Cà Kê Dê Ngỗng
Chính sách láng giềng xấu của TQ là chính sách tồi
Đây là thời điểm khó khăn cho Trung Quốc. Sau vài thập niên tăng trưởng GDP ở mức hai con số, giờ đây tình trạng tăng trưởng chậm lại cho thấy hệ thống kinh tế đang gặp vấn đề. Đã từng được ca ngợi như là
Nguồn: Christopher Hill, “China’s bad neighbor policy is bad business”, Project Syndicate, 30/06/2016
Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Đây là thời điểm khó khăn cho Trung Quốc. Sau vài thập niên tăng trưởng
GDP ở mức hai con số, giờ đây tình trạng tăng trưởng chậm lại cho thấy
hệ thống kinh tế đang gặp vấn đề. Đã từng được ca ngợi như là một mô
hình phát triển, nền kinh tế Trung Quốc giờ đây tỏ ra xơ cứng và cồng
kềnh. Người dân Trung Quốc ngày càng lo lắng và nghi ngờ về khả năng của
hệ thống trong việc hiện thực hóa lời hứa của chính phủ rằng “phép màu”
kinh tế của đất nước vẫn sẽ tiếp tục. Nhiều người Trung Quốc lo ngại
rằng “Giấc mơ Trung Quốc” có lẽ cũng chỉ là một giấc mơ mà thôi.
Trung Quốc không thể sửa chữa những vấn đề của nền kinh tế chỉ bằng việc
kết hợp đúng đắn các đòn bẩy chính sách hiện có. Thay vào đó, quốc gia
này phải thúc đẩy quá trình cải cách và đổi mới sâu rộng hơn; và phải
sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng thấp trong ngắn hạn để đổi lấy những mục
tiêu dài hạn.
Cùng lúc đó, nỗ lực cải cách sâu rộng không thể được thúc đẩy chỉ bởi
các quyết định kinh tế. Trung Quốc cũng phải nhận thấy sự khác biệt giữa
cách quốc gia này muốn được cảm nhận với thực tế thế giới đang nhìn
nhận quốc gia này như thế nào. Trung Quốc nên tham khảo bài học trong
lĩnh vực kinh doanh và nhận ra rằng nhiều hành động trên vũ đài quốc tế
mang đến những rủi ro nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín của nước này –
và tác động tới các mục tiêu tối hậu của họ.
Ví dụ, hãy xem xét quan điểm của các nhà quan sát quốc tế về tình hình
khu vực Biển Đông. Trung Quốc rõ ràng đang bắt nạt các quốc gia láng
giềng phía Nam bằng cách sử dụng thuật ngữ đầy hăm doạ là “lợi ích cốt
lõi” (mà để đạt được các lợi ích này, một quốc gia có thể sử dụng đến vũ
lực) để theo đuổi mục tiêu của mình trong rất nhiều cuộc tranh chấp.
Nhưng, khi nghe từ phía các quan chức Trung Quốc, quốc gia này là một
quốc gia bị chèn ép tại khu vực này. Họ cho rằng họ đã kiềm chế hoạt
động của các đoàn tàu đánh cá nhằm tránh các đụng độ với Việt Nam, và
chính ngư dân Việt Nam mới yêu sách một cách hiếu chiến các vùng biển mà
nước này đã từ bỏ.
Trung Quốc hiển nhiên có sức mạnh để xua đuổi người Việt Nam,
Philippines, Malaysia, Indonesia và người dân bất kỳ quốc gia nào khác
nếu họ muốn đối đầu. Đông Nam Á chỉ bằng một phần nhỏ diện tích và mức
độ giàu có của Trung Quốc. Nhưng hành vi này có khiến cho Trung Quốc
mạnh hơn trong khu vực? Liệu rằng phương pháp tiếp cận của thế kỷ 19
trong việc theo đuổi lợi ích kinh tế này có thể biện minh cho những hành
động thù địch đang tiếp diễn với láng giềng của một quốc gia hay không?
Rốt cuộc, các quốc gia Đông Nam Á sẽ là láng giềng của Trung Quốc trong
suốt phần còn lại của lịch sử; và dù con dao (tức sức mạnh – NBT) của
họ ngắn nhưng ký ức của họ thì lại rất dài.
