Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Chuyện Cha Chánh Xứ Thị Nghè Hiển Linh - Đồ Ngu
(HNPĐ) Trong một bài viết về Thi sĩ Phạm Thiên Thư hôm trước. Đồ Ngu tôi có đề cập đến "lớp học" chữ Hán, rồi đến chuyện lớp dưỡng sinh về cách chữa bệnh bằng nhân điện do Phạm Thi sĩ nghiên cứu và giảng dạy. Không biết do lỗi thầy hay trò, mà BS Trần Đức Dụ đã bị tẩu hỏa nhập ma, riêng BS Trần Quý Nhiếp thì "cũng sắp sửa". Trong lớp Hán văn, có Cha Chánh xứ Thị Nghè, Cha Đàng... Cuộc sống tu đạo của cha, đã khiến một kẻ ngoại đạo như Đồ tôi phải ngưỡng phục...
- Gia đình Đồ tôi theo đạo Phật. Ông Nhạc theo đạo Thiên Chúa, Bà Nhạc ăn chay trường...Gia đình Đồ tôi bỏ nơi nguyên quán là Ninh Bình để chạy nạn Cộng sản đang sắp sửa mang Bố tôi ra đấu tố, trong phong trào cải cách ruộng đất.
Nơi gia đình Đồ tôi lánh nạn được coi là Yếu khu toàn tòng Bùi Chu, Phát Diệm (chống Cộng sản) do Đức cha Lê Hữu Từ, Linh mục Hoàng Quỳnh lãnh đạo.. Cái duyên của Đồ tôi và gia đình với Cộng đồng người Công giáo, bắt nguồn từ đấy!
Đồ tôi vừa kể đến tên của Linh Mục Chánh Xứ Thị Nghè, cha tên Đàng (chứ không phải Đằng) mà gia đình tôi quen gọi là "Ông Cha Vui Vẻ". Cha là thầy dạy tiếng La Tinh cho Đồ tôi. Đồ tôi "đổi công" bằng cách chỉ tiếng Trung Quốc cho Cha... "Ông Cha Vui Vẻ" là một lớp cha cấp tiến, xuất thân từ trường Đại học Sorbonne, quảng giao, hoạt bát. Nơi cha ở là một tòa nhà rất lớn được ngăn ra làm 2 để một bên là "Cơ sở điều trị Đông Y và thuốc Nam". Sau cánh cổng sắt là một cái hồ nước, có ngọn giả sơn. Có một con cá rất to, "Nó" chỉ xuất hiện khi nghe tiếng Cha gọi. Bên cạnh ngọn giả sơn là một "ngôi mộ" nhỏ. Ở đó có chôn một hài nhi với rất nhiều chân nhang... Những lần gặp nhau tại nhà hay tại nhà chung (của cha), những câu đối thoại giữa tôi với cha, thường là theo kiểu bỗ bã, bỡn cợt. Vợ tôi có lần xen vào:
- Xin lỗi cha, nhà con nói năng không phải phép, xin cha bỏ qua cho.
Mỗi lần như vậy, cha xua tay lia lịa:
- Không đâu, ổng tuy có vẻ như báng bổ, nhưng là một người đầy lòng tin đấy!
Có một lần, tôi và Trần Quý Nhiếp đến thăm cha. Nhiếp thò đầu lên cánh cổng sắt gọi nhiều lần. Đáp trả là những ồn ào ở phòng khám. Cuối cùng cha cũng xuất hiện, mở cổng... Tôi nhìn thấy lố nhố những y tá, bệnh nhân là phụ nữ... Tôi bông lơn:
- Vây quanh cha là cả một bầy tiên nữ, hèn chi...
Mọi khi như thế Cha cũng cười lớn phụ họa. Nhưng lần này, cha tiến đến Trần Quý Nhiếp hạ giọng:
- Bác sĩ, có một ca bệnh rất nguy kịch, tôi đang bó tay, đang cầu Chúa nhờ Người dẫn ông tới đây... Thì quả ông đến thật. Cha lôi Nhiếp xềnh xệch. Nhiếp cười: Khoan để tôi lấy cái ống nghe cái đã... Bác sĩ mà không có cái ống nghe, chẳng khác nào Linh mục không có... tràng hạt.
