Xe cán chó

Chính khách và hành xử với truyền thông: Thấy gì sau câu chuyện đáng tiếc tại một cuộc họp báo của thành phố Hà Nội mới đây?...

Câu chuyện gây tranh cãi về cung cách ứng xử của một quan chức Hà Nội với một nhà báo trong một cuộc họp báo mới đây, có thể xem là dịp để mổ xẻ nhiều hơn về kỹ năng của người có danh phận trước giới truyền thông.

Hoàng Anh Minh/VnEconomy
Ảnh bên:Một cuộc họp báo ở nước ngoài. Giữ được phong thái quý ông trong một không khí đầy áp lực thế này là rất khó khăn.
 
Câu chuyện gây tranh cãi về cung cách ứng xử của một quan chức Hà Nội với một nhà báo trong một cuộc họp báo mới đây, có thể xem là dịp để mổ xẻ nhiều hơn về kỹ năng của người có danh phận trước giới truyền thông.

“Khi tôi tới đây, bà Laura nhà tôi đã dặn rằng, dù tình hình thế nào đi chăng nữa, anh vẫn phải là một người lịch thiệp”.

Năm 2006, trả lời phỏng vấn báo chí sau khi bị ném cà chua ở Indonesia, Tổng thống Mỹ George Bush đã bắt đầu như vậy, trước khi nói tiếp: “Không vấn đề gì, việc đó (ném cà chua) chứng tỏ đấy là một quốc gia dân chủ”.

Bị ném cà chua vào mặt là một trải nghiệm khó khăn, nhưng ông Bush vẫn tỏ ra lịch thiệp, hoặc ít ra là ông cố gắng để lịch thiệp. Tuy nhiên, không những không phản ứng một cách bất nhã, ông còn “tranh thủ” nhấn mạnh được với giới truyền thông quốc tế về “dân chủ”, một “giá trị Mỹ” mà người Mỹ thường đề cao và muốn lan tỏa khắp thế giới.

Bộ phận phục vụ của ông Bush khi đó có lẽ đã mất thêm thời gian và chi phí giặt tẩy bộ vest của sếp, nhưng bản thân Tổng thống Mỹ thì đã “ghi điểm” đáng kể với báo giới, giữa bối cảnh đầy thử thách khi đó trong chuyến thăm châu Á.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, khi còn là Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cũng từng đối diện nhiều câu hỏi khó, nhưng ông cũng đã có những câu trả lời khiến báo giới ngả mũ.

Lấy ví dụ có lần, trước câu hỏi của một nhà báo nổi tiếng về tình hình “chuẩn bị nhân sự” trước một kỳ họp Quốc hội, ông Đam có cách thoái thác trả lời khéo léo.

Vấn đề nhân sự vẫn thường bị xem là “nhạy cảm”, và ông Đam, sau thoáng chút suy nghĩ, nhìn về phía nhà báo và nói đầy dí dỏm: “Tôi không nghĩ là trong danh sách đó có anh!”. Một cách từ chối khiến người hỏi cũng không thấy mếch lòng, trong khi tránh được một nội dung đầy gai góc.

Câu chuyện của Tổng thống George Bush hay của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam được giới truyền thông kể lại với nhau nhiều lần, như là những ví dụ thú vị về ứng xử của chính khách nói riêng, của người nổi tiếng nói chung.

Đáng tiếc, nhiều ví dụ kém thú vị khác vẫn đã và đang diễn ra, như câu chuyện đáng tiếc tại một cuộc họp báo của thành phố Hà Nội mới đây. Vì bất bình trước việc bị một nhà báo “cắt lời”, một quan chức gần như đã đòi “đuổi” nhà báo này ra khỏi phòng họp báo - câu chuyện khiến cộng đồng báo chí dậy sóng mấy hôm nay.

Trước đó, giới truyền thông cũng từng chứng kiến việc một lãnh đạo Tập đoàn Vinashin (nay là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy - SBIC), hất micro của một phóng viên thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) với một thái độ khá bất nhã.

Ứng xử với truyền thông là một kỹ năng mà mọi chính khách lớn nhỏ, hay người nổi tiếng như doanh nhân, nghệ sỹ, cầu thủ bóng đá... đều cần được trang bị. Trước một tình huống khó, khéo léo né tránh một cách phù hợp khi không muốn hoặc không thể trả lời, là một kỹ năng quan trọng mà nhiều khi không phụ thuộc vào trình độ học vấn của người đó.

