Kinh Đời
Chủ tịch thua chủ quán
Tuần qua, Hà Nội tổ chức phố đi bộ khu vực chung quanh bờ hồ Gươm trong ba ngày cuối tuần: Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật
Tuần qua, Hà Nội tổ chức phố đi bộ khu vực chung quanh bờ hồ Gươm trong ba ngày cuối tuần: Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật. Câu chuyện phố đi bộ ở đây được nhìn qua nhiều góc độ khác nhau, có người thích thú, có người bực bội, có người phản đối. Và đương nhiên số người thích thú so ra có vẻ cũng ngang với số người khó chịu. Vấn đề cần nói ở đây là khả năng quản lý của nhà nước, đặc biệt là chính quyền thành phố Hà Nội nghe ra không bằng một người chủ của một quán cà phê. Nói theo cách của người Hà Nội là chủ tịch thua chủ quán.
Trước nhất, phải nói về chuyện khen chê ở phố đi bộ quanh hồ Gươm, Hà Nội. Có thể nói rằng đa số khách du lịch và những người ưa đi bộ rất thích phố đi bộ quanh hồ Gươm. Bởi thay vì trước đây, muốn vào phố đi bộ phải nhìn trước ngó sau để xe cộ giảm bớt mới dám đưa tay vẫy xin đường hoặc chờ đèn xanh ưu tiên cho người đi bộ thì mới vào được khu vực bờ hồ. Còn hiện tại, với hai lớp công an giao thông trước ngõ vào phố đi bộ, người ta có thể dễ dàng vào khu vực bờ hồ và tha hồ đi.
Được như vậy thì đương nhiên những người ưa đi bộ, đi dạo bờ hồ sẽ thấy hài lòng và có cảm giác an toàn, dễ chịu. Đương nhiên, ngay cả người viết bài này cũng cảm thấy an toàn khi đi dạo trong khu vực bờ hồ nếu chỉ xét riêng về khía cạnh ưu tiên cho người đi bộ. Tuy nhiên!
Số người khó chịu và cảm thấy thất vọng về phố đi bộ quanh bờ hồ cũng không ít. Có hai lý do để họ thấy khó chịu mặc dù họ vẫn biết sự khó chịu của họ vẫn chưa được hợp lý. Đó là những người có nhà trong khu vực phố đi bộ và những người bán hàng rong, kiếm sống chung quanh bờ hồ.
Với những người có nhà bên trong phố đi bộ, nhất là các chù nhà hàng, chủ cửa hàng, họ gần như thất thu hoàn toàn trong những ngày này vì không ai chấp nhận chọn giải pháp gởi xe, nhất là xe hơi tít tận bên ngoài, đi bộ cả mấy trăm mét, thậm chí cả cây số nếu là xe hơi, và tìm chỗ gởi xe là cả một cực hình để vào phố đi bộ mà ăn uống hay mua sắm.
Bên cạnh đó, những người có nhà bên trong khu phố đi bộ gặp những khó khăn cũng không nhỏ, muốn đi đến cơ quan hay đi đâu thì phải dắt xe ra ngoài, lỡ quay về nhà thì bỏ xe bên ngoài, sát cạnh barie của công an giao thông. Và không có người giữ xe, không có chỗ để che nắng che mưa cho xe, để xe chừng mười phút thì yên xe hấp thu nhiệt, nóng như lửa, không tài nào ngồi lên xe ngay mà phải dùng nước dội hoặc đập tay làm nguội. Đây là điểm khác biệt giữa phố đi bộ Hà Nội và phố đi bộ Hội An, bởi phố đi bộ Hội An có những khu vực giữ xe bên ngoài, Hà Nội thì không thể có vì hầu hết nơi nào cũng là nơi người ta kinh doanh, mua bán, tấc đất tấc vàng, giữ xe lấy bao nhiêu tiền cho đủ?!
Bên cạnh đó, phố đi bộ Hội An có những con hẻm mà người bên trong phố đi bộ có thể dắt xe máy đi bộ về nhà thông qua những con hẻm này. Phố đi bộ Hà Nội không có hẻm mà chỉ có công an, dân phòng.
Nhưng, những người khó chịu nhất trong phố đi bộ có lẽ là những người bán hàng rong. Trước đây, họ vẫn mua bán, vẽ truyền thần hay chụp ảnh dạo bên bờ hồ mà không gặp khó khăn như hiện nay và bờ hồ cũng không bị xả rác dơ bẩn như mấy ngày gần đây. Có hai lý do để thấy rằng những người bán hàng rong khó chịu là hợp lý: Họ bị oan và; Chính sách quản lý của thành phố quá kém.
Ở khía cạnh thứ nhất, người bán hàng rong bị oan, trước đây, người ta vẫn bán, vẫn mua, thậm chí mua bán đắt hơn hiện tại nhưng bờ hồ không bị xả rác. Bởi khi đó bờ hồ chưa phải là phố đi bộ, chẳng có mấy người chuẩn bị đồ ăn thức uống mang vào phố đi bộ để khi nào mệt thì lấy ra ăn, uống rồi xả rác lung tung. Hiện tại thì khách du lịch mang nước, thậm chí mang bia, nước ngọt và thức ăn vào phố đi bộ, đến khi mệt thì tìm bóng mát ngồi ăn uống, xả rác bừa bãi, lung tung. Và để hạn chế vấn đề rác, thay vì tìm hiểu nguyên nhân một cách thấu đáo, chính quyền kết luận là do những người bán hàng rong gây ra, cấm đoán, không cho bán.
Và điều đó cho thấy chính sách quãn lý của thành phố hết sức ầu ơ, cẩu thả. Như nhận xét của một chủ quán cà phê thì nếu tính ra, khả năng quan sát và quản lý của ông chủ tịch thành phố (vì đây là chương trình của thành phố) còn kém hơn bất kì một chủ quán nào đó ở Hà Nội.
Dẫn chứng cho lời nhật xét của mình, ông chủ quán cà phê nói rằng một nhà nước tử tế phải là một nhà nước làm cho người nghèo cảm thấy dễ thở, sống được và sống bằng chính sức lao động của mình chứ không phải là cào bằng hoặc đẩy người nghèo ra khỏi xã hội. Trong khi đó, những người bán hàng rong, vé số hay bán nước giải khát đều là những người nghèo, bám víu bờ hồ để mà sống. Cấm họ bán chẳng khác nào cắt đứt đường sống của họ.
Các chủ quán cà phê, quán nhậu thay vì bực tức hoặc xua đuổi người bán vé số dạo, họ đã có những nguyên tắc khá hợp lý. Víu dụ như người bán vé số bóc và vé số cào, lượng rác xả ra từ những tờ vé số không trúng thưởng không phải là nhỏ. Các chủ quán cà phê có một nguyên tắc là báo trước cho người bán vé số biết nếu như có bất kì mảnh rác nào trong quán họ thì ngày mai không được vào quán để bán. Kết quả là các quán cà phê, quán nhậu, nhà hàng không bao giờ có tí rác nào của vé số để lại mà người bán vé số cũng có chỗ mà kiếm sống.
Nếu nhà cầm quyền Hà Nội biết đặt ra những điều kiện, những nguyên tắc thì không ai khác, chính những người bán hàng rong sẽ là người giữ vệ sinh cho bờ hồ. Đằng này, xua đuổi họ, những người già sáu mươi, bảy mươi, thậm chí tám mươi tuỗi ngồi bán hàng rong kiếm tiền sống qua ngày hễ cứ thấy bảo vệ, công an tới thì lo bưng thúng, bưng mẹt mà chạy. Chỉ riêng vấn đề sức khỏe của các cụ không thôi cũng có lắm chuyện để bàn, nếu lỡ có người vấp ngã hoặc tăng huyết áp thì hậu quả khó mà lường.
Có thể nói rằng phố đi bộ Hà Nội còn quá nhiều vấn đề bàn cãi, nội dung bàn cãi vẫn xoay quanh khả năng quản lý của nhà cầm quyền thành phố này!
Viết Từ Sài Gòn
Blog RFA
Tuần qua, Hà Nội tổ chức phố đi bộ khu vực chung quanh bờ hồ Gươm trong ba ngày cuối tuần: Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật. Câu chuyện phố đi bộ ở đây được nhìn qua nhiều góc độ khác nhau, có người thích thú, có người bực bội, có người phản đối. Và đương nhiên số người thích thú so ra có vẻ cũng ngang với số người khó chịu. Vấn đề cần nói ở đây là khả năng quản lý của nhà nước, đặc biệt là chính quyền thành phố Hà Nội nghe ra không bằng một người chủ của một quán cà phê. Nói theo cách của người Hà Nội là chủ tịch thua chủ quán.
Trước nhất, phải nói về chuyện khen chê ở phố đi bộ quanh hồ Gươm, Hà Nội. Có thể nói rằng đa số khách du lịch và những người ưa đi bộ rất thích phố đi bộ quanh hồ Gươm. Bởi thay vì trước đây, muốn vào phố đi bộ phải nhìn trước ngó sau để xe cộ giảm bớt mới dám đưa tay vẫy xin đường hoặc chờ đèn xanh ưu tiên cho người đi bộ thì mới vào được khu vực bờ hồ. Còn hiện tại, với hai lớp công an giao thông trước ngõ vào phố đi bộ, người ta có thể dễ dàng vào khu vực bờ hồ và tha hồ đi.
Được như vậy thì đương nhiên những người ưa đi bộ, đi dạo bờ hồ sẽ thấy hài lòng và có cảm giác an toàn, dễ chịu. Đương nhiên, ngay cả người viết bài này cũng cảm thấy an toàn khi đi dạo trong khu vực bờ hồ nếu chỉ xét riêng về khía cạnh ưu tiên cho người đi bộ. Tuy nhiên!
Số người khó chịu và cảm thấy thất vọng về phố đi bộ quanh bờ hồ cũng không ít. Có hai lý do để họ thấy khó chịu mặc dù họ vẫn biết sự khó chịu của họ vẫn chưa được hợp lý. Đó là những người có nhà trong khu vực phố đi bộ và những người bán hàng rong, kiếm sống chung quanh bờ hồ.
Với những người có nhà bên trong phố đi bộ, nhất là các chù nhà hàng, chủ cửa hàng, họ gần như thất thu hoàn toàn trong những ngày này vì không ai chấp nhận chọn giải pháp gởi xe, nhất là xe hơi tít tận bên ngoài, đi bộ cả mấy trăm mét, thậm chí cả cây số nếu là xe hơi, và tìm chỗ gởi xe là cả một cực hình để vào phố đi bộ mà ăn uống hay mua sắm.
Bên cạnh đó, những người có nhà bên trong khu phố đi bộ gặp những khó khăn cũng không nhỏ, muốn đi đến cơ quan hay đi đâu thì phải dắt xe ra ngoài, lỡ quay về nhà thì bỏ xe bên ngoài, sát cạnh barie của công an giao thông. Và không có người giữ xe, không có chỗ để che nắng che mưa cho xe, để xe chừng mười phút thì yên xe hấp thu nhiệt, nóng như lửa, không tài nào ngồi lên xe ngay mà phải dùng nước dội hoặc đập tay làm nguội. Đây là điểm khác biệt giữa phố đi bộ Hà Nội và phố đi bộ Hội An, bởi phố đi bộ Hội An có những khu vực giữ xe bên ngoài, Hà Nội thì không thể có vì hầu hết nơi nào cũng là nơi người ta kinh doanh, mua bán, tấc đất tấc vàng, giữ xe lấy bao nhiêu tiền cho đủ?!
Bên cạnh đó, phố đi bộ Hội An có những con hẻm mà người bên trong phố đi bộ có thể dắt xe máy đi bộ về nhà thông qua những con hẻm này. Phố đi bộ Hà Nội không có hẻm mà chỉ có công an, dân phòng.
