Tham Khảo
Chính sách ngoại giao: Vấn đề chính trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ
Ba đảng viên Đảng Cộng hoà và một của Đảng Dân Chủ đã chính thức tuyên bố ra ứng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Chính sách đối ngoại đã trở thành một vấn đề chính trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc, trong bối cảnh Hoa Kỳ tham gia các nỗ lực nhằm giải quyết các cuộc xung đột quân sự và ngoại giao trên thế giới.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton là thành viên duy nhất của Đảng Dân Chủ và là tác giả chính của chính sách ngoại giao hiện nay, theo dự kiến sẽ không gặp thách thức lớn nào trong đảng.
Tuy nhiên, nhiều đảng viên Cộng Hòa, có thể cũng sẽ tham gia cuộc đua với các Thượng nghị sĩ nhiệm kỳ đầu hiện nay là Thượng nghị sĩ Rand Paul của tiểu bang Kentucky, Marco Rubio, bang Florida và Ted Cruz, bang Texas.
Gần 20 thành viên Đảng Cộng Hoà có thể sẽ ra ứng cử đã thảo luận về chính sách đối ngoại tại một hội nghị kết thúc hôm Thứ bảy ở New Hampshire, một tiểu bang nhỏ trong vùng đông bắc nước Mỹ giữ một vai trò lớn trong tiến trình đề cử ứng cử viên tổng thống qua các bầu cử sơ bộ đầu tiên được tổ chức tại đây.
Ông Rand Paul phát biểu tại hội nghị rằng Hoa Kỳ thường tạo ra bất ổn hơn khi can dự vào những nơi đang trong tình trạng hỗn loạn.
Ông
nói một số đảng viên Cộng Hoà chỉ trích Tổng thống Barack Obama và bà
Clinton về chính sách đối ngoại, “nhưng có lẽ họ chỉ làm giống như vậy,
cả chục lần. Có một nhóm người trong đảng chúng tôi muốn có quân đội ở 6
nước ngay lúc này, có thể nhiều hơn nữa.”
Ông Paul không hoàn toàn loại bỏ sử dụng lực lượng quân sự, và nói rằng mới đây ông đã đưa ra tuyên chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo, ISIS.
Ông Ted Cruz tỏ ra quyết liệt hơn. Ông nói, “Cách để đánh bại nhóm ISIS là một mục tiêu quân sự rõ ràng, và đơn giản. Chúng ta sẽ tiêu diệt chúng. 20 tháng kể từ bây giờ, hãy hình dung một tổng tư lệnh quân đội, đứng lên và nói một cách rõ ràng, chúng ta sẽ tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.”
Trong cuộc phỏng vấn với chương trình Face the Nation của đài truyền hình tin tức CBS, ông Rubio chỉ trích các chính sách của bà Clinton về việc “tái lập” quan hệ với Nga và cách đáp ứng của bà về cái chết của 4 người Mỹ tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Benghazi của Libya vào năm 2012.
“Giờ đây, các nước đồng minh của chúng ta bớt tin tưởng chúng ta hơn. Các kẻ thù của chúng ta ít sợ chúng ta hơn,” Ông Rubio nói. “Và Hoa Kỳ, hiện nay, ít có ảnh hưởng trên thế giới hơn 4 đến 6 năm trước đây.”
Thành viên Đảng Cộng Hòa thường xuyên chỉ trích các chính sách của Tổng thống Obama, nhưng một vài người sẽ ra tranh cử chưa nêu rõ lập trường của mình.
Trước đó tại hội nghị, cựu thống đốc Florida Jeb Bush, mà anh của ông Tổng thống George W. Bush là người đã quyết định đưa quân vào Iraq năm 2003, thừa nhận có sự thay đổi trong đảng ông chống lại hoạt động quân sự mới ở nước ngoài.
Ông nói, “Kẻ thù của chúng ta cần sợ chúng ta, đôi chút thôi, chỉ đủ để họ tránh gây bất ổn.” Ông Bush nói khôi phục liên minh “để giảm bớt khả năng đưa quân đến thực địa phải là vấn đề ưu tiên, ưu tiên hàng đầu của tổng thống kế tiếp.”
Thượng nghị sĩ bang South Carolina, Lindsey Graham cho rằng để đánh bại thành phần chủ chiến thì, “Anh đến đó và chiến đấu với chúng để chúng không đến đây.” Ông nói thêm rằng nếu các phần tử chủ chiến không bị đánh bại, Hoa Kỳ không tránh khỏi phải gửi quân trở lại Trung Đông để ngăn một vụ tấn công khác theo kiểu cuộc tấn công 11 tháng 9.
Nữ doanh nhân Carly Fiorina kêu gọi Hoa Kỳ có chính sách ngoại giao kiến quyết hơn. “Thế giới trở thành một chỗ nguy hiểm hơn và nhiều thảm hoạ hơn khi Hoa Kỳ không giữ vai trò lãnh đạo. Và Hoa Kỳ đã không lãnh đạo khá lâu.”
Một liên minh gồm các nước Tây phương và Ả Rập, do Hoa Kỳ lãnh đạo đang thực hiện các cuộc oanh kích nhắm vào các mục tiêu của nhóm IS ở Iraq và Syria. Ngoài ra còn có các cố vấn quân sự Mỹ ở Iraq trợ giúp các lực lượng an ninh hoạch định những cuộc hành quân chống nhóm IS ở miền bắc và miền tây Iraq.
Bà Clinton sẽ đến New Hampshire trong tuần này. Bà đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire vào năm 2008, trước khi bị mất sự đề cử của đảng vào tay ông Barack Obama.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chính sách ngoại giao: Vấn đề chính trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ
Ba đảng viên Đảng Cộng hoà và một của Đảng Dân Chủ đã chính thức tuyên bố ra ứng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Chính sách đối ngoại đã trở thành một vấn đề chính trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc, trong bối cảnh Hoa Kỳ tham gia các nỗ lực nhằm giải quyết các cuộc xung đột quân sự và ngoại giao trên thế giới.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton là thành viên duy nhất của Đảng Dân Chủ và là tác giả chính của chính sách ngoại giao hiện nay, theo dự kiến sẽ không gặp thách thức lớn nào trong đảng.
Tuy nhiên, nhiều đảng viên Cộng Hòa, có thể cũng sẽ tham gia cuộc đua với các Thượng nghị sĩ nhiệm kỳ đầu hiện nay là Thượng nghị sĩ Rand Paul của tiểu bang Kentucky, Marco Rubio, bang Florida và Ted Cruz, bang Texas.
Gần 20 thành viên Đảng Cộng Hoà có thể sẽ ra ứng cử đã thảo luận về chính sách đối ngoại tại một hội nghị kết thúc hôm Thứ bảy ở New Hampshire, một tiểu bang nhỏ trong vùng đông bắc nước Mỹ giữ một vai trò lớn trong tiến trình đề cử ứng cử viên tổng thống qua các bầu cử sơ bộ đầu tiên được tổ chức tại đây.
Ông Rand Paul phát biểu tại hội nghị rằng Hoa Kỳ thường tạo ra bất ổn hơn khi can dự vào những nơi đang trong tình trạng hỗn loạn.
Ông
nói một số đảng viên Cộng Hoà chỉ trích Tổng thống Barack Obama và bà
Clinton về chính sách đối ngoại, “nhưng có lẽ họ chỉ làm giống như vậy,
cả chục lần. Có một nhóm người trong đảng chúng tôi muốn có quân đội ở 6
nước ngay lúc này, có thể nhiều hơn nữa.”
Ông Paul không hoàn toàn loại bỏ sử dụng lực lượng quân sự, và nói rằng mới đây ông đã đưa ra tuyên chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo, ISIS.
Ông Ted Cruz tỏ ra quyết liệt hơn. Ông nói, “Cách để đánh bại nhóm ISIS là một mục tiêu quân sự rõ ràng, và đơn giản. Chúng ta sẽ tiêu diệt chúng. 20 tháng kể từ bây giờ, hãy hình dung một tổng tư lệnh quân đội, đứng lên và nói một cách rõ ràng, chúng ta sẽ tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.”
Trong cuộc phỏng vấn với chương trình Face the Nation của đài truyền hình tin tức CBS, ông Rubio chỉ trích các chính sách của bà Clinton về việc “tái lập” quan hệ với Nga và cách đáp ứng của bà về cái chết của 4 người Mỹ tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Benghazi của Libya vào năm 2012.
“Giờ đây, các nước đồng minh của chúng ta bớt tin tưởng chúng ta hơn. Các kẻ thù của chúng ta ít sợ chúng ta hơn,” Ông Rubio nói. “Và Hoa Kỳ, hiện nay, ít có ảnh hưởng trên thế giới hơn 4 đến 6 năm trước đây.”
Thành viên Đảng Cộng Hòa thường xuyên chỉ trích các chính sách của Tổng thống Obama, nhưng một vài người sẽ ra tranh cử chưa nêu rõ lập trường của mình.
Trước đó tại hội nghị, cựu thống đốc Florida Jeb Bush, mà anh của ông Tổng thống George W. Bush là người đã quyết định đưa quân vào Iraq năm 2003, thừa nhận có sự thay đổi trong đảng ông chống lại hoạt động quân sự mới ở nước ngoài.
Ông nói, “Kẻ thù của chúng ta cần sợ chúng ta, đôi chút thôi, chỉ đủ để họ tránh gây bất ổn.” Ông Bush nói khôi phục liên minh “để giảm bớt khả năng đưa quân đến thực địa phải là vấn đề ưu tiên, ưu tiên hàng đầu của tổng thống kế tiếp.”
Thượng nghị sĩ bang South Carolina, Lindsey Graham cho rằng để đánh bại thành phần chủ chiến thì, “Anh đến đó và chiến đấu với chúng để chúng không đến đây.” Ông nói thêm rằng nếu các phần tử chủ chiến không bị đánh bại, Hoa Kỳ không tránh khỏi phải gửi quân trở lại Trung Đông để ngăn một vụ tấn công khác theo kiểu cuộc tấn công 11 tháng 9.
Nữ doanh nhân Carly Fiorina kêu gọi Hoa Kỳ có chính sách ngoại giao kiến quyết hơn. “Thế giới trở thành một chỗ nguy hiểm hơn và nhiều thảm hoạ hơn khi Hoa Kỳ không giữ vai trò lãnh đạo. Và Hoa Kỳ đã không lãnh đạo khá lâu.”
Một liên minh gồm các nước Tây phương và Ả Rập, do Hoa Kỳ lãnh đạo đang thực hiện các cuộc oanh kích nhắm vào các mục tiêu của nhóm IS ở Iraq và Syria. Ngoài ra còn có các cố vấn quân sự Mỹ ở Iraq trợ giúp các lực lượng an ninh hoạch định những cuộc hành quân chống nhóm IS ở miền bắc và miền tây Iraq.
Bà Clinton sẽ đến New Hampshire trong tuần này. Bà đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire vào năm 2008, trước khi bị mất sự đề cử của đảng vào tay ông Barack Obama.