Trong hành trình làm chính khách, chút bối rối, thậm chí “vã mồ hôi” trước truyền thông là điều có thể thông cảm được; trong khi những hành xử kiểu “cấp trên - cấp dưới” là hoàn toàn không phù hợp, thậm chí có thể làm cho “hành trình chính khách” ấy đôi khi ngắn lại.

Cho dù khoảng cách quyền lực, tiền bạc, vị thế xã hội hay tầm ảnh hưởng giữa một chính khách và một nhà báo lớn đến mấy, đừng quên rằng trong một cuộc họp báo, chính khách và nhà báo có vai trò tương đương, ở đây là vai trò đối tác hỏi - đáp, ít nhất là trong khuôn khổ cuộc họp báo đó.

Đáng chú ý là sau nhiều “cú vấp” đáng tiếc giữa các chính khách và giới truyền thông, vấn đề đào tạo kỹ năng trả lời báo chí cuối cùng đã được nêu ra một cách nghiêm túc, với sự ra đời của bản “Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” của Chính phủ ban hành hồi tháng 5/2013.

Tháng 7/2013, một quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông, khi trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hội nghị triển khai quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Tp.HCM, cho biết sẽ “mời chuyên gia trong và ngoài nước đào tạo, tập huấn kỹ năng phát ngôn ở cấp bộ ngành trung ương và cấp tỉnh”.

Theo vị này, “không được đào tạo thì rất dễ lúng túng khi đứng trước nhiều máy quay, chụp ảnh, trước nhiều nhà báo đang có nhu cầu được thông tin, trong những vấn đề thời sự mà người dân quan tâm”.

Dù sao, ở vị trí nào đi nữa, chính khách vẫn phải luôn tự nhắc mình đang nhận lương từ tiền thuế của người dân. Trong khi giới truyền thông, về mặt nào đó, đang đại diện cho quyền và lợi ích của người dân.

Vì lẽ đó, ứng xử văn minh và lịch lãm là một yêu cầu, hơn thế, còn là một tiêu chuẩn để người dân và giới truyền thông đánh giá họ.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chính khách và hành xử với truyền thông: Thấy gì sau câu chuyện đáng tiếc tại một cuộc họp báo của thành phố Hà Nội mới đây?...

Câu chuyện gây tranh cãi về cung cách ứng xử của một quan chức Hà Nội với một nhà báo trong một cuộc họp báo mới đây, có thể xem là dịp để mổ xẻ nhiều hơn về kỹ năng của người có danh phận trước giới truyền thông.

Hoàng Anh Minh/VnEconomy
Ảnh bên:Một cuộc họp báo ở nước ngoài. Giữ được phong thái quý ông trong một không khí đầy áp lực thế này là rất khó khăn.
 
Câu chuyện gây tranh cãi về cung cách ứng xử của một quan chức Hà Nội với một nhà báo trong một cuộc họp báo mới đây, có thể xem là dịp để mổ xẻ nhiều hơn về kỹ năng của người có danh phận trước giới truyền thông.

“Khi tôi tới đây, bà Laura nhà tôi đã dặn rằng, dù tình hình thế nào đi chăng nữa, anh vẫn phải là một người lịch thiệp”.

Năm 2006, trả lời phỏng vấn báo chí sau khi bị ném cà chua ở Indonesia, Tổng thống Mỹ George Bush đã bắt đầu như vậy, trước khi nói tiếp: “Không vấn đề gì, việc đó (ném cà chua) chứng tỏ đấy là một quốc gia dân chủ”.

Bị ném cà chua vào mặt là một trải nghiệm khó khăn, nhưng ông Bush vẫn tỏ ra lịch thiệp, hoặc ít ra là ông cố gắng để lịch thiệp. Tuy nhiên, không những không phản ứng một cách bất nhã, ông còn “tranh thủ” nhấn mạnh được với giới truyền thông quốc tế về “dân chủ”, một “giá trị Mỹ” mà người Mỹ thường đề cao và muốn lan tỏa khắp thế giới.

Bộ phận phục vụ của ông Bush khi đó có lẽ đã mất thêm thời gian và chi phí giặt tẩy bộ vest của sếp, nhưng bản thân Tổng thống Mỹ thì đã “ghi điểm” đáng kể với báo giới, giữa bối cảnh đầy thử thách khi đó trong chuyến thăm châu Á.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, khi còn là Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cũng từng đối diện nhiều câu hỏi khó, nhưng ông cũng đã có những câu trả lời khiến báo giới ngả mũ.

Lấy ví dụ có lần, trước câu hỏi của một nhà báo nổi tiếng về tình hình “chuẩn bị nhân sự” trước một kỳ họp Quốc hội, ông Đam có cách thoái thác trả lời khéo léo.

Vấn đề nhân sự vẫn thường bị xem là “nhạy cảm”, và ông Đam, sau thoáng chút suy nghĩ, nhìn về phía nhà báo và nói đầy dí dỏm: “Tôi không nghĩ là trong danh sách đó có anh!”. Một cách từ chối khiến người hỏi cũng không thấy mếch lòng, trong khi tránh được một nội dung đầy gai góc.

Câu chuyện của Tổng thống George Bush hay của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam được giới truyền thông kể lại với nhau nhiều lần, như là những ví dụ thú vị về ứng xử của chính khách nói riêng, của người nổi tiếng nói chung.

Đáng tiếc, nhiều ví dụ kém thú vị khác vẫn đã và đang diễn ra, như câu chuyện đáng tiếc tại một cuộc họp báo của thành phố Hà Nội mới đây. Vì bất bình trước việc bị một nhà báo “cắt lời”, một quan chức gần như đã đòi “đuổi” nhà báo này ra khỏi phòng họp báo - câu chuyện khiến cộng đồng báo chí dậy sóng mấy hôm nay.

Trước đó, giới truyền thông cũng từng chứng kiến việc một lãnh đạo Tập đoàn Vinashin (nay là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy - SBIC), hất micro của một phóng viên thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) với một thái độ khá bất nhã.

Ứng xử với truyền thông là một kỹ năng mà mọi chính khách lớn nhỏ, hay người nổi tiếng như doanh nhân, nghệ sỹ, cầu thủ bóng đá... đều cần được trang bị. Trước một tình huống khó, khéo léo né tránh một cách phù hợp khi không muốn hoặc không thể trả lời, là một kỹ năng quan trọng mà nhiều khi không phụ thuộc vào trình độ học vấn của người đó.

Trong hành trình làm chính khách, chút bối rối, thậm chí “vã mồ hôi” trước truyền thông là điều có thể thông cảm được; trong khi những hành xử kiểu “cấp trên - cấp dưới” là hoàn toàn không phù hợp, thậm chí có thể làm cho “hành trình chính khách” ấy đôi khi ngắn lại.

Cho dù khoảng cách quyền lực, tiền bạc, vị thế xã hội hay tầm ảnh hưởng giữa một chính khách và một nhà báo lớn đến mấy, đừng quên rằng trong một cuộc họp báo, chính khách và nhà báo có vai trò tương đương, ở đây là vai trò đối tác hỏi - đáp, ít nhất là trong khuôn khổ cuộc họp báo đó.

Đáng chú ý là sau nhiều “cú vấp” đáng tiếc giữa các chính khách và giới truyền thông, vấn đề đào tạo kỹ năng trả lời báo chí cuối cùng đã được nêu ra một cách nghiêm túc, với sự ra đời của bản “Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” của Chính phủ ban hành hồi tháng 5/2013.

Tháng 7/2013, một quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông, khi trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hội nghị triển khai quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Tp.HCM, cho biết sẽ “mời chuyên gia trong và ngoài nước đào tạo, tập huấn kỹ năng phát ngôn ở cấp bộ ngành trung ương và cấp tỉnh”.

Theo vị này, “không được đào tạo thì rất dễ lúng túng khi đứng trước nhiều máy quay, chụp ảnh, trước nhiều nhà báo đang có nhu cầu được thông tin, trong những vấn đề thời sự mà người dân quan tâm”.

Dù sao, ở vị trí nào đi nữa, chính khách vẫn phải luôn tự nhắc mình đang nhận lương từ tiền thuế của người dân. Trong khi giới truyền thông, về mặt nào đó, đang đại diện cho quyền và lợi ích của người dân.

Vì lẽ đó, ứng xử văn minh và lịch lãm là một yêu cầu, hơn thế, còn là một tiêu chuẩn để người dân và giới truyền thông đánh giá họ.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm