Truyện Ngắn & Phóng Sự
Chuyện Buồn Ngày Xuân. - Topa
( HNPĐ )Tôi lười biếng quá nên chỉ hé một con mắt bên phải ra để nhìn vào cái đồng hồ đặt trên cái bàn gần bên cái giường mà tôi đang nằm. Cây kim ngắn đang chỉ vào số mười và cây kim dài chỉ qua khỏi số chín một chút. Mười giờ bốn mươi sáu phút sáng.
Vẫn nằm trong tư thế nghiêng, tôi uể oải đưa cái đầu lên thật cao để nhìn ra ngoài đường. Con đường vắng lặng, im lìm và trắng xóa tạo cho tôi cái cảm giác lạnh lẽo vô cùng. Con đường bị tuyết phủ thật dầy và cũng vì là ngày chúa nhật nên mặt đường không có dấu bánh xe hay dấu chân người hằn lên trên đó.
Những chiếc xe vẫn nằm bất động tại chỗ trước những căn nhà như tôi đã nhìn thấy từ tối ngày hôm qua. Nhưng, bây giờ tất cả đều mang cùng một màu trắng bởi tuyết đã phủ kín mít hết rồi. Cũng may hôm nay là ngày nghỉ nên tôi cố “nướng” thêm cho đến khi nào thật cháy đen thì mới ra khỏi giường. Có lẽ những người cư ngụ chung quanh khu vực này cũng có cùng ý nghĩ như tôi nên cũng nướng thêm như tôi chăng? Tôi thấy con đường và khu phố chẳng khác nào vùng đất hoang không người ở.
Tôi cầm cái remote control đưa thẳng vào cái máy hát và bấm. Tiếng hát của cô ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh trước năm 1975 vang lên: Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình, giữa đêm Xuân lạnh lùng. Chim xa bầy còn thương tổ ấm huống chi người tội lắm anh ơi. Xuân năm nào có nhau mình chung ly rượu đào, mùi quê hương ngọt ngào. Nhưng bây giờ người đi kẻ nhớ đến bao giờ lòng hết bơ vơ...
Tiếng hát ngọt ngào du dương truyền cảm làm tôi chợt nhớ ra hôm nay là ngày mồng một Tết Việt Nam; làm cho tôi nhớ lại đêm hôm qua có ba người bạn đã đến đây cùng vui đón giao thừa với tôi, với năm chai rượu chát Bordeaux, với dĩa củ kiệu dưa hành, với tô thịt kho hột vịt, với dĩa rau sống và bánh tráng; hèn gì tôi ngủ đến giờ này mà vẫn chưa muốn rời khỏi cái giường vừa rất êm lại rất ấm này.
Thế là một cái Tết nữa đã đến với dân tộc tôi trên quê hương và đến với nhiều triệu người đồng hương của tôi trên khắp cùng mặt đất này.
Người trong nước đón xuân và cố vui với cái Tết để quên đi thực tại một quê hương vẫn còn nhiều lầm than khốn khổ và, nhất là thiếu cái mà mọi người vẫn hằng mong đợi. Người viễn xứ cũng vui đón xuân và cố vui với cái Tết để quên đi những muộn phiền dai dẳng cùng với hơn chín mươi triệu đồng bào trong nước ngóng trông đón chờ một ngày thật sự tươi sáng và hạnh phúc sẽ đến với dân tộc.
Từng khuôn mặt thân quen của người thân, của bạn bè và của những người quen biết trong mùa xuân năm nào có nhau, bên nhau, và đã cùng nhau nâng ly rượu ngọt ngào đầy ắp mùi quê hương. Làm sao tôi có thể quên được những người đã cùng tôi trong những ngày khó khăn và kinh hoàng đó... lần lượt hiển hiện ra trước mặt tôi như là một nhắc nhở đừng bao giờ quên những con người đã đem đến cho mình những trìu mến thương yêu, những kỷ niệm thật vui và cũng thật buồn. Không bao giờ được phép quên vì những người đã đến và sống với mình dù thời gian có dài ngày hay ngắn ngày cũng đều đã để lại trong tim mình những tình thương cao quý mà mình phải trân trọng gìn giữ cho đến hết cuộc đời này.
