Tham Khảo
Chính quyền Việt Nam mắc nợ 'khủng khiếp'
HÀ NỘI (NV) - Ông Trịnh Tiến Dũng, một chuyên gia kinh tế khẳng định, các doanh nghiệp nhà nước nợ “khủng khiếp” và chính quyền Việt Nam không thể phủ nhận đây là nợ của mình.
Tuy phủ nhận trách nhiệm đối với chuyện nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước nhưng những khoản nợ này vẫn tồn tại như các trái bom có thể nổ bất kỳ lúc nào. (Hình minh họa: Báo Dân Trí) |
Ông Dũng là cựu trợ lý của trưởng ban cải cách khu vực công của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam.
Hồi Tháng Sáu vừa qua, Bộ Tài Chính Việt Nam công bố báo cáo về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công của chính quyền Việt Nam.
Theo
báo cáo vừa kể, tính đến hết năm ngoái, Việt Nam nợ 1,913,000 tỷ đồng,
tương đương 53.4% GDP, trong đó nợ của chính phủ Việt Nam là 1,488,000
tỷ đồng, tương đương 41.5% GDP.
Tính đến hết năm 2013, tổng số dự án được chính phủ Việt Nam bảo lãnh để vay là 104 dự án, trong đó có 23 dự án đã trả xong nợ.
Riêng
năm ngoái, chính phủ Việt Nam bảo lãnh cho tám dự án vay $3.161 tỷ từ
các tổ chức tín dụng ngoại quốc hoặc phát hành trái phiếu quốc tế.
Cả
Bộ Tài Chính lẫn chính quyền Việt Nam liên tục khẳng định, những khoản
nợ khác của các doanh nghiệp nhà nước không thể xem là nợ của chính
quyền. Các doanh nghiệp nhà nước tự vay và tự trả.
Nhiều chuyên
gia kinh tế khẳng định đó là một kiểu ngụy biện. Chính quyền Việt Nam
ngụy biện như thế để trấn an mọi người rằng, nợ nần của chính quyền Việt
Nam chưa vượt quá mức 65% GDP.
Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế, nếu nợ nần vượt quá mức 65% GDP thì an ninh tài chính quốc gia không còn an toàn.
Theo
ông Dũng, dù những khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước được chính
quyền Việt Nam bảo lãnh rồi được gộp vào khối nợ chung của chính quyển,
chỉ chừng 4.2% đến 6.9% tổng nợ quốc gia nhưng tỷ lệ đó không phản ánh
đúng thực chất nợ nần và thực tế vay trả.
Tại một cuộc hội thảo
về nợ công, diễn ra hồi trung tuần tháng trước, ông Dũng đưa ra nhiều
dẫn chứng để bác bỏ lập luận, các doanh nghiệp nhà nước tự vay và tự trả
nợ. Nợ của các doanh nghiệp nhà nước không liên quan đến nợ nần của
chình quyền.
Ví dụ rõ ràng nhất là trường hợp Vinashin. Năm 2009,
tập đoàn nhà nước này phá sản và để lại khoản nợ 89,000 tỉ đồng, tương
đương 52% GDP của năm 2009. Sau đó, chính quyền Việt Nam đã tổ chức
chuyển nợ của Vinashin cho Vinalines và Petro Vietnam, bổ sung vốn,
khoanh nợ. Tuy Vinashin “tự vay” nhưng rõ ràng trả là do chính quyền
Việt Nam, kể cả phát hành trái phiếu để bù đắp và vì thế khiến ngân sách
thâm thủng.
Không riêng ông Dũng, hai ông Phạm Thế Anh và Ðinh
Tuấn Minh cũng đã sử dụng nhiều số liệu để chứng minh rằng, tổng các
khoản nợ của hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã vay mà không được chính
quyền Việt Nam bảo lãnh, nên không được kể là nợ công, tương đương 40.9%
GDP.
Nếu tính đúng, tính đủ, cộng cả nợ nần chính thức lẫn nợ
nần của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, những khoản chưa thanh toán khi
thực hiện các công trình hạ tầng, nợ nần của chính quyền Việt Nam hiện
nay xấp xỉ 98.2% GDP.
Hai ông Phạm Thế Anh và Ðinh Tuấn Minh
khẳng định, các khoản vay ngoại quốc, vay các nhân hàng trong nước, vay
lẫn nhau của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, dù không được chính quyền
Việt Nam bảo lãnh vẫn đe dọa an ninh tài chính quốc gia.
Nếu
không muốn những quả bom này phát nổ, việc cải cách hệ thống doanh
nghiệp nhà nước, cổ phần hóa những doanh nghiệp này phải “triệt để,”
không thể “hình thức” nhưng thực tế cho thấy, đến nay, cải cách hệ thống
doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa những doanh nghiệp này vẫn như trò
đùa.
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chính quyền Việt Nam mắc nợ 'khủng khiếp'
HÀ NỘI (NV) - Ông Trịnh Tiến Dũng, một chuyên gia kinh tế khẳng định, các doanh nghiệp nhà nước nợ “khủng khiếp” và chính quyền Việt Nam không thể phủ nhận đây là nợ của mình.
Tuy phủ nhận trách nhiệm đối với chuyện nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước nhưng những khoản nợ này vẫn tồn tại như các trái bom có thể nổ bất kỳ lúc nào. (Hình minh họa: Báo Dân Trí) |
Ông Dũng là cựu trợ lý của trưởng ban cải cách khu vực công của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam.
Hồi Tháng Sáu vừa qua, Bộ Tài Chính Việt Nam công bố báo cáo về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công của chính quyền Việt Nam.
Theo
báo cáo vừa kể, tính đến hết năm ngoái, Việt Nam nợ 1,913,000 tỷ đồng,
tương đương 53.4% GDP, trong đó nợ của chính phủ Việt Nam là 1,488,000
tỷ đồng, tương đương 41.5% GDP.
Tính đến hết năm 2013, tổng số dự án được chính phủ Việt Nam bảo lãnh để vay là 104 dự án, trong đó có 23 dự án đã trả xong nợ.
Riêng
năm ngoái, chính phủ Việt Nam bảo lãnh cho tám dự án vay $3.161 tỷ từ
các tổ chức tín dụng ngoại quốc hoặc phát hành trái phiếu quốc tế.
Cả
Bộ Tài Chính lẫn chính quyền Việt Nam liên tục khẳng định, những khoản
nợ khác của các doanh nghiệp nhà nước không thể xem là nợ của chính
quyền. Các doanh nghiệp nhà nước tự vay và tự trả.
Nhiều chuyên
gia kinh tế khẳng định đó là một kiểu ngụy biện. Chính quyền Việt Nam
ngụy biện như thế để trấn an mọi người rằng, nợ nần của chính quyền Việt
Nam chưa vượt quá mức 65% GDP.
Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế, nếu nợ nần vượt quá mức 65% GDP thì an ninh tài chính quốc gia không còn an toàn.
Theo
ông Dũng, dù những khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước được chính
quyền Việt Nam bảo lãnh rồi được gộp vào khối nợ chung của chính quyển,
chỉ chừng 4.2% đến 6.9% tổng nợ quốc gia nhưng tỷ lệ đó không phản ánh
đúng thực chất nợ nần và thực tế vay trả.
Tại một cuộc hội thảo
về nợ công, diễn ra hồi trung tuần tháng trước, ông Dũng đưa ra nhiều
dẫn chứng để bác bỏ lập luận, các doanh nghiệp nhà nước tự vay và tự trả
nợ. Nợ của các doanh nghiệp nhà nước không liên quan đến nợ nần của
chình quyền.
Ví dụ rõ ràng nhất là trường hợp Vinashin. Năm 2009,
tập đoàn nhà nước này phá sản và để lại khoản nợ 89,000 tỉ đồng, tương
đương 52% GDP của năm 2009. Sau đó, chính quyền Việt Nam đã tổ chức
chuyển nợ của Vinashin cho Vinalines và Petro Vietnam, bổ sung vốn,
khoanh nợ. Tuy Vinashin “tự vay” nhưng rõ ràng trả là do chính quyền
Việt Nam, kể cả phát hành trái phiếu để bù đắp và vì thế khiến ngân sách
thâm thủng.
Không riêng ông Dũng, hai ông Phạm Thế Anh và Ðinh
Tuấn Minh cũng đã sử dụng nhiều số liệu để chứng minh rằng, tổng các
khoản nợ của hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã vay mà không được chính
quyền Việt Nam bảo lãnh, nên không được kể là nợ công, tương đương 40.9%
GDP.
Nếu tính đúng, tính đủ, cộng cả nợ nần chính thức lẫn nợ
nần của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, những khoản chưa thanh toán khi
thực hiện các công trình hạ tầng, nợ nần của chính quyền Việt Nam hiện
nay xấp xỉ 98.2% GDP.
Hai ông Phạm Thế Anh và Ðinh Tuấn Minh
khẳng định, các khoản vay ngoại quốc, vay các nhân hàng trong nước, vay
lẫn nhau của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, dù không được chính quyền
Việt Nam bảo lãnh vẫn đe dọa an ninh tài chính quốc gia.
Nếu
không muốn những quả bom này phát nổ, việc cải cách hệ thống doanh
nghiệp nhà nước, cổ phần hóa những doanh nghiệp này phải “triệt để,”
không thể “hình thức” nhưng thực tế cho thấy, đến nay, cải cách hệ thống
doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa những doanh nghiệp này vẫn như trò
đùa.
(Người Việt)