Trong khi Nhiếp đang khám cho một phụ nữ, thì cha kéo tôi ra sân nói nhỏ:
- Ông biêt bệnh nhân đó là ai không, là vợ của ông Đại tá Khương, giám đốc Công an thành phố...
Tôi ghé tai cha:
- Thế là Vẹm cái rồi, sao cha không chích cho nó một mũi để nó chết quách cho rồi...
Cha lại kéo tôi ra cuối sân.
- Lạy Chúa, Lạy Chúa (Cha hay lên án chuyện con chiên vô cớ gọi tên Chúa...)... Đừng thốt ra những lời khinh bạc như thế, bà này còn là tín hữu...
Tôi lại kéo cha xa thêm rồi nói như hét vào tai cha:
- Cha nói sao, chồng là Công an gộc, vợ là người Công giáo... Chỉ có Cha mới ngây thơ như thế...
Cha xuống giọng, nói như năn nỉ:
- Chuyện này dài lắm, để từ từ tôi nói cho thầy nghe.
Tôi vẫn còn hậm hực, theo Cha về phía phòng mạch. Thấy Nhiếp đang vừa vén khóe mắt của người phụ nữ, vừa lắc đầu:
- Chị phải nhập viện ngay tức khắc, tôi biết vào đấy phải có tiền, nếu chị thiếu thốn, chi có thể trình cha.
Người phụ nữ uể oải đứng dậy, nói trong nước mắt:
- Xin cám ơn Bác sĩ, xin lạy Cha...
Trên đường về, Nhiếp nói với Tôi
- Theo định bệnh ban đầu, người này có một cái u nằm ngay dưới lá lách (Tôi tin liền vì hôm ấy là ngày thứ 2 Nhiếp và Dụ học nhân điện từ Thi sĩ Phạm Thiên Thư).
Tôi nói to:
- Ông có biết "con mẹ" đó là ai không, là vợ thằng Giám Đốc Công An thành phố đó... Rồi nó bảo chồng nó kêu ông vào bệnh viện điều trị hay giải phẫu cho nó, ông làm sao...
Trần Quý Nhiếp nói giọng tự tin:
- Bên y khoa bọn tớ có lời nguyền, cho dù đó là tướng cướp nhưng nó đang bị thương cũng phải chữa trị cho nó. Còn nữa, ông biết tớ và thằng Dụ vẫn từng bị "triệu" vào nhà thương để giải phẩu... cho ai thì cho, nhưng ngoài lời nguyền kia, bọn tớ vẫn muốn chứng tỏ cho chúng phân biệt được, thế nào là bác sĩ từ cái gốc Việt Nam Cộng Hòa, và từ cái lò ngu dốt... Việt Cộng!
Còn chuyện cha Đàng, do không biết viết cho có ngọn có ngành, nên khi nhập đề câu chuyện này, lẽ ra Đồ Ngu tôi phải kể cái đoạn sau đây:
Trong đêm 29/4 Đồ Ngu tôi bị bắt giam vào Khám Chí Hòa. Ngay ngày hôm sau, vợ tôi cùng lối xóm ngạc nhiên khi thấy, "Thằng Bẩy Taxi" ở cuối đường, đeo lon Đại Úy... mới biết đó là một tên nằm vùng. Vợ tôi sợ quá, nên dọn về ở khu Xóm Đạo... Trước mặt là một nhà dòng nữ tu. Vợ tôi kể: Những ngày em ra thăm anh, em phải gửi các con bên ấy nhờ các Sơ giữ hộ. Sau khi tôi ở tù ra, thấy cha Đàng hay lui tới gia đình tôi. Các Sơ lại càng quý mến "gia đình theo Đạo Phật" duy nhất ở xóm này.