Nhiều người Trung Quốc vẫn cho rằng họ bị chỉ trích một cách không công
bằng vì sự cứng rắn gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng điều đó
có đúng hay không lại rất ít ý nghĩa trong khi cái giá phải trả là sự
mất niềm tin và sự lên án từ mọi người. Thực tế xã hội cơ bản mà hầu hết
mọi người đều học được từ cuộc sống cá nhân của mình đó là: Hạnh phúc
và sự hoà hợp quan trọng hơn rất nhiều so với sự an ủi trống rỗng mà
niềm tin cho rằng bạn đúng mang lại.
Ngoài khu vực Đông Nam Á, không nơi nào trên thế giới mà tiếng tăm của
Trung Quốc lại bị đe doạ như ở Bán đảo Triều Tiên. Ở phía Nam, Hàn Quốc
trở thành một quốc gia hiện đại, năng động và văn hoá phát triển được
toàn thế giới ngưỡng mộ. Đất nước này này giải quyết những vấn đề quốc
gia một cách minh bạch và thẳng thắn. Ở phía Bắc là một đất nước được
biết đến nhiều nhất như một trại tù, được điều hành bởi một lãnh đạo độc
tài cha truyền con nối với một chế độ mà nhiều người lịch sự miêu tả là
một chế độ sùng bái cá nhân. Đất nước này đang theo đuổi một cuộc đua
nhằm phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Quốc gia này xuất khẩu chủ
yếu những câu chuyện tiêu cực được tạo ra bởi hệ thống chính trị, những
người tị nạn và bởi những tuyên bố về chủ nghĩa biệt lệ (exceptionalism)
của Triều Tiên vốn khiến “chủ nghĩa biệt lệ” của Mỹ trở thành điều đáng
xấu hổ. Và Trung Quốc là một đồng minh thực sự duy nhất, mặc dù đang
ngày càng mệt mỏi, của Triều Tiên.
Nói một cách công bằng, những lợi ích của Trung Quốc tại Bán đảo Triều
Tiên phức tạp hơn nhiều so với những gì thường được phương Tây miêu tả.
Đối với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên không hẳn là một vấn đề chính sách
đối ngoại, mà chủ yếu là một tập hợp các vấn đề đa dạng liên quan đến
các tranh luận nội bộ của Trung Quốc khi nước này cân nhắc đường hướng
tương lai của mình.
Sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên và khả năng thống nhất với Hàn Quốc có ý
nghĩa như thế nào đối với lợi ích an ninh của Trung Quốc, cũng như với
những nhận thức về các lợi ích này? Việc mất đi đối tác lịch sử (nhiều
người Trung Quốc ngày nay sẽ giận dữ với sự mô tả này) và sự lớn mạnh
của một đối thủ tiềm tàng, sẽ ảnh hưởng thế nào tới hệ thống chính trị
hay chính sách đối ngoại của Trung Quốc? Một điều có vẻ như chắc chắn:
tương lai của mối quan hệ mang tính di sản với Bắc Triều Tiên sẽ được
định đoạt bởi chính Trung Quốc chứ không phải bởi cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, cân nhắc tình hình tại Bán đảo Triều Tiên mang lại cho Trung
Quốc một cơ hội lý tưởng để bắt đầu tính toán lại các lợi ích lâu dài
của mình. Chính tại đây, chứ không phải nơi nào khác, Trung Quốc cần đưa
bản thân mình hòa nhập vào các tư duy quốc tế chính lưu và bắt đầu thu
hẹp khoảng cách giữa việc thế giới nhìn nhận quốc gia này như thế nào
với việc chính quốc gia này tự nhìn nhận mình ra sao.
Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Christopher R.Hill, Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách
Đông Á, là Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, Phái
viên đặc biệt của Hoa Kỳ về Kosovo, Nhà đàm phán của Hiệp định hòa bình
Dayton, và là Nhà đàm phán chính của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên từ 2005 –
2009. Ông hiện là Trưởng khoa Quan hệ quốc tế của Trường Korbel, Đại
học Denver, và tác giả của cuốn Outpost.
