ “ông mất hồi ấy chú mấy tuổi?”... Tôi không dùng
những chữ như “qua đời,” “thất lộc,” “quá vãng,”... những chữ nghe sách
vở, không gần gũi, thân mật, gia đình chút nào. Chữ tôi dùng trong những
câu hỏi là chữ “mất,” nghe có sự kính trọng ở trong, nhưng thân tình và
gần gũi thì không có. Những người ấy đều đã ra đi từ lâu, tôi không
biết gì về “họ” cả. Vẫn có những xa cách mà tôi thì không làm sao cho
gần gũi hơn được.
Nhưng khi ông bà cụ của tôi qua đời, thì khi
ngồi nhớ lại, tôi thấy sau những xúc động ban đầu, tôi đã nói về cái
chết của hai người một cách rất bình thản và tự nhiên. Không phải chữ
nghĩa cao siêu, văn học nghệ thuật, sách vở... gì hết.
Này đây là Đinh Hùng:
Khi anh chết các em về đây nhé...
Vậy thì cứ thoải mái nói Nguyễn Ngọc Bích đã chết. Nhưng lòng thương mến dành cho người bạn này thì to lớn vô cùng,
Bích đã chết. Bích ơi là Bích!
Tôi nhớ và tiếc bạn.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chết/ qua đời/ quá vãng/ mất
Tối Thứ Tư (2/3/2016) rạng ngày thứ năm khoảng gần 2 giờ sáng tôi
còn thức, đang ngồi một mình với một chai Châteauneuf du Pape, không
biết làm gì, bèn mở email ra, thì đọc được lời nhắn của một người bạn
vỏn vẹn mấy chữ: “NNBích chết rồi, trên chuyến bay đi Manila.”
Chỉ có thế. Phải đợi tới hôm sau tôi mới có được những chi tiết khác về sự ra đi của Bích.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. (Hình: Triết Trần/Người Việt)
Tôi hơi ngạc nhiên nghĩ tại sao người nhắn lại cộc lốc thế. Một cái
tin về một người mà cả hai chúng tôi đều rất thân và yêu mến, mà chỉ mấy
chữ như vậy thôi sao. Ít ra thì cũng vài ba chi tiết khác cho cái tin
khủng khiếp và quá đột ngột ấy nhẹ đi phần nào chứ. Chẳng hạn cũng phải
cho biết nguyên do làm Bích qua đời, bên cạnh có ai không, sự ra đi có
yên lành, thanh thản, nhẹ nhàng không... Nhưng thực ra, điều làm cho tôi
“sốc” nhiều hơn hết, là chữ “chết” trong cái tin nhắn. Tôi nghĩ chữ
“chết” nặng quá, vô tình quá, lạnh nhạt, dữ dội quá. Tại sao lại không
là một chữ khác? Không là những chữ dành cho vua chúa ngày trước như
“thăng hà” hay “băng hà” đã đành. Nhưng thiếu gì những cách nói, những
chữ khác hơn là chữ “chết” để có thể dùng cho sự ra đi của một người mà
chúng tôi rất thân như Nguyễn Ngọc Bích, một người chúng tôi yêu quí từ
gần nửa thế kỷ nay?
Tại sao không là “mãn phần,” “ra đi,” “quá
vãng,”... và hàng chục chữ khác để nói về chuyện Bích không còn ở với
chúng tôi nữa. Nhưng khi tôi thử dùng những chữ ấy thay thế cho chữ
“chết” trong câu nhắn qua email của bạn tôi để thông báo về chuyện Bích
không còn ở với chúng tôi nữa thì tôi thấy... “không được” như cách nói
của Mai Thảo khi ông còn sống.
Đúng vậy, không thể dùng những chữ nghĩa lạnh tanh đó để nói về sự vắng mặt rồi sẽ là mãi mãi của Nguyễn Ngọc Bích.
Người
đàn ông luôn luôn với với một nụ cười, một ánh mắt lạc quan suốt bằng
ấy năm mà tôi biết ông, từ năm 1972 cho đến nay, ở Sài Gòn rồi qua
Virginia, và cuối cùng trong những năm một người ở Virginia, một người ở
California... lúc nào cũng nhiệt tình, trẻ trung, vui vẻ như hồi còn ở
Princeton, Columbia, Georgetown, George Mason... nơi chàng đi học trong
những năm 50, 60, 70.
Nói Nguyễn Ngọc Bích “quá vãng,” “mãn
phần,”... nghe không ổn chút nào. Nghe không... thân tình chút nào. Ai
lại nói Bích “quá vãng” trên máy bay. Cũng không ai nói Bích “qua đời”
trên chuyến bay đi Manila. Nghe không được. Đó là những sự ra đi hình
như không nhanh chóng. Sự từ giã không nhanh chóng và thanh thản, nhẹ
nhàng như sự ra đi của Bích, bạn tôi.
Lẩm nhẩm đọc lại email của
người bạn trong Internet bỗng nhiên tôi thấy chính bạn tôi mới đúng khi
dùng chữ “chết” trong thông báo về Bích. Lời nhắn ngắn ngủi và hơi cộc
lốc của chàng mới hay nhất và đúng nhất, đúng với tâm trạng của chúng
tôi trước sự ra đi vĩnh viễn của Bích.
Phải thân lắm, phải gần gũi lắm mới dùng chữ ấy.
Nguyên
Sa, một người không thiếu gì chữ nghĩa, trong một bài thơ viết nhân đám
tang của một người bạn mà tôi nghĩ là rất thân của ông, Nguyễn Duy
Diễn, đã mở đầu như thế này :
Diễn đã chết, Diễn đã chết
Chúng tôi nhẩy múa hò reo...
(Đám tang Nguyễn Duy Diễn)
Vậy thì lạnh nhạt, vô tình... ở chỗ nào? Phải thân tình, gần gũi... lắm đấy chứ!
Bỗng
tôi chợt nhớ chính tôi cũng đã có vài ba lần chữ nghĩa như thế. Có một
vài lần tôi hỏi ông chú tôi về ông bà nội của tôi, hai bà cô, hai ông
chú của tôi, những người không còn ở với chúng tôi nữa, tôi luôn luôn
dùng chữ “mất.” Thí dụ “ông mất hồi ấy chú mấy tuổi?”... Tôi không dùng
những chữ như “qua đời,” “thất lộc,” “quá vãng,”... những chữ nghe sách
vở, không gần gũi, thân mật, gia đình chút nào. Chữ tôi dùng trong những
câu hỏi là chữ “mất,” nghe có sự kính trọng ở trong, nhưng thân tình và
gần gũi thì không có. Những người ấy đều đã ra đi từ lâu, tôi không
biết gì về “họ” cả. Vẫn có những xa cách mà tôi thì không làm sao cho
gần gũi hơn được.
Nhưng khi ông bà cụ của tôi qua đời, thì khi
ngồi nhớ lại, tôi thấy sau những xúc động ban đầu, tôi đã nói về cái
chết của hai người một cách rất bình thản và tự nhiên. Không phải chữ
nghĩa cao siêu, văn học nghệ thuật, sách vở... gì hết.
Này đây là Đinh Hùng:
Khi anh chết các em về đây nhé...
Vậy thì cứ thoải mái nói Nguyễn Ngọc Bích đã chết. Nhưng lòng thương mến dành cho người bạn này thì to lớn vô cùng,
Bích đã chết. Bích ơi là Bích!
Tôi nhớ và tiếc bạn.