***
“Tôi có người bạn đã vượt thoát được trước ngày 30 tháng 04 năm 1975 và hiện đang sinh sống ở Cali. Tháng trước đây, anh bạn đó có gởi về cho tôi một gói quà nhỏ mà bên trong có một cuộn băng cassette chưa có thâu âm. Những người của hải quan đã xem xét rất kỹ và cho tôi lãnh đem về. Trên đường về nhà, tôi cứ miên man suy nghĩ hoài là tại sao người bạn của tôi không gởi cho tôi nhiều cuộn băng để tôi bán gọi là giúp đỡ tôi mà chỉ gởi có một cuộn, mà lại là cuộn băng trống. Sinh nghi, tôi đã tháo cuộn băng đó ra và đảo ngược lại thì mới biết đó là cuộn băng đã được thu âm tiếng hát của nữ danh ca Thanh Thúy với những bài hát mới được sáng tác tại hải ngoại. Trong cuộn băng này, đặc biệt có nhạc phẩm Chuyện Buồn Ngày Xuân của nhạc sĩ Lam Phương mới sáng tác. Nhờ cuộn băng này mà tôi đã hốt bộn bạc. Hôm nào anh ghé kios của tôi, tôi sẽ tặng anh một cuộn nghe chơi vì cũng sắp đến Tết rồi. Nghe hay lắm và phê lắm anh!”
Anh Tùng, người thương phế binh Hải Quân cụt một cánh tay phải, nhà ở đường Bùi Viện Sàigòn và hiện là chủ một kios trên đường Nguyễn Huệ vừa nhấp ngụm bia hơi vừa nói với tôi như vậy. Anh Tùng là người bạn mà tôi mới quen biết khi tôi cùng với đa số người Sàigòn đã trở thành những kẻ đứng đầu đường xó chợ để kiếm từng đồng độ nhật bằng đủ mọi thứ nghề.
Vì thời thế, vì công việc… đã đưa đẩy tôi đến với gia đình của ông Tôn Ngọc Chắc. Ông Tôn Ngọc Chắc là cựu công chức cao cấp dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông đã về hưu từ lâu trước ngày đại biến 30 tháng 04 năm 1975. Ông Tôn Ngọc Chắc là chủ nhân rạp hát Quốc Thanh và chung cư Quốc Thanh. Ngày tôi đến với gia đình ông là tại căn biệt thự số 41 đường Lê Quý Đôn quận Ba Sàigòn. Vài năm trước ngày 30 tháng 04 năm 1975, có một bọn cướp đã đột nhập vào căn biệt thự này và cướp đi sinh mạng người vợ yêu quý của ông. Thời đó báo chí Sàigòn đã đưa tin hàng ngày và kéo dài đến nhiều tháng.
Sau ngày bi thương của đất nước, ông Tôn Ngọc Chắc lúc đó vì đã quá già và bệnh hoạn liên miên nên ông chỉ bị giam giữ hơn một năm tại Tổng nha cảnh sát trên đường Trần Hưng Đạo rồi được thả về.
Ngày ông bị bắt, nhà cầm quyền Quân Quản đã cho một trung đội bộ đội đến chiếm đóng trong căn biệt thự của ông. Những người bộ đội này đã bới tung lên từng viên gạch và cạy phá nhiều mảng tường, trần nhà. Họ phá những chỗ nào họ nghi ngờ để mong tìm được tài liệu và tài sản.
Khi tôi đến với gia đình ông tại căn biệt thự của ông, tôi phải cho sửa sang lại một phần lớn mới có thể tạm ở được. Ông Tôn Ngọc Chắc có tất cả bốn người con gồm hai người con gái và hai người con trai. Cô con gái lớn tên là Tôn Thị Ngọc Phú có người chồng đang bị tập trung trong trại tù cải tạo. Người con gái kế thì nửa tỉnh nửa điên vì bị tình phụ. Còn hai người con trai thì một người cũng đã hoàn toàn bị mất trí. Cuộc sống của gia đình ông quá đỗi bi đát và túng quẫn. Ông không muốn tiếp xúc với bất cứ một ai. Ngày ngày ông bước đi lủi thủi trên các con đường trong thành phố có lẽ để suy ngẫm về những đổi thay của cuộc đời và sự đổi thay của lòng người. Người quản lý rạp hát Quốc Thanh và chung cư Quốc Thanh là người cộng sản nằm vùng.
