Cà Kê Dê Ngỗng
Chuyến đi của Dương Khiết Trì: Chỉ tốn tiền!
Nguyễn Văn Tuấn
19-06-2014
Có lẽ chúng ta không bao giờ biết chính xác những bàn thảo giữa Dương Khiết Trì (DKT) và các quan chức cao cấp VN. Đọc báo VN thì thấy cái điểm nổi trội là các quan chức VN (từ tổng bí thư, thủ tướng đến bộ trưởng ngoại giao) đều khẳng định chủ quyền VN ở Biển Đông và yêu cầu Tàu cộng rút giàn khoan. Tuy nhiên, không thấy báo VN tường thuật DKT trả lời ra sao, nhưng báo Tàu thì nói có vẻ ngược lại. Họ nói rằng DKT đã báo cho phía VN biết phải ngưng quấy rối ngoài Biển Đông và phía VN nói rằng sẵn sàng tuân thủ. Rất có thể đó là một bản tin nói láo vì tôi nghĩ quan chức VN khó mà hạ mình nói “tuân thủ” được. Tóm lại, với hệ thống báo chí bị kiểm soát này thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết hết sự thật đằng sau những buổi nói chuyện giữa DKT và các quan chức VN.
Đài CRI của Tàu cộng bằng một văn phong xấc xược viết về buổi hội kiến như sau: “Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam sẵn sàng tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai nước về xử lý thoả đáng các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước, tránh để cho các vấn đề này quấy nhiễu toàn cục của quan hệ hai Đảng và hai nước…” (1).
Chẳng biết ông Phạm Bình Minh có nói “sẵn sàng tuân thủ” hay là đó là cách CRI nhét chữ vào miệng ông ấy. Nếu không thì một lời đính chính xem ra rất thích hợp ở đây. Đài BBC cũng lặp lại chữ này của CRI nhưng cho biết thêm rằng DKT có đề cập đến vụ bạo loạn ở Bình Dương (3): “Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc tại Việt Nam.”
Nói gì thì nói, báo chí Tàu có vẻ rất khinh VN và quan chức VN. Nếu không khinh thì sao chúng dùng chữ “tuân thủ”, cứ như là cấp dưới phải tuân thủ cấp trên. Trong lúc DKT còn ở Hà Nội, Tân Hoa Xã còn công bố một bài “4 không” (không được xem thường quyết tâm của Tàu; không sử dụng tư liệu lịch sử để gây hiểu lầm; không lôi kéo các nước khác; và không phá bỏ mối quan hệ Việt-Trung). Bài báo còn lên giọng dạy dỗ rằng “kẻ biết thời thế mới là tuấn kiệt.” Tàu quả là khinh thường VN.
Còn báo VN thì có vẻ “hùng hổ” hơn, nhưng cũng chỉ là loại … một chiều. Thông tấn xã VN dưới tựa đề “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc” cho biết “Tổng Bí thư khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi; đề nghị khẩn trương trao đổi để có các giải pháp sớm ổn định tình hình…” (4)
Báo Thanh Niên thì cho biết Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói dứt khoát và mạnh mẽ hơn với DKT, rằng: “Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, kiểm soát tình hình không để xảy ra xung đột”. Không thấy Thanh Niên viết DKT trả lời ra sao, nhưng có đoạn viết chung chung kiểu phải đạo “Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Việt Nam, nhất trí hai bên cần sớm ổn định tình hình trên biển, kiềm chế không để xảy ra xung đột, không để quan hệ hai nước xấu đi, cùng nhau nỗ lực thúc đẩy các mặt hợp tác giữa hai nước có những bước phát triển sâu rộng và thực chất hơn nữa, đồng thời nhắc lại lập trường của Trung Quốc về biển Đông.” (5)
Nói tóm lại, mạnh ai nấy nói. Chẳng ai đếm xỉa hay đề cập một cách đầy đủ những gì phía bên kia nói. Đó cũng là một nét văn hóa tiêu biểu của người Tàu (và Việt Nam), tức là không có cái mà tiếng Anh gọi là “give and take”. Nhưng nếu những tin tức trên là tín hiệu thì tôi nghĩ chúng ta cũng có đủ tín hiệu để đoán phía Tàu: (a) phàn nàn VN quấy nhiễu giàn khoan của họ; (b) đề cập đến vụ bạo loạn ở Bình Dương; (c) khẳng định chủ quyền của họ ở Biển Đông và giàn khoan của họ nằm trong vùng biển của họ. Còn phía VN có thể nói: (i) sự hiện diện của giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN là một vi phạm chủ quyền; (ii) khẳng định chủ quyền ở Biển Đông; và (iii) yêu cầu Tàu rút giàn khoan. Nếu những diễn giải này đúng thì chuyến đi của DKT chẳng đem đến kết quả nào. Chỉ tốn tiền (chắc cả $100K) cho đoàn của ông ấy bay đến VN, ăn uống, và đi chơi mấy ngày ở Hà Nội.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
—–
(1) http://vietnamese.cri.cn/421/2014/06/18/1s199892.htm
(2) http://www.vietnamplus.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tiep-uy-vien-quoc-vu-trung-quoc/266151.vnp
(3) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140618_china_media_vietnam_talks.shtml
(4) http://www.vietnamplus.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tiep-uy-vien-quoc-vu-trung-quoc/266151.vnp
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chuyến đi của Dương Khiết Trì: Chỉ tốn tiền!