Nếu chuyện chỉ có thế, thì sẽ không có bài viết hôm nay. Số là cuối tháng trước (tháng 8, năm 2013 ), có 4 Sơ ở dòng tu mà Đồ tôi đã nói ở trên: Sơ Nguyên, Sơ Thanh, Sơ Mỹ, Sơ Hạnh sang Long Beach (Nam Cali) dự lễ. Các Sơ có đến thăm gia đình tôi. Lại được biết ngoài mục đích chính, các Sơ còn vận động tài chính để lấy tiền xây dựng lại tu viện... Vợ tôi nghe thấy thế, đi ngay vào trong, bê ra nguyên một con heo đất trên lưng heo có dán dòng chữ "Heo Du Lịch Châu Âu" (ấy là thế này, ở cộng đồng Phe Ta nơi Mỹ này, thường nổi lên "phong trào" khoe của, khoe con, khoe nhà, khoe đi du lịch. Vợ Đồ tôi cũng bị cuốn trong "vòng khoe" ấy...). Nhưng khi thấy các Sơ đến thăm, lại nói chuyện xây lại tu viện, nơi đã có thời gia đình tôi được sống trong không gian bao dung ấy... Vừa đập, nhà tôi vừa nói: "Thôi, phong cảnh ở đây đẹp chán, mà đã đi hết đâu chứ! chuyện này mới gọi là...từ thiện!".
Trong lúc hàn huyên, tôi có hỏi các Sơ về cha Đàng. Mới nghe thấy nhắc đến cha. Sơ Thanh ôm ngực: Thế ra Ông không biết về Cha nữa hay sao? Cha ngoài chức Chánh Xứ, cha còn làm giảng viên triết và thần học của dòng Đồng Công (Thủ Đức) trong biến cố chống nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp giáo dân và tu sĩ, khi quân VC sắp nổ súng tấn công vào tu viện, thì Cha Đàng phóng xe vào gặp tên Chỉ huy là Đại tá Khương, hình như do ân nghĩa gì đó, và Khương đã chủ động chấm dứt bao vây... (nhưng sau đó ít ngày Khương bị cách chức).
Sơ Thanh kể tiếp: Cho đến một hôm, trên đường đi Thủ Đức dạy học, Cha bị một chiếc xe tải đâm trọng thương. Biết rằng người tài xế chỉ làm theo lệnh trên, nên khi Công an đến, Ngài chỉ vào người tài xế đang ôm ngài khóc. Ngài nói: Hãy tha cho người này. Rồi cha nhắm mắt lìa trần... Từ đó, chuyện Cha Đàng hiển linh về cứu người này, cứu người nọ cứ rộ lên từng ngày, chuyện ấy đã khiến cho Việt cộng, cho đến nay vẫn phải điên đầu. Chúng đành thú nhận: "những hiện tượng như thế này, khoa học đành bó tay...".
Khi các Sơ về lại VN, tôi email cho Trần Quý Nhiếp, tôi kể chuyện Cha Đàng cứu dòng Đồng Công thông qua tên trùm Công An như thế nào. Cha bị bọn Vô thần thảm sát ra sao. Tôi cũng kể đến những lần cha hiển thánh ở đâu... Tôi kể cả chuyện cô học trò của Nhiếp, cô bé Khánh Linh, đang học Đại học Y khoa Sài Gòn đi theo chân đoàn vượt biên (phần nhiều là tu sĩ giáo dân Hố Nai) đang đợi "taxi" để ra tầu lớn, thì cha Đàng hiện ra, xua tất cả mau mau giải tán. Quả nhiên sau đó, Công An ập đến chẳng tóm được ai.
Tôi kết luận trong email gửi Trần Quý Nhiếp: "Ông và Ông Dụ đã gieo nhân tốt, giáo dân, tu sĩ Đồng Công thoát nạn. Còn cha Đàng thì về cõi thiên đàng...".
Về với Chúa nhưng Cha vẫn chưa yên tâm, cứ phải quay lại về trần, giúp người.
Đồ Ngu
(HNPĐ)
Chuyện Cha Chánh Xứ Thị Nghè Hiển Linh - Đồ Ngu
(HNPĐ) Trong một bài viết về Thi sĩ Phạm Thiên Thư hôm trước. Đồ Ngu tôi có đề cập đến "lớp học" chữ Hán, rồi đến chuyện lớp dưỡng sinh về cách chữa bệnh bằng nhân điện do Phạm Thi sĩ nghiên cứu và giảng dạy. Không biết do lỗi thầy hay trò, mà BS Trần Đức Dụ đã bị tẩu hỏa nhập ma, riêng BS Trần Quý Nhiếp thì "cũng sắp sửa". Trong lớp Hán văn, có Cha Chánh xứ Thị Nghè, Cha Đàng... Cuộc sống tu đạo của cha, đã khiến một kẻ ngoại đạo như Đồ tôi phải ngưỡng phục...
- Gia đình Đồ tôi theo đạo Phật. Ông Nhạc theo đạo Thiên Chúa, Bà Nhạc ăn chay trường...Gia đình Đồ tôi bỏ nơi nguyên quán là Ninh Bình để chạy nạn Cộng sản đang sắp sửa mang Bố tôi ra đấu tố, trong phong trào cải cách ruộng đất.
Nơi gia đình Đồ tôi lánh nạn được coi là Yếu khu toàn tòng Bùi Chu, Phát Diệm (chống Cộng sản) do Đức cha Lê Hữu Từ, Linh mục Hoàng Quỳnh lãnh đạo.. Cái duyên của Đồ tôi và gia đình với Cộng đồng người Công giáo, bắt nguồn từ đấy!
Đồ tôi vừa kể đến tên của Linh Mục Chánh Xứ Thị Nghè, cha tên Đàng (chứ không phải Đằng) mà gia đình tôi quen gọi là "Ông Cha Vui Vẻ". Cha là thầy dạy tiếng La Tinh cho Đồ tôi. Đồ tôi "đổi công" bằng cách chỉ tiếng Trung Quốc cho Cha... "Ông Cha Vui Vẻ" là một lớp cha cấp tiến, xuất thân từ trường Đại học Sorbonne, quảng giao, hoạt bát. Nơi cha ở là một tòa nhà rất lớn được ngăn ra làm 2 để một bên là "Cơ sở điều trị Đông Y và thuốc Nam". Sau cánh cổng sắt là một cái hồ nước, có ngọn giả sơn. Có một con cá rất to, "Nó" chỉ xuất hiện khi nghe tiếng Cha gọi. Bên cạnh ngọn giả sơn là một "ngôi mộ" nhỏ. Ở đó có chôn một hài nhi với rất nhiều chân nhang... Những lần gặp nhau tại nhà hay tại nhà chung (của cha), những câu đối thoại giữa tôi với cha, thường là theo kiểu bỗ bã, bỡn cợt. Vợ tôi có lần xen vào:
- Xin lỗi cha, nhà con nói năng không phải phép, xin cha bỏ qua cho.
Mỗi lần như vậy, cha xua tay lia lịa:
- Không đâu, ổng tuy có vẻ như báng bổ, nhưng là một người đầy lòng tin đấy!
Có một lần, tôi và Trần Quý Nhiếp đến thăm cha. Nhiếp thò đầu lên cánh cổng sắt gọi nhiều lần. Đáp trả là những ồn ào ở phòng khám. Cuối cùng cha cũng xuất hiện, mở cổng... Tôi nhìn thấy lố nhố những y tá, bệnh nhân là phụ nữ... Tôi bông lơn:
- Vây quanh cha là cả một bầy tiên nữ, hèn chi...
Mọi khi như thế Cha cũng cười lớn phụ họa. Nhưng lần này, cha tiến đến Trần Quý Nhiếp hạ giọng:
- Bác sĩ, có một ca bệnh rất nguy kịch, tôi đang bó tay, đang cầu Chúa nhờ Người dẫn ông tới đây... Thì quả ông đến thật. Cha lôi Nhiếp xềnh xệch. Nhiếp cười: Khoan để tôi lấy cái ống nghe cái đã... Bác sĩ mà không có cái ống nghe, chẳng khác nào Linh mục không có... tràng hạt.
Trong khi Nhiếp đang khám cho một phụ nữ, thì cha kéo tôi ra sân nói nhỏ:
- Ông biêt bệnh nhân đó là ai không, là vợ của ông Đại tá Khương, giám đốc Công an thành phố...
Tôi ghé tai cha:
- Thế là Vẹm cái rồi, sao cha không chích cho nó một mũi để nó chết quách cho rồi...
Cha lại kéo tôi ra cuối sân.
- Lạy Chúa, Lạy Chúa (Cha hay lên án chuyện con chiên vô cớ gọi tên Chúa...)... Đừng thốt ra những lời khinh bạc như thế, bà này còn là tín hữu...
Tôi lại kéo cha xa thêm rồi nói như hét vào tai cha:
- Cha nói sao, chồng là Công an gộc, vợ là người Công giáo... Chỉ có Cha mới ngây thơ như thế...
Cha xuống giọng, nói như năn nỉ:
- Chuyện này dài lắm, để từ từ tôi nói cho thầy nghe.
Tôi vẫn còn hậm hực, theo Cha về phía phòng mạch. Thấy Nhiếp đang vừa vén khóe mắt của người phụ nữ, vừa lắc đầu:
- Chị phải nhập viện ngay tức khắc, tôi biết vào đấy phải có tiền, nếu chị thiếu thốn, chi có thể trình cha.
Người phụ nữ uể oải đứng dậy, nói trong nước mắt:
- Xin cám ơn Bác sĩ, xin lạy Cha...
Trên đường về, Nhiếp nói với Tôi
- Theo định bệnh ban đầu, người này có một cái u nằm ngay dưới lá lách (Tôi tin liền vì hôm ấy là ngày thứ 2 Nhiếp và Dụ học nhân điện từ Thi sĩ Phạm Thiên Thư).
Tôi nói to:
- Ông có biết "con mẹ" đó là ai không, là vợ thằng Giám Đốc Công An thành phố đó... Rồi nó bảo chồng nó kêu ông vào bệnh viện điều trị hay giải phẫu cho nó, ông làm sao...
Trần Quý Nhiếp nói giọng tự tin:
- Bên y khoa bọn tớ có lời nguyền, cho dù đó là tướng cướp nhưng nó đang bị thương cũng phải chữa trị cho nó. Còn nữa, ông biết tớ và thằng Dụ vẫn từng bị "triệu" vào nhà thương để giải phẩu... cho ai thì cho, nhưng ngoài lời nguyền kia, bọn tớ vẫn muốn chứng tỏ cho chúng phân biệt được, thế nào là bác sĩ từ cái gốc Việt Nam Cộng Hòa, và từ cái lò ngu dốt... Việt Cộng!
Còn chuyện cha Đàng, do không biết viết cho có ngọn có ngành, nên khi nhập đề câu chuyện này, lẽ ra Đồ Ngu tôi phải kể cái đoạn sau đây:
Trong đêm 29/4 Đồ Ngu tôi bị bắt giam vào Khám Chí Hòa. Ngay ngày hôm sau, vợ tôi cùng lối xóm ngạc nhiên khi thấy, "Thằng Bẩy Taxi" ở cuối đường, đeo lon Đại Úy... mới biết đó là một tên nằm vùng. Vợ tôi sợ quá, nên dọn về ở khu Xóm Đạo... Trước mặt là một nhà dòng nữ tu. Vợ tôi kể: Những ngày em ra thăm anh, em phải gửi các con bên ấy nhờ các Sơ giữ hộ. Sau khi tôi ở tù ra, thấy cha Đàng hay lui tới gia đình tôi. Các Sơ lại càng quý mến "gia đình theo Đạo Phật" duy nhất ở xóm này.
Nếu chuyện chỉ có thế, thì sẽ không có bài viết hôm nay. Số là cuối tháng trước (tháng 8, năm 2013 ), có 4 Sơ ở dòng tu mà Đồ tôi đã nói ở trên: Sơ Nguyên, Sơ Thanh, Sơ Mỹ, Sơ Hạnh sang Long Beach (Nam Cali) dự lễ. Các Sơ có đến thăm gia đình tôi. Lại được biết ngoài mục đích chính, các Sơ còn vận động tài chính để lấy tiền xây dựng lại tu viện... Vợ tôi nghe thấy thế, đi ngay vào trong, bê ra nguyên một con heo đất trên lưng heo có dán dòng chữ "Heo Du Lịch Châu Âu" (ấy là thế này, ở cộng đồng Phe Ta nơi Mỹ này, thường nổi lên "phong trào" khoe của, khoe con, khoe nhà, khoe đi du lịch. Vợ Đồ tôi cũng bị cuốn trong "vòng khoe" ấy...). Nhưng khi thấy các Sơ đến thăm, lại nói chuyện xây lại tu viện, nơi đã có thời gia đình tôi được sống trong không gian bao dung ấy... Vừa đập, nhà tôi vừa nói: "Thôi, phong cảnh ở đây đẹp chán, mà đã đi hết đâu chứ! chuyện này mới gọi là...từ thiện!".
Trong lúc hàn huyên, tôi có hỏi các Sơ về cha Đàng. Mới nghe thấy nhắc đến cha. Sơ Thanh ôm ngực: Thế ra Ông không biết về Cha nữa hay sao? Cha ngoài chức Chánh Xứ, cha còn làm giảng viên triết và thần học của dòng Đồng Công (Thủ Đức) trong biến cố chống nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp giáo dân và tu sĩ, khi quân VC sắp nổ súng tấn công vào tu viện, thì Cha Đàng phóng xe vào gặp tên Chỉ huy là Đại tá Khương, hình như do ân nghĩa gì đó, và Khương đã chủ động chấm dứt bao vây... (nhưng sau đó ít ngày Khương bị cách chức).
Sơ Thanh kể tiếp: Cho đến một hôm, trên đường đi Thủ Đức dạy học, Cha bị một chiếc xe tải đâm trọng thương. Biết rằng người tài xế chỉ làm theo lệnh trên, nên khi Công an đến, Ngài chỉ vào người tài xế đang ôm ngài khóc. Ngài nói: Hãy tha cho người này. Rồi cha nhắm mắt lìa trần... Từ đó, chuyện Cha Đàng hiển linh về cứu người này, cứu người nọ cứ rộ lên từng ngày, chuyện ấy đã khiến cho Việt cộng, cho đến nay vẫn phải điên đầu. Chúng đành thú nhận: "những hiện tượng như thế này, khoa học đành bó tay...".
Khi các Sơ về lại VN, tôi email cho Trần Quý Nhiếp, tôi kể chuyện Cha Đàng cứu dòng Đồng Công thông qua tên trùm Công An như thế nào. Cha bị bọn Vô thần thảm sát ra sao. Tôi cũng kể đến những lần cha hiển thánh ở đâu... Tôi kể cả chuyện cô học trò của Nhiếp, cô bé Khánh Linh, đang học Đại học Y khoa Sài Gòn đi theo chân đoàn vượt biên (phần nhiều là tu sĩ giáo dân Hố Nai) đang đợi "taxi" để ra tầu lớn, thì cha Đàng hiện ra, xua tất cả mau mau giải tán. Quả nhiên sau đó, Công An ập đến chẳng tóm được ai.
Tôi kết luận trong email gửi Trần Quý Nhiếp: "Ông và Ông Dụ đã gieo nhân tốt, giáo dân, tu sĩ Đồng Công thoát nạn. Còn cha Đàng thì về cõi thiên đàng...".
Về với Chúa nhưng Cha vẫn chưa yên tâm, cứ phải quay lại về trần, giúp người.
Đồ Ngu
(HNPĐ)