Cũng từ trong căn biệt thự đó, tôi thường tổ chức gặp gỡ một số bạn bè thân quen như tả biên Nguyễn Văn Ngôn, danh thủ lừng danh trong làng bóng tròn của Hội tuyển Việt Nam Cộng Hoà và Á Châu. Vợ chồng kịch sĩ Ngọc Đức & Phương Hồng Ngọc. Nữ danh ca Giao Linh và một số các đại gia trong Chợ Lớn. Chúng tôi gặp gỡ nhau để ăn uống, để nghe nhạc, để binh xập xám cho vơi đi những thống khổ những đau buồn mất nước.
Trong một lần đang vui chơi những ngày cuối năm dương lịch 1980, tôi đã mở máy để nghe thử cuốn băng nhạc mà tôi vừa mới nhận được từ anh Tùng. Tiếng hát của nữ danh ca Thanh Thúy, tiếng hát đã từ lâu và có lẽ mãi mãi vẫn là tiếng hát làm nức nở lòng người và làm rung động hằng triệu triệu con tim của đồng bào ba miền mỗi khi nghe đến. Hôm nay, trong một thành phố chết, thành phố thật buồn thảm, một thành phố mà mọi người luôn phải sống trong nỗi sợ hãi bị bắt bớ thì việc được nghe lại tiếng hát của Thanh Thúy với bản nhạc mới được sáng tác nơi hải ngoại, bản nhạc Chuyện Buồn Ngày Xuân đã làm cho cuộc vui của chúng tôi không thể tiếp tục được nữa. Mỗi người trong chúng tôi, mỗi gương mặt với vẻ suy tư sầu lắng đang thả hồn về những ngày xuân thanh bình kỷ niệm của một thuở đã vĩnh viễn đi vào dĩ vãng.
Người nữ danh ca khả ái Giao Linh, ngoài giọng ca thiên phú, Giao Linh còn có tài… điều binh khiển tướng nữa. Người nữ danh ca khả ái này đã giúp tôi đánh một trận toàn thắng thật oanh liệt làm cho các đại gia Chợ Lớn phải nể mặt. Nữ danh ca Giao Linh chỉ ghé đến căn biệt thự đôi ba lần để lấy dụng cụ tập thể dục rồi không đến nữa.
***
Ngoài trời tuyết đã ngưng rơi tự lúc nào và ánh mặt trời đang chiếu rọi những tia nắng yếu ớt xuống thành phố. Với những tia nắng yếu ớt kia chắc chắn sẽ không đủ làm cho lớp tuyết trên mặt đường tan dần đi được và, chắc chắn cũng sẽ không đủ làm cho ấm lòng những ai phải đi ra khỏi nhà. Tôi vẫn chưa muốn rời khỏi cái giường êm ấm vì có lẽ chưa đủ làm cho tôi “cháy đen”.
Mấy mươi năm đã trôi qua và căn biệt thự số 41 đường Lê Quý Đôn quận ba Sàigòn chắc chắn đã có những người chủ mới. Những người bạn năm xưa của tôi, những người mà mùa xuân năm nào đã có nhau thì nay tất cả đã đi về đâu? Tôi được biết:Tả biên Nguyễn Văn Ngôn đến Mỹ định cư cùng gia đình nhưng không đi bằng ghe vượt biển mà bằng máy bay. Nữ danh ca Giao Linh đã vượt biên thành công và đến Mỹ nhưng nay đã trở về sinh sống, ca hát ở trong nước và được Việt cộng gọi là: Ca sĩ Việt Kiều.
Vợ chồng Phương Hồng Ngọc và Ngọc Đức đã được người con trai bảo lãnh qua Pháp để rồi không bao lâu sau đó thì: đường em, em đi em đi. Đường anh, anh đi anh đi. Kỷ niệm vùi theo tháng ngày...
Phương Hồng Ngọc giờ đã “yên bề gia thất” với người chồng mới giàu có ở Hoa Kỳ. Ngọc Đức trở về lại Việt Nam và cũng “yên bề gia thất” với bà chủ tiệm hủ tiếu Nam Vang vang danh khắp đô thành.( Ngọc Đức đã qua đời ngày 25/3/2012 thọ 78 tuổi)
Ông Tôn Ngọc Chắc… chắc chắn không còn hiện diện trên cõi đời này nữa rồi. Ông đã thật sự được giải phóng khỏi cái đất nước đầy hận thù và khốn nạn do lũ vô thần và khát máu cai trị. Có lẽ linh hồn của ông giờ đây đã thanh thoát về một nơi nào đó không có những linh hồn của những con người đã từng hãm hại ông để cướp đoạt tài sản và đã để cho gia đình ông có nhiều tháng ngày ăn không đủ no. Tôi đã nhìn thấy tận mắt trong căn biệt thự của ông chủ rạp hát và chung cư ngày nào, nay không có đến một vật gì khả dĩ có thể bán được để mua thức ăn. Tất cả bàn ghế gường ngủ đều đã cũ rích và bị “sứt tay gãy gọng” thì ai mà muốn mua làm gì chứ.
Những người con và những người cháu của ông nay đã và đang trôi dạt về đâu? Họ có còn ở trong nước hay đã may mắn được đi định cư ở một nước nào đó trên thế giới rồi chăng?
…trùng dương sóng gào đưa anh vào tương lai mờ tối. Em biết anh vì xôn xao trong phút giây kinh hoàng. Đời anh đâu muốn phụ phàng, nhưng tình vẫn ngăn đôi…
Tiếng hát trầm ấm của cô ca sĩ từ trong cái CD vẫn đều đều rót vào tai tôi những lời gợi nhớ về những ngày xưa thân ái. Từ ngày tôi rời khỏi quê hương cho đến nay, cứ mỗi độ xuân về và vào đêm giao thừa là tôi lại để cái CD nhạc xuân có bản nhạc Chuyện Buồn Ngày Xuân này và nghe cho đến hết ngày mồng một Tết.
Tôi nhớ có một thi sĩ đã viết:
Mẹ
ơi tha thiết lắm rồi!
Mất gì, không mất
tình người Việt Nam!.
Đúng như vậy, đã là người Việt Nam thì sẽ không bao giờ để mất tình người Việt Nam và cũng sẽ không bao giờ để bị mất quê hương. Chúng ta dù không muốn phụ phàng nhưng vẫn phải tạm thời – tạm thời thôi – bị ngăn cách với người trong nước nhưng sẽ không bao giờ để quê hương lọt vào tay ngoại bang cho dù bất cứ ai và bất cứ chế độ nào cũng không thể làm cho quê hương hình chữ S bị mất đi được. Hy vọng một ngày không xa tất cả chúng ta sẽ cùng trở về quê hương yêu dấu khi lũ cộng vô thần bị người dân trong nước đứng lên xóa bỏ.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Chuyện Buồn Ngày Xuân. - Topa
( HNPĐ )Tôi lười biếng quá nên chỉ hé một con mắt bên phải ra để nhìn vào cái đồng hồ đặt trên cái bàn gần bên cái giường mà tôi đang nằm. Cây kim ngắn đang chỉ vào số mười và cây kim dài chỉ qua khỏi số chín một chút. Mười giờ bốn mươi sáu phút sáng.
Vẫn nằm trong tư thế nghiêng, tôi uể oải đưa cái đầu lên thật cao để nhìn ra ngoài đường. Con đường vắng lặng, im lìm và trắng xóa tạo cho tôi cái cảm giác lạnh lẽo vô cùng. Con đường bị tuyết phủ thật dầy và cũng vì là ngày chúa nhật nên mặt đường không có dấu bánh xe hay dấu chân người hằn lên trên đó.
Những chiếc xe vẫn nằm bất động tại chỗ trước những căn nhà như tôi đã nhìn thấy từ tối ngày hôm qua. Nhưng, bây giờ tất cả đều mang cùng một màu trắng bởi tuyết đã phủ kín mít hết rồi. Cũng may hôm nay là ngày nghỉ nên tôi cố “nướng” thêm cho đến khi nào thật cháy đen thì mới ra khỏi giường. Có lẽ những người cư ngụ chung quanh khu vực này cũng có cùng ý nghĩ như tôi nên cũng nướng thêm như tôi chăng? Tôi thấy con đường và khu phố chẳng khác nào vùng đất hoang không người ở.
Tôi cầm cái remote control đưa thẳng vào cái máy hát và bấm. Tiếng hát của cô ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh trước năm 1975 vang lên: Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình, giữa đêm Xuân lạnh lùng. Chim xa bầy còn thương tổ ấm huống chi người tội lắm anh ơi. Xuân năm nào có nhau mình chung ly rượu đào, mùi quê hương ngọt ngào. Nhưng bây giờ người đi kẻ nhớ đến bao giờ lòng hết bơ vơ...