Nguyễn Văn Tuấn
19-06-2014
Có lẽ chúng ta không bao giờ biết chính xác những bàn thảo giữa Dương Khiết Trì (DKT) và các quan chức cao cấp VN. Đọc báo VN thì thấy cái điểm nổi trội là các quan chức VN (từ tổng bí thư, thủ tướng đến bộ trưởng ngoại giao) đều khẳng định chủ quyền VN ở Biển Đông và yêu cầu Tàu cộng rút giàn khoan. Tuy nhiên, không thấy báo VN tường thuật DKT trả lời ra sao, nhưng báo Tàu thì nói có vẻ ngược lại. Họ nói rằng DKT đã báo cho phía VN biết phải ngưng quấy rối ngoài Biển Đông và phía VN nói rằng sẵn sàng tuân thủ. Rất có thể đó là một bản tin nói láo vì tôi nghĩ quan chức VN khó mà hạ mình nói “tuân thủ” được. Tóm lại, với hệ thống báo chí bị kiểm soát này thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết hết sự thật đằng sau những buổi nói chuyện giữa DKT và các quan chức VN.
Đài CRI của Tàu cộng bằng một văn phong xấc xược viết về buổi hội kiến như sau: “Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam sẵn sàng tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai nước về xử lý thoả đáng các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước, tránh để cho các vấn đề này quấy nhiễu toàn cục của quan hệ hai Đảng và hai nước…” (1).
Chẳng biết ông Phạm Bình Minh có nói “sẵn sàng tuân thủ” hay là đó là cách CRI nhét chữ vào miệng ông ấy. Nếu không thì một lời đính chính xem ra rất thích hợp ở đây. Đài BBC cũng lặp lại chữ này của CRI nhưng cho biết thêm rằng DKT có đề cập đến vụ bạo loạn ở Bình Dương (3): “Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc tại Việt Nam.”
Nói gì thì nói, báo chí Tàu có vẻ rất khinh VN và quan chức VN. Nếu không khinh thì sao chúng dùng chữ “tuân thủ”, cứ như là cấp dưới phải tuân thủ cấp trên. Trong lúc DKT còn ở Hà Nội, Tân Hoa Xã còn công bố một bài “4 không” (không được xem thường quyết tâm của Tàu; không sử dụng tư liệu lịch sử để gây hiểu lầm; không lôi kéo các nước khác; và không phá bỏ mối quan hệ Việt-Trung). Bài báo còn lên giọng dạy dỗ rằng “kẻ biết thời thế mới là tuấn kiệt.” Tàu quả là khinh thường VN.
Còn báo VN thì có vẻ “hùng hổ” hơn, nhưng cũng chỉ là loại … một chiều. Thông tấn xã VN dưới tựa đề “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc” cho biết “Tổng Bí thư khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi; đề nghị khẩn trương trao đổi để có các giải pháp sớm ổn định tình hình…” (4)
Báo Thanh Niên thì cho biết Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói dứt khoát và mạnh mẽ hơn với DKT, rằng: “Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, kiểm soát tình hình không để xảy ra xung đột”. Không thấy Thanh Niên viết DKT trả lời ra sao, nhưng có đoạn viết chung chung kiểu phải đạo “Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Việt Nam, nhất trí hai bên cần sớm ổn định tình hình trên biển, kiềm chế không để xảy ra xung đột, không để quan hệ hai nước xấu đi, cùng nhau nỗ lực thúc đẩy các mặt hợp tác giữa hai nước có những bước phát triển sâu rộng và thực chất hơn nữa, đồng thời nhắc lại lập trường của Trung Quốc về biển Đông.” (5)
Nói tóm lại, mạnh ai nấy nói. Chẳng ai đếm xỉa hay đề cập một cách đầy đủ những gì phía bên kia nói. Đó cũng là một nét văn hóa tiêu biểu của người Tàu (và Việt Nam), tức là không có cái mà tiếng Anh gọi là “give and take”. Nhưng nếu những tin tức trên là tín hiệu thì tôi nghĩ chúng ta cũng có đủ tín hiệu để đoán phía Tàu: (a) phàn nàn VN quấy nhiễu giàn khoan của họ; (b) đề cập đến vụ bạo loạn ở Bình Dương; (c) khẳng định chủ quyền của họ ở Biển Đông và giàn khoan của họ nằm trong vùng biển của họ. Còn phía VN có thể nói: (i) sự hiện diện của giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN là một vi phạm chủ quyền; (ii) khẳng định chủ quyền ở Biển Đông; và (iii) yêu cầu Tàu rút giàn khoan. Nếu những diễn giải này đúng thì chuyến đi của DKT chẳng đem đến kết quả nào. Chỉ tốn tiền (chắc cả $100K) cho đoàn của ông ấy bay đến VN, ăn uống, và đi chơi mấy ngày ở Hà Nội.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
—–
(1) http://vietnamese.cri.cn/421/2014/06/18/1s199892.htm
(2) http://www.vietnamplus.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tiep-uy-vien-quoc-vu-trung-quoc/266151.vnp
(3) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140618_china_media_vietnam_talks.shtml
(4) http://www.vietnamplus.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tiep-uy-vien-quoc-vu-trung-quoc/266151.vnp