Kinh Đời
Chiến lược của Úc từ Thái Bình dương đến Ấn Độ dương
Vừa ký hiệp ước thương mại tự do với Bắc Kinh, Canberra đã tức khắc ký hiệp định khung hợp tác quốc phòng với Ấn Độ. Quốc gia 24 triệu dân ở vùng cực nam Thái Bình dương và Ấn Độ dương, và cũng là đồng minh thân thiết của Mỹ đã biết tận dụng triệt để kho tàng tài nguyên thiên nhiên và vị thế địa lý chính trị để phát triển kinh tế và đóng góp vào an ninh khu vực.Trong bối cảnh Trung Quốc muốn làm bá chủ, chính sách xuyên suốt của Úc đáng được xem xét tìm hiểu.
Qua thượng đỉnh G20 vào hai ngày cuối tuần 15/16 tháng 11 và hai ngày kế tiếp, nước Úc của Thủ tướng Tony Abbott đã chứng tỏ là một đối tác không một chút tự ti mặc cảm trước các đại cường quốc tế. Canberra không một chút e dè kêu gọi Tổng thống Nga Putin hãy quên đi quá khứ đế chế và Liên xô để đưa nước Nga thành một quốc gia dân chủ yêu chuộng hòa bình.
Hiệp ước tự do thương mại chiến lược Úc-Trung cũng được ký kết sau 10 năm thương lượng mặc dù thủ tướng Úc thẳng thắn xác nhận Nhật Bản là « bạn tốt » bất chấp chế độ Bắc Kinh xem Tokyo như kẻ thù.
Ngay sau đó, nhân chuyến công du của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai bên đã thắt chặt hợp tác về an ninh , quốc phòng. Nhà lãnh đạo Ấn, lần đầu tiên thăm nước Úc sau 28 năm, gọi đây là một tiến trình « tự nhiên ».
Sự kiện Ấn Độ, trong chính sách « hướng đông » dấn thân nhiều hơn vào an ninh khu vực, bắt tay với Úc ở đầu nam Thái Bình dương và Ấn Độ dương có nằm ngoài chiến lược phòng thủ « kim cương » của Nhật Bản (gồm bốn nước dân chủ Mỹ, Nhật, Úc Ấn) hay không ? Một cách rộng hơn, phải chăng vòng đai án ngữ Trung Quốc đang hình thành một cách « tự nhiên » tại châu Á Thái Bình dương ?
Trong bối cảnh Trung Quốc vừa tung thông điệp hiếu hòa vừa củng cố sự hiện diện quân sự trên biển, đối sách của một quốc gia trung bình như Úc sẽ được nhà phân tích Lưu Tường Quang trình bày qua phần phỏng vấn sau đây:
« Chính sách của Úc bắt đầu từ thời John Howard hay hiện nay là thủ tướng Tony Abbott đã phá tan huyền thoại của giới bình luận. Huyền thoại đó là người ta nghĩ rằng nếu Úc quan hệ tốt đẹp với Nhật và Hoa Kỳ thì sẽ không thể quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc…
Tại lưỡng viện Quốc hội Úc, cả hai ông Tập Cận Bình và Narendra Modi đều trình bày chính sách và cái nhìn của họ
về tình hình thế giới . Trong phương diện này , Úc đúng là một quốc gia trung bình đã ký thỏa hiệp thương mại với Trung Quốc, một hiệp ước quan trọng cho sự phát triển của hai nước.
Và cũng rất đặt biệt, Ấn Độ và Úc đã ký hiệp ước khung hợp tác an ninh quốc phòng. Tất cả các động thái này quan trọng vì nó có yếu tố Trung Quốc theo cái nghĩa là Ấn Độ và Úc xích lại gần nhau hơn, một phần vì có sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa an ninh của Úc và của Ấn Độ.
Các bước đi của Úc bao giờ cũng bảo vệ quyền lợi của một quốc gia hàng hải. Tầm nhìn của Úc là Ấn Độ Dương, Thái Bình dương chứ không phải chỉ Châu Á Thái Bình dương.
Trong khi đó thì tầm nhìn của Ấn cũng là một cường quốc của Châu Á, Ấn Độ dương và Thái Bình Dương chứ không chỉ (giới hạn) ở Ấn Độ Dương mà thôi…trong mọi tầm nhìn đó, Trung Quốc luôn là yếu tố quan trọng… »
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Chiến lược của Úc từ Thái Bình dương đến Ấn Độ dương
Vừa ký hiệp ước thương mại tự do với Bắc Kinh, Canberra đã tức khắc ký hiệp định khung hợp tác quốc phòng với Ấn Độ. Quốc gia 24 triệu dân ở vùng cực nam Thái Bình dương và Ấn Độ dương, và cũng là đồng minh thân thiết của Mỹ đã biết tận dụng triệt để kho tàng tài nguyên thiên nhiên và vị thế địa lý chính trị để phát triển kinh tế và đóng góp vào an ninh khu vực.Trong bối cảnh Trung Quốc muốn làm bá chủ, chính sách xuyên suốt của Úc đáng được xem xét tìm hiểu.
Qua thượng đỉnh G20 vào hai ngày cuối tuần 15/16 tháng 11 và hai ngày kế tiếp, nước Úc của Thủ tướng Tony Abbott đã chứng tỏ là một đối tác không một chút tự ti mặc cảm trước các đại cường quốc tế. Canberra không một chút e dè kêu gọi Tổng thống Nga Putin hãy quên đi quá khứ đế chế và Liên xô để đưa nước Nga thành một quốc gia dân chủ yêu chuộng hòa bình.
Hiệp ước tự do thương mại chiến lược Úc-Trung cũng được ký kết sau 10 năm thương lượng mặc dù thủ tướng Úc thẳng thắn xác nhận Nhật Bản là « bạn tốt » bất chấp chế độ Bắc Kinh xem Tokyo như kẻ thù.
Ngay sau đó, nhân chuyến công du của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai bên đã thắt chặt hợp tác về an ninh , quốc phòng. Nhà lãnh đạo Ấn, lần đầu tiên thăm nước Úc sau 28 năm, gọi đây là một tiến trình « tự nhiên ».
Sự kiện Ấn Độ, trong chính sách « hướng đông » dấn thân nhiều hơn vào an ninh khu vực, bắt tay với Úc ở đầu nam Thái Bình dương và Ấn Độ dương có nằm ngoài chiến lược phòng thủ « kim cương » của Nhật Bản (gồm bốn nước dân chủ Mỹ, Nhật, Úc Ấn) hay không ? Một cách rộng hơn, phải chăng vòng đai án ngữ Trung Quốc đang hình thành một cách « tự nhiên » tại châu Á Thái Bình dương ?
Trong bối cảnh Trung Quốc vừa tung thông điệp hiếu hòa vừa củng cố sự hiện diện quân sự trên biển, đối sách của một quốc gia trung bình như Úc sẽ được nhà phân tích Lưu Tường Quang trình bày qua phần phỏng vấn sau đây:
« Chính sách của Úc bắt đầu từ thời John Howard hay hiện nay là thủ tướng Tony Abbott đã phá tan huyền thoại của giới bình luận. Huyền thoại đó là người ta nghĩ rằng nếu Úc quan hệ tốt đẹp với Nhật và Hoa Kỳ thì sẽ không thể quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc…
Tại lưỡng viện Quốc hội Úc, cả hai ông Tập Cận Bình và Narendra Modi đều trình bày chính sách và cái nhìn của họ
về tình hình thế giới . Trong phương diện này , Úc đúng là một quốc gia trung bình đã ký thỏa hiệp thương mại với Trung Quốc, một hiệp ước quan trọng cho sự phát triển của hai nước.
Và cũng rất đặt biệt, Ấn Độ và Úc đã ký hiệp ước khung hợp tác an ninh quốc phòng. Tất cả các động thái này quan trọng vì nó có yếu tố Trung Quốc theo cái nghĩa là Ấn Độ và Úc xích lại gần nhau hơn, một phần vì có sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa an ninh của Úc và của Ấn Độ.
Các bước đi của Úc bao giờ cũng bảo vệ quyền lợi của một quốc gia hàng hải. Tầm nhìn của Úc là Ấn Độ Dương, Thái Bình dương chứ không phải chỉ Châu Á Thái Bình dương.
Trong khi đó thì tầm nhìn của Ấn cũng là một cường quốc của Châu Á, Ấn Độ dương và Thái Bình Dương chứ không chỉ (giới hạn) ở Ấn Độ Dương mà thôi…trong mọi tầm nhìn đó, Trung Quốc luôn là yếu tố quan trọng… »