Tiếng hát ngọt ngào du dương truyền cảm làm tôi chợt nhớ ra hôm nay là ngày mồng một Tết Việt Nam; làm cho tôi nhớ lại đêm hôm qua có ba người bạn đã đến đây cùng vui đón giao thừa với tôi, với năm chai rượu chát Bordeaux, với dĩa củ kiệu dưa hành, với tô thịt kho hột vịt, với dĩa rau sống và bánh tráng; hèn gì tôi ngủ đến giờ này mà vẫn chưa muốn rời khỏi cái giường vừa rất êm lại rất ấm này.
Thế là một cái Tết nữa đã đến với dân tộc tôi trên quê hương và đến với nhiều triệu người đồng hương của tôi trên khắp cùng mặt đất này.
Người trong nước đón xuân và cố vui với cái Tết để quên đi thực tại một quê hương vẫn còn nhiều lầm than khốn khổ và, nhất là thiếu cái mà mọi người vẫn hằng mong đợi. Người viễn xứ cũng vui đón xuân và cố vui với cái Tết để quên đi những muộn phiền dai dẳng cùng với hơn chín mươi triệu đồng bào trong nước ngóng trông đón chờ một ngày thật sự tươi sáng và hạnh phúc sẽ đến với dân tộc.
Từng khuôn mặt thân quen của người thân, của bạn bè và của những người quen biết trong mùa xuân năm nào có nhau, bên nhau, và đã cùng nhau nâng ly rượu ngọt ngào đầy ắp mùi quê hương. Làm sao tôi có thể quên được những người đã cùng tôi trong những ngày khó khăn và kinh hoàng đó... lần lượt hiển hiện ra trước mặt tôi như là một nhắc nhở đừng bao giờ quên những con người đã đem đến cho mình những trìu mến thương yêu, những kỷ niệm thật vui và cũng thật buồn. Không bao giờ được phép quên vì những người đã đến và sống với mình dù thời gian có dài ngày hay ngắn ngày cũng đều đã để lại trong tim mình những tình thương cao quý mà mình phải trân trọng gìn giữ cho đến hết cuộc đời này.
***
“Tôi có người bạn đã vượt thoát được trước ngày 30 tháng 04 năm 1975 và hiện đang sinh sống ở Cali. Tháng trước đây, anh bạn đó có gởi về cho tôi một gói quà nhỏ mà bên trong có một cuộn băng cassette chưa có thâu âm. Những người của hải quan đã xem xét rất kỹ và cho tôi lãnh đem về. Trên đường về nhà, tôi cứ miên man suy nghĩ hoài là tại sao người bạn của tôi không gởi cho tôi nhiều cuộn băng để tôi bán gọi là giúp đỡ tôi mà chỉ gởi có một cuộn, mà lại là cuộn băng trống. Sinh nghi, tôi đã tháo cuộn băng đó ra và đảo ngược lại thì mới biết đó là cuộn băng đã được thu âm tiếng hát của nữ danh ca Thanh Thúy với những bài hát mới được sáng tác tại hải ngoại. Trong cuộn băng này, đặc biệt có nhạc phẩm Chuyện Buồn Ngày Xuân của nhạc sĩ Lam Phương mới sáng tác. Nhờ cuộn băng này mà tôi đã hốt bộn bạc. Hôm nào anh ghé kios của tôi, tôi sẽ tặng anh một cuộn nghe chơi vì cũng sắp đến Tết rồi. Nghe hay lắm và phê lắm anh!”
Anh Tùng, người thương phế binh Hải Quân cụt một cánh tay phải, nhà ở đường Bùi Viện Sàigòn và hiện là chủ một kios trên đường Nguyễn Huệ vừa nhấp ngụm bia hơi vừa nói với tôi như vậy. Anh Tùng là người bạn mà tôi mới quen biết khi tôi cùng với đa số người Sàigòn đã trở thành những kẻ đứng đầu đường xó chợ để kiếm từng đồng độ nhật bằng đủ mọi thứ nghề.
Vì thời thế, vì công việc… đã đưa đẩy tôi đến với gia đình của ông Tôn Ngọc Chắc. Ông Tôn Ngọc Chắc là cựu công chức cao cấp dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông đã về hưu từ lâu trước ngày đại biến 30 tháng 04 năm 1975. Ông Tôn Ngọc Chắc là chủ nhân rạp hát Quốc Thanh và chung cư Quốc Thanh. Ngày tôi đến với gia đình ông là tại căn biệt thự số 41 đường Lê Quý Đôn quận Ba Sàigòn. Vài năm trước ngày 30 tháng 04 năm 1975, có một bọn cướp đã đột nhập vào căn biệt thự này và cướp đi sinh mạng người vợ yêu quý của ông. Thời đó báo chí Sàigòn đã đưa tin hàng ngày và kéo dài đến nhiều tháng.