Nhưng, những người khó chịu nhất trong phố đi bộ có lẽ là những người bán hàng rong. Trước đây, họ vẫn mua bán, vẽ truyền thần hay chụp ảnh dạo bên bờ hồ mà không gặp khó khăn như hiện nay và bờ hồ cũng không bị xả rác dơ bẩn như mấy ngày gần đây. Có hai lý do để thấy rằng những người bán hàng rong khó chịu là hợp lý: Họ bị oan và; Chính sách quản lý của thành phố quá kém.
Ở khía cạnh thứ nhất, người bán hàng rong bị oan, trước đây, người ta vẫn bán, vẫn mua, thậm chí mua bán đắt hơn hiện tại nhưng bờ hồ không bị xả rác. Bởi khi đó bờ hồ chưa phải là phố đi bộ, chẳng có mấy người chuẩn bị đồ ăn thức uống mang vào phố đi bộ để khi nào mệt thì lấy ra ăn, uống rồi xả rác lung tung. Hiện tại thì khách du lịch mang nước, thậm chí mang bia, nước ngọt và thức ăn vào phố đi bộ, đến khi mệt thì tìm bóng mát ngồi ăn uống, xả rác bừa bãi, lung tung. Và để hạn chế vấn đề rác, thay vì tìm hiểu nguyên nhân một cách thấu đáo, chính quyền kết luận là do những người bán hàng rong gây ra, cấm đoán, không cho bán.
Và điều đó cho thấy chính sách quãn lý của thành phố hết sức ầu ơ, cẩu thả. Như nhận xét của một chủ quán cà phê thì nếu tính ra, khả năng quan sát và quản lý của ông chủ tịch thành phố (vì đây là chương trình của thành phố) còn kém hơn bất kì một chủ quán nào đó ở Hà Nội.
Dẫn chứng cho lời nhật xét của mình, ông chủ quán cà phê nói rằng một nhà nước tử tế phải là một nhà nước làm cho người nghèo cảm thấy dễ thở, sống được và sống bằng chính sức lao động của mình chứ không phải là cào bằng hoặc đẩy người nghèo ra khỏi xã hội. Trong khi đó, những người bán hàng rong, vé số hay bán nước giải khát đều là những người nghèo, bám víu bờ hồ để mà sống. Cấm họ bán chẳng khác nào cắt đứt đường sống của họ.
Các chủ quán cà phê, quán nhậu thay vì bực tức hoặc xua đuổi người bán vé số dạo, họ đã có những nguyên tắc khá hợp lý. Víu dụ như người bán vé số bóc và vé số cào, lượng rác xả ra từ những tờ vé số không trúng thưởng không phải là nhỏ. Các chủ quán cà phê có một nguyên tắc là báo trước cho người bán vé số biết nếu như có bất kì mảnh rác nào trong quán họ thì ngày mai không được vào quán để bán. Kết quả là các quán cà phê, quán nhậu, nhà hàng không bao giờ có tí rác nào của vé số để lại mà người bán vé số cũng có chỗ mà kiếm sống.
Nếu nhà cầm quyền Hà Nội biết đặt ra những điều kiện, những nguyên tắc thì không ai khác, chính những người bán hàng rong sẽ là người giữ vệ sinh cho bờ hồ. Đằng này, xua đuổi họ, những người già sáu mươi, bảy mươi, thậm chí tám mươi tuỗi ngồi bán hàng rong kiếm tiền sống qua ngày hễ cứ thấy bảo vệ, công an tới thì lo bưng thúng, bưng mẹt mà chạy. Chỉ riêng vấn đề sức khỏe của các cụ không thôi cũng có lắm chuyện để bàn, nếu lỡ có người vấp ngã hoặc tăng huyết áp thì hậu quả khó mà lường.
Có thể nói rằng phố đi bộ Hà Nội còn quá nhiều vấn đề bàn cãi, nội dung bàn cãi vẫn xoay quanh khả năng quản lý của nhà cầm quyền thành phố này!
Viết Từ Sài Gòn
Blog RFA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Chủ tịch thua chủ quán
Tuần qua, Hà Nội tổ chức phố đi bộ khu vực chung quanh bờ hồ Gươm trong ba ngày cuối tuần: Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật
Tuần qua, Hà Nội tổ chức phố đi bộ khu vực chung quanh bờ hồ Gươm trong ba ngày cuối tuần: Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật. Câu chuyện phố đi bộ ở đây được nhìn qua nhiều góc độ khác nhau, có người thích thú, có người bực bội, có người phản đối. Và đương nhiên số người thích thú so ra có vẻ cũng ngang với số người khó chịu. Vấn đề cần nói ở đây là khả năng quản lý của nhà nước, đặc biệt là chính quyền thành phố Hà Nội nghe ra không bằng một người chủ của một quán cà phê. Nói theo cách của người Hà Nội là chủ tịch thua chủ quán.
Trước nhất, phải nói về chuyện khen chê ở phố đi bộ quanh hồ Gươm, Hà Nội. Có thể nói rằng đa số khách du lịch và những người ưa đi bộ rất thích phố đi bộ quanh hồ Gươm. Bởi thay vì trước đây, muốn vào phố đi bộ phải nhìn trước ngó sau để xe cộ giảm bớt mới dám đưa tay vẫy xin đường hoặc chờ đèn xanh ưu tiên cho người đi bộ thì mới vào được khu vực bờ hồ. Còn hiện tại, với hai lớp công an giao thông trước ngõ vào phố đi bộ, người ta có thể dễ dàng vào khu vực bờ hồ và tha hồ đi.
Được như vậy thì đương nhiên những người ưa đi bộ, đi dạo bờ hồ sẽ thấy hài lòng và có cảm giác an toàn, dễ chịu. Đương nhiên, ngay cả người viết bài này cũng cảm thấy an toàn khi đi dạo trong khu vực bờ hồ nếu chỉ xét riêng về khía cạnh ưu tiên cho người đi bộ. Tuy nhiên!
Số người khó chịu và cảm thấy thất vọng về phố đi bộ quanh bờ hồ cũng không ít. Có hai lý do để họ thấy khó chịu mặc dù họ vẫn biết sự khó chịu của họ vẫn chưa được hợp lý. Đó là những người có nhà trong khu vực phố đi bộ và những người bán hàng rong, kiếm sống chung quanh bờ hồ.
Với những người có nhà bên trong phố đi bộ, nhất là các chù nhà hàng, chủ cửa hàng, họ gần như thất thu hoàn toàn trong những ngày này vì không ai chấp nhận chọn giải pháp gởi xe, nhất là xe hơi tít tận bên ngoài, đi bộ cả mấy trăm mét, thậm chí cả cây số nếu là xe hơi, và tìm chỗ gởi xe là cả một cực hình để vào phố đi bộ mà ăn uống hay mua sắm.
Bên cạnh đó, những người có nhà bên trong khu phố đi bộ gặp những khó khăn cũng không nhỏ, muốn đi đến cơ quan hay đi đâu thì phải dắt xe ra ngoài, lỡ quay về nhà thì bỏ xe bên ngoài, sát cạnh barie của công an giao thông. Và không có người giữ xe, không có chỗ để che nắng che mưa cho xe, để xe chừng mười phút thì yên xe hấp thu nhiệt, nóng như lửa, không tài nào ngồi lên xe ngay mà phải dùng nước dội hoặc đập tay làm nguội. Đây là điểm khác biệt giữa phố đi bộ Hà Nội và phố đi bộ Hội An, bởi phố đi bộ Hội An có những khu vực giữ xe bên ngoài, Hà Nội thì không thể có vì hầu hết nơi nào cũng là nơi người ta kinh doanh, mua bán, tấc đất tấc vàng, giữ xe lấy bao nhiêu tiền cho đủ?!
Bên cạnh đó, phố đi bộ Hội An có những con hẻm mà người bên trong phố đi bộ có thể dắt xe máy đi bộ về nhà thông qua những con hẻm này. Phố đi bộ Hà Nội không có hẻm mà chỉ có công an, dân phòng.
Nhưng, những người khó chịu nhất trong phố đi bộ có lẽ là những người bán hàng rong. Trước đây, họ vẫn mua bán, vẽ truyền thần hay chụp ảnh dạo bên bờ hồ mà không gặp khó khăn như hiện nay và bờ hồ cũng không bị xả rác dơ bẩn như mấy ngày gần đây. Có hai lý do để thấy rằng những người bán hàng rong khó chịu là hợp lý: Họ bị oan và; Chính sách quản lý của thành phố quá kém.
Ở khía cạnh thứ nhất, người bán hàng rong bị oan, trước đây, người ta vẫn bán, vẫn mua, thậm chí mua bán đắt hơn hiện tại nhưng bờ hồ không bị xả rác. Bởi khi đó bờ hồ chưa phải là phố đi bộ, chẳng có mấy người chuẩn bị đồ ăn thức uống mang vào phố đi bộ để khi nào mệt thì lấy ra ăn, uống rồi xả rác lung tung. Hiện tại thì khách du lịch mang nước, thậm chí mang bia, nước ngọt và thức ăn vào phố đi bộ, đến khi mệt thì tìm bóng mát ngồi ăn uống, xả rác bừa bãi, lung tung. Và để hạn chế vấn đề rác, thay vì tìm hiểu nguyên nhân một cách thấu đáo, chính quyền kết luận là do những người bán hàng rong gây ra, cấm đoán, không cho bán.
Và điều đó cho thấy chính sách quãn lý của thành phố hết sức ầu ơ, cẩu thả. Như nhận xét của một chủ quán cà phê thì nếu tính ra, khả năng quan sát và quản lý của ông chủ tịch thành phố (vì đây là chương trình của thành phố) còn kém hơn bất kì một chủ quán nào đó ở Hà Nội.
Dẫn chứng cho lời nhật xét của mình, ông chủ quán cà phê nói rằng một nhà nước tử tế phải là một nhà nước làm cho người nghèo cảm thấy dễ thở, sống được và sống bằng chính sức lao động của mình chứ không phải là cào bằng hoặc đẩy người nghèo ra khỏi xã hội. Trong khi đó, những người bán hàng rong, vé số hay bán nước giải khát đều là những người nghèo, bám víu bờ hồ để mà sống. Cấm họ bán chẳng khác nào cắt đứt đường sống của họ.
Các chủ quán cà phê, quán nhậu thay vì bực tức hoặc xua đuổi người bán vé số dạo, họ đã có những nguyên tắc khá hợp lý. Víu dụ như người bán vé số bóc và vé số cào, lượng rác xả ra từ những tờ vé số không trúng thưởng không phải là nhỏ. Các chủ quán cà phê có một nguyên tắc là báo trước cho người bán vé số biết nếu như có bất kì mảnh rác nào trong quán họ thì ngày mai không được vào quán để bán. Kết quả là các quán cà phê, quán nhậu, nhà hàng không bao giờ có tí rác nào của vé số để lại mà người bán vé số cũng có chỗ mà kiếm sống.
Nếu nhà cầm quyền Hà Nội biết đặt ra những điều kiện, những nguyên tắc thì không ai khác, chính những người bán hàng rong sẽ là người giữ vệ sinh cho bờ hồ. Đằng này, xua đuổi họ, những người già sáu mươi, bảy mươi, thậm chí tám mươi tuỗi ngồi bán hàng rong kiếm tiền sống qua ngày hễ cứ thấy bảo vệ, công an tới thì lo bưng thúng, bưng mẹt mà chạy. Chỉ riêng vấn đề sức khỏe của các cụ không thôi cũng có lắm chuyện để bàn, nếu lỡ có người vấp ngã hoặc tăng huyết áp thì hậu quả khó mà lường.
Có thể nói rằng phố đi bộ Hà Nội còn quá nhiều vấn đề bàn cãi, nội dung bàn cãi vẫn xoay quanh khả năng quản lý của nhà cầm quyền thành phố này!
Viết Từ Sài Gòn
Blog RFA