Di Sản Hồ Chí Minh
Chính sách của điện Kremlin cô lập nước Nga
Hôm qua, xe lửa chở thi thể các nạn nhân xấu số đã khởi hành từ nhà ga ở thành phố miền Đông Ukraina Torez, hướng tới khu vực Donetsk, sau đó sẽ được chuyển qua máy bay về Hà Lan. Tối hôm trước, phe ly khai Ukraina thân Nga cũng đã trao hộp đen của máy bay cho đại diện của Malaysia. Những động thái trên đều được báo chí Pháp bình luận trong số ra ngày hôm nay.
Dưới tựa đề : « Chính sách của điện Kremlin cô lập nước Nga », bài xã luận trên trang nhất của tờ Le Monde lấy làm tiếc là Nga đã mất thời gian để thể hiện là một quốc gia có trách nhiệm. Những ngày vừa qua, tổng thống Putin đã có cơ hội đưa ra những bài học về cách hành xử và thay đổi hình ảnh đất nước mình. Nhưng ông đã không nắm lấy cơ hội đó.
Ngay cả khi chưa biết chính xác là tên lửa bắn hạ chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines từ đâu tới, Mátxcơva đã có quân bài chiến lược là dùng ảnh hưởng của mình trên phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc điều tra. Nước Nga đã có thể đề xuất với những nhà điều tra của ngành hàng không dân dụng quốc tế đi qua lãnh thổ của mình để vào khu vực máy bay rơi. Nga cũng có thể thể hiện nhiều hơn nữa với Hà Lan, đất nước có tới 192 hành khách thiệt mạng, và Malaysia. Nhưng họ đã không làm vậy.
Phải đến khi Mỹ và Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu nhất trí tăng cường đe dọa trừng phạt thì Nga mới tỏ động thái hợp tác. Vì không phải ngẫu nhiên mà thứ hai vừa qua những tay súng ly khai Ukraina thân Nga chấp nhận giao hộp đen cho chính quyền Malaysia, chứ không phải cho Nga như ban đầu họ công bố. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà họ để đoàn tầu chở thi thể nạn nhân rời nhà ga tại Torez.
Chính sách của tổng thống Nga cũng được bài xã luận phân tích. Trên thực tế, tổng thống Putin đang bị mắc kẹt với những lời nói dối của mình. Ông luôn cố giữ hình ảnh không can thiệp vào việc của phe ly khai ở miền đông Ukraina. Nhưng ông không lừa dối được ai. Nếu như phe ly khai có xe tăng, vũ khí hạng nặng, ra-đa và tên lửa đất đối không hiện đại, đó là vì Nga đã giao cho họ. Nếu như quân ly khai do người Nga điều khiển, đó là vì cuộc chiến giữa họ với chính phủ Kiev là do Matxcơva quyết định.
Tổng thống Nga cũng bị mắc kẹt với chính quan điểm của mình. Các phương tiện truyền thông Nga đang thực hiện chiến dịch bóp méo thông tin. Họ gọi chính quyền Kiev là những kẻ « phát xít » được « các nước phương Tây suy tàn » ủng hộ để khống chế một nước Nga đang hồi sinh. Về thảm họa MH17, họ đổ lỗi cho một máy bay tiêm kích Ukraina muốn bắn hạ máy bay của tổng thống Putin trên đường từ Nam Mỹ về và đang bay qua Vacxava. Vladimir Putin đang co mình trong tình cảnh sẽ dẫn tới ông bị cô lập trên trường quốc tế.
Cũng cùng chủ đề trên, nhưng trên khía cạnh kinh tế và chính trị, trang nhất báo Le Monde phân tích động thái của các nước châu Âu trong bài : « Vụ rơi máy bay MH17 tại Ukraina : các nước châu Âu rụt rè trước Putin ». Bài báo cho rằng khi thảm họa xảy ra ngày 17 tháng 7 vừa qua, các nước thuộc Liên hiệp Châu Âu đã không vội vàng thông qua đòn trả đũa đối với nước Nga. Hoa K ỳ yêu cầu thêm những biện pháp trừng phạt, còn các quốc gia châu Âu lại phải bảo vệ những quyền lợi kinh tế riêng, như vũ khí đối với Pháp, công nghiệp và năng lượng đối với Đức, và tài chính đối với Anh. Le Monde nhận định : « Đối mặt với nước Nga, châu Âu chọn cách lần chần tránh né ». Bài báo kết luận, không nghi ngờ gì nữa, Nga đang trở thành bậc thầy trong nghệ thuật chia rẽ người châu Âu để tiếp tục gây thêm trọng lượng trong vấn đề Ukraina.
Tờ Le Figaro cũng đồng quan điểm trên dưới tựa đề : « Ukraina : Liên hiệp châu Âu lẩn tránh trước Matxcơva ». Tờ báo đưa tin, khối 28 quốc gia đã đẩy lùi tới thứ 5 việc công bố danh sách những cá nhân và tổ chức Nga bị trừng phạt. Còn Paris đang cố chống chọi trước sức ép quốc tế về việc hợp đồng bán hai tầu quân sự Mistral ký từ năm 2011. Tổng thống Pháp khẳng định tầu quân sự thứ nhất sẽ vẫn được bàn giao cho Nga như dự kiến. Việc sản xuất chiếc thứ hai sẽ phải chờ xem xét động thái của nước này. Về phía mình, Hoa Kỳ hạ giọng trước những cáo buộc chống nước Nga. Một số tình báo Mỹ công nhận là cho tới hiện nay, cuộc điều tra về nguyên nhân của vụ rơi máy bay chưa cho phép khẳng định sự liên quan trực tiếp của chính phủ Nga. Họ vẫn giữ giả thuyết là phe ly khai thân Nga « bắn nhầm ».
Vẫn liên quan về động thái của các nước Liên hiệp Châu Âu đối với Nga và phe ly khai tại Ukraina, báo Les Echos đăng bài : « Ukraina : các nước châu Âu đe dọa trả đũa nền kinh tế Nga ». Còn tờ La Croix cho rằng : « Ngoại giao châu Âu bị thử thách trước vụ rơi máy bay tại Ukraina ». Tờ Les Echos nhận định rằng Liên hiệp châu Âu vẫn chưa nhấn cò nhưng ít ra súng đã nằm trên bàn. Hai biện pháp sẽ được đưa ra bàn bạc ngày mai tại Ủy ban châu Âu là : chống các doanh nghiệp thân cận của phe ly khai thân Nga tại Ukraina và chống nước Nga. Dưới tựa đề : « Matxcơva muốn hòa giải có điều kiện », bài báo dẫn lại điều kiện của tổng thống Nga là Kiev phải ngừng tấn công phe ly khai. Tác giả bài báo nhận định, đây là một thông điệp hợp tác, nhưng như thường lệ, tổng thống Putin luôn đưa ra những dấu hiệu trái ngược nhau. Phía Kiev đã phong tỏa khu vực ngừng bắn trong phạm vi 40 km xung quanh khu vực máy bay rơi, và đồng thời đã lấy lại thành phố Severodonetsk. Kiev cũng cáo buộc Nga đã triển khai 40 000 lính gần biên giới miền đông.
RFIBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Chính sách của điện Kremlin cô lập nước Nga
Hôm qua, xe lửa chở thi thể các nạn nhân xấu số đã khởi hành từ nhà ga ở thành phố miền Đông Ukraina Torez, hướng tới khu vực Donetsk, sau đó sẽ được chuyển qua máy bay về Hà Lan. Tối hôm trước, phe ly khai Ukraina thân Nga cũng đã trao hộp đen của máy bay cho đại diện của Malaysia. Những động thái trên đều được báo chí Pháp bình luận trong số ra ngày hôm nay.
Dưới tựa đề : « Chính sách của điện Kremlin cô lập nước Nga », bài xã luận trên trang nhất của tờ Le Monde lấy làm tiếc là Nga đã mất thời gian để thể hiện là một quốc gia có trách nhiệm. Những ngày vừa qua, tổng thống Putin đã có cơ hội đưa ra những bài học về cách hành xử và thay đổi hình ảnh đất nước mình. Nhưng ông đã không nắm lấy cơ hội đó.
Ngay cả khi chưa biết chính xác là tên lửa bắn hạ chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines từ đâu tới, Mátxcơva đã có quân bài chiến lược là dùng ảnh hưởng của mình trên phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc điều tra. Nước Nga đã có thể đề xuất với những nhà điều tra của ngành hàng không dân dụng quốc tế đi qua lãnh thổ của mình để vào khu vực máy bay rơi. Nga cũng có thể thể hiện nhiều hơn nữa với Hà Lan, đất nước có tới 192 hành khách thiệt mạng, và Malaysia. Nhưng họ đã không làm vậy.
Phải đến khi Mỹ và Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu nhất trí tăng cường đe dọa trừng phạt thì Nga mới tỏ động thái hợp tác. Vì không phải ngẫu nhiên mà thứ hai vừa qua những tay súng ly khai Ukraina thân Nga chấp nhận giao hộp đen cho chính quyền Malaysia, chứ không phải cho Nga như ban đầu họ công bố. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà họ để đoàn tầu chở thi thể nạn nhân rời nhà ga tại Torez.
Chính sách của tổng thống Nga cũng được bài xã luận phân tích. Trên thực tế, tổng thống Putin đang bị mắc kẹt với những lời nói dối của mình. Ông luôn cố giữ hình ảnh không can thiệp vào việc của phe ly khai ở miền đông Ukraina. Nhưng ông không lừa dối được ai. Nếu như phe ly khai có xe tăng, vũ khí hạng nặng, ra-đa và tên lửa đất đối không hiện đại, đó là vì Nga đã giao cho họ. Nếu như quân ly khai do người Nga điều khiển, đó là vì cuộc chiến giữa họ với chính phủ Kiev là do Matxcơva quyết định.
Tổng thống Nga cũng bị mắc kẹt với chính quan điểm của mình. Các phương tiện truyền thông Nga đang thực hiện chiến dịch bóp méo thông tin. Họ gọi chính quyền Kiev là những kẻ « phát xít » được « các nước phương Tây suy tàn » ủng hộ để khống chế một nước Nga đang hồi sinh. Về thảm họa MH17, họ đổ lỗi cho một máy bay tiêm kích Ukraina muốn bắn hạ máy bay của tổng thống Putin trên đường từ Nam Mỹ về và đang bay qua Vacxava. Vladimir Putin đang co mình trong tình cảnh sẽ dẫn tới ông bị cô lập trên trường quốc tế.
Cũng cùng chủ đề trên, nhưng trên khía cạnh kinh tế và chính trị, trang nhất báo Le Monde phân tích động thái của các nước châu Âu trong bài : « Vụ rơi máy bay MH17 tại Ukraina : các nước châu Âu rụt rè trước Putin ». Bài báo cho rằng khi thảm họa xảy ra ngày 17 tháng 7 vừa qua, các nước thuộc Liên hiệp Châu Âu đã không vội vàng thông qua đòn trả đũa đối với nước Nga. Hoa K ỳ yêu cầu thêm những biện pháp trừng phạt, còn các quốc gia châu Âu lại phải bảo vệ những quyền lợi kinh tế riêng, như vũ khí đối với Pháp, công nghiệp và năng lượng đối với Đức, và tài chính đối với Anh. Le Monde nhận định : « Đối mặt với nước Nga, châu Âu chọn cách lần chần tránh né ». Bài báo kết luận, không nghi ngờ gì nữa, Nga đang trở thành bậc thầy trong nghệ thuật chia rẽ người châu Âu để tiếp tục gây thêm trọng lượng trong vấn đề Ukraina.
Tờ Le Figaro cũng đồng quan điểm trên dưới tựa đề : « Ukraina : Liên hiệp châu Âu lẩn tránh trước Matxcơva ». Tờ báo đưa tin, khối 28 quốc gia đã đẩy lùi tới thứ 5 việc công bố danh sách những cá nhân và tổ chức Nga bị trừng phạt. Còn Paris đang cố chống chọi trước sức ép quốc tế về việc hợp đồng bán hai tầu quân sự Mistral ký từ năm 2011. Tổng thống Pháp khẳng định tầu quân sự thứ nhất sẽ vẫn được bàn giao cho Nga như dự kiến. Việc sản xuất chiếc thứ hai sẽ phải chờ xem xét động thái của nước này. Về phía mình, Hoa Kỳ hạ giọng trước những cáo buộc chống nước Nga. Một số tình báo Mỹ công nhận là cho tới hiện nay, cuộc điều tra về nguyên nhân của vụ rơi máy bay chưa cho phép khẳng định sự liên quan trực tiếp của chính phủ Nga. Họ vẫn giữ giả thuyết là phe ly khai thân Nga « bắn nhầm ».
Vẫn liên quan về động thái của các nước Liên hiệp Châu Âu đối với Nga và phe ly khai tại Ukraina, báo Les Echos đăng bài : « Ukraina : các nước châu Âu đe dọa trả đũa nền kinh tế Nga ». Còn tờ La Croix cho rằng : « Ngoại giao châu Âu bị thử thách trước vụ rơi máy bay tại Ukraina ». Tờ Les Echos nhận định rằng Liên hiệp châu Âu vẫn chưa nhấn cò nhưng ít ra súng đã nằm trên bàn. Hai biện pháp sẽ được đưa ra bàn bạc ngày mai tại Ủy ban châu Âu là : chống các doanh nghiệp thân cận của phe ly khai thân Nga tại Ukraina và chống nước Nga. Dưới tựa đề : « Matxcơva muốn hòa giải có điều kiện », bài báo dẫn lại điều kiện của tổng thống Nga là Kiev phải ngừng tấn công phe ly khai. Tác giả bài báo nhận định, đây là một thông điệp hợp tác, nhưng như thường lệ, tổng thống Putin luôn đưa ra những dấu hiệu trái ngược nhau. Phía Kiev đã phong tỏa khu vực ngừng bắn trong phạm vi 40 km xung quanh khu vực máy bay rơi, và đồng thời đã lấy lại thành phố Severodonetsk. Kiev cũng cáo buộc Nga đã triển khai 40 000 lính gần biên giới miền đông.
RFI