Tham Khảo
Chỉ có 2% dân số theo đạo Hồi ở Miến
Số liệu điều tra dân số của chính phủ Miến Điện đưa ra vào ngày hôm nay cho thấy dân số người Hồi Giáo tại đất nước này chỉ chiếm hơn 2% ít hơn nhiều so với lập luận của phe Phật giáo quá khích cho rằng người Hồi giáo tại Miến là mối đe dọa cho sự thống trị đức tin Hồi giáo trên đất nước này.
Dữ liệu mới khẳng định rằng Đạo Phật chiếm 90 phần trăm dân số hơn 51 triệu người. Đạo Thiên chúa giáo chiếm 6,3% và người Hồi giáo chiếm 2,3% hoặc hơn 1 triệu 1 trăm ngàn người.
Tuy nhiên, cuộc điều tra không bao gồm một triệu người Hồi giáo thiểu số Rohingya, những người đã bị cấm khai báo trong công tác điều tra dân số.
Ngay cả nếu thêm vào số nhân khẩu của người Rohingya thì con số người Hồi giáo sẽ tăng gấp đôi khoảng bốn phần trăm, ước tính này đã được lưu hành từ cuộc điều tra dân số cuối năm 1983.
Janet E. Jackson, đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) hỗ trợ cho chính phủ Myanmar trong việc thực hiện điều tra, cho biết những con số chung kết đã góp phần dập tắt các lời lẽ cực đoan chống lại người Hồi Giáo mặc dù tổ chức UNFPA cho rằng không đem con số người Rohingya vào cuộc điều tra là thiếu sót nghiêm trọng.
Hơn 100.000 người Rohingya đã bị buộc phải di dời bởi các cuộc đụng độ chết người với Phật tử Miến Điện vào năm 2012 và hiện họ đang sống cơ cực trong các trại ở bang Rakhine nằm về phía tây của Miến Điện.
Người Rohingya bị từ chối quyền công dân và phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng về niềm tin tôn giáo cũng như tiếp cận các dịch vụ cơ bản.
Chủ nghĩa quốc gia Phật giáo cáo buộc cộng đồng quốc tế có xu hướng thiên về Hồi giáo. Nhiều nhóm Phật tử quá khích đã tấn công văn phòng nhân đạo ở Rakhine, buộc nhân viên cứu trợ Liên hiệp quốc phải chạy trốn.
Lãnh tụ Aung Shan Suu Kyi đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì không có một lập trường mạnh mẽ hơn trên vấn đề Rohingya và đã không công khai lên án hai vụ tấn công gần đây vào nhà thờ Hồi giáo ở các khu vực khác của đất nước.
Nhưng chính phủ của bà Suu Kyi đã có những động thái kềm chế lãnh tụ Ma Ba Tha, một tu sĩ dẫn đầu các cuộc biểu tình chống Hồi giáo trong những năm gần đây.
Ma Ba Tha cho rằng bản sắc Phật giáo của Myanmar đang bị tấn công từ người Hồi giáo và các dân tộc thiểu số khác.
Đầu tháng này, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề tôn giáo của chính phủ của bà Suu Kyi cảnh báo rằng nhóm Phật giáo của nhà sư Ma Ba Tha có thể bị giải tán nếu tiếp tực sử dụng ngôn ngữ thù hận để kích động xung đột.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chỉ có 2% dân số theo đạo Hồi ở Miến
Số liệu điều tra dân số của chính phủ Miến Điện đưa ra vào ngày hôm nay cho thấy dân số người Hồi Giáo tại đất nước này chỉ chiếm hơn 2% ít hơn nhiều so với lập luận của phe Phật giáo quá khích cho rằng người Hồi giáo tại Miến là mối đe dọa cho sự thống trị đức tin Hồi giáo trên đất nước này.
Dữ liệu mới khẳng định rằng Đạo Phật chiếm 90 phần trăm dân số hơn 51 triệu người. Đạo Thiên chúa giáo chiếm 6,3% và người Hồi giáo chiếm 2,3% hoặc hơn 1 triệu 1 trăm ngàn người.
Tuy nhiên, cuộc điều tra không bao gồm một triệu người Hồi giáo thiểu số Rohingya, những người đã bị cấm khai báo trong công tác điều tra dân số.
Ngay cả nếu thêm vào số nhân khẩu của người Rohingya thì con số người Hồi giáo sẽ tăng gấp đôi khoảng bốn phần trăm, ước tính này đã được lưu hành từ cuộc điều tra dân số cuối năm 1983.
Janet E. Jackson, đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) hỗ trợ cho chính phủ Myanmar trong việc thực hiện điều tra, cho biết những con số chung kết đã góp phần dập tắt các lời lẽ cực đoan chống lại người Hồi Giáo mặc dù tổ chức UNFPA cho rằng không đem con số người Rohingya vào cuộc điều tra là thiếu sót nghiêm trọng.
Hơn 100.000 người Rohingya đã bị buộc phải di dời bởi các cuộc đụng độ chết người với Phật tử Miến Điện vào năm 2012 và hiện họ đang sống cơ cực trong các trại ở bang Rakhine nằm về phía tây của Miến Điện.
Người Rohingya bị từ chối quyền công dân và phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng về niềm tin tôn giáo cũng như tiếp cận các dịch vụ cơ bản.
Chủ nghĩa quốc gia Phật giáo cáo buộc cộng đồng quốc tế có xu hướng thiên về Hồi giáo. Nhiều nhóm Phật tử quá khích đã tấn công văn phòng nhân đạo ở Rakhine, buộc nhân viên cứu trợ Liên hiệp quốc phải chạy trốn.
Lãnh tụ Aung Shan Suu Kyi đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì không có một lập trường mạnh mẽ hơn trên vấn đề Rohingya và đã không công khai lên án hai vụ tấn công gần đây vào nhà thờ Hồi giáo ở các khu vực khác của đất nước.
Nhưng chính phủ của bà Suu Kyi đã có những động thái kềm chế lãnh tụ Ma Ba Tha, một tu sĩ dẫn đầu các cuộc biểu tình chống Hồi giáo trong những năm gần đây.
Ma Ba Tha cho rằng bản sắc Phật giáo của Myanmar đang bị tấn công từ người Hồi giáo và các dân tộc thiểu số khác.
Đầu tháng này, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề tôn giáo của chính phủ của bà Suu Kyi cảnh báo rằng nhóm Phật giáo của nhà sư Ma Ba Tha có thể bị giải tán nếu tiếp tực sử dụng ngôn ngữ thù hận để kích động xung đột.