Kinh Đời
Chính Sách Ngu Dân Hiệu Nghiệm : Họ đang vui như thế…
Tuy nhiên, nếu sự dịch chuyển này diễn ra một cách cân đối thì cũng là một tín hiệu tốt lành, đằng này lại chứa đựng sự mất cân đối nghiêm trọng: Lao động công nghiệp (mà chủ yếu là làm công nhân) hầu như chỉ dung nạp nữ thanh niên, còn nam thanh niên thì không có việc làm. Các chủ doanh nghiệp cho biết lý do là vì các công việc này không cần sức vóc mà chỉ cần chăm chỉ, do đó tuyển nam công nhân vào làm sẽ không phù hợp, lại có nguy cơ đánh nhau, đập phá gây hư hại tài sản của doanh nghiệp.
Bởi vậy mà trừ những nam thanh niên học hết lớp 12 (hoặc ít ra là hết lớp 9) có thể học nghề gì đó và tìm được việc làm, những thanh niên không học hoặc học hành dở dang thì hầu như chỉ còn cách đi làm hồ, số còn lại không được siêng năng lắm chỉ còn cách lêu lổng, vô công rỗi nghề. Một số rất nỗ lực xin làm bảo vệ, công nhân nhưng hầu hết đều bị từ chối (vì trình độ học vấn hay vì doanh nghiệp không tuyển nam công nhân). Thậm chí một số muốn được đi nghĩa vụ quân sự nhưng vẫn khó được tuyển, vì không đủ trình độ học vấn, mặc dù phần lớn các địa phương đều báo cáo đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.
Tình trạng nói trên một mặt gây lãng phí một nguồn sức lao động rất lớn và mặt khác làm tăng nguy cơ nảy sinh các tệ nạn xã hội, bởi “Nhàn cư vi bất thiện”. Điều này thấy rõ nhất ở các cánh đồng hay nông trường vừa giải phóng mặt bằng để làm khu công nghiệp hay khu vui chơi giải trí gì đó: Lao động nông nghiệp bị xóa sổ mà không có việc làm gì để thay vào. Tất nhiên chính quyền địa phương cũng tìm cách để chuyển đổi nghề cho họ, nhưng thực tế cho thấy họ rất khó thích nghi với các nghề mới như kinh doanh hay làm dịch vụ, bởi thiếu vốn và kinh nghiệm, tay nghề.
Một khi đời sống vật chất đã thấp, thu nhập không có thì đương nhiên đời sống tinh thần của lớp nam thanh niên này cũng không thể khá hơn. Phần lớn trong số họ sống bám gia đình, một số sa vào các tệ nạn như như: cờ bạc, trộm cắp, một số còn dính vào ma túy… Nhìn chung, cách giải trí thông thường của nam thanh niên ở ĐBSCL hiện nay là… nhậu nhẹt. Nhậu có nghề. Nhậu triền miên, hàng ngày. Cách giải trí được xem là lành mạnh hơn chính là… uống cà phê.
Do nhu cầu uống cà phê quá lớn, mọi lúc mọi chỗ nên ở ĐBSCL có rất nhiều quán cà phê mà phần lớn là quán bình dân… Tuy gọi là bình dân nhưng các quán này cũng thường tuyển chọn người phục vụ là các cô gái trẻ đẹp để câu khách, từ đó hình thành một hạng gái gọi là “gái bán quán cà phê”. Trong khi các nữ thanh niên mải lo đi học hoặc đi làm công nhân suốt ngày và có khoảng cách quá lớn so với các nam thanh niên thiếu học, thất nghiệp thì các cô gái bán cà phê này chính là phần an ủi của các anh chàng ở quê. Bởi vậy mà trong khi các nam thanh niên thường xuyên “ngồi đồng” lê thê tại các quán cà phê, xem như là một kiểu hưởng thụ văn hóa thì tại đây người ta rất hiếm khi bắt gặp khách là phụ nữ. Chính vì vậy mà có thể nói các quán cà phê ở nông thôn thực sự trở thành các tụ điểm giao lưu riêng của các nam thanh niên nhàn rỗi.