Copyright: Project Syndicate 2016 – China’s bad neighbor policy is bad business
(Nghiên Cứu Quốc Tế)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chính sách láng giềng xấu của TQ là chính sách tồi
Đây là thời điểm khó khăn cho Trung Quốc. Sau vài thập niên tăng trưởng GDP ở mức hai con số, giờ đây tình trạng tăng trưởng chậm lại cho thấy hệ thống kinh tế đang gặp vấn đề. Đã từng được ca ngợi như là
Đây là thời điểm khó khăn cho Trung Quốc. Sau vài thập niên tăng trưởng
GDP ở mức hai con số, giờ đây tình trạng tăng trưởng chậm lại cho thấy
hệ thống kinh tế đang gặp vấn đề. Đã từng được ca ngợi như là một mô
hình phát triển, nền kinh tế Trung Quốc giờ đây tỏ ra xơ cứng và cồng
kềnh. Người dân Trung Quốc ngày càng lo lắng và nghi ngờ về khả năng của
hệ thống trong việc hiện thực hóa lời hứa của chính phủ rằng “phép màu”
kinh tế của đất nước vẫn sẽ tiếp tục. Nhiều người Trung Quốc lo ngại
rằng “Giấc mơ Trung Quốc” có lẽ cũng chỉ là một giấc mơ mà thôi.
Trung Quốc không thể sửa chữa những vấn đề của nền kinh tế chỉ bằng việc
kết hợp đúng đắn các đòn bẩy chính sách hiện có. Thay vào đó, quốc gia
này phải thúc đẩy quá trình cải cách và đổi mới sâu rộng hơn; và phải
sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng thấp trong ngắn hạn để đổi lấy những mục
tiêu dài hạn.
Cùng lúc đó, nỗ lực cải cách sâu rộng không thể được thúc đẩy chỉ bởi
các quyết định kinh tế. Trung Quốc cũng phải nhận thấy sự khác biệt giữa
cách quốc gia này muốn được cảm nhận với thực tế thế giới đang nhìn
nhận quốc gia này như thế nào. Trung Quốc nên tham khảo bài học trong
lĩnh vực kinh doanh và nhận ra rằng nhiều hành động trên vũ đài quốc tế
mang đến những rủi ro nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín của nước này –
và tác động tới các mục tiêu tối hậu của họ.
Ví dụ, hãy xem xét quan điểm của các nhà quan sát quốc tế về tình hình
khu vực Biển Đông. Trung Quốc rõ ràng đang bắt nạt các quốc gia láng
giềng phía Nam bằng cách sử dụng thuật ngữ đầy hăm doạ là “lợi ích cốt
lõi” (mà để đạt được các lợi ích này, một quốc gia có thể sử dụng đến vũ
lực) để theo đuổi mục tiêu của mình trong rất nhiều cuộc tranh chấp.
Nhưng, khi nghe từ phía các quan chức Trung Quốc, quốc gia này là một
quốc gia bị chèn ép tại khu vực này. Họ cho rằng họ đã kiềm chế hoạt
động của các đoàn tàu đánh cá nhằm tránh các đụng độ với Việt Nam, và
chính ngư dân Việt Nam mới yêu sách một cách hiếu chiến các vùng biển mà
nước này đã từ bỏ.
Trung Quốc hiển nhiên có sức mạnh để xua đuổi người Việt Nam,
Philippines, Malaysia, Indonesia và người dân bất kỳ quốc gia nào khác
nếu họ muốn đối đầu. Đông Nam Á chỉ bằng một phần nhỏ diện tích và mức
độ giàu có của Trung Quốc. Nhưng hành vi này có khiến cho Trung Quốc
mạnh hơn trong khu vực? Liệu rằng phương pháp tiếp cận của thế kỷ 19
trong việc theo đuổi lợi ích kinh tế này có thể biện minh cho những hành
động thù địch đang tiếp diễn với láng giềng của một quốc gia hay không?
Rốt cuộc, các quốc gia Đông Nam Á sẽ là láng giềng của Trung Quốc trong
suốt phần còn lại của lịch sử; và dù con dao (tức sức mạnh – NBT) của
họ ngắn nhưng ký ức của họ thì lại rất dài.
Nhiều người Trung Quốc vẫn cho rằng họ bị chỉ trích một cách không công
bằng vì sự cứng rắn gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng điều đó
có đúng hay không lại rất ít ý nghĩa trong khi cái giá phải trả là sự
mất niềm tin và sự lên án từ mọi người. Thực tế xã hội cơ bản mà hầu hết
mọi người đều học được từ cuộc sống cá nhân của mình đó là: Hạnh phúc
và sự hoà hợp quan trọng hơn rất nhiều so với sự an ủi trống rỗng mà
niềm tin cho rằng bạn đúng mang lại.
Ngoài khu vực Đông Nam Á, không nơi nào trên thế giới mà tiếng tăm của
Trung Quốc lại bị đe doạ như ở Bán đảo Triều Tiên. Ở phía Nam, Hàn Quốc
trở thành một quốc gia hiện đại, năng động và văn hoá phát triển được
toàn thế giới ngưỡng mộ. Đất nước này này giải quyết những vấn đề quốc
gia một cách minh bạch và thẳng thắn. Ở phía Bắc là một đất nước được
biết đến nhiều nhất như một trại tù, được điều hành bởi một lãnh đạo độc
tài cha truyền con nối với một chế độ mà nhiều người lịch sự miêu tả là
một chế độ sùng bái cá nhân. Đất nước này đang theo đuổi một cuộc đua
nhằm phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Quốc gia này xuất khẩu chủ
yếu những câu chuyện tiêu cực được tạo ra bởi hệ thống chính trị, những
người tị nạn và bởi những tuyên bố về chủ nghĩa biệt lệ (exceptionalism)
của Triều Tiên vốn khiến “chủ nghĩa biệt lệ” của Mỹ trở thành điều đáng
xấu hổ. Và Trung Quốc là một đồng minh thực sự duy nhất, mặc dù đang
ngày càng mệt mỏi, của Triều Tiên.
Nói một cách công bằng, những lợi ích của Trung Quốc tại Bán đảo Triều
Tiên phức tạp hơn nhiều so với những gì thường được phương Tây miêu tả.
Đối với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên không hẳn là một vấn đề chính sách
đối ngoại, mà chủ yếu là một tập hợp các vấn đề đa dạng liên quan đến
các tranh luận nội bộ của Trung Quốc khi nước này cân nhắc đường hướng
tương lai của mình.
Sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên và khả năng thống nhất với Hàn Quốc có ý
nghĩa như thế nào đối với lợi ích an ninh của Trung Quốc, cũng như với
những nhận thức về các lợi ích này? Việc mất đi đối tác lịch sử (nhiều
người Trung Quốc ngày nay sẽ giận dữ với sự mô tả này) và sự lớn mạnh
của một đối thủ tiềm tàng, sẽ ảnh hưởng thế nào tới hệ thống chính trị
hay chính sách đối ngoại của Trung Quốc? Một điều có vẻ như chắc chắn:
tương lai của mối quan hệ mang tính di sản với Bắc Triều Tiên sẽ được
định đoạt bởi chính Trung Quốc chứ không phải bởi cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, cân nhắc tình hình tại Bán đảo Triều Tiên mang lại cho Trung
Quốc một cơ hội lý tưởng để bắt đầu tính toán lại các lợi ích lâu dài
của mình. Chính tại đây, chứ không phải nơi nào khác, Trung Quốc cần đưa
bản thân mình hòa nhập vào các tư duy quốc tế chính lưu và bắt đầu thu
hẹp khoảng cách giữa việc thế giới nhìn nhận quốc gia này như thế nào
với việc chính quốc gia này tự nhìn nhận mình ra sao.
Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Christopher R.Hill, Cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách
Đông Á, là Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, Phái
viên đặc biệt của Hoa Kỳ về Kosovo, Nhà đàm phán của Hiệp định hòa bình
Dayton, và là Nhà đàm phán chính của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên từ 2005 –
2009. Ông hiện là Trưởng khoa Quan hệ quốc tế của Trường Korbel, Đại
học Denver, và tác giả của cuốn Outpost.
Copyright: Project Syndicate 2016 – China’s bad neighbor policy is bad business
(Nghiên Cứu Quốc Tế)