Sau ngày bi thương của đất nước, ông Tôn Ngọc Chắc lúc đó vì đã quá già và bệnh hoạn liên miên nên ông chỉ bị giam giữ hơn một năm tại Tổng nha cảnh sát trên đường Trần Hưng Đạo rồi được thả về.
Ngày ông bị bắt, nhà cầm quyền Quân Quản đã cho một trung đội bộ đội đến chiếm đóng trong căn biệt thự của ông. Những người bộ đội này đã bới tung lên từng viên gạch và cạy phá nhiều mảng tường, trần nhà. Họ phá những chỗ nào họ nghi ngờ để mong tìm được tài liệu và tài sản.
Khi tôi đến với gia đình ông tại căn biệt thự của ông, tôi phải cho sửa sang lại một phần lớn mới có thể tạm ở được. Ông Tôn Ngọc Chắc có tất cả bốn người con gồm hai người con gái và hai người con trai. Cô con gái lớn tên là Tôn Thị Ngọc Phú có người chồng đang bị tập trung trong trại tù cải tạo. Người con gái kế thì nửa tỉnh nửa điên vì bị tình phụ. Còn hai người con trai thì một người cũng đã hoàn toàn bị mất trí. Cuộc sống của gia đình ông quá đỗi bi đát và túng quẫn. Ông không muốn tiếp xúc với bất cứ một ai. Ngày ngày ông bước đi lủi thủi trên các con đường trong thành phố có lẽ để suy ngẫm về những đổi thay của cuộc đời và sự đổi thay của lòng người. Người quản lý rạp hát Quốc Thanh và chung cư Quốc Thanh là người cộng sản nằm vùng.
Cũng từ trong căn biệt thự đó, tôi thường tổ chức gặp gỡ một số bạn bè thân quen như tả biên Nguyễn Văn Ngôn, danh thủ lừng danh trong làng bóng tròn của Hội tuyển Việt Nam Cộng Hoà và Á Châu. Vợ chồng kịch sĩ Ngọc Đức & Phương Hồng Ngọc. Nữ danh ca Giao Linh và một số các đại gia trong Chợ Lớn. Chúng tôi gặp gỡ nhau để ăn uống, để nghe nhạc, để binh xập xám cho vơi đi những thống khổ những đau buồn mất nước.
Trong một lần đang vui chơi những ngày cuối năm dương lịch 1980, tôi đã mở máy để nghe thử cuốn băng nhạc mà tôi vừa mới nhận được từ anh Tùng. Tiếng hát của nữ danh ca Thanh Thúy, tiếng hát đã từ lâu và có lẽ mãi mãi vẫn là tiếng hát làm nức nở lòng người và làm rung động hằng triệu triệu con tim của đồng bào ba miền mỗi khi nghe đến. Hôm nay, trong một thành phố chết, thành phố thật buồn thảm, một thành phố mà mọi người luôn phải sống trong nỗi sợ hãi bị bắt bớ thì việc được nghe lại tiếng hát của Thanh Thúy với bản nhạc mới được sáng tác nơi hải ngoại, bản nhạc Chuyện Buồn Ngày Xuân đã làm cho cuộc vui của chúng tôi không thể tiếp tục được nữa. Mỗi người trong chúng tôi, mỗi gương mặt với vẻ suy tư sầu lắng đang thả hồn về những ngày xuân thanh bình kỷ niệm của một thuở đã vĩnh viễn đi vào dĩ vãng.
Người nữ danh ca khả ái Giao Linh, ngoài giọng ca thiên phú, Giao Linh còn có tài… điều binh khiển tướng nữa. Người nữ danh ca khả ái này đã giúp tôi đánh một trận toàn thắng thật oanh liệt làm cho các đại gia Chợ Lớn phải nể mặt. Nữ danh ca Giao Linh chỉ ghé đến căn biệt thự đôi ba lần để lấy dụng cụ tập thể dục rồi không đến nữa.