Đờn ca tài tử giờ chủ yếu chỉ để phục vụ khách du lịch
Do khó kiếm được người yêu và khó có tiền cưới vợ nên hiện nay ở ĐBSCL đang báo động tình trạng nam thanh niên độc thân trong khi nhiều chị em phụ nữ chỉ chăm chăm lấy chồng nước ngoài hoặc lấy chồng thành phố. Tình trạng “cung cầu” mất quân bình nghiêm trọng đó dẫn đến tâm lý bức xúc tự phát trong vô thức của nam thanh niên, dẫn đến những hành động điên cuồng mất kiểm soát như đua xe, nhậu say nằm vắt ngang đường, đánh nhau, chém nhau… Thậm chí người ta thường nghe nhiều trường hợp nam thanh niên tự hủy hoại thân thể như tự tạo nên các vết sẹo trên mình, có trường hợp nhậu say rồi tự… nhai nuốt luôn ly rượu, đĩa sành, thậm chí tự… mổ bụng.
Mặt khác, cũng do tình trạng độc thân ngày càng tăng lên nên nhu cầu có những “mối tình chớp nhoáng” ngày càng nhiều. Bởi vậy mà trong khi kinh tế còn nghèo nhưng càng ngày nhiều dịch vụ xa xỉ lại nở rộ ngay ở nông thôn vùng sâu như: dịch vụ “gội đầu nam”, “giác hơi cổ truyền”, nhà nghỉ… Không kể nhiều dịch vụ cà phê ôm, thậm chí rượu đế ôm vốn có từ trước.
Trong khi đông đảo nam thanh niên còn chưa biết làm gì thì nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở nông thôn lại đang có nguy cơ thiếu lực lượng kế thừa nghiêm trọng. Bởi vì các thanh niên tương đối có học vấn, có ý thức thì đã đổ về các thành phố, số còn lại ở nông thôn thì mang nhiều mặc cảm nên hiếm khi họ đến với các đình, chùa, miễu… Đi chùa, cúng miễu bây giờ chủ yếu dành cho các cụ bà, cúng đình dành cho các cụ ông. Rất hiếm hoi thấy bóng dáng của một vài nam thanh niên lạc lõng ở các địa chỉ này.
Tuy nhiên, cuộc sống luôn là quá trình tự điểu chỉnh. Để bù vào khoảng trống của đời sống tinh thần nói trên, hiện nay ở ĐBSCL đang nở rộ các ban nhạc sống để phục vụ nhu cầu ca hát của nam thanh niên. Bất kể là đám cưới, đám hỏi, đám ma, đám giỗ, đầy tháng, thôi nôi, tân gia, hay chỉ đơn giản là… đám nhậu, người ta đều thường thuê dàn nhạc sống để phục vụ cho các anh chàng sung sức tha hồ ca hát, nhảy múa, hò hét vang dội suốt ngày, có khi thâu đêm suốt sáng. Điểm đặc biệt là các dàn nhạc này được đánh giá chỉ chủ yếu dựa vào công suất của hệ thống loa. Do đó, mỗi dịp ca hát này là một lần kinh động cả xóm làng.
Trong khi đó, cách giải trí phổ biến của chị em phụ nữ ở nông thôn ĐBSCL hiện nay có phần lành mạnh hơn. Các hoạt động này của chị em chỉ chủ yếu diễn ra vào ngày Chủ nhật vì phần lớn họ là công nhân. Đó là việc mua sắm tại các chợ quê, làm đẹp như cắt uốn nhuộm tóc, làm móng tay, tẩy trắng da, massage mặt…, làm cho các địa chỉ này đông đúc hẳn lên vào các ngày Chủ nhật.
Thỉnh thoảng có các đoàn ca nhạc, xiếc, ảo thuật, hội chợ giải trí… về vùng quê biểu diễn, thì tối đến nam nữ thanh niên lũ lượt đi xem, nhưng số mua vé vào thưởng thức không nhiều mà chủ yếu chỉ là cái cớ để họ đi chơi cho vui mà thôi. Chính vì vậy mà có một tình trạng kẹt xe, thậm chí kẹt… người diễn ra thường xuyên ngay tại vòng ngoài, phía trước của các sân khấu biểu diễn này, dù số người vào xem bên trong chỉ lèo tèo. Tương tự như vậy, tại các chùa vào các ngày rằm lớn và tại các nhà thờ vào dịp Giáng sinh cũng đông nghẹt nam nữ thanh niên, nhưng họ chủ yếu chỉ đi trẩy hội, số thanh niên đến đây vì mục đích tôn giáo có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Họ, những người thanh niên sức dài vai rộng nơi vùng đất phì nhiêu, nơi “cánh đồng bất tận” đang sống và vui như thế.
Lê Công Lý
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Chính Sách Ngu Dân Hiệu Nghiệm : Họ đang vui như thế…
Tuy nhiên, nếu sự dịch chuyển này diễn ra một cách cân đối thì cũng là một tín hiệu tốt lành, đằng này lại chứa đựng sự mất cân đối nghiêm trọng: Lao động công nghiệp (mà chủ yếu là làm công nhân) hầu như chỉ dung nạp nữ thanh niên, còn nam thanh niên thì không có việc làm. Các chủ doanh nghiệp cho biết lý do là vì các công việc này không cần sức vóc mà chỉ cần chăm chỉ, do đó tuyển nam công nhân vào làm sẽ không phù hợp, lại có nguy cơ đánh nhau, đập phá gây hư hại tài sản của doanh nghiệp.
Bởi vậy mà trừ những nam thanh niên học hết lớp 12 (hoặc ít ra là hết lớp 9) có thể học nghề gì đó và tìm được việc làm, những thanh niên không học hoặc học hành dở dang thì hầu như chỉ còn cách đi làm hồ, số còn lại không được siêng năng lắm chỉ còn cách lêu lổng, vô công rỗi nghề. Một số rất nỗ lực xin làm bảo vệ, công nhân nhưng hầu hết đều bị từ chối (vì trình độ học vấn hay vì doanh nghiệp không tuyển nam công nhân). Thậm chí một số muốn được đi nghĩa vụ quân sự nhưng vẫn khó được tuyển, vì không đủ trình độ học vấn, mặc dù phần lớn các địa phương đều báo cáo đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.
Tình trạng nói trên một mặt gây lãng phí một nguồn sức lao động rất lớn và mặt khác làm tăng nguy cơ nảy sinh các tệ nạn xã hội, bởi “Nhàn cư vi bất thiện”. Điều này thấy rõ nhất ở các cánh đồng hay nông trường vừa giải phóng mặt bằng để làm khu công nghiệp hay khu vui chơi giải trí gì đó: Lao động nông nghiệp bị xóa sổ mà không có việc làm gì để thay vào. Tất nhiên chính quyền địa phương cũng tìm cách để chuyển đổi nghề cho họ, nhưng thực tế cho thấy họ rất khó thích nghi với các nghề mới như kinh doanh hay làm dịch vụ, bởi thiếu vốn và kinh nghiệm, tay nghề.
Một khi đời sống vật chất đã thấp, thu nhập không có thì đương nhiên đời sống tinh thần của lớp nam thanh niên này cũng không thể khá hơn. Phần lớn trong số họ sống bám gia đình, một số sa vào các tệ nạn như như: cờ bạc, trộm cắp, một số còn dính vào ma túy… Nhìn chung, cách giải trí thông thường của nam thanh niên ở ĐBSCL hiện nay là… nhậu nhẹt. Nhậu có nghề. Nhậu triền miên, hàng ngày. Cách giải trí được xem là lành mạnh hơn chính là… uống cà phê.
Do nhu cầu uống cà phê quá lớn, mọi lúc mọi chỗ nên ở ĐBSCL có rất nhiều quán cà phê mà phần lớn là quán bình dân… Tuy gọi là bình dân nhưng các quán này cũng thường tuyển chọn người phục vụ là các cô gái trẻ đẹp để câu khách, từ đó hình thành một hạng gái gọi là “gái bán quán cà phê”. Trong khi các nữ thanh niên mải lo đi học hoặc đi làm công nhân suốt ngày và có khoảng cách quá lớn so với các nam thanh niên thiếu học, thất nghiệp thì các cô gái bán cà phê này chính là phần an ủi của các anh chàng ở quê. Bởi vậy mà trong khi các nam thanh niên thường xuyên “ngồi đồng” lê thê tại các quán cà phê, xem như là một kiểu hưởng thụ văn hóa thì tại đây người ta rất hiếm khi bắt gặp khách là phụ nữ. Chính vì vậy mà có thể nói các quán cà phê ở nông thôn thực sự trở thành các tụ điểm giao lưu riêng của các nam thanh niên nhàn rỗi.
Đờn ca tài tử giờ chủ yếu chỉ để phục vụ khách du lịch
Do khó kiếm được người yêu và khó có tiền cưới vợ nên hiện nay ở ĐBSCL đang báo động tình trạng nam thanh niên độc thân trong khi nhiều chị em phụ nữ chỉ chăm chăm lấy chồng nước ngoài hoặc lấy chồng thành phố. Tình trạng “cung cầu” mất quân bình nghiêm trọng đó dẫn đến tâm lý bức xúc tự phát trong vô thức của nam thanh niên, dẫn đến những hành động điên cuồng mất kiểm soát như đua xe, nhậu say nằm vắt ngang đường, đánh nhau, chém nhau… Thậm chí người ta thường nghe nhiều trường hợp nam thanh niên tự hủy hoại thân thể như tự tạo nên các vết sẹo trên mình, có trường hợp nhậu say rồi tự… nhai nuốt luôn ly rượu, đĩa sành, thậm chí tự… mổ bụng.
Mặt khác, cũng do tình trạng độc thân ngày càng tăng lên nên nhu cầu có những “mối tình chớp nhoáng” ngày càng nhiều. Bởi vậy mà trong khi kinh tế còn nghèo nhưng càng ngày nhiều dịch vụ xa xỉ lại nở rộ ngay ở nông thôn vùng sâu như: dịch vụ “gội đầu nam”, “giác hơi cổ truyền”, nhà nghỉ… Không kể nhiều dịch vụ cà phê ôm, thậm chí rượu đế ôm vốn có từ trước.
Trong khi đông đảo nam thanh niên còn chưa biết làm gì thì nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở nông thôn lại đang có nguy cơ thiếu lực lượng kế thừa nghiêm trọng. Bởi vì các thanh niên tương đối có học vấn, có ý thức thì đã đổ về các thành phố, số còn lại ở nông thôn thì mang nhiều mặc cảm nên hiếm khi họ đến với các đình, chùa, miễu… Đi chùa, cúng miễu bây giờ chủ yếu dành cho các cụ bà, cúng đình dành cho các cụ ông. Rất hiếm hoi thấy bóng dáng của một vài nam thanh niên lạc lõng ở các địa chỉ này.
Tuy nhiên, cuộc sống luôn là quá trình tự điểu chỉnh. Để bù vào khoảng trống của đời sống tinh thần nói trên, hiện nay ở ĐBSCL đang nở rộ các ban nhạc sống để phục vụ nhu cầu ca hát của nam thanh niên. Bất kể là đám cưới, đám hỏi, đám ma, đám giỗ, đầy tháng, thôi nôi, tân gia, hay chỉ đơn giản là… đám nhậu, người ta đều thường thuê dàn nhạc sống để phục vụ cho các anh chàng sung sức tha hồ ca hát, nhảy múa, hò hét vang dội suốt ngày, có khi thâu đêm suốt sáng. Điểm đặc biệt là các dàn nhạc này được đánh giá chỉ chủ yếu dựa vào công suất của hệ thống loa. Do đó, mỗi dịp ca hát này là một lần kinh động cả xóm làng.
Trong khi đó, cách giải trí phổ biến của chị em phụ nữ ở nông thôn ĐBSCL hiện nay có phần lành mạnh hơn. Các hoạt động này của chị em chỉ chủ yếu diễn ra vào ngày Chủ nhật vì phần lớn họ là công nhân. Đó là việc mua sắm tại các chợ quê, làm đẹp như cắt uốn nhuộm tóc, làm móng tay, tẩy trắng da, massage mặt…, làm cho các địa chỉ này đông đúc hẳn lên vào các ngày Chủ nhật.
Thỉnh thoảng có các đoàn ca nhạc, xiếc, ảo thuật, hội chợ giải trí… về vùng quê biểu diễn, thì tối đến nam nữ thanh niên lũ lượt đi xem, nhưng số mua vé vào thưởng thức không nhiều mà chủ yếu chỉ là cái cớ để họ đi chơi cho vui mà thôi. Chính vì vậy mà có một tình trạng kẹt xe, thậm chí kẹt… người diễn ra thường xuyên ngay tại vòng ngoài, phía trước của các sân khấu biểu diễn này, dù số người vào xem bên trong chỉ lèo tèo. Tương tự như vậy, tại các chùa vào các ngày rằm lớn và tại các nhà thờ vào dịp Giáng sinh cũng đông nghẹt nam nữ thanh niên, nhưng họ chủ yếu chỉ đi trẩy hội, số thanh niên đến đây vì mục đích tôn giáo có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Họ, những người thanh niên sức dài vai rộng nơi vùng đất phì nhiêu, nơi “cánh đồng bất tận” đang sống và vui như thế.
Lê Công Lý
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần