Tham Khảo
Chiến tranh Mỹ-Trung trên biển Đông có tránh được không?
Báo Newsweek ngày 22.6 đăng bài viết “Chiến tranh không thể tránh được giữa Mỹ với Trung Quốc” của nhà báo Jonathan Broder. Bài viết cho rằng đã hội đủ điều kiện chín muồi
Biển Đông là vấn đề gây tranh cãi nhất trong mối quan hệ phức tạp
Mỹ-Trung. Sắp tới sẽ là phán quyết về đơn kiện Trung Quốc tuyên bố độc
chiếm biển Đông mà Philippines đã gửi đến Tòa Trọng tài thường trực.
Bắc Kinh sẽ đưa tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân vào biển Đông?
Đối với các quan chức Mỹ, câu hỏi chính là Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào với phán quyết trọng tài không thuận lợi cho họ.
Nhiều người lo ngại Bắc Kinh sẽ tăng cường cải tạo đất ở biển Đông. Hoặc
Trung Quốc sẽ lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) và bắt đầu bay chặn
máy bay lạ, một chủ trương sẽ buộc Trung Quốc đối đầu với máy bay do
thám Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình rằng các
biện pháp này sẽ khiến Mỹ phản ứng, kể cả hành động quân sự.
Mỹ có kế hoạch bố trí hệ thống phòng thủ ở Hàn Quốc để có thể đánh chặn
tên lửa của Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Lầu Năm Góc đã phát triển
tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu thanh để có thể tấn công bất kỳ mục
tiêu nào trên thế giới trong chưa đầy một giờ.
Vài chuyên gia khu vực nhận định Bắc Kinh có thể dùng lời lẽ cứng rắn để
phản đối phán quyết trọng tài nhằm xoa dịu người dân Trung Quốc.
Nhưng Trung Quốc sẽ không có hành động nào trước tháng 9, thời điểm
Trung Quốc là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G20. Nhưng khi hội
nghị kết thúc, vụ tranh chấp có thể càng mãnh liệt hơn.
Các quan chức Mỹ đặc biệt lo ngại chuyện Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân vào biển Đông.
Các quan chức quân sự Trung Quốc tuyên bố cần tuần tra bằng tàu ngầm để
phản ứng với các động thái quân sự lớn của Mỹ. Họ nói vũ khí Mỹ đe dọa
tiêu diệt toàn bộ kho vũ khí hạt nhân trên bộ của họ khiến Bắc Kinh chỉ
còn một cách là đưa tàu ngầm ra trả thù bất kỳ vụ tấn công hạt nhân nào
của Mỹ.
Hậu quả xảy ra sẽ rất lớn. Cho đến nay, hệ thống đánh chặn của Trung
Quốc tập trung vào số tên lửa phóng từ trên bộ. Chúng chưa được nạp
nhiên liệu cùng đầu đạn hạt nhân. Điều này có nghĩa lãnh đạo Trung Quốc
sẽ phải ra nhiều lệnh trước khi nạp nhiên liệu, trang bị vũ khí và sẵn
sàng phóng.
Ngược lại, tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm luôn trong tình trạng sẵn sàng
phóng. Tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đang hoạt động nhiều ở biển Đông,
nay có thêm tàu ngầm hoạt động thì nguy cơ va chạm ngoài ý muốn rất dễ
xảy ra.
Tàu ngầm đều tàng hình và chắc chắn Trung Quốc sẽ không thông báo vị trí
tàu ngầm cho Mỹ biết. Có nghĩa hải quân Mỹ sẽ phải cử nhiều tàu do thám
vào biển Đông để truy tìm tàu ngầm Trung Quốc.
Một sĩ quan cấp cao Trung Quốc (giấu tên vì đề cập vấn đề an ninh nhạy
cảm) đã nói với nhà báo Jonathan Broder của báo Newsweek: "Khi hải quân
Mỹ hoạt động nhiều ở vùng biển này, rất có khả năng sẽ xảy ra tai nạn".
Nhà báo Broder nhắc lại chuyện 15 năm trước, một phi công Trung Quốc
thiệt mạng khi máy bay chiến đấu của phi công này đâm vào một máy bay do
thám Mỹ trên biển Đông, khởi đầu sự căng thẳng giữa Bắc Kinh với
Washington về chuyện Trung Quốc đòi độc chiếm vùng biển này.
Tháng 5.2016, khi hai máy bay quân sự Trung Quốc suýt đâm vào một máy
bay do thám Mỹ trên biển Đông, tờ Thời Báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã viết
giọng kích động: "Nhiều người dân Trung Quốc hy vọng máy bay chiến đấu
của ta sẽ sớm bắn rụng chiếc máy bay do thám kế tiếp (của Mỹ)".
Liệu có tránh được chiến tranh Mỹ-Trung ?
Nhà báo Broder viết: "Không phải là không tránh được chiến tranh giữa
Trung Quốc đang trỗi dậy với Mỹ đang nắm ưu thế, vì mỗi bên đều sẵn sàng
có điều chỉnh.
Trong chuyến thăm Mỹ mùa thu năm ngoái, ông Tập Cận Bình cũng cảnh cáo
người Mỹ - và cả với các phi công Trung Quốc - rằng "Một khi các nước
lớn phạm sai lầm về tính toán chiến lược, họ rất có thể tạo ra bẫy cho
chính mình".
Broder còn nêu: "Nhiều quan chức Trung Quốc từ lâu nhận định rằng không
thể tránh chiến tranh Trung-Mỹ vì một quyền lực nổi lên sẽ luôn thách
thức quyền lực đang chiếm ưu thế.
Dĩ nhiên các nhà phân tích bác bỏ ý tưởng này như cuộc chiến này rất tốn
kém và quân đội Mỹ mạnh hơn chắc chắn sẽ đánh thắng Trung Quốc".
Theo nhà báo Mỹ, Tổng thống Obama cảnh giác nguy cơ xung đột vũ trang
nên ông đã lặng lẽ để Bắc Kinh hoạt động ở biển Đông đồng thời xây dựng
quan hệ kinh tế-quân sự với các nước láng giềng của Trung Quốc với hy
vọng làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Xung đột lớn liên quan việc Trung Quốc nổi lên là một quyền lực chính
trong khu vực cùng việc Mỹ chú trọng thực hiện chủ trương xoay trục sang
châu Á.
Tình hình này cũng liên quan đến hệ thống luật pháp quốc tế cùng các cơ
quan mà Mỹ cùng các đồng minh lập nên sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ông Tập Cận Bình thường phàn nàn hệ thống này thiên vị Mỹ và không cho
Bắc Kinh có quyền lực thống thị châu Á.
Vào lúc kinh tế Trung Quốc lao dốc, ông Tập Cận Bình đang bị trong nước
thúc ép phải tìm ra các biện pháp thể hiện "sự ưu việt của nước ta" dưới
quyền lãnh đạo của ông.
Từ đó Bắc Kinh có ý đồ giành quyền kiểm soát biển Đông. Các nhà phân
tích nói nếu không đạt được ý đồ này thì quyền lực của ông Tập Cận Bình
có thể bị đe dọa.
Trung Trực
(Một thế giới)
(Một thế giới)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chiến tranh Mỹ-Trung trên biển Đông có tránh được không?
Báo Newsweek ngày 22.6 đăng bài viết “Chiến tranh không thể tránh được giữa Mỹ với Trung Quốc” của nhà báo Jonathan Broder. Bài viết cho rằng đã hội đủ điều kiện chín muồi
Biển Đông là vấn đề gây tranh cãi nhất trong mối quan hệ phức tạp
Mỹ-Trung. Sắp tới sẽ là phán quyết về đơn kiện Trung Quốc tuyên bố độc
chiếm biển Đông mà Philippines đã gửi đến Tòa Trọng tài thường trực.
Bắc Kinh sẽ đưa tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân vào biển Đông?
Đối với các quan chức Mỹ, câu hỏi chính là Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào với phán quyết trọng tài không thuận lợi cho họ.
Nhiều người lo ngại Bắc Kinh sẽ tăng cường cải tạo đất ở biển Đông. Hoặc
Trung Quốc sẽ lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) và bắt đầu bay chặn
máy bay lạ, một chủ trương sẽ buộc Trung Quốc đối đầu với máy bay do
thám Mỹ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình rằng các
biện pháp này sẽ khiến Mỹ phản ứng, kể cả hành động quân sự.
Mỹ có kế hoạch bố trí hệ thống phòng thủ ở Hàn Quốc để có thể đánh chặn
tên lửa của Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Lầu Năm Góc đã phát triển
tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu thanh để có thể tấn công bất kỳ mục
tiêu nào trên thế giới trong chưa đầy một giờ.
Vài chuyên gia khu vực nhận định Bắc Kinh có thể dùng lời lẽ cứng rắn để
phản đối phán quyết trọng tài nhằm xoa dịu người dân Trung Quốc.
Nhưng Trung Quốc sẽ không có hành động nào trước tháng 9, thời điểm
Trung Quốc là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G20. Nhưng khi hội
nghị kết thúc, vụ tranh chấp có thể càng mãnh liệt hơn.
Các quan chức Mỹ đặc biệt lo ngại chuyện Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân vào biển Đông.
Các quan chức quân sự Trung Quốc tuyên bố cần tuần tra bằng tàu ngầm để
phản ứng với các động thái quân sự lớn của Mỹ. Họ nói vũ khí Mỹ đe dọa
tiêu diệt toàn bộ kho vũ khí hạt nhân trên bộ của họ khiến Bắc Kinh chỉ
còn một cách là đưa tàu ngầm ra trả thù bất kỳ vụ tấn công hạt nhân nào
của Mỹ.
Hậu quả xảy ra sẽ rất lớn. Cho đến nay, hệ thống đánh chặn của Trung
Quốc tập trung vào số tên lửa phóng từ trên bộ. Chúng chưa được nạp
nhiên liệu cùng đầu đạn hạt nhân. Điều này có nghĩa lãnh đạo Trung Quốc
sẽ phải ra nhiều lệnh trước khi nạp nhiên liệu, trang bị vũ khí và sẵn
sàng phóng.
Ngược lại, tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm luôn trong tình trạng sẵn sàng
phóng. Tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đang hoạt động nhiều ở biển Đông,
nay có thêm tàu ngầm hoạt động thì nguy cơ va chạm ngoài ý muốn rất dễ
xảy ra.
Tàu ngầm đều tàng hình và chắc chắn Trung Quốc sẽ không thông báo vị trí
tàu ngầm cho Mỹ biết. Có nghĩa hải quân Mỹ sẽ phải cử nhiều tàu do thám
vào biển Đông để truy tìm tàu ngầm Trung Quốc.
Một sĩ quan cấp cao Trung Quốc (giấu tên vì đề cập vấn đề an ninh nhạy
cảm) đã nói với nhà báo Jonathan Broder của báo Newsweek: "Khi hải quân
Mỹ hoạt động nhiều ở vùng biển này, rất có khả năng sẽ xảy ra tai nạn".
Nhà báo Broder nhắc lại chuyện 15 năm trước, một phi công Trung Quốc
thiệt mạng khi máy bay chiến đấu của phi công này đâm vào một máy bay do
thám Mỹ trên biển Đông, khởi đầu sự căng thẳng giữa Bắc Kinh với
Washington về chuyện Trung Quốc đòi độc chiếm vùng biển này.
Tháng 5.2016, khi hai máy bay quân sự Trung Quốc suýt đâm vào một máy
bay do thám Mỹ trên biển Đông, tờ Thời Báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã viết
giọng kích động: "Nhiều người dân Trung Quốc hy vọng máy bay chiến đấu
của ta sẽ sớm bắn rụng chiếc máy bay do thám kế tiếp (của Mỹ)".
Liệu có tránh được chiến tranh Mỹ-Trung ?
Nhà báo Broder viết: "Không phải là không tránh được chiến tranh giữa
Trung Quốc đang trỗi dậy với Mỹ đang nắm ưu thế, vì mỗi bên đều sẵn sàng
có điều chỉnh.
Trong chuyến thăm Mỹ mùa thu năm ngoái, ông Tập Cận Bình cũng cảnh cáo
người Mỹ - và cả với các phi công Trung Quốc - rằng "Một khi các nước
lớn phạm sai lầm về tính toán chiến lược, họ rất có thể tạo ra bẫy cho
chính mình".
Broder còn nêu: "Nhiều quan chức Trung Quốc từ lâu nhận định rằng không
thể tránh chiến tranh Trung-Mỹ vì một quyền lực nổi lên sẽ luôn thách
thức quyền lực đang chiếm ưu thế.
Dĩ nhiên các nhà phân tích bác bỏ ý tưởng này như cuộc chiến này rất tốn
kém và quân đội Mỹ mạnh hơn chắc chắn sẽ đánh thắng Trung Quốc".
Theo nhà báo Mỹ, Tổng thống Obama cảnh giác nguy cơ xung đột vũ trang
nên ông đã lặng lẽ để Bắc Kinh hoạt động ở biển Đông đồng thời xây dựng
quan hệ kinh tế-quân sự với các nước láng giềng của Trung Quốc với hy
vọng làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Xung đột lớn liên quan việc Trung Quốc nổi lên là một quyền lực chính
trong khu vực cùng việc Mỹ chú trọng thực hiện chủ trương xoay trục sang
châu Á.
Tình hình này cũng liên quan đến hệ thống luật pháp quốc tế cùng các cơ
quan mà Mỹ cùng các đồng minh lập nên sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ông Tập Cận Bình thường phàn nàn hệ thống này thiên vị Mỹ và không cho
Bắc Kinh có quyền lực thống thị châu Á.
Vào lúc kinh tế Trung Quốc lao dốc, ông Tập Cận Bình đang bị trong nước
thúc ép phải tìm ra các biện pháp thể hiện "sự ưu việt của nước ta" dưới
quyền lãnh đạo của ông.
Từ đó Bắc Kinh có ý đồ giành quyền kiểm soát biển Đông. Các nhà phân
tích nói nếu không đạt được ý đồ này thì quyền lực của ông Tập Cận Bình
có thể bị đe dọa.
Trung Trực
(Một thế giới)
(Một thế giới)