***
Ngoài trời tuyết đã ngưng rơi tự lúc nào và ánh mặt trời đang chiếu rọi những tia nắng yếu ớt xuống thành phố. Với những tia nắng yếu ớt kia chắc chắn sẽ không đủ làm cho lớp tuyết trên mặt đường tan dần đi được và, chắc chắn cũng sẽ không đủ làm cho ấm lòng những ai phải đi ra khỏi nhà. Tôi vẫn chưa muốn rời khỏi cái giường êm ấm vì có lẽ chưa đủ làm cho tôi “cháy đen”.
Mấy mươi năm đã trôi qua và căn biệt thự số 41 đường Lê Quý Đôn quận ba Sàigòn chắc chắn đã có những người chủ mới. Những người bạn năm xưa của tôi, những người mà mùa xuân năm nào đã có nhau thì nay tất cả đã đi về đâu? Tôi được biết:Tả biên Nguyễn Văn Ngôn đến Mỹ định cư cùng gia đình nhưng không đi bằng ghe vượt biển mà bằng máy bay. Nữ danh ca Giao Linh đã vượt biên thành công và đến Mỹ nhưng nay đã trở về sinh sống, ca hát ở trong nước và được Việt cộng gọi là: Ca sĩ Việt Kiều.
Vợ chồng Phương Hồng Ngọc và Ngọc Đức đã được người con trai bảo lãnh qua Pháp để rồi không bao lâu sau đó thì: đường em, em đi em đi. Đường anh, anh đi anh đi. Kỷ niệm vùi theo tháng ngày...
Phương Hồng Ngọc giờ đã “yên bề gia thất” với người chồng mới giàu có ở Hoa Kỳ. Ngọc Đức trở về lại Việt Nam và cũng “yên bề gia thất” với bà chủ tiệm hủ tiếu Nam Vang vang danh khắp đô thành.( Ngọc Đức đã qua đời ngày 25/3/2012 thọ 78 tuổi)
Ông Tôn Ngọc Chắc… chắc chắn không còn hiện diện trên cõi đời này nữa rồi. Ông đã thật sự được giải phóng khỏi cái đất nước đầy hận thù và khốn nạn do lũ vô thần và khát máu cai trị. Có lẽ linh hồn của ông giờ đây đã thanh thoát về một nơi nào đó không có những linh hồn của những con người đã từng hãm hại ông để cướp đoạt tài sản và đã để cho gia đình ông có nhiều tháng ngày ăn không đủ no. Tôi đã nhìn thấy tận mắt trong căn biệt thự của ông chủ rạp hát và chung cư ngày nào, nay không có đến một vật gì khả dĩ có thể bán được để mua thức ăn. Tất cả bàn ghế gường ngủ đều đã cũ rích và bị “sứt tay gãy gọng” thì ai mà muốn mua làm gì chứ.
Những người con và những người cháu của ông nay đã và đang trôi dạt về đâu? Họ có còn ở trong nước hay đã may mắn được đi định cư ở một nước nào đó trên thế giới rồi chăng?
…trùng dương sóng gào đưa anh vào tương lai mờ tối. Em biết anh vì xôn xao trong phút giây kinh hoàng. Đời anh đâu muốn phụ phàng, nhưng tình vẫn ngăn đôi…
Tiếng hát trầm ấm của cô ca sĩ từ trong cái CD vẫn đều đều rót vào tai tôi những lời gợi nhớ về những ngày xưa thân ái. Từ ngày tôi rời khỏi quê hương cho đến nay, cứ mỗi độ xuân về và vào đêm giao thừa là tôi lại để cái CD nhạc xuân có bản nhạc Chuyện Buồn Ngày Xuân này và nghe cho đến hết ngày mồng một Tết.
Tôi nhớ có một thi sĩ đã viết:
Mẹ
ơi tha thiết lắm rồi!
Mất gì, không mất
tình người Việt Nam!.
Đúng như vậy, đã là người Việt Nam thì sẽ không bao giờ để mất tình người Việt Nam và cũng sẽ không bao giờ để bị mất quê hương. Chúng ta dù không muốn phụ phàng nhưng vẫn phải tạm thời – tạm thời thôi – bị ngăn cách với người trong nước nhưng sẽ không bao giờ để quê hương lọt vào tay ngoại bang cho dù bất cứ ai và bất cứ chế độ nào cũng không thể làm cho quê hương hình chữ S bị mất đi được. Hy vọng một ngày không xa tất cả chúng ta sẽ cùng trở về quê hương yêu dấu khi lũ cộng vô thần bị người dân trong nước đứng lên xóa